CHƯƠNG 5
THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp chế biến thức
ăn chăn nuôi ở Việt Nam
Ngành TACN Việt nam sau hơn 20 năm hội nhập đã đạt được nhiều thành tựu lớn, mức tăng trưởng trung bình đạt 20 -15%/năm, đưa Việt Nam trở thành nước có ngành công nghiệp TACN đạt tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2000 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm sản xuất công nghiệp đạt 2,7 triệu tấn, đến năm 2010 tăng lên đạt 10,583 triệu tấn, năm 2019 đạt 19,381 triệu tấn, năm 2020 đạt trên 23 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới và số 1 trong khu vực ASEAN về sản lượng TĂCN công nghiệp, không chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển chăn nuôi trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó cho thấy, tiềm năng của thị trường TACN Việt Nam tương đối lớn.
Việt Nam là một trong những nước tiêu dùng thịt lợn lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 tại Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Ngành chăn nuôi lợn đã phát triển nhanh từ thập niên 1990s và là động lực chính của ngành TACN nội địa. Sau cuộc khủng hoảng giá năm 2017, chỉ những nhà sản xuất lớn, khép kín quy trình mới có thể tồn tại bởi họ có thể duy trì sản xuất với biên lợi nhuận rất nhỏ.. Hiện ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đang đối mặt với rủi ro dịch tả lợn (ASF), có thể gây ra gián đoạn sản xuất chăn nuôi lợn và thị trường TACN trong những năm tới. Tuy nhiên, bất chấp các vấn đề trong ngành chăn nuôi, ngành TACN Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong năm 2020.
Năm 2019, USDA Post ước tính tổng nhu cầu TACN tăng nhẹ, từ 30 lên 30,5 triệu tấn, và mức cầu này sẽ đi ngang trong năm 2020. Trong khi nhu cầu TACN giảm nhẹ, sản xuất thức ăn thuỷ sản có thể sẽ bù đắp phần lớn thâm hụt trong tổng sản lượng, khi tăng lên 6,8 triệu tấn trong năm 2019 và 7 triệu tấn năm 2020. Trong ngành TACN, sự suy giảm thật sự diễn ra ở phân khúc thức ăn tự phối trộn bởi dịch tả lợn chủ yếu ảnh hưởng tới các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ. TACN công nghiệp vẫn tăng, chủ yếu cho ngành chăn nuôi gia cầm. Sản xuất thức ăn thuỷ sản tự chế cũng được dự báo giảm, do các nhà sản xuất TACN lớn thay đổi trọng tâm khỏi ngành chăn nuôi lợn hiện không có tiềm năng tăng trưởng, sang ngành thuỷ sản.
Như vậy, xét cả về mặt nhu cầu sản lượng TACN lẫn sự quan tâm của Nhà nước, các DN sản suất TACN Việt Nam đang có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.
Thị trường TACN của Việt Nam được đánh giá là một mảnh đất còn rất nhiều tiềm năng. Với định hướng của Chính phủ (đưa ngành chăn nuôi chiếm hơn 40% tỷ trọng giá trị toàn ngành nông nghiệp vào năm 2020), rò ràng mảng TACN (chiếm tới 70% trong cơ cấu thành phần tạo nên giá của sản phẩm chăn nuôi) đang là một mắt xích quan trọng.
Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển mạnh ngành chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ vào những lợi thế vốn có. Nhu cầu thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam còn khá lớn. Hiện nay, sản lượng thức ăn chăn nuôi do các nhà máy sản xuất chỉ cung cấp khoảng 55-60% so với nhu cầu thực tế, phần còn lại do các hộ gia đình tự chế biến lấy. Trong khi đó, xu hướng hiện nay là người chăn nuôi ngày càng chú trọng đến nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đặc biệt các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung. Ngoài ra, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi hiện đang được Nhà nước khuyến khích phát triển, với nhiều cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng sản xuất và nguồn vốn vay cho các DN đầu tư vào lĩnh vực này.
Căn cứ định hướng chỉ tiêu phát triển thức ăn chế biến công nghiệp của Bộ Nông nghiệp & PTNT sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm (trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi).
Bảng 5.1. Dự kiến chỉ tiêu kế hoạch chế biến thức ăn công nghiệp sử dụng chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2019-2020
Đơn vị tính | Năm 2019 | Năm 2020 | |
1. Tổng thức ăn nuôi gia súc, gia cầm | Triệu tấn | 23.746 | 25.766 |
2. Tổng thức ăn nuôi trồng thuỷ sản | Triệu tấn | 6.787 | 7.560 |
Tổng | Triệu tấn | 30.533 | 36.416 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nội Dung Phân Tích Cvp Trong Việc Ra Quyết Định Kinh Doanh Tại Các Doanh Nghiệp Cbtacn Ở Việt Nam
- Kết Quả Phân Tích Efa Thang Đo Các Biến Nghiên Cứu
- Hệ Số Hồi Quy Của Các Mối Quan Hệ Trong Mô Hình
- Khuyến Nghị Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Vận Dụng Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận Trong Việc Ra Quyết Định Kinh Doanh Tại Các
- Khuyến Nghị Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Phân Tích Cvp
- Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Nguồn: FAS-VN
Theo Đề án phát triển công nghiệp chế biến TACN trong 10 năm tới (2021-2030) của Bộ NN& PTNT: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 30 -32 triệu tấn/năm. Tỷ lệ TACN công nghiệp đạt trên 87%, 100% cơ sở chế biến TACN công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, GMP hoặc tương đương, trình độ công nghệ trong sản xuất, quản lý và chất lượng, giá thành sản phẩm TACN Việt Nam thuộc nhóm tiên tiến nhất trong khu vực ASEAN, tự chủ được khoảng 40% nguyên liệu tổng số từ nguồn sản xuất trong nước, trong đó nhóm thức ăn bổ sung tự chủ được khoảng 50%.
Xuất phát từ thực tế, nền công nghiệp TACN Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư. Chính phủ nhận định đây là thời cơ để Việt
Nam có thể trở thành nước có ngành công nghiệp chế biến TACN phát triển cả về quy mô và chất lượng, an toàn sản phẩm . Muốn đạt được mục tiêu này, cần tăng cường công tác kiểm soát chặt các điều kiện ban đầu về nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình sản xuất và cán bộ kỹ thuật, hạn chế đưa vào sản xuất những sản phẩm kém chất lượng, vừa giảm hiệu quả chăn nuôi, vừa gây ô nhiễm môi trường do thức ăn kém chất lượng mà vật nuôi không chuyển hoá hết, đào thải ra môi trường.
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.2.1. Đánh giá về thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết
định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam
Phân tích CVP có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các DN CBTACN ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức khó khăn. Cụ thể:
Thứ nhất, ba hạn chế chính của DN CBTACN ở Việt Nam: nguồn lực tài chính yếu, công nghệ sản xuất thiếu đồng bộ, năng lực và kinh nghiệm quản lý hạn chế. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài được vay vốn dễ dàng với mức lãi suất thấp từ công ty mẹ hoặc từ thị trường vốn nước sở tại, doanh nghiệp Việt Nam lại khó tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp, khiến chi phí tài chính không cạnh tranh được, dẫn đến cản trở hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, đa số DN CBTACN ở Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ nên khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn rất khó khăn, đồng thời tiềm lực hạn chế cũng khiến họ chưa làm tốt công tác thị trường,…. Vì thế, việc cạnh tranh đối với các doanh nghiệp này là vô cùng khó khăn.
Thứ hai, cần giảm thiểu nghịch lý thị trường. Thực tế, ngành chăn nuôi tồn tại nhiều nghịch lý cả về số lượng doanh nghiệp, thị trường, giá cả, nguyên liệu sản xuất,… Theo Cục Chăn nuôi, doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất là Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là Công ty CP) với 19,4% tổng sản lượng sản xuất ra thị trường. Công ty CP nắm giữ gần 40% thị phần TACN tại Việt Nam.
Thêm vào đó, giá thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc gia cầm ở đầu ra rất thấp, nhưng chi phí thức ăn đầu vào rất cao (chiếm khoảng 70% giá thành). Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia nông nghiệp, có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng hàng năm vẫn phải tiêu tốn 3 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu. Sở dĩ doanh nghiệp phải nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là những chất phụ gia như đậu tương, đạm,… bởi lẽ, sản lượng và chất lượng của nguyên liệu trong nước không đồng đều, khâu chế biến bảo quản nguyên liệu từ các hộ nông dân không đảm bảo.
Ngoài ra, với các nhà máy công suất lớn, để đảm bảo đủ NVL sản xuất thì phải lưu trữ vài tháng hoặc lâu hơn. Trong khi đó, nguyên liệu TACN trong nước lại có thời gian bảo quản ngắn. Điều này buộc các doanh nghiệp chế biến TACN có công suất lớn phải nhập khẩu NVL. Việc này khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí khi nhập khẩu NVL như: thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển,… điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh giá của TACN nhập khẩu.
Thứ ba, phụ thuộc NVL nhập khẩu. Từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn NVL sản xuất TACN. Theo đó, trong số khoảng hơn 10 triệu tấn TACN mỗi năm thì lượng nhập khẩu chiếm trên 70%.
Thứ tư, mất cân đối nguồn nguyên liệu: Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, trong số các NVL chế biến TACN thì Việt Nam mới chủ động được cám gạo còn các nguyên liệu khác phần lớn phụ thuộc nhập khẩu. Cụ thể, mặt hàng NVL TACN chủ yếu nhập khẩu khô dầu đậu tương, chiếm gần 55% tổng trị giá nhập khẩu. Việc phụ thuộc nhập khẩu là do Việt nam chưa sản xuất được các thức ăn bổ sung.
Đứng trước những thách thức và khó khăn đó đòi hỏi các DN CBTACN cần có những công cụ quản lý hiệu quả. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã từng bước vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Kết quả nghiên cứu về thực trạng vận dụng phân tích CVP tại các DN CBTACN ở Việt Nam được mô tả như sau:
Theo mẫu khảo sát mà tác giả lựa chọn, kết quả điều tra khảo sát với 250 phiếu thu về có ý nghĩa, trong đó tỷ lệ trả lời là 133 phiếu đối với kế toán (bao gồm kế toán trưởng và kế toán viên) và 117 phiếu đối với nhà quản trị (giám đốc, phó giám đốc, giám đốc chi nhánh, trưởng phòng chức năng). Điều này cho thấy các nhà quản trị khá quan tâm đến phân tích mối quan hệ CVP và sự vận dụng phân tích này vào việc ra quyết định của họ. Phân tích về chi phí, khối lượng, lợi nhuận là công việc của kế toán, tuy nhiên lại không bị bắt buộc bởi các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan Thuế hay các cơ quan liên quan khác, mà chủ yếu để phục vụ quản trị nội bộ. Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu sử dụng nhiều hay ít, trình độ kế toán cao hay thấp mà công việc này được thực hiện ở mức độ nào.
Về giới tính, tỷ lệ nam nữ không chênh lệch nhiều, tỷ lệ nam chiếm 46% và nữ chiếm 54%. Điều này cho thấy giới tính không ảnh hưởng nhiều đến ý định vận dụng phân tích CVP và việc chấp nhận vận dụng phân tích CVP. Theo kết quả nghiên cứu, mức ý nghĩa của mối quan hệ Giới tính -> Vận dụng không thỏa mãn (P-value = 0.258 lớn hơn 0,05), do vậy chưa thể chứng minh được là nam hay nữ vận dụng phân tích CVP nhiều hay ít.
Về chi phí: Các doanh nghiệp đã tiến hành phân loại chi phí, 100% doanh nghiệp được khảo sát đều phân loại theo yếu tố chi phí để lập báo cáo tài chính, đồng thời các doanh nghiệp đã có phân tích biến động chi phí. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện chia chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định chưa cao, đặc biệt tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (26,15%). Trong khi Hess (1903) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần tách chi phí thành yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định vì đây là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng định mức chi phí và dự toán chi phí, xây dựng mức giá bán sau điểm hòa vốn mà không mắc sai lầm bởi vẫn tính chi phí cố định đã được bù đắp hết trước điểm hòa vốn. Và cũng từ những chỉ tiêu chi phí định mức và chi phí dự toán, doanh nghiệp có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện và phân tích sự biến động chi phí để có quyết định kiểm soát chi phí, ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh. Các doanh nghiệp chưa phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định sẽ có hạn chế trong ra các quyết định về chiến lược giá bán hay sản lượng tiêu thụ. Hầu hết các doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí tuy nhiên mới chỉ xây dựng chi phí NVLTT mà chưa đi vào xây dựng định mức các khoản mục chi phí NCTT và chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.
Về giá bán: Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào thì vấn đề giá bán sản phẩm luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đặc biệt đối với DN CBTACN, nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, đầu ra thì phụ thuộc vào thị trường chăn nuôi. Do vậy, việc quản lý giá bán và đưa ra giá bán phù hợp là cần thiết. Theo kết quả nghiên cứu thực trạng, hiện nay giá bán của các DN CBTACN đã được xây dựng dựa trên chi phí, các doanh nghiệp đã phân tích đươc sự biến động của giá bán ảnh hưởng đến lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hall và hitch (1939), Stefan (2012), Toni và cộng sự (2017). Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có quyết định đúng đắn hơn về giá bán sản phẩm để vừa đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay do đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất quy trình khép kín, chi phí NVL chiếm tỷ trọng chính, mà tỷ lệ từng loại NVL trong 1 kg thành phẩm thường ít thay đổi do đó giá thành kế hoạch và giá thành thực tế do đó cũng thường không khác biệt, do vậy giá bán đơn vị sản phẩm của các DN CBTACN ít có biến động.
Một số DN CBTACN đã tiến hành phân tích biến động chi phí, giá bán. Điều này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường có biến động giá, đồng thời khi nền kinh tế hội nhập, không chỉ cạnh tranh về giá mà còn cạnh tranh về chất lượng. Khi yếu tố chi phí, sản lượng, giá bán thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp phân tích được sự biến động này và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận sẽ là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định hiệu quả hơn.
Về điểm hoà vốn: Theo kết quả phỏng vấn sâu và khảo sát thì đa phần các doanh nghiệp đều xác định điểm hòa vốn (94,4%). Với kết quả này có thể thấy rằng các nhà quản trị cũng đánh giá cao vai trò của điểm hoà vốn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Marjanovic P., Riznic D., Ljnom B., (2013). Đây là cơ sở để các DN CBTACN TACN có căn cứ phân tích biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong phạm vi kết quả khảo sát của tác giả, 8% doanh nghiệp quy mô lớn và 73,85% doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chưa phân loại chi phí theo hình thái biến đổi của chi phí, điểm hòa vốn chủ yếu đang được xác định theo phương pháp truyền thống là lấy doanh thu bù đắp chi phí, ít doanh nghiệp thực hiện phân tích hòa vốn theo phương pháp lợi nhuận góp. Kết quả của cách tính điểm hòa vốn theo phương pháp truyền thống không phù hợp cho việc ra quyết định về sản lượng tiêu thụ hay giá bán sau điểm hòa vốn do chi phí cố định vẫn được tính vào cơ cấu giá bán, khi đó nhà quản trị có thể sẽ mắc sai lầm khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh.
Về xác định đòn bẩy hoạt động: Theo kết quả khảo sát (phụ lục 4.18) có 24,73% doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ xác định chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp xác định được DOL chưa cao. Khi doanh nghiệp không xác định DOL sẽ dẫn đến sự hạn chế trong việc xác định biến động của lợi nhuận khi tiến hành lựa chọn phương án kinh doanh. Mặc dù trong nghiên cứu của Huda Al-Hussari (2006) đã khảo sát 1000 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên từ dữ liệu của viện kế toán quản trị trong ngành chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của Anh đã nêu rò vai trò của chỉ tiêu DOL là một công cụ để doanh nghiệp dự kiến lợi nhuận cũng như phân tích sự biến động của lợi nhuận. Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động được xác định dựa trên chi phí biến đổi và chi phí cố định trong khi đặc điểm của các DNCB TACN có quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa thực hiện phân loại chi phí theo hình thái chi phí. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định chỉ tiêu DOL tại các doanh nghiệp.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ kế toán thực hiện phân tích CVP và nhà quản trị vận dụng phân tích CVP tập trung vào độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi (54,4%), do ở độ tuổi này các kế toán đã tích lũy được kinh nghiệm và có đủ nhận thức và trình độ để thực hiện việc phân tích CVP nhằm cung cấp các thông tin tài chính hay phi tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Các nhà quản trị ở giai đoạn này có nhiều cơ hội và nhận thức áp dụng khái niệm mới giúp việc ra quyết định hiệu quả hơn. Kế toán và nhà quản trị ở độ tuổi 25 đến 35 có sự quan tâm đến vận dụng phân tích CVP nhiều thứ hai sau độ tuổi 35 đến 40, tỷ lệ tham gia là 27,6%, ở độ tuổi trên 50 là 13,2% tập trung vào nhà quản trị. Điều này cho thấy ở độ tuổi cao thì kế toán và nhà quản trị
có ý định vận dụng và vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh nhiều hơn.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trình độ học vấn của ngươi trả lời cũng khá cao với 74% có trình độ đại học và 22% có trình độ trên đại học, còn lại là trình độ cao đẳng hay trung cấp (4%). Trình độ học vấn càng cao thì sự quan tâm đến vận dụng phân CVP càng cao, trình độ cao đẳng thì nhận thức về lợi ích của việc vận dụng phân tích CVP ít hơn.
Các doanh nghiệp đang vận dụng phân tích CVP hầu hết vì họ cảm nhận được tính dễ sử dụng của phân tích, tính hữu ích cũng được đánh giá là một nhân tố ảnh hưởng đến dự định vận dụng, như giúp nhà quản trị có được các thông tin phù hợp giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, giúp tăng hiệu quả công việc của mỗi vị trí. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vận dụng phân tích CVP không phải vì nhận thức tính tính dễ sử dụng hay tính hữu ích của phân tích mà do sự ảnh hưởng của những người có kinh nghiệm và những người có liên quan đến công việc của kế toán và nhà quản trị cũng vận dụng phân tích CVP vào việc ra quyết định kinh doanh dù ở mức thấp hơn. Các nhân tố này đều làm tăng dự định vận dụng phân tích CVP của kế toán và nhà quản trị.
5.2.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2012) kết hợp với mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989) với các thang đo được kế thừa từ hai mô hình này.
Với 250 khảo sát, việc đánh giá thang đo nghiên cứu qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá nhân tố cho thấy các nhân tố được xây dựng đều đạt giá trị tin cậy cần thiết. Phân tích khẳng định nhân tố cũng cho kết quả là mô hình tương thích với dữ liệu thị trường, đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả của luận án cho thấy các nhân tố có tác động đến dự định vận dụng và hành vi của kế toán và nhà quản trị đối với vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.
Về Nhận thức về tính hữu ích
Kết quả nghiên cứu ghi nhận ảnh hưởng tích cực của nhân tố Nhận thức về tính hữu ích hay tính hữu ích của vận dụng phân tích CVP làm tăng dự định vận dụng của kế toán và nhà quản trị. Tức là kế toán càng cảm nhận cao phân tích CVP hữu ích cho công việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc quyết định, thì dự định vận dụng phân tích này càng cao, từ đó kế toán sẽ thực hiện phân tích CVP. Đối với nhà quản trị, họ càng cảm nhận được rằng hiểu được các thông tin được kê toán cung cấp từ phân tích
CVP và vận dụng chúng vào các ứng dụng cụ thể của phân tích CVP vào việc ra quyết định kinh doanh, làm cho công việc của họ hiệu quả hơn, thì dự định vận dụng của họ sẽ rất cao làm cho hành vi vận dụng phân tích CVP sẽ diễn ra nhanh hơn. Nhận thức tính hữu ích của phân tích là nhân tố có tác động mạnh nhất đến dự định vận dụng phân tích CVP, từ đó tác động mạnh đến hành vì vận dụng phân tích CVP vào việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng tích cực của nhân tố Nhận thức tính hữu ích đến Dự định vận dụng là hoàn toàn phù hợp với kết quả của mô hình nghiên cứu gốc của Venkatesh và cộng sự (2012). Các nghiên cứu đều cho thấy mức độ ảnh hưởng của Nhận thức tính hữu ích là rất quan trọng, lớn hơn so với các nhân tố khác. Kết quả phân tích của nghiên cứu này phù hợp với kết quả chung, nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng cao nhất đến dự định vận dụng phân tích CVP trong ba nhân tố. Trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều cảm nhận được sự hữu ích, cần thiết đối với thông tin phân tích CVP nói riêng và thông tin kế toán quản trị nói chung. Rất nhiều những bài toán về giá đã được các doanh nghiệp thuộc các ngành khác tính toán bằng cách vận dụng phân tích CVP và đã rất thành công, chẳng hạn như bài toán về giá vé 0 đồng của các hãng hàng không. Do đó, tỷ lệ vận dụng phân tích CVP vào việc ra quyết định kinh doanh chủ yếu là do nhà quản trị và kế toán nhận thức được tính hữu ích của phân tích này.
Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ nhận thức về tính hữu ích của phân tích mối quan hệ CVP là khác nhau, độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi có sự cảm nhận về tính hữu ích cao nhất và rò ràng nhất, nên dự định vận dụng phân tích CVP của nhóm kế toán và nhà quản trị ở độ tuổi này là cao nhất. Tuy nhiên lại không có sự khác biệt về giới tính nam và nữ về việc vận dụng phân tích CVP, tức là cả nam và nữ đều cho rằng nhân tố nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến phân tích CVP.
Về Nhận thức tính dễ sử dụng
Kết quả kiểm định cho thấy nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến Dự định vận dụng phân tích CVP. Các kế toán và nhà quản trị cho rằng, việc thực hiện phân tích CVP càng dễ thì càng có ý định vận dụng cao, và khả năng kế toán thực hiện phân tích sẽ cao, khả năng nhà quản trị sử dụng thông tin từ phân tích CVP vào việc ra quyết định quản trị cũng cao. Điều này phù hợp với mô hình gốc của Venkatesh và cộng sự (2003), Davis (1993).
Phương pháp phân chia chi phí, cách tính toán các chỉ tiêu của phân tích CVP, ứng dụng vào việc tính điểm hòa vốn, điểm cần thiết càng dễ thì kế toán càng có dự định vận dụng cao. Việc sử dụng thông tin thu thập từ phân tích CVP và ứng dụng vào