Tỷ Lệ Khách Quốc Tế Ưa Thích Sản Phẩm Du Lịch (%)

thể

thao mạo hiểm, chiếm 7,2%; 55 người đến để

xem lễ

hội, chiếm 22%; 15

người tham quan các điểm lịch sử văn hóa, chiếm 6%. Như vậy, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và du lịch lễ hội được khách du lịch ưa thích nhất.

Hình 11: Tỷ lệ khách quốc tế ưa thích sản phẩm du lịch (%)



Tham quan lich su 6.0%

Du lich nghi duong nui, ho 22.4%


Le hoi 22.0%

Tim hieu van hoa ban dia

18.4%


Vui choi, t he t hao 7.2%


Nghien cuu t hien nhien 14.0%

Hoi hop

10.0%


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013

­ Về tính bền vững của dịch vụ du lịch

Một trong những mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá chất lượng và tính bền vững của dịch vụ du lịch hiện nay ở Tây Nguyên. Để làm việc này, tác giả sử dụng bộ công cụ đánh giá gồm 20 chỉ tiêu dựa trên nội dung trả lời những câu hỏi sau đây:

1.

Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến trước khi hành trình như thế nào?

2.

Thời gian di chuyển trong tổng thời gian chuyến đi có nhiều không?

3.

Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp với giá thị trường không?

4.

Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm bảo an toàn không?

5.

Chi phí phải trả cho toàn bộ chuyến đi (ăn, ngủ, đi lại) như thế nào?

6.

Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác biệt, hấp dẫn không?

7.

Hàng hóa đặc sản địa phương và các dịch vụ có đa dạng không?

8.

Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi, internet, đổi tiền, y tế.. có đáp ứng không?

9.

Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

10.

Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên như thế nào?

11.

Mức độ thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao?

12.

Sự liên kết của các bên trong việc phục vụ du khách có tốt không?

13.

Nhân dân địa phương có tham gia vào phục vụ du lịch không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 16


14.

Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào phục vụ du lịch như thế nào?

15.

Các di tích lịch sử có được tôn tạo, bảo tồn không?

16.

Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm bảo mức độ nào?

17.

An ninh có đảm bảo không?

18.

Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho du khách không?

19.

Bạn đánh giá về môi trường sinh thái tại đây như thế nào?

20.

Du khách có ý định quay lại nơi này lần sau không?


Đối với mỗi câu hỏi, tác giả đề nghị khách cho điểm từ 1 đến 5, theo thang điểm từ 1 (rất kém, rất không hài lòng) tới 5 (rất tốt, rất hài lòng). Tổng số điểm đánh giá tối đa sẽ là 100 điểm. Bằng cách cộng điểm và tính trung bình cho 20 chỉ tiêu nói trên cho tất cả những du khách được phỏng vấn, tác giả có thể so sánh và đánh giá về mức độ hài lòng của khách đối với nhiều mặt của dịch vụ du lịch ở từng địa phương.

Kết quả điều tra cụ thể như sau (Bảng 2.16):

Tổng số điểm bình quân 5 tỉnh Tây nguyên là: 67,43/100 điểm, trong đó cao nhất là tỉnh Lâm Đồng 77,09 điểm, tiếp đến là Đăk Lăk và thấp nhất là tỉnh Đăk Nông 62,66 điểm. Trong số 20 tiêu chí nêu ra, thì các tiêu chí:

­ Tình trạng chèo kéo khách, tăng giá vô cớ, môi trường sinh thái, vấn đền an ninh, sự thân thiện của chính quyền và nhân dân địa phương có số điểm cao nhất, điều này chứng tỏ chính quyền địa phương các tỉnh Tây nguyên đã quan tâm đến vấn đề an ninh, an toàn cho du khách; mặt khác cũng nói lên việc phát triển du lịch Tây Nguyên mặc dù chậm nhưng phát triển theo xu hướng bền vững.

­ Các tiêu chí đạt thấp như: Mức độ tiếp cận thông tin, sự đa dạng của sản phẩm du lịch, hàng hóa, ẩm thực tại địa phương, chất lượng nguồn nhân lực, sự liên kết và tham gia của nhân dân địa phương vào hoạt động du lịch. Điều này thể hiện được du lịch Tây Nguyên phát triển vẫn ở mức thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao. Chính quyền và nhân dân một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của du lịch, nên chưa có kế hoạch tổng thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương mình mà có xu hướng phát triển tự phát, thiếu liên kết, thiếu bền vững.

Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng chất lượng và tính bền vững của du lịch các tỉnh Tây Nguyên qua phỏng vấn


TT


Tiêu chí

Kon Tum

Gia Lai

Đăk Lăk

Đăk Nông

Lâm Đồng

BQ Tây Nguyên

1

Mức độ tiếp cận thông tin điểm đến

trước khi hành trình.

2,2

2,89

3,29

2,44

4,3

3,02

2

Thời gian di chuyển trong tổng thời

gian chuyến đi .

2,25

3,13

3,88

2,51

4,02

3,16

3

Chất lượng cơ sở lưu trú có phù hợp

với giá thị trường không?

3,88

3,54

3,68

3,94

2,82

3,57

4

Chất lượng dịch vụ vận tải có đảm

bảo an toàn không?

3,55

3,4

3,83

3,06

4,21

3,61

5

Chi phí phải trả cho toàn bộ chuyến

đi (ăn, ngủ, đi lại).

3,75

3,83

3,88

3,55

3,06

3,61

6

Sản phẩm du lịch có đa dạng, khác

biệt, hấp dẫn không?

2,15

2,55

3,59

2,25

4,68

3,04

7

Hàng hóa đặc sản địa phương và các

dịch vụ có đa dạng không?

2,24

2,82

3,78

2,39

4,82

3,21

8

Các dịch vụ: Bưu điện, Ti tvi,

internet, đổi tiền, y tế..

3

3,5

4,07

2,9

4,35

3,56

9

Ẩm thực có đặc sắc, và vệ sinh an

toàn thực phẩm như thế nào?

3,43

3,23

3,63

3,3

4,23

3,56

10

Tính chuyên nghiệp và thái độ phục

vụ của nhân viên.

2,08

2,5

3,62

2,25

4,24

2,94

11

Mức độ thân thiện của chính quyền

và nhân dân địa phương .

3,6

3,5

3,35

4

3,26

3,54

12

Sự liên kết của các bên trong việc

phục vụ du khách có tốt không?

2,2

2,96

3,47

2,25

4,72

3,12

13

Nhân dân địa phương có tham gia vào

phục vụ du lịch không?

2,99

2,99

3,38

2,68

3,38

3,08

14

Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào

phục vụ du lịch như thế nào?

2,92

3,07

3,47

3,2

3,42

3,22

15

Các di tích lịch sử có được tôn tạo,

bảo tồn không?

2,92

3,17

4,04

2,42

4,66

3,44

16

Vệ sinh môi trường khu du lịch đảm

bảo mức độ nào?

3,7

2,96

3,07

4,12

2,8

3,33

17

An ninh có đảm bảo không?

3,9

4,25

3,07

3,9

3,72

3,77

18

Có tình trạng chèo kéo, tăng giá cho

du khách không?

4,66

3,8

3,53

4,5

3,5

4,00

19

Bạn đánh giá về môi trường sinh thái

tại đây như thế nào?

4,62

3,1

2,78

4

3,74

3,65

20

Quý khách có ý định quay lại nơi này

lần sau không?

2,95

2,8

3

3

3,16

2,98


Tổng điểm

62,99

63,99

70,41

62,66

77,09

67,43

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2013.

Hình 12: Đánh giá thực trạng chất lượng và tính bền vững của du lịch các tỉnh Tây Nguyên qua phỏng vấn



Ý định quay lại Môi trường sinh thái

Tình trạng chèo kéo, tăng giá


An ninh Vệ sinh môi trường Các di tích lịch sử

Bản sắc văn hóa dân tộc Nhân dân tham gia

Sự liên kết của các bên Mức độ thân thiện Thái độ phục vụ

Ẩm thực Dịch vụ công cộng

Hàng hóa và dịch vụ Sản phẩm đa dạng, hấp dẫn

Chi phí phải trả Chất lượng dịch vụ vận tải Chất lượng cơ sở lưu trú

Thời gian di chuyển


Thông tin trước khi hành trình


0

1

2

3

4

5


Kon Tum Gia Lai Dak Lak Dak Nong Lam Dong Tay Nguyen

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2013

2.5.2. Đánh giá theo tiêu tiêu chí bền vững‌

Tại chương I của Luận văn, tác giả đưa ra 9 tiêu chí đại diện cho phát triển

du lịch bền vững ở một vùng, trên 4 lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội và môi

trường. Để có cơ sở đánh giá phát phát triển du lịch ở Tây Nguyên có bền vững hay không? tại phần này, tác giả sẽ trả lời và minh chứng cụ thể từng nội dung theo các tiêu chí đã đưa ra.

2.5.2.1. Kinh tế‌

(1) Tăng trưởng thu nhập du lịch đều đặn trong nhiều năm liên tục

Tại bảng số 2.8 tổng thu nhập du lịch các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2000 ­ 2012, ta thấy thu nhập du lịch Tây Nguyên tăng trưởng cao trong 7 năm liên tục từ năm 2005 đến 2012.

Đánh giá tiêu 1: Tốt

(2) Số lượt khách du lịch tục tăng đều đăn trong nhiều năm liên tục.

Tại bảng 2.3 số lượng khách quốc tế đến Tây Nguyên (2000 ­ 2012) và bảng

2.6 khách nội địa đến Tây Nguyên (2000­2012), ta thấy khách du lịch đến Tây Nguyên tăng trưởng cao trong 7 năm liên tục từ năm 2005 đến 2012.

Đánh giá tiêu chí 2: Tốt

2.5.2.2. Chính trị‌

(3) Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đối với du khách.

Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên kết quả: Chỉ số mức độ thân thiện trung bình Tây Nguyên 3,54/5 điểm, trong đó Kon Tum: 3,6/5 điểm; Gia Lai: 3,5/5 điểm; ĐăkLăk: 3,35/5 điểm; Đăk Nông 4/5 điểm và Lâm Đồng: 3,26/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 3: Khá

(4) Chính sách quản lý Nhà nước để phương.

phát triển du lịch bền vững tại địa

Tại mục đánh giá chính sách Tây Nguyên đã chỉ ra 4 nội dung yếu kém về chính sách quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên:

√. Nhiều chính sách còn chưa đôǹ g bộ, chưa phù hợp và thiếu tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, thậm chí một số chính sách chưa thực sự đi vào

cuộc sống.

√. Chính sách phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên chưa đầy đủ và đủ mạnh để phát triển.

√. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử chưa cụ thể và đủ lực để triển khai thực hiện.

√. Chính sách tín dụng chưa thực sự hiệu quả để khuyến khích phát triển.

Đánh giá tiêu chí 4: Yếu

(5) Công tác an ninh, chính trị tại địa phương.

­ Tại mục đánh giá tình hình chính trị tại Tây Nguyên cơ bản ổn định, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố chính trị phức tạp như "tin lành đega", tình hình biên giới ...

­ Về an ninh, tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Trung bình Tây Nguyên 3,77/5 điểm, trong đó Kon Tum: 3,9/5 điểm; Gia Lai: 4,25/5 điểm; ĐăkLăk: 3,07/5 điểm; Đăk Nông 3,9/5 điểm và Lâm Đồng: 3,72/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 5: Khá

2.5.2.3. Xã hội‌

(6) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành du lịch, và thu nhập từ các hoạt động du lịch của người dân địa phương

­ Tại bảng 2.14 nguồn nhân lực du lịch Tây Nguyên, năm 2011, toàn vùng Tây Nguyên đã thu hút được 13.305 lao động, tăng trung bình 9,3%/năm; chiếm khoảng 0,8% số lượng lao động.

­ Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Câu hỏi "nhân dân tham gia vào hoạt động du lịch" đạt 3,08/5 điểm, trong đó Kon Tum: 2,99/5 điểm; Gia Lai: 2,99/5 điểm; ĐăkLăk: 3,38/5 điểm; Đăk Nông 2,68/5 điểm và Lâm Đồng: 3,38/5 điểm. Tiêu chí này cũng nói lên được mức thu nhập của nhân dân địa phương từ hoạt động du lịch.

Đánh giá tiêu chí 6: Yếu

(7) Giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy

­ Tại bảng 2.13 di tích lịch sử cấp quốc gia, trong 19 di tích cấp quốc gia có khoảng 6 di tích được tôn tạo, 2 di tích chưa tôn tạo, còn lại tôn tạo một phần hoặc đã tôn tạo nhưng có dấu hiệu xuống cấp.

­ Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Câu hỏi "Các di tích lịch sử được tôn tạo, bảo tồn" Tây Nguyên đạt 3,44/5 điểm, trong đó Kon Tum: 2,92/5 điểm; Gia Lai: 3,17/5 điểm; ĐăkLăk: 4,04/5 điểm; Đăk Nông 2,42/5 điểm và Lâm Đồng: 4,66/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 7: Trung bình

2.5.2.4. Môi trường‌

(8) Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên được khai thác và bảo tồn

Luận văn đã đánh giá các hạn chế công tác khai thác, bảo tồn tài nguyên Tây Nguyên như: Tình trạng suy thoái đất đai, thiếu nước vào mùa khô, ngập lũ về mùa mưa; rừng Tây Nguyên hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về diện tích rừng và chất lượng rừng; tài nguyên du lịch chưa được phát huy; những nơi đã đưa vào khai thác du lịch tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức trầm trọng như ở Đà Lạt, Lâm Đồng.

Đánh giá tiêu chí 8: Yếu

(9) Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải

Tại bảng 2.16 tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn khách du lịch tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Câu hỏi "Vệ sinh môi trường các khu du lịch" Tây Nguyên đạt 3,33/5 điểm, trong đó Kon Tum: 3,7/5 điểm; Gia Lai: 2,96/5 điểm; ĐăkLăk: 3,07/5 điểm; Đăk Nông 4,12/5 điểm và Lâm Đồng: 2,8/5 điểm.

Đánh giá tiêu chí 9: Trung bình

2.5.3. Kết luận‌


Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên, kết hợp với kết quả tổng hợp phiếu phỏng vấn của khách du lịch đến Tây Nguyên và đánh giá chín (9) tiêu chí đại diện cho 4 trụ cột phát triển du lịch bền vững. Tác giả có thể kết luận "phát trin du lch Tây Nguyên chưa bn vng". Do một số nguyên nhân:

(1). Tây Nguyên là vùng có điều kiện kinh tế ­ xã hội còn nhiều khó khăn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều. Đây cũng là khu vực nhạy cảm về sắc tộc, tôn giáo, và an ninh quốc phòng của đất nước nên chính trị xã hội có nhiều tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi, và cho đến nay nhiều đối tượng khách quốc tế chưa được phép đến Tây Nguyên.... Những điều trên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch.

(2). Chính sách marketing, đặc biệt là marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch của từng địa phương còn hạn chế. Sự thân thiện của chính quyền và nhân dân đối với nhà đầu tư và du khách còn ở mức độ. Việc xây dựng các tour du lịch liên vùng và nội vùng chưa phù hợp và có tính khác biệt, việc chú trọng và xác định thị trường mục tiêu khách du lịch đến Tây nguyên chưa rõ ràng.

(3). Công tác định hướng phát triển du lịch chưa đồng bộ, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành chưa thật sự gắng kết với phát triển du lịch bền vững, cụ thể: Việc phá rừng trồng cây công nghiệp, đầu tư nhiều thủy điện chưa hợp lý, khai thác khoáng sản bừa bãi… Các sản phẩm từ các ngành nông lâm nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để trở thành hàng hóa phục vụ, hỗ trợ ngành du lịch chưa nhiều, ít đa dạng.

(4). Cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhìn chung còn kém phát triển, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khách tiếp cận đến các

khu, điểm du lịch. Hệ thống giao thông hiện nay vẫn đang trong quá trình hoàn

thiện, nên chưa thật sự thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, đây là yếu tố bất lợi cho ngành du lịch.

(5). Lãnh đạo cấp cao của 5 tỉnh chưa có sự gặp mặt để bàn và quyết định

chủ trương liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển du lịch Tây Nguyên.

Trong công tác chỉ đạo, quy hoạch phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm, thực hiện các chương trình du lịch, xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường... còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được hình ảnh chung về du lịch cũng như tạo sức hấp dẫn du lịch cho toàn vùng.

(6). Môi trường, chính sách đầu tư chưa hấp dẫn, chưa có các cơ chế đặc thù

ưu đãi để thu hút vốn đầu tư (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa như Tây Nguyên)

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí