Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê


vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài các nhân tố vĩ mô như Chính sách của Chính phủ, NHTM thì nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê đóng vai trò quyết định đến tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, luận án đã xác định các căn cứ và định hướng từ để đề xuất giải pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trong thời gian tới.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ‌


1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng. Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xưa thì tín dụng là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm" hoặc "tin tưởng". Qua nhiều thế kỷ, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn gần với bản gốc đó là “cho vay” hoặc "tín dụng" , dựa trên niềm tin rằng người vay có thể được giao phó hoàn trả số tiền cùng với lãi suất, theo các điều khoản đã thoả thuận, niềm tin này nhất thiết phải đặt trên hai nguyên tắc cơ bản, cụ thể là, các chủ nợ tin tưởng rằng:

- Có thời hạn vay và sẵn sàng trả các khoản tiền tạm ứng.

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 3

- Có hoàn trả lại các quỹ

Tiền đề đầu tiên thường dựa vào các chủ nợ, cụ thể là kiến thức của người vay (hoặc danh tiếng của người vay), thứ hai thường được dựa trên sự hiểu biết của các chủ nợ về tình trạng tài chính của người vay, hoặc một bên đáng tin cậy.

Theo tác giả John Lock (2010) cho rằng “Tín dụng không phải là tiền mà là sự kỳ vọng về tiền và không giới hạn bởi thời gian” [93]. Điều này có nghĩa là khi quan hệ vay mượn được diễn ra giữa người cho vay và người đi vay, cả hai chủ thể đều kỳ vọng trong tương lai mình sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình có, trong mối quan hệ tín dụng là sự vận động của tiền tệ, được biểu hiện qua T – T’, T là số tiền ban đầu trước khi cho vay và T’ là số tiền sau khi đã cho vay. Nếu số tiền được sử dụng có hiệu quả thì T’> T và ngược lại.

Theo Jonothan Golin (2010): “Định nghĩa về tín dụng là niềm tin hoặc kỳ vọng thực tế, khi đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ theo quy định của thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra” [93].


Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền từ người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong nền kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa ngân hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân bằng cung vốn bù đắp cầu vốn.

Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định". Đồng thời Mác cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về điểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động" [16].

Tín dụng được định nghĩa là "một hợp đồng pháp lý giữa người cho vay và người đi vay, nơi mà sau này nhận được các nguồn lực hay sự giàu có với một lời hứa trả nợ trong tương lai". Tín dụng liên quan đến các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc thanh toán chậm. Theo Schumpeter (1934) "Tín dụng về cơ bản là tạo ra sức mua cho mục đích chuyển nó vào doanh nhân" [93].

Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy: “Tín dụng chính là sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác, giá trị cho vay có thể dưới hình thức tiền tệ hay hình thái vật chất, sự chuyển giao được xác định có thời hạn nhất định và khi lượng giá trị được hoàn trả cho người chủ sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, gọi là lợi tức tín dụng”.

1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng được cung ứng bởi các chủ thể cho vay khác nhau, với các tổ chức tín dụng được được cung cấp bởi các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, quỹ tín dụng, công ty tài chính được hiểu là tín dụng chính thức hay tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến tín dụng được cung ứng bởi các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị sản lượng, số lao động và


số người còn phụ thuộc độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với tín dụng phi chính thức hay còn gọi là các hình thức tín dụng khác được dùng ở đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính ở nông thôn nước ta hiện nay. Thuật ngữ tín dụng khác được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai), ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất), như: vay nặng lãi, huê, hụi. Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.

Với các hình thức tín dụng trên, thì tín dụng ngân hàng cũng khẳng định được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển và một nền kinh tế muốn phát triển lâu dài và bền vững thì hệ thống tín dụng ngân hàng phải hoạt động mạnh mẽ. Tín dụng ngân hàng là chủ thể cung cung vốn đặc biệt quan trọng, bởi các lý do sau:

Ngân hàng là định chế tài chính trung gian lớn nhất trong nền kinh tế, mạng lưới rộng khắp. Ngân hàng đóng 2 vai trò trong nền kinh tế, vừa là người đi vay và vừa là người cho vay, do đó ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn huy động được để cho vay và sinh lời từ nguồn tiền này.

Ngân hàng có các hình thức cho vay đa dạng và phong phú, không hạn chế về mặt thời gian và quy mô tín dụng, có thể thoả mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể có nhu cầu về vốn.

Hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng về các loại hình dịch vụ, ngoài hoạt động cấp tín dụng cho vay thì ngân hàng còn có các hoạt động dịch vụ khác như là bảo lãnh, chiết khấu, thanh toán, do đó đáp ứng tốt nhu cầu của các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế [18].

Qua phân tích trên, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là các NHTM sang các chủ thể sử dụng vốn có thời hạn và mục đích nhất định.


Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung tìm hiểu tín dụng dưới khía cạnh hoạt động cho vay là chủ yếu, ngoài ra các hoạt động khác của tín dụng như là bảo lãnh, chiết khấu, thuê mua tài chính của NHTM tác giả không nghiên cứu sâu.

Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm sau:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. Lượng giá trị cho vay có thể dưới hình thái tiền tệ (cho vay bằng tiền) hoặc dưới hình thái vật chất (cho vay bằng hàng hoá).

- Sự chuyển giao này xác định thời gian nhất định.

- Khi lượng giá trị được hoàn trả cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, tức là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc gọi là lợi tức tín dụng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức, mỗi hình thức tín dụng đều gắn liền với một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển.

Bản chất của tín dụng ngân hàng được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay là các NHTM và một bên là người đi vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác [7], [19].

1.1.1.3. Khái niệm hộ sản xuất cà phê

Hiện nay, có nhiều quan điểm và nghiên cứu khác nhau về “Hộ”. Theo quan điểm của Liên hợp quốc: “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [44].

Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn” [44].


Nhóm “Hệ thống thế giới” cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác” [44].

Mối quan hệ giữa gia đình và nông hộ đã được các nhà nhân chủng học (Harris; Mackintosh; Barett; Whitehead) đề cập khá chi tiết, nông hộ là một đơn vị và gia đình là nhóm người có quan hệ huyết thống. Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo qua quá trình tổ chức thu nhập nhằm đảm bảo cho các cá nhân chi tiêu và giúp họ đầu tư vào sản xuất [44]

Các nhà nghiên cứu kinh tế nông hộ đề cập đến khái niệm nông hộ dựa trên thành phần, cấu trúc, các hoạt động và hành vi của nông hộ trong sản xuất và tiêu dùng. Họ cho rằng hộ là một đơn vị hay là một nhóm các thành viên sở hữu chung các nguồn lực, trong đó tất cả các thành viên được quyền lợi chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn lực đó. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng cần làm rõ thuật ngữ đơn vị (unit) được sử dụng trong định nghĩa hộ: Đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, đơn vị đầu tư, đơn vị sở hữu hay đơn vị cư trú. Chúng ta cần thừa nhận sự khác nhau về thành phần và cấu trúc của hộ theo mỗi khái niệm.

Khi đề cập về khái niệm “Hộ”, các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt hộ nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là đất đai, lao động, tiền vốn và sự tiêu dùng [66].

Những nghiên cứu kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau, sẽ đưa ra cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về nông hộ. Trong thời gian qua, có ba xu hướng phát triển chính trong phân tích kinh tế nông hộ. Thứ nhất, việc dịch chuyển mô hình nông hộ chia sẻ và hợp tác phát sinh mô hình nông hộ có khả năng đàm phán, thâm chí là xung đột. Thứ hai, chuyển từ nông hộ như một đơn vị khép kín sang một đơn vị mở trong nhiều đơn vị của xã hội, có khả năng quyết định việc sản xuất, tiêu dùng và đầu tư và cuối cùng là quan điểm xem nông hộ là nhóm người trong xã hội chia sẻ nguồn lực, ra quyết định và hưởng lợi ích từ quyết định đó [66].

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế


chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là "hộ", "hộ gia đình".

Trong nền kinh tế, hộ gia đình hay hộ sản xuất được hiểu như sau: Hộ sản xuất (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực chung của hộ sản xuất được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách, cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, mọi người trong cùng một hộ được hưởng phần thu nhập và mọi quyết định được đưa ra bởi những thành viên lớn tuổi trong hộ [44].

Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất cà phê" là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ, kinh tế chung ở đây được hiểu là hoạt động sản xuất cà phê. Hộ sản xuất cà phê được hiểu là kinh tế tự chủ độc lập, có tư cách pháp nhân, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp từ sản xuất cà phê hộ. Với chính sách của Đảng, Chính phủ cũng như ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho họ chủ động trong quá trình sản xuất cà phê .

Từ những phân tích trên, trong phạm vi luận án có thể hiểu Hộ sản xuất cà phê như sau: “Hộ sản xuất cà phê là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất cà phê, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất cà phê của mình.

1.1.1.4. Lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

a. Tổng quan các quan điểm của các tác giả nước ngoài

Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về tín dụng ngân hàng, hộ sản xuất cà phê, hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê dưới các giác độ tiếp cận khác nhau.

Các nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất tập trung trên hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng giữa hai chủ thể là NHTM và các hộ sản xuất. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của các hộ sản xuất. Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, Mamo Girma et al (2015) khẳng định tiếp cận vốn tín dụng không chỉ bị chi


phối bởi thu nhập và tài sản mà các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của các chủ hộ sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng [72].

Duong và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng ngân hàng đối với các nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác động tới lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn mức tín dụng khác là: Tỷ lệ khẩu phụ thuộc, tổng diện tích đất canh tác [61].

Theo Paul Mpuga (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, từ đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ:

Thứ nhất: Đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình

Các đặc điểm của cá nhân có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng gồm tuổi tác, giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân. Người trẻ thường có xu hướng vay mượn nhiều hơn để đầu tư do bản thân họ có sức khỏe, thời gian để tích lũy và làm giàu hơn so với người già. Nhu cầu chi tiêu phi nông nghiệp của người trẻ cũng phong phú hơn so với nông nghiệp. Sự thay đổi của tuổi tác có thể làm thay đổi nhu cầu tín dụng theo thời gian.

Giới tính cũng là yếu tố quyết định đến nhu cầu tín dụng của cá nhân. Ở khu vực nông thôn, người phụ nữ thường làm những công việc nhà, chăm sóc con cái trong khi người đàn ông làm những công việc tạo ra thu nhập chính trong gia đình kèm theo những quyết định chi tiêu với số tiền lớn. Quyền kiểm soát tài sản, sở hữu đất đai cũng có sự phân biệt giữa nam và nữ trong khi đây là những tài sản thế chấp cơ bản để có được những món vay tương đối lớn. Phụ nữ có ít nhu cầu tín dụng hơn so với nam giới, trong trường hợp có nhu cầu thì lượng vốn vay họ nhận được cũng ít hơn. Cá nhân có trình độ giáo dục càng cao thì càng có nhiều khả năng để tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn những người không được giáo dục,tạo ra nhiều tài sản hơn, có thể tiến hành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm một năm được giáo dục làm tăng nhu cầu tín dụng khoảng 0,3% và làm tăng cơ hội cho việc tiếp cận tín dụng thành công lên đến 17%. Tình trạng hôn nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022