Quá Trình Xây Dựng Phiếu, Gửi Phiếu Phỏng Vấn‌

Kon Tum: triển khai chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch "trục Đông Tây" giữa ba tỉnh Kon Tum ­ Quảng Ngãi ­ Bình Định (Việt Nam) với Attapu, Sekong, Champasak (CHDCND Lào), Ubon Ratchathani, Sisaket (Vương quốc Thái Lan) để giới thiệu quảng bá tiềm năng du lịch của từng địa phương và liên kết các hoạt động xúc tiến quảng bá của ba tỉnh nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan tại các tỉnh của 3 nước; đồng thời kết nối "Trục Đông Tây" với tuyến "Con đường di sản Miền Trung" .

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum đã ký chương trình hợp tác du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007. Đến nay có nhiều nhà đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và đã đầu tư du lịch tại khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Gia Lai: đã tổ chức các đoàn khảo sát và tìm hiểu thị trường để liên kết với các tỉnh Bình Định, Phú Yên và kết nối với khu vực "Tam giác Phát triển" Việt Nam, Lào, Campuchia. Đến nay đã hình thành tuyến du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ ­ Pleiku ­ Bắc Campuchia ­ Lào ­ Thái Lan (ngược lại). Tuyến du lịch: Buôn Ma Thuột ­ Pleiku ­ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ theo quốc lộ 19, đang thu hút khách du lịch ngày càng nhiều .

Đắk Lắk: Đã liên kết với tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Phú Yên, Đắk Lắk năm 2012; liên kết với thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hợp tác xây dựng chương trình gói sản phẩm khuyến mãi thu hút khách du lịch nội địa năm 2012. Tuyến du lịch Đường Hồ Chí Minh kết nối các trung tâm du lịch lớn

của vùng (Kon Tum ­ Pleiku ­ Buôn Ma Thuột ­ Gia Nghĩa) theo đường Hồ Chí

Minh và là một trong những tuyến du lịch quốc gia quan trọng. Đây có thể được coi là tuyến du lịch "Con đường Xanh Tây Nguyên" ­ là tuyến du lịch mang đầy đủ bản sắc của vùng Tây Nguyên.

Đắk Nông: Ký cam kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với thành phố

Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, tỉnh Mondulkiri (Campuchia) để liên kết phát triển du

lịch, tăng cường mối quan hệ hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch để thúc đẩy du lịch các địa phương cùng phát triển.

Năm 2014 được xác định là năm du lịch quốc gia Tây nguyên ­ Đà Lạt đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành chương trình kèm theo

Quyết định số 2359 /QĐ­BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2013. Đây là sự kiện văn hóa ­ kinh tế ­ xã hội tiêu biểu, có quy mô tầm Quốc gia và Quốc tế, nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng với bạn bè trong nước, khu vực và Quốc tế. Liên kết khai thác các thế mạnh về thắng cảnh thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và đặc sắc của 5 tỉnh Tây Nguyên thành chuỗi hoạt động xuyên suốt trong cả năm, nhằm quảng bá điểm đến cho du lịch Việt Nam, tăng lượng khách du lịch cho khu vực, đặc biệt là khách quốc tế. Năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên, thể hiện rất rõ nét sự liên kết phát triển du lịch của 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm nhiều hoạt động, chuỗi sự kiện và hình thành các tour du lịch chung xuyên Tây Nguyên. Lễ khai mạc Năm du lịch

quốc gia Tây nguyên là Festival hoa Đà Lạt diễn ra tại thành phố Đồng vào tối ngày 27/12/2013.

Đà Lạt ­ Lâm

Tuy nhiên, việc liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên trong thời gian qua, hầu như chỉ dừng lại ở việc tổ chức lễ ký kết (trừ liên kết "tam giác du lịch" Lâm đồng ­ Bình Thuận ­ Hồ Chí Minh), chưa có chương trình hành động cụ thể, do đó việc liên kết chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính:

√. Lãnh đạo cấp cao, có khả năng quyết định các vấn đề của 5 tỉnh chưa có sự gặp mặt để bàn và quyết định chủ trương liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển du lịch Tây Nguyên.

√. Trước đây chưa có quy hoạch phát triển du lịch vùng (mới được Chính phủ phê duyệt quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên tháng 11/2013) nên có hiện tượng trùng lắp sản phẩm du lịch, không có sự khác biệt nên gây nhàm chán cho du khách khi đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Việc tổ chức quảng bá xúc tiến "điểm đến", hầu như các tỉnh chỉ giới thiệu riêng điểm đến của tỉnh mình, do đó chưa đủ sức hấp dẫn để thuyết phục du khách quyết định một chuyến đi, vì sản phẩm du lịch ít, đơn điệu, nhỏ lẻ.

√. Phối hợp giữa các bên liên quan tại "điểm đến" chưa được quan tâm đầy đủ, nên hiện tượng các hoạt động hỗ trợ, phục vụ khách du lịch phát triển tùy tiện, tràn lan, thái độ phục vụ thậm chí còn kém văn hóa không được chính quyền và cộng đồng quan tâm quản lý. Các hoạt động hỗ trợ du lịch lành mạnh lại kém phát

triển, khách hàng "không tìm được chỗ tiêu tiền"; không có chỗ vui chơi, mua sắm nhất là về đêm.

√. Phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp du lịch địa phương với các doanh nghiệp lữ hành chưa tốt; xúc tiến chưa đủ gây ấn tượng nên các tour du lịch Tây Nguyên (như con đường Xanh Tây Nguyên, các tuyến du lịch sản phẩm đặc trưng của Tây Nguyên) chưa được thiết kế và thực thi.

2.4.3. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch‌


Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở Tây Nguyên ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh. Với nhiều hình thức như tổ chức các lễ hội, tham gia các hội chợ triển lãm, thông qua mạng truyền thông, Internet, báo chí và đặc biệt nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá ra nước ngoài vào những thị trường có nhiều tiềm năng như: ASEAN, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Đức và Mỹ, chính vì vậy trong vài năm qua lượng khách đến vùng đã tăng đáng kể.

Kon Tum: Tổ chức các đoàn khảo sát và tìm hiểu thị trường để quảng bá cho du lịch Kon Tum như đoàn Farmtrip tại Bình Định, Quảng Ngãi và các đoàn khảo sát du lịch khu vực tam giác phát triển Việt Nam ­ Lào ­ Campuchia. Triển khai chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh Kon Tum ­ Quảng Ngãi ­ Bình Định để giới thiệu quảng bá tiềm năng du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan tại ba địa phương trên.

Gia Lai: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức các đoàn khảo sát

và tìm hiểu thị

trường để

quảng bá cho du lịch Gia Lai (đoàn Famtrip tại Bình

Định...). Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 9/2011. Tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tại Pleiku để giới thiệu hình ảnh về tiềm năng du lịch Gia Lai.

Đắk Lắk: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát cho các doanh nghiệp lữ hành trong và người nước cũng như các đoàn làm phim quảng bá về du lịch Đắk Lắk trong chuỗi chương trình giới thiệu du lịch theo tuyến “Con đường di sản Miền Trung ­ Tây Nguyên”, phối hợp với công ty Vietbooks xuất bản ấn phẩm du lịch “Chào mừng quý khách đến Đắk Lắk”. Ngày 02/6/2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Phú Yên tại Đắk Lắk năm 2012. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cùng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hợp tác xây dựng chương trình gói sản phẩm khuyến mãi thu hút khách du lịch nội địa năm 2012.

Đắk Nông: Phát hành đĩa DVD “Đắk Nông ­ Điểm đến huyền thoại”; các ấn

phẩm “Đắk Nông ­ kính chào quý khách”, “Đắk Nông ­ Tiềm năng và cơ hội đầu tư”, “Cẩm nang du lịch Đắk Nông”, “Du lịch Đắk Nông ­ Hoang sơ và quyến rũ”; phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Đài truyền hình Việt Nam (VTV4), Đài kỹ thuật số SCTV12 quay phim quảng bá về du lịch Đắk Nông. Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch: Hội chợ Thương mại, nông nghiệp, thông tin và du lịch năm 2009; Hội chợ xúc tiến du lịch TP.Hồ Chí Minh; tổ chức chương trình hội rượu cần thác Trinh Nữ năm 2006, “Chinh phục đỉnh Nam Nung”…

Lâm Đồng: Ngành du lịch Lâm Đồng đã cho biên tập và phát hành nhiều ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về du lịch Đà Lạt ­ Lâm Đồng như cuốn Cẩm nang Du

lịch Đà Lạt, triển khai xây dựng trang website về du lịch Đà Lạt, tổ chức nhiều

chương trình hoạt động kỷ niệm 110 năm Đà Lạt như hội chợ triển lãm du lịch Đà Lạt, hội thảo về phát triển du lịch sinh thái bền vững, hội thảo về tổ chức các hoạt động du lịch thể thao như chương trình chinh phục Lang Biang... Các chương trình này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu du lịch Đà Lạt ­ Lâm Đồng với bạn bè trong nước và quốc tế từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì hoạt động quảng bá du lịch Tây

Nguyên hầu như chưa có kế hoạch, lộ trình cụ thể để quảng bá, xúc tiến đến các thị trường mục tiêu trong và ngoài nước; các tỉnh chưa có sự liên kết nhằm tạo ra một sản phẩm chung để xúc tiến quảng bá quy mô lớn; chất lượng các sản phẩm quảng bá nghèo nàn, đơn điệu ít thu hút người xem.


2.5. Đánh giá mức độ bền vững của du lịch Tây Nguyên‌

2.5.1. Qua phỏng vấn khách du lịch đến Tây Nguyên‌

2.5.1.1. Quá trình xây dựng phiếu, gửi phiếu phỏng vấn‌

Tác giả luận án này đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, sử dụng Bảng hỏi phỏng vấn khách du lịch đến Tây Nguyên, nhằm để biết khách du lịch cảm nhận như thế nào về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng).

Bảng hỏi gồm 20 câu hỏi thể hiện các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi này đến 60 khách sạn ở trung tâm 5 tỉnh của Tây Nguyên; mỗi tỉnh lấy ý kiến phỏng vấn ngẫu nhiên 100 người, bao gồm 50 khách du lịch quốc tế và 50 khách nội địa. Trong bảng hỏi, bên cạnh, những thông tin cơ bản về khách du lịch, có 20 câu hỏi tìm hiểu mức độ hài lòng của khách đối với các dịch vụ du lịch tại địa bàn khách du lịch đến.

2.5.1.2 Tổng hợp kết quả‌

a. Khách quốc tế:

­ Về xuất xứ của du khách:

Trong 250 phiếu điều tra khách quốc tế, có: Pháp 58 người (chiếm 23,2%);

Mỹ 32 người (chiếm 12,8%); Đài Loan 27 người, (chiếm 10,8%); Anh 15 người

(chiếm 6,0%); Hàn Quốc 12 người (chiếm 4,8%); ASEAN 21 người (chiếm 8,4%),

nước khác 85 người (34,0%).


Hình 07: Xuất xứ của du khách quốc tế


Cac nuoc khac

34.0%

Phap

23.2%

My

12.8%

ASEAN

8.4%

Anh

6.0%

Han Quoc

4.8%

Dai Loan

10.8%


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2013

­ Về cơ cấu khách đến từng tỉnh:

Bảng 2.15. Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến các tỉnh (%)


Nước

Kon Tum

Gia Lai

Đăk Lăk

ĐắK Nông

Lâm Đồng

Pháp

28

26

34

14

7

Mỹ

10

16

16

12

5

Đài Loan

10

10

10

14

5

Anh

4

2

2

10

6

Hàn Quốc

2

2

6

8

3

ASEAN

4

6

8

8

8

Các nước khác

42

38

24

34

16


100

100

100

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 15

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2013

Số liệu điều tra cho thấy đến Kon Tum chủ yếu là khách: Pháp, Mỹ, Đài Loan; đến tỉnh Gia Lai là khách Pháp, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc; đến Đăk Lăk là khách: Pháp, Mỹ, Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật bản; đến tỉnh Đăk Nông là khách Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia; đến Lâm Đồng chủ yếu là khách: Pháp, Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, ASean…

­ Về mục đích đến của khách:

Khách quốc tế đến vùng Tây Nguyên chủ yếu để du lịch nghỉ dưỡng là 140 người, chiếm 56,0%; kết hợp công việc 41 người, chiếm 16,4%; thăm thân nhân 18 người, chiếm 7,2%; tham quan/mục đích khác: 20,4%.


Hình 08: Mục đích đến của khách quốc tế (%)


Muc dich khac

20.4%

Tham t han nhan

7.2%

Du lich, nghi duong

56.0%

Ket hop cong viec

16.4%


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013.

Khách nội địa:

­ Về xuất xứ của du khách:

Trong 250 người được phỏng vấn, có 120 người đến từ các tỉnh Duyên hải Miền Trung, chiếm 48,0%; 56 người đến từ các tỉnh vùng Bắc bộ (không kể Hà Nội), chiếm 22,4%; 38 người đến từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chiếm 15,2%; 36 người đến từ các tỉnh trong vùng, chiếm 14,4% .

Hình 09: Xuất xứ của khách nội địa


Tay Nguyen 14.4%



Ha Noi, TP HCM 15.2%

Duyen hai mien Trung 48.0%



Cac t inh Bac bo 22.4%


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013

­ Về mục đích đến của khách:

Khách nội địa đến vùng Tây Nguyên chủ yếu để du lịch nghỉ dưỡng là 87 người, chiếm 34,8%; kết hợp công việc 89 người, chiếm 35,6%; thăm thân nhân 26 người, chiếm 10,4%; mục đích khác 48 người, chiếm 19,2%.

Hình 10: Mục đích đến của khách nội địa (%)


Muc dich khac 19.2%


Du lich, nghi duong 34.8%


Tham t han nhan 10.4%


Ket hop cong viec 35.6%


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2013

­ Về sản phẩm du lịch: Trong tổng số 250 khách quốc tế được phỏng vấn, có 56 người thích sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ Tây Nguyên, chiếm 22,4%; 46 người thích nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa, chiếm 18,4%; 35 người thích nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên, chiếm 14%; 25 người đến Tây Nguyên để hội họp, hội nghị, chiếm 10%; 18 người đến Tây nguyên để vui chơi giải trí, du lịch

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí