Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hoạt Động Du Lịch‌


Biểu số: 2.13. Biểu di tích lịch sử cấp Quốc Gia trên địa bàn Tây Nguyên

TT

4

Đình L Tên di tích

ạc Giao

Tỉnh

ĐăkLăk

Bu Huyện ột

ôn ma thu

Năm công n1h9ậ90n

Tình trạng hiện nay

Được tôn tạo

5

Đồn điền Ca đa

ĐăkLăk

Quốc lộ 26

1999

Chưa được tôn tạo

6

Ngục Kon Tum

Kon Tum

TP Kon Tum


Được tôn tạo

7

Ngục Đăkglei

Kon Tum

Đăkglei


Được tôn tạo


8

Di tích lịch sử chiến thắng ĐăkTô, Tân Cảnh


Kon Tum


Đăk Tô



Tôn tạo một phần

9

Chiến thắng Măng Đen

Kon Tum

Măng Đen


Tôn tạo một phần


10

Di tích lịch sử chiến thắng Plei Kân


Kon Tum


Ngọc Hồi



Tôn tạo một phần


11

Địa điểm khởi nghĩa N'Trang Lơng


Đăk Nông


Tuy Đức


2007


Đã được tôn tạo


12

Địa điểm lưu niệm N' Trang Gưh


Đăk Nông


Krông Nô


2011


Tôn tạo một phần


13

Căn cứ kháng chiến B4­ Liên tỉnh IV


Đăk Nông



2005


Tôn tạo một phần

14

Ngục Đăk Mil

Đăk Nông

Đăk Mil

1980

Tôn tạo một phần


15

Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo


Gia Lai


An Khê


1991


Tôn tạo một phần

16

Nhà lao Plei Ku

Gia Lai

PleiKu

1994

Được tôn tạo

17

Làng kháng chiến Stor

Gia lai

KBang

1994

Tôn tạo một phần


18

Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng


Lâm Đồng




Đang tôn tạo


19

Khu mộ cổ của dân tộc Mạ, Lâm Đồng


Lâm Đồng




Chưa tôn tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 14

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Tây Nguyên

2.3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực hoạt động du lịch‌

a. Số lượng, chất lượng

Cùng với sự phát triển chung của ngành, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng không ngừng tăng lên. Năm 2011, vùng Tây Nguyên đã thu hút được 13.305 lao động, tăng trung bình 9,3%/năm. Ngoài số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương còn nhiều khó khăn ở khu vực này.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh vùng Tây Nguyên được đào tạo theo nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều cấp bậc khác nhau. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ thấp, nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, trong khi đó số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn và đang có xu hướng giảm dần, điều đó cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực du lịch trong vùng đang dần được tăng lên. Nếu như, năm 2005 số lao động có trình độ đào tạo cấp đại học và trên đại học của toàn vùng mới chiếm 8,7% trong tổng số,

thì năm 2011 đã tăng lên 15,8%; số lao động có trình độ đào tạo cao đẳng và trung cấp năm 2011 tăng 9,4% so với năm 2005; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch còn cao chiếm khoảng 58,1% năm 2005 và giảm xuống 41,3% năm 2011 [17].

Bảng 2.14. Lao động du lịch các tỉnh vùng Tây Nguyên (2005 ­ 2011)

Đơn vị: Người

TT

Tên tỉnh

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Kon Tum

685

755

840

862

896

1.215

1.297

2

Gia Lai

567

623

750

760

765

831

882

3

Đắk Lắc

920

1.100

1.200

1.500

1.738

1.968

2.000

4

Đắk Nông

70

150

223

291

320

500

626

5

Lâm Đồng

5.000

5.800

6.000

7.000

7.500

8.000

8.500


Tổng số

7.242

8.428

9.013

10.413

11.219

12.514

13.305

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng

b. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Từ năm 2003 đến nay, ngành Du lịch các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức được nhiều khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý, lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar… cho hàng ngàn học viên là cán bộ, lao động trong ngành; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lái xe. Ngoài ra, các

tỉnh còn tổ

chức tham quan học tập kinh nghiệm

ở một số

nước như

Mỹ, New

Zeland, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan... Bên cạnh đó, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài vùng tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý khách sạn ­ nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, các lớp ngoại ngữ chuyên ngành du lịch và đặc biệt là tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ vận chuyển khách du lịch đến từ các công ty lữ hành vận chuyển du lịch.

Các tỉnh còn tham gia các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch do dự án EU hỗ trợ như: khóa tập huấn về bảo vệ môi trường du lịch, tập huấn về quy hoạch du lịch, tham dự các hội thảo về nguồn nhân lực du

lịch và cử cán bộ, nhân viên trong ngành tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực trong và ngoài nước [17].

Từ số liệu phân tích trên, nguồn nhân lực phục vụ du lịch Tây Nguyên tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng; các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm đến công tác đào tạo nghề du lịch. Tuy nhiên, chất lượng lao động còn thấp, lao

động chưa qua đào tạo chiếm khá cao trên 41,3% năm 2011; công tác tập huấn, đào tạo nghề cho nhân dân để phát triển du lịch cộng đồng chưa được quan tâm.

2.3.4. Về môi trường‌

2.3.4.1. Tài nguyên đất đai‌

Tây Nguyên nằm ở độ cao trung bình khoảng từ 600­800m so với mặt biển, nhưng có những nơi rất thấp như khu vực biên giới tỉnh Đăk Lăk chỉ cao 200m, có những nơi như Langbiang Đà Lạt cao 1.500m. Nhiều dãy núi trùng điệp với những đỉnh núi cao trên 2.000m như Ngọc Linh, ChưHmu, Chư Yangsin, Lang Biang. Địa hình Tây Nguyên chạy dài từ Bắc đến Nam với các cao nguyên liên tiếp.

Tây Nguyên có lợi thế về

đất đai, trong đó nổi bật là đất đỏ

bazan với

khoảng 1,5 triệu ha, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên: KonHaNừng, Buôn Ma Thuột, Đăk Nông, Lâm Viên và Di Linh, được xếp vào loại đất tốt. Đất đai ở Tây Nguyên thuận lợi cho phát triển nhiều cây trồng có giá trị hàng hóa như: Cao su, cà

phê, hồ

tiêu, chè...Tài nguyên khoáng sản

ở Tây Nguyên đa dạng, một số

có trữ

lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, và bôxít với trữ lượng khoảng 4,5 tỷ

tấn chiếm khoảng 91% trữ lượng bôxít cả nước, phân bổ

chủ yếu ở

Đăk Nông,

Lâm Đồng. Nhóm khoáng sản kim loại có giá trị kẽm, vaǹ g; nhóm đá quí.

như

sắt, wofram, antimon, chì,

Điều kiện điạ hình, đất đai, khoáng sản của Tây Nguyên là điều kiện lý

tưởng tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn của Tây Nguyên như: du lịch nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu khoa học, du lịch trang trại, miệt vườn.... Hạn chế lớn nhất của tài nguyên đất Tây Nguyên hiện nay là bị suy thoái mạnh trên diện rộng (xói mòn, giảm độ phì), thiếu nước về mùa khô, ngập lũ về mùa mưa do suy giảm độ che phủ rừng và khai thác sử dụng đất đai chưa hợp lý.

2.3.4.2. Rừng‌

Tổng diện tích có rừng đến 31/12/2012 toàn vùng Tây Nguyên còn khoảng 2.806 nghìn ha, trong diện tích có rừng tự nhiên khoảng gần 2.594 nghìn ha (chiếm 47,4% diện tích tự nhiên và 92,4% diện tích có rừng), diện tích rừng trồng khoảng 212 nghìn ha (chiếm 7,6% diện tích có rừng). Độ che phủ của thảm thực vật rừng chỉ còn 50,7 % (cao nhất cả nước tính theo vùng sinh thái) [24]. Tây Nguyên cùng với nam Lào, Đông Bắc CamPuChia tạo thành một vùng rừng núi liên hoàn rộng

lớn, lại rất đa dạng và phong phú về địa hình, đất đai, khí hậu, thảm thực vật, đồng thời trở thành nơi gặp gỡ, hội tụ của các nhóm động vật có nguồn gốc khác nhau và là khu hệ động vật không những giàu về thành phần loài, mà còn có trữ lượng của những loài có ý nghĩa kinh tế khá lớn.

Hạn chế lớn nhất của tài nguyên rừng Tây Nguyên hiện nay là đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về diện tích rừng và chất lượng rừng. Tây Nguyên hiện nay vẫn là 1 trong 2 vùng chưa ngăn chặn được tình trạng suy giảm diện tích có rừng , đặc biệt là rừng tự nhiên.

2.3.4.3. Khí hậu‌

Khí hậu Tây Nguyên mang những sắc thái đặc biệt của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm của cao nguyên, nhìn chung là ôn hoà, khô, mát, ít bão và sương muối, về mùa mưa có lượng mưa khá cao và thường có sương mù. Nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 16oC (tại Đà Lạt), cao nhất là 28oC (tại Cheo Reo). Xét về tổng thể, chế độ mưa ở Tây Nguyên có thể chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa thường bắt đầu từ khoảng tháng 5 ­ tháng 11 với lượng mưa chiếm

khoảng 80% lượng mưa cả năm; còn từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau là mùa khô. Tây Nguyên còn có các vành đai khí hậu á nhiệt đới ở các vùng có độ cao trên 1.000 – 1.500m như Đà Lạt, Ngọc Linh, Măng Đen, Gia Nghĩa... tại đây không chỉ phát triển được các loài hoa quả có nguồn gốc ôn đới mà còn tạo ra tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đặc sắc. Tài nguyên khí hậu có giá trị của Tây Nguyên còn phải kể đến năng lượng bức xạ mặt trời và năng lượng gió. Bức xạ mặt trời dồi dào, thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển. Bức xạ tổng cộng trung bình năm của vùng là 120 – 140 kcal/cm2 với số giờ nắng hàng năm là 1.900 – 3.000 giờ; bên cạnh đó, năng lượng gió có tốc độ trung bình 3 – 6 m/s, là nguồn năng lượng sạch rất có triển vọng của toàn vùng [26].

Yếu tố

hạn chế

về khí hậu của Tây Nguyên là mùa mưa chỉ

tập trung

khoảng 6 tháng trong năm và cường độ mưa lớn dễ gây lũ cục bộ. Khi bắt đầu mùa mưa, gió Tây Nam thường gây hiệu ứng phơn ở sườn Đông Trường Sơn tạo thành gió khô nóng hoặc các cơn lốc dữ dội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, hạn hán kéo dài và thường dễ xảy ra cháy rừng.

2.3.4.4. Tài nguyên du lịch thiên nhiên.‌

a. Thắng cảnh: Tây Nguyên được thiên nhiên ban tặng có nhiều thác, hồ, núi như: thác Cam Ly, thác Datanl, thác Prenn, thác Đambri, thác Ponguor, thác Gougah, thác Tà Ngào.... thuộc tỉnh Lâm Đồng; thác Phú Cường, thác Làng Á, Công chúa, Lệ Kim, Chín tầng, Lồ ô, Queng Thoa, Hang Dơi, Jơ Rung, Đray Sáp... thuộc tỉnh Gia Lai; Thác Đăk Ke, Pa Sĩ, Lô Ba, Đăk Lung ...thuộc tỉnh Kon Tum; thác Trinh Nữ, Gia Long, Đăk G’Lum, Liêng Nung, Cô tiên, Lưu ly, Len Gun...thuộc tỉnh Đăk Nông; thác Dray Sáp thượng, thác Dray Knao, Dray Nur, thác Ba tầng, thác Thủy Tiên, thác 7 tầng... thuộc tỉnh Đăk Lăk.. tạo thành một quần thể khá hấp dẫn du khách, với những nét hoan sơ, thơ mộng, kỳ ảo ...

Suối nước khoáng Đắk Mol, tỉnh Đăk Nông; suối Đôi, suối Tiên... thuộc tỉnh Gia Lai; suối nước noń g Đăk Tô...thuộc tỉnh Kon Tum; suối Tiên (Đạ Huoai), suối nước nóng Đam Rông...thuộc tỉnh Lâm Đồng. Các suối nước nóng có tác dụng tăng khả năng đề kháng của cơ thể và chống viêm nhiễm, chữa nhiều chứng bệnh, có thể phục vụ ngâm tắm, điều dưỡng chữa bệnh.

Núi Langbiang, tỉnh Lâm Đồng có độ cao tuyệt đối là 2.167m nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc. Đây là khu núi cao còn giữ được nhiều cảnh quan đẹp. Từ chân núi theo đường mòn tới đỉnh khoảng 7km, từ đó du khách có thể quan sát toàn cảnh Đan Kia ­ Suối Vàng, thành phố Đà Lạt và phụ cận. Khí hậu trên đỉnh Langbiang mát mẻ, thích hợp với hoạt động du lịch nghỉ dưỡng. Langbiang là điểm tài nguyên du lịch sinh thái, các loại hình có thể khai thác là nghỉ dưỡng núi, thể thao, vọng cảnh, vui chơi giải trí và ẩm thực.

Tây Nguyên có nhiều hồ như: Hồ Xuân Hương, Hồ Tuyền Lâm, Hồ Đankia ­ Suối Vàng (Ankroet), Hồ Đa Nhim và đèo Ngoạn Mục, tỉnh Lâm Đồng; Biển Hồ (hay còn gọi là Tơ Nuêng), Ayun Hạ... tỉnh Gia Lai. Hồ Ya Ly, tỉnh Kon Tum...; Hồ Tây, Hồ trúc, Hồ Doãn Văn, hồ Ea Snô, tỉnh Đăk Nông; hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Chu Cáp, hồ Ea Đờn, hồ Buôn Jông, hồ Ea Súp Thượng ... Các hồ nước thường có nhiều mục tiêu, ngoài việc tưới tiêu, làm thủy điện, điều hoà dòng chảy... còn là nơi khai thác du lịch.

b. Hệ sinh thái rừng, đồi núi, vườn quốc gia, khu bảo tồn

Nói đến Tây Nguyên là nói đến một lãnh thổ "Đại ngàn", có giá trị sinh thái đặc sắc mà đại diện là hệ sinh thái rừng khô hạn và hệ sinh thái núi cao, với nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia như: Vườn Quốc gia Bidoup ­ Núi Bà, rừng Cát Lộc... tỉnh Lâm Đồng; Vườn quốc gia Kon ka Kinh, khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, đồi thông Đăk Pơ... tỉnh Gia Lai; Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông; Vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Cư Yang Sin, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Ral (huyện Ea H’leo) và khu rừng đặc dụng Trấp Ksơr (Krông Năng)... thuộc tỉnh Đăk Lăk; vườn quốc gia Chư Mon Ray, rừng thông Măng Đen, rừng đặc dụng Đăk Ủy... tỉnh Kon Tum... Đây là những địa điểm có thể khai thác phát triển loại hình du lịch

sinh thái, nghỉ dưỡng với các hoạt động: du lịch sinh thái rừng, dã ngoại, nghỉ

dưỡng, nghiên cứu khoa học...

Mặt dù Tây Nguyên có nhiều tiềm năng du lịch thiên nhiên như vậy, nhưng vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng để khai thác hợp lý, hầu như chưa tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch; nhiều nơi chưa có đường ô tô và đường điện. Ngược lại, tại Đà Lạt Lâm đồng nhiều điểm du lịch đã được đầu tư khai thác như Hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, thác Cam Ly, hồ Than Thở, thung lũng tình yêu...tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức trầm trọng đang diễn ra tại các điểm du lịch này mà chính quyền vẫn chưa có giải pháp khắc phục như: lượng rác thải chưa xử lý, hồ và thác cạn nước vào mùa khô do sự tàng phá rừng đầu nguồn, có tình trạng cá chết hàng hoạt tại các hồ ở Đà Lạt mà báo chí thường xuyên phản ánh do lượng nước bị nhiễm hàm lượng thuốc sâu và phân bón khá lớn do người dân trồng rau, hoa ở khu vực lân cận thải ra.

2.4. Các nhân tố Nguyên‌

quan trọng cho sự

phát triển du lịch bền vững Tây

2.4.1. Sản phẩm du lịch‌

Cả 5 tỉnh trong vùng Tây Nguyên đều có tiềm năng du lịch rất lớn, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch. Trong những năm qua, sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên đã được đa dạng hoá và phong phú hơn nhiều các nơi khác, từng bước nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa phương trong vùng đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch của mình, bảo tồn và

phục hồi các lễ hội truyền thống dân tộc Tây Nguyên, tổ chức nhiều hoạt động du lịch với nhiều chủ đề độc đáo hấp dẫn. Tây Nguyên có 7 loại hình sản phẩm du lịch là:

(l) Du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ (Tuyền Lâm, Măng Đen, Biển Hồ, Hồ Lắk, Ngọc Linh…).

(2) Du lịch nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa (Bản Đôn, Buôn M’liêng; Làng Văn hóa Kon Klor; Buôn Go ­ Cát Tiên …).

(3) Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên (hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia, hồ Tơ Nưng, hồ Lắk; các thác Trinh Nữ, Gia Long, Cam Ly, Pren, Pa Sỉ…).

(4) Du lịch MICE (hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm);

(5) Du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao mạo hiểm (du lịch golf, leo núi, vượt thác…);

(6) Du lịch lễ mả…).

hội (festival, Lễ

hội Cồng chiêng, Lễ

hội đua voi, Lễ bỏ

(7) Du lịch tham quan lịch sử văn hóa (di tích ĐắkTô­Tân Cảnh, Ngục Kon

Tum, Nhà thờ

gỗ Kon Tum; nhà tù Pleiku,

di tích lịch sử

văn hóa làng kháng

chiến Stor, di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo, chiến địa Plei Me; Nhà Đày

Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, hang đá Đắk Tur ­ Krong Bong, Đồn điền Ca Đa, Đình Lạc Giao, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Tòa Giám mục Đắk Lắk, Tháp Yang Prong ­ Easoup; Di tích N’Trang Gưh, cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng; Thiền viện Trúc Lâm, khu mộ cổ dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên…

2.4.2. Liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên‌

Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã quan tâm đến liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng và vùng Tây Nguyên với các vùng khác như: Đông Nam bộ, vùng Duyên hải Miền Trung và vùng Tam giác Phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra, giữa các tỉnh trong vùng có liên kết với nhau và cùng liên kết với các tỉnh, thành phố ngoài vùng nhằm giới thiệu, quảng báo hình ảnh, thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch. Cụ thể:

Lâm Đồng: Liên kết phát triển "Tam giác du lịch" giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng. Qua 5 năm triển khai, đến nay đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng, tạo

ra nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch mới phục vụ du khách. Bình Thuận hiện có 253 dự án đầu tư với tổng vốn trên 37.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Bình Thuận cũng có 3 dự án đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn đăng ký 80 tỷ đồng. Các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 3 tỉnh đã chủ động phối hợp vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vui chơi giải trí, tham gia thực hiện chương trình “Ấn tượng Việt Nam,” liên kết để giảm giá buồng phòng, tăng cường công tác giới thiệu quảng bá và xúc tiến gắn với các chương trình khuyến mãi giảm giá của các doanh nghiệp, các công ty lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra,

hình

ảnh du lịch 3 địa phương đã được quảng bá thông qua nhiều sự

kiện lớn.

Thành phố Hồ

Chí Minh chủ

trì phối hợp với các địa phương tổ

chức các đoàn

khách quốc tế khảo sát, tìm hiểu thị trường, sản phẩm du lịch và cơ hội đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận và Lâm Đồng; tham gia vận động các doanh nghiệp du lịch tham gia hội chợ, sự kiện du lịch của các địa phương như Lễ hội Nghinh Ông ­ Bình Thuận, festival Hoa Đà Lạt, lễ hội Trà tại Lâm Đồng, cũng như tạo điều kiện để các địa phương tham gia vào các sự kiện du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh.

Với sự liên kết này, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng, Bình Thuận từ các công ty lữ hành của Thành phố Hồ Chí Minh luôn được duy trì và ngày càng phát

triển đạt 45%, tổng lượng khách. Năng lực của các doanh nghiệp lữ hành được

nâng cao, góp phần phát triển các tour du lịch từ Lâm Đồng đến Thành phố Hồ Chí Minh­Bình Thuận và các địa phương lân cận.

Một trong những nội dung liên kết phát triển luôn được “Tam giác du lịch” quan tâm là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện vai trò trung tâm, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho Bình Thuận và Lâm Đồng.

Bên cạnh việc chủ động hợp tác trong quảng bá, xúc tiến đầu tư, ngành du lịch 3 địa phương còn cùng nhau xây dựng và phát triển các tuyến điểm du lịch, thiết kế và khai thác các tour du lịch đặc trưng vùng miền. Trong đó, tour du lịch kết hợp biển ­ rừng ­ mua sắm kết nối 3 trung tâm du lịch Bình Thuận ­ Đà Lạt ­ Thành phố Hồ Chí Minh được xem là tour du lịch nội địa hấp dẫn và khai thác hiệu quả nhất hiện nay.

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí