An Ninh, Chính Trị Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên.‌

b. Lĩnh vực quản lý về cơ sở lưu trú du lịch

Tổ chức thẩm định, phân hạng sao cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn được tiến hành thường xuyên, liên tục theo các kế hoạch hoạt động của từng địa phương. Công nhận một số làng du lịch đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch như Khu du lịch sinh thái Mađagui (Lâm Đồng).

Kiểm tra, hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh đầu tư, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú, quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, an toàn và phòng chống cháy nổ...Tổ chức cấp giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch cho các cơ sở đủ điều kiện, đồng thời tiến hành xử phạt và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện theo quy định...

c. Lĩnh vực quản lý các khu, điểm du lịch

Tổ chức điều tra đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh và ký kết văn bản ghi nhớ về hợp tác khai thác tài nguyên vùng Tây Nguyên, nhằm đánh giá các điểm du lịch đủ điều kiện khai thác hoặc không còn phù hợp, không đủ điều kiện khai thác thành sản phẩm du lịch theo Luật Du lịch.

Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch; trong đó có việc nâng cao chất lượng dịch vụ, ổn định giá cả dịch vụ du lịch, tăng cường công tác đảm bảo trật tự an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm tham quan du lịch...

d. Lĩnh vực về quản lý lữ hành, vận chuyển du lịch

Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, cấp và đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch cho các hướng dẫn viên hoạt động trên địa bàn. Xây dựng các kế hoạch liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng và kế hoạch hợp tác du lịch toàn vùng; tổ chức các chương trình khảo sát khu, tuyến, điểm du lịch trong vùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển du lịch.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về du lịch Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế như: Các tỉnh Tây nguyên chưa có tiếng nói chung để đề xuất những cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển du lịch bền vững vùng, trong đó cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng, các ưu đãi trong đầu tư, cải cách thể

chế....; chưa làm tốt công tác liên kết phát triển du lịch cho toàn vùng; tình trạng vi phạm quy định về quản lý du lịch vẫn còn xãy ra ở nhiều nơi, gây phiền hà cho du khách....

2.3.2.3. An ninh, chính trị ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên.‌

Tây Nguyên giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới đất liền 142 Km, giáp biên giới CamPuChia 498 Km. Tây Nguyên được xem là nơi có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định chính trị chủ yếu do sự can thiệp của các thế lực phản động bên ngoài xúi giục gây rối bên trong. Sự kiện gây rối Tây Nguyên năm 2001 và 2004 đã thể hiện điều đó. Tổ chức FULRO lưu vong phát triển "Tin lành Đêga" móc nối chỉ đạo vào bên trong kích động, lừa gạt và lôi kéo nhiều người DTTS kéo đến các trụ sở chính quyền ở các huyện lỵ, thị xã biểu tình, ném đá và dùng hung khí chống lại những người thi hành công vụ. Chính quyền các cấp đã kiên trì vận động thuyết phục, đồng thời vạch trần âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch ở bên ngoài, nhờ đó dã nhanh chóng ổn định lại trật tự, khôi phục cuộc sống bình thường ở Tây Nguyên.

Bên trong, hoạt động của một số loại tà đạo, đạo lạ diễn biến phức tạp như tà đạo "Hà Mòn" là tổ chức Fulro biến tướng để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã lan rộng trên địa bàn 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, với hàng ngàn người tham gia; trong năm 2013 đã bắt giữ và đưa ra xét xử 8 người cầm đầu, đến nay đã giảm hơn so với trước đây nhưng vẫn còn dấu hiệu phục hồi.

Mặt khác, trong quá trình phát triển, cũng xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa một số nhóm xã hội. An ninh nông thôn còn diễn biến phức tạp, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, đền bù, giải tỏa các dự án; đòi đất, chiếm đất và tranh chấp về khoáng sản phẩm ở một số Công ty cà phê, cao su. Việc phá rừng, chặt trộm gỗ quý, săn bắn động vật hoang dã thường xuyên diễn ra; tình trạng di dân tự do vào các tỉnh Tây Nguyên ngày càng nhiều, đã gây khó khăn rất lớn đến công tác quản lý xã hội cho các tỉnh Tây Nguyên.

Tình trạng người DTTS Tây nguyên vượt biên sang Campuchia vẫn còn xảy ra; công tác buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán trái phép chất ma tuy và tội phạm xuyên quốc gia đã diễn ra trên địa bàn biên giới.

Trong những năm vừa qua Ban chỉ đạo Tây Nguyên và lãnh đạo các tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó. Công tác đối ngoại, nắm tình hình, quản lý biên giới được tăng cường; công tác phân giới cắm mốc tuyến biên giới Việt Nam ­ Lào ­ Campuchia được thực hiện khẩn trương. Do đó tình hình an ninh, chính trị trong thời gian qua trên địa bàn Tây Nguyên cơ bản ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế ­ xã hội trên địa bàn Tây Nguyên phát triển.

2.3.3. Về xã hội‌

2.3.3.1. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử‌

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998­2013), Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành quả, bước tiến quan trọng. Nhân dân coi trọng hơn các giá trị văn hóa, nhất là các giá trị di sản văn hóa truyền thống; môi trường văn hóa được cải thiện. Vai trò chủ thể văn hóa của cộng đồng từng bước được phục hồi. Các thiết chế văn hóa, di tích lịch sử được xây dựng và bảo tồn từ nhiều nguồn vốn khác nhau, đa dạng về sở hữu, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số được sưu tầm, giới thiệu, bảo vệ, phát huy. Đội ngũ trí thức văn hóa, văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số tăng cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động văn hóa từng bước thích ứng dần với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã điều chỉnh một số bất cập; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đã được nâng lên.

a. Kết cấu dân cư, dân tộc và lễ hội

Do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, cơ học, hiện Tây Nguyên có nhiều bộ phận dân cư khác nhau. Bộ phận thứ nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ gồm 12 dân tộc, gồm: Bana, Xơ đăng, Giẻ triêng, Brâu, Rơ măm, Mnông, Mạ, Cơho thuộc nhóm Môn ­ Khmer; các tộc người GiaRai, Ê đê, Churu, Raglai thuộc nhóm Nam đảo. Các dân tộc này có mặt ở Tây Nguyên từ lâu đời, có nền văn hóa truyền thống độc đáo, phong phú nhưng trình độ phát triển kinh tế lại thấp. Đặc trưng lớn

nhất quy định

những sắc

thái văn hóa Tây Nguyên là nếp

sống nương rẫy, là

nếp sống chỉ đạo, bao trùm toàn bộ các tộc người. Kinh tế nương

rẫy

tác động

đến đời

sống vật

chất,

cũng như tinh thần

của con người. Đời sống tinh thần

của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy, từ đó hình thành một hệ thống lễ hội có khả năng thu hút rất cao đối với du khách. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể hiểu biết được phong tục, tập quán của cư dân địa phương như: Lễ đâm trâu, mừng chiến thắng, khánh thành nhà rông, tạ ơn thần, ăn cơm mới, trưởng thành, lễ cúng Thần đất, Thần núi, Thần bến nước… đến cầu mưa, mừng lúa mới, bỏ mả…

Ngày nay, trong điều kiện tự nhiên bị phá vỡ kéo theo tập quán mưu sinh thay đổi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo, lễ hội truyền thống chỉ còn lại lễ cầu mưa và lễ bỏ mả. Thay vào đó là các lễ hội mới do các cấp chính quyền tổ chức hằng năm. Ở đó, vẫn có nghi lễ cầu Thần, có hiến tế, có diễn tấu cồng chiêng và giao lưu văn nghệ nhưng ý nghĩa và giá trị tinh thần đã được chuyển dịch.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã quan tâm đến việc phát triển các lễ hội để thu hút khách du lịch và tôn vinh, quảng bá hình đất nước và con người Tây Nguyên.

­ Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 2005, Festival Hoa bao gồm các triển lãm hoa, hội thảo hoa, hội chợ hoa với các hoạt động giới thiệu các loài hoa trong nước và trên thế giới.

­ Lễ hội ngành Thêu được tổ chức 3 ngày, từ ngày 12 tháng 6 đến 14 tháng 6 (Âm lịch) hàng năm, với tất cả nghệ nhân ngành thêu cả nước về Đà Lạt giỗ tổ ngành thêu.

­ Lễ hội văn hóa Trà được tổ chức đầu tiên tại thị xã Bảo Lộc vào năm 2006; quy tụ 50 thương hiệu Trà của cả nước, mang dấu ấn đẹp và sâu đậm về một thế giới trà Việt.

­ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Hiệp

hội cà phê Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh ngành sản xuất cà phê; vinh danh

những doanh nghiệp cà phê nổi tiếng, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.

­ Festival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai lần thứ I ­ 2009.

­ Lễ hội đua voi: diễn ra vào mùa xuân, là sinh hoạt văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên, thường được tổ chức tại buôn Đôn và trên sông Sêrrêpok, nhằm nêu cao tinh

thần quật cường của các dân tộc, cũng như khả năng thuần phục và nuôi dưỡng loài voi.

b. Văn hóa phi vật thể

­ Di sản văn hóa công chiêng: Trong truyền thống của cư dân bản địa Tây Nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại nằm trong số 43 di sản của 46 quốc gia vào ngày 15/11/2005, đây là tài sản vô cùng quí báu của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng tại Tây Nguyên.

Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với cuộc sống người dân Tây Nguyên từ ngàn đời nay, là bằng chứng độc đáo, là nét đặc trưng của truyền thống văn hóa các

dân tộc Tây Nguyên. Cồng chiêng là nhạc

cụ nghi lễ,

các loại

nhạc

cồng chiêng

trước

hết

đáp

ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có

cách tổ chức cồng chiêng khác nhau, có ít nhất 3 phong cách âm nhạc của cồng

chiêng Tây Nguyên. Nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng cổ truyền được tiến hành rất nghiêm ngặt từ các bản tấu, nghệ nhân, không gian, hoàn cảnh đến chức năng cơ bản là tế lễ.

­ Văn hóa dân gian: Tây nguyên là vùng văn hóa dân gian phong phú và độc đáo, là một trong 7 vùng văn hóa lớn ở Việt Nam, văn hóa Tây Nguyên có nhiều màu sắc. Sử thi Tây Nguyên là một dạng tự sự dân gian, gắn với những đặc thù Tây Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống dân tộc bản địa, trình độ sản xuất và các đặc trưng văn hóa, tạo nên sự thống nhất thể loại. Sử thi Tây Nguyên được phổ biến rộng khắp và lưu truyền lâu dài qua các thế hệ, mang tính cộng đồng và nhân dân sâu sắc. Những đặc trưng văn hoá của từng tộc người là những biểu hiện cụ thể ở lối làm ăn, nếp sống, thế ứng xử thông qua các quan hệ và các hoạt động xã hội và ngôn ngữ trong một hoàn cảnh tự nhiên và không gian xã hội cụ thể, đó là đặc trưng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần: Tập quán ăn uống; nhà cửa và hình thái cư trú; trang phục, công cụ, dụng cụ, văn học dân gian, ca múa nhạc dân gian, nhảy múa....

Tuy nhiên, nghệ thuật diễn xướng và nhạc cụ cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên đang có nhiều biến đổi.. Sau khi UNESCO công nhận không gian văn hóa

cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể đại diện của thế giới thì cồng chiêng đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng những giá trị truyền thống đã bị mai một nhiều, đặc biệt là mất đi không gian thiêng vốn dĩ của nó. Những đêm hát kể sử thi, những nhạc cụ dân tộc và các hình thức hát dân ca, dân vũ vẫn được duy trì nhưng thiếu linh hồn vì tâm lý, ý thức cộng đồng và không gian diễn xướng thay đổi.

c. Văn hóa kiến trúc

Kiến trúc dân gian đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên chính là nhà rông, nhà dài và nhà mồ. Nhà rông là biểu tượng văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng... nơi thể hiện các lễ hội tâm linh, nơi thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ các giá trị văn hóa truyền thống; nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong ngày lễ...Bên cạnh giá trị vật chât́, nhà rông là nơi ẩn chứa văn hóa tâm linh rất bền vững của các dân tộc Tây Nguyên. Vì vậy, nhà rông Tây Nguyên vừa có giá trị văn hóa vật thể, mà còn có giá trị văn hóa phi vật thể.

Trong những năm qua, nhà rông Tây Nguyên đã được quan tâm xây dựng và bảo tồn tại các trung tâm sinh hoạt cộng đồng để vừa là nơi sinh hoạt, hội họp của cộng đồng thôn, làng. Tuy nhiên hiện nay những loại hình kiến trúc nhà rông, nhà dài, nhà mồ đang mất dần hoặc bị biến tướng và thay vào đó là những thiết chế văn hóa hiện đại, mà nhà văn hóa cộng đồng là một thí dụ. Ðiều đáng quan tâm là những thiết chế văn hóa đó lại xa rời truyền thống văn hóa của từng tộc người từ vị trí, kiến trúc, trang trí đến công năng.

d. Văn hóa ẩm thực

Đời sống của cư dân Tây Nguyên chủ yếu dựa vào rừng, nên trong ăn uống đã trở thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo cho vùng này. Các món đặc sản của Tây Nguyên.

Rượu cần, không thể

thiếu trong bất cứ

lễ hội nào của đồng bào Tây

Nguyên. Rượu cần, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê... để tế lễ các đấng tối cao trong năm.

Cơm lam được coi là món ăn của núi rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát và hương thơm của tre nứa. Cơm lam được ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre), cơm lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).

Gỏi lá, có trên 20 loại lá cây rừng khác nhau, lấy các loại lá này cuốn thành hình phễu để bỏ vào đó các loại thức ăn. Các món ăn kèm với lá như thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng bóp trộn cùng bột gạo nếp rang.

Thịt nai là món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, thịt nai khô gác bếp là món đặc sản quý của dân tộc Tây Nguyên.

Gà nướng sa lửa, lâu nay người Tây Nguyên vẫn luôn tự

hào về

món gà

nướng sa lửa (Măng Đen), mùi tre tươi chặt trong rừng đã làm nên hương vị đặc biệt của món gà nướng sa lửa.

e. Làng nghề truyền thống

Nghề thủ công truyền thống của đồng bào Tây Nguyên chủ yếu là dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, đúc nhẫn bạc... như: làng dệt thổ cẩm Dôr II, thuộc địa bàn xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, nơi đây còn giữ được nghề dệt thổ cẩm với nhiều mặt hàng tương đối phong phú. Làng Ngơm Thung, thuộc địa bàn xã Ia Pết, huyện Đăk Đoan, tỉnh Gia Lai làng có truyền thống với sản phẩm chính là gùi có họa tiết trang trí đẹp. Làng Fung, tỉnh Gia Lai: làng có nghề dệt thổ cẩm truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Làng Choét, thuộc xã Chư Ă, thành phố PleiKu, tỉnh Gia Lai làng có nghề sản xuất nhạc cụ dân tộc như: đàn t’rưng, klông puk, ting ning, chim gió... Làng nghề truyền thống ở tỉnh Lâm Đồng: Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đa Đơng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt.. là những nơi sản xuất ra nhiều hàng hóa lưu niệm đặc sắc như: thổ cẩm, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ,...Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự phong phú và hấp dẫn của du lịch vùng.

Sản phẩm thủ công, mỹ nghệ Tây Nguyên chứa một hàm lượng văn hóa tộc người rất cao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghề đang tồn tại lay lắt, thậm chí có một

số nghề đã mất hẳn chưa khôi phục được. Nguyên nhân, là chưa tạo được môi

trường kinh doanh tốt cho các làng nghề, sản phẩm làm ra giá thành còn cao, không cạnh tranh được trên thị trường; chưa xây dựng được thương hiệu nên khách hàng

không phân biệt giữa hàng hóa sản xuất bằng thủ công và hàng hóa sản xuất công nghiệp.

h. Di tích lịch sử

Tây Nguyên có 1 di tích cấp Quốc gia đặc biệt đó là đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, Đăk Nông và nhiều di tích lịch sử được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích cấp Quốc Gia.

Những địa danh này đã đưa vào danh mục điểm đến để khai thác du lịch tại các tỉnh Tây Nguyên, ngày càng thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan tìm hiểu. Công tác bảo tồn, tôn tạo cũng đã được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, cùng chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đặc biệt quan quan tâm. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại các di tích này còn đơn điệu, chưa thu hút nhiều khách tham quan nên nhiều nơi nguồn thu không đủ cho công tác quản lý, chưa nói đến việc bảo tồn, tôn tạo. Trong 19 di tích cấp Quốc gia có khoảng 6 di tích được tôn tạo, 2 di tích chưa tôn tạo, còn lại tôn tạo một phần hoặc đã tôn tạo nhưng có dấu hiệu xuống cấp.

Tóm lại: Bảo tồn văn hóa, lịch sử Tây Nguyên là yếu tố hết sức quan trọng để phát triển bền vững, do đó cần thiết phải bảo tồn và bảo tồn có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm. Bảo tồn phải gắn liền với khai thác và phát huy để phục vụ phát triển kinh tế ­ xã hội tại địa phương (tức là bảo tồn động, bảo tồn trong sự phát triển). Việc bảo tồn văn hóa Tây Nguyên, cho dù tự phát hay có tổ chức, thì nhân tố quan trọng nhất vẫn là chủ thể văn hóa, tức là đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trong đó nòng cốt phải là các già làng, các nghệ nhân và trí thức dân tộc. Chỉ có họ mới đủ khả năng nhận diện bản sắc văn hóa, có ý thức, tâm hồn và niềm tự hào dân tộc, từ đó hình thành động lực và sức mạnh nội tại để bảo tồn và phát triển văn hóa.


Biểu số: 2.13. Biểu di tích lịch sử cấp Quốc Gia trên địa bàn Tây Nguyên

TT

Tên di tích

Tỉnh

Huyện

Năm công nhận

Tình trạng hiện nay

1

Hang đá Đăk Tur

ĐăkLăk

Krông Bông

1991

Được tôn tạo

2

Nhà đày Buôn ma thuột

ĐăkLăk

Buôn ma thuột

1980

Được tôn tạo

3

Biệt điện Bảo đại

ĐăkLăk

Buôn ma thuột

1994

Được tôn tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 13

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023