Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích, Đánh Giá Chất Lượng Cho Vay Đối Với Người Nghèo


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung lý giải những câu hỏi nghiên cứu chính sau đây.

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng cho vay đối với người nghèo?

- Thực trạng của chất lượng hoạt động cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh như thế nào?

- Giải pháp nào để làm tốt hơn công tác cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, cần phải có phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp, cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt nhất, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp tổng hợp so sánh, phương pháp chuyên khảo; phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm; phương pháp toán kinh tế,… trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh - 7

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ tài liệu thứ cấp:

- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như:

+ Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…)

+ Thông tin thực tiễn ( trong nước, các vùng, địa phương)


+ Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …)

- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau:

+ Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước

+ Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành).

+ Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê, Sở lao động TB&XH)

+ Công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án)

+ Mạng internet

+ Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, của đơn vị đến năm 2014.

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải xắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được xắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu qủa nhất.

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.3.1.Phương pháp thống kê kinh tế

Đây là phương pháp nghiên cứu đặc biệt quan trọng, sử dụng thường xuyên đối với nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này giúp cho nhà nghiên cứu có được tài liệu, số liệu về vấn đề nghiên cứu cũng như các vấn đề liên. Từ đó, tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu, và phản ánh, phân tích tài liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau.


Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, chúng tôi vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau:

+ Phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng. Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

+ Phương pháp phân tích sự biến động của hiện tượng: chúng tôi chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân).

+ Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh giữa các năm với nhau, so sánh với thời điểm thành lập NHCSXH để thấy được mức độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước, cũng như tốc độ tăng trưởng qua các giai đoạn hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh từ 2010-2014.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá chất lượng cho vay đối với người nghèo

Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH bao gồm:

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1. Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, chỉ tiêu này cho thấy được khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng qua các năm. Do đó nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ

liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng.


Chỉ tiêu doanh số cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn về quy mô hoạt động cho vay trong từng thời kỳ cần phải xét đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay.


Tốc độ tăng trưởng cho vay

Doanh số cho vay kỳ báo cáo

= × 100%

Doanh số cho vay kỳ trước


2.3.1.2. Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này cũng tương tự như chỉ tiêu doanh số cho vay, tuy nhiên nó là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay kém… Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng tốt bởi lẽ khi ngân hàng cho vay vượt quá mức giới hạn cũng là lúc ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro về cho vay.

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đồng thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh uy tín của ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của ngân hàng với thị phần cho vay của ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh quy mô hoạt động của đơn vị năm nay so với năm trước, tốc độ tăng trưởng càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay hộ nghèo càng cao.


Tốc độ tăng trưởng

dư nợ =

Dư nợ cho vay kỳ báo cáo Dư nợ cho vay kỳ trước


× 100%


2.3.1.3. Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn cho vay ưu đãi trên tổng số hộ nghèo của tỉnh, đây là chỉ tiêu đánh giá về số lượng. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.


Tổng số lượt

hộ nghèo được = vay vốn

Lũy kế số lượt hộ được vay vốn đến cuối kỳ trước

Lũy kế số lượt

+ hộ được vay trong kỳ báo cáo


2.3.1.4. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác cho vay; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố.


Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn =

Tổng số hộ nghèo được vay vốn Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách


× 100%


2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

Ngoài các chỉ tiêu về mặt định lượng để đánh giá chất lượng cho vay đối với người nghèo của NHCSXH cần kết hợp với một số chi tiêu định tính - những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với chất lượng, độ an toàn, hiệu quả của cho vay người nghèo.

2.3.2.1. Thủ tục và quy trình cho vay vốn

Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng. Thủ tục làm việc, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng mạnh cho khách hàng. Thủ tục giấy tờ đơn giản, dễ làm, thời gian làm việc khẩn trương, không gây phiền hà cho khách hàng, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo cho người nghèo niềm tin vào cán bộ ngân hàng.

2.3.2.2. Thời gian xét duyệt cho vay

Người nghèo đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn trong khoảng thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Nâng cao chất lượng cho vay người nghèo trên cơ sở đem lại cho người nghèo những chính sách tốt nhất nhưng phải đảm bảo an toàn tín dụng. Hiện nay quy định thời hạn xét


duyệt cho vay người nghèo từ khi nhận được hồ sơ từ dưới xã do tổ trưởng Tổ TK&VV gửi lên là 5 ngày.

Đánh giá chất lượng cho vay người nghèo của NHCSXH thì cần phải có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đội ngũ cán bộ tín dụng nhanh nhẹn, đánh giá nhu cầu tín dụng của người nghèo chính xác. Cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cho vay để nhìn nhận người nghèo một cách đầy đủ và khái quát nhất từ đó đưa ra quyết định cho người nghèo vay bao nhiêu với thời gian bao lâu là tối ưu nhất.

Để đánh giá chính xác chất lượng cho vay người nghèo của NHCSXH chúng ta cần phân tích kết hợp các chỉ tiêu trên. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cho vay giúp ngân hàng nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp điều chỉnh kịp thời đối với ngân hàng để trách được những rủi ro trong tín dụng.


Kết luận chương 2

Chương 2, học viên đã đặt ra 3 câu hỏi để làm định hướng cho nghiên cứu hướng tới giải quyết được các câu hỏi liên quan đến chất lượng cho vay đối với nười nghèo tại Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh. Khẳng định các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Xác định các chỉ tiêu định lượng và định tính sử dụng để đánh giá chất lượng cho vay đối với người nghèo, làm cơ sở để phân tích thực trạng tại chương 3.


Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY

ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH

3.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là một tổ chức tín dụng của Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là: Bank for Social Policies of Vietnam, Bac Ninh branch.

Trụ sở hoạt động: Số 2 - Đường Phù Đổng Thiên Vương - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.

Tiền thân của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là Ngân hàng Phục vụ người nghèo tỉnh Bắc Ninh được thành lập và hoạt động từ năm 1997. Là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, giúp người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo nhằm tạo dựng kênh tín dụng ưu đãi, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, cải thiện đời sống góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, trụ sở làm việc hầu như không có, chủ yếu là đi thuê, mượn và còn gặp rất nhiều khó khăn khác, song được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam,


Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các cấp ủy, chính quyền địa phương, trực tiếp là Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiệm vụ, sớm ổn định bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả. Đến cuối năm 2014, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có 01 Hội sở chính và 07 Phòng giao dịch huyện, thị; 126 điểm giao dịch xã, phường đã đi vào hoạt động ổn định và phát triển, thực sự là công cụ đắc lực và hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp, chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến 100% xã, phường trên địa bàn để cho vay các đối tượng thụ hưởng kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

3.1.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng

Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đứng đầu là Ban đại diện Hội đồng quản trị gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc UBND tỉnh và một số tổ chức chính trị - xã hội. Ban đại diện HĐQT gồm có 12 thành viên, trong đó 11 thành viên kiêm nhiệm, 01 thành viên chuyên trách. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh là Trưởng Ban đại diện HĐQT, Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, Giám đốc NHNN tỉnh Bắc Ninh, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính và Sở Lao động thương binh xã hội làm uỷ viên.

Tại cấp huyện, thị xã thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT cấp huyện, thị do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cùng cấp làm trưởng ban. Tuỳ tình hình thực tế tại địa phương mà Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần nhân sự và quyết định thành lập Ban đại diện HĐQT.

Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, Ngân hàng đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện bộ máy hoạt động nhằm nâng cao công tác điều hành. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng được trình bày theo sơ đồ sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2024