Nhóm Các Giải Pháp Xây Dựng Và Củng Cố Cơ Chế Rà Soát, Giám Sát


Do vậy, chưa có hệ thống các biên pháp quản lý, phòng ngừa rủi ro và phục hồi sau khủng hoảng (disaster recovery).

Các NHTM cần tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống các quy trình, quy định (hoặc Sổ tay) về quản trị rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường song song với các chương trình phần mềm ứng dụng tính toán mức độ rủi ro và dự tính tổn thất. Do đây là lĩnh vực mới và đòi hỏi nhiều kiến thức phức tạp, các NHTM Việt Nam nên thuê tư vấn, đặc biệt tư vấn nước ngoài hỗ trợ xây dựng Sổ tay quản trị rủi ro tác nghiệp.

3.3.2.2 Nhóm các giải pháp xây dựng và củng cố cơ chế rà soát, giám sát

a. Sắp xếp lại cơ cấu và mô hình tổ chức theo hướng tách bạch chức năng

Để có thể áp dụng được các nội dung của Hiệp định Basel II vào quản trị rủi ro trong các NHTM của Việt Nam, các ngân hàng cần tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các phòng, ban, đơn vị của mình theo hướng tách biệt bộ phận kinh doanh (quan hệ khách hàng, quản lý tài khoản) với bộ phận quản lý rủi ro.

Tại Trụ sở chính, các phòng/ban phụ trách về khách hàng phải được tách bạch chức năng nhiệm vụ liên quan đến phê duyệt giao dịch, kiểm soát. Chức năng này phải được tập trung vào các bộ phận chuyên về thẩm định, phê duyệt và kiểm soát giao dịch. Tại chi nhánh nơi trực tiếp quản lý khách hàng, nguyên tắc tách bạch chức năng nhiệm vụ càng quan trọng hơn. Ví dụ về một giao dịch cho vay một đối tượng khách hàng (ví dụ: khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân) cần đảm bảo tối thiểu các bước theo sơ đồ sau:


Kiểm tra, giám sát nội bộ

Quan hệ khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quyết định tín dụng

Đánh giá lại khoản vay

Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định BASEL II và việc áp dụng tại Việt Nam - 13

Kiểm tra, giám sát nội bộ

Hình 3.1: Quy trình xử lý giao dịch cho vay với sự tách bạch chức năng, nhiệm vụ


Như vậy, khâu quan hệ khách hàng với khâu thẩm định tín dụng và khâu quyết định tín dụng được tách biệt với nhau đảm bảo tính chuyên môn hoá và minh bạch trong toàn bộ quá trình cho vay. Một điều chú ý là công tác kiểm tra, giám sát nội bộ phải bắt đầu ngay từ khâu đầu tiên và đi theo toàn bộ thời hạn của khoản vay.

Thực tiễn lịch sử phát triển của các NHTM lớn trên thế giới đều cho thấy mô hình tổ chức 2 cấp gồm Trụ sở chính và Chi nhánh là mô hình có nhiều khuyết điểm hơn ưu điểm, đặc biệt đứng trên góc độ quản trị rủi ro. Việc cấp thẩm quyền cho chi nhánh thực hiện các giao dịch ngân hàng như một ngân hàng độc lập (tương đối, theo nghĩa là một chủ thể quan hệ kinh tế với khách hàng) khiến việc quản lý rủi ro phải thực hiện theo nhiều cấp khác nhau, từ trụ sở chính tới chi nhánh. Do vậy, xu hướng chung là thành lập các trung tâm xử lý và quản lý tài khoản, và để các chi nhánh trở thành các đơn vị quan hệ khách hàng. Do vậy, các NHTM Việt Nam cần sớm đưa ra định hướng chiến lược thành lập các chi nhánh “khu vực”, hay các Trung tâm giao dịch lớn, quản lý tập trung toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong khu vực đó (ví dụ: Bắc, Trung, Nam...).

Hiện tại, Incombank là NHTM đầu tiên thực hiện sắp xếp lại mô hình tổ chức theo hướng phù hợp với chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp định Basel II tại cả Trụ sở chính và chi nhánh. Cơ cấu phòng, ban được chia thành các khối: kinh doanh, quản lý rủi ro, hỗ trợ. Các phòng kinh doanh được chia tách theo đối tượng


khách hàng gồm: khách hàng lớn, Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khách hàng cá nhân. Các phòng này phụ trách tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ của Incombank liên quan đến đối tượng khách hàng mình quản lý. Riêng khối quản lý rủi ro, có 2 phòng chuyên về quản lý rủi ro là phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư, và phòng Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp.

b. Quy định chức năng, nhiệm vụ và vai trò quản trị rủi ro các cấp b1) Trách nhiệm của HĐQT

- Xác định mức độ chấp nhận rủi ro (risk appetite) của ngân hàng. Mức độ chấp nhận rủi ro này phải được xác định trên cơ sở các quyết định về định hướng chiến lược tổng thể của ngân hàng. Mức độ chấp nhận rủi ro là hàm số của những nguồn lực sẵn có của bản thân NHTM.

- Xác định ở phạm vi rộng các lĩnh vực kinh doanh mà ngân hàng theo đuổi. Ví dụ: bán buôn hay bán lẻ, thương mại hay cá nhân, dịch vụ truyền thống (tiền gửi và cho vay) hay các dịch vụ mới liên quan đến kinh doanh, môi giới, tư vấn...

- Xác định các trách nhiệm tổng thể của cấp quản lý điều hành và đảm bảo rằng các cấp điều hành cao cấp có cán bộ với nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau.

- Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị và các hội đồng khác trực thuộc HĐQT (ví dụ: Uỷ ban quản lý TSC/TSN, Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng công nghệ thông tin...)

- Ban hành cơ chế báo cáo từ cấp điều hành đến cấp chi tiết (nếu cần) về toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như báo cáo phân tích các nội dung chủ yếu trong công tác quản trị rủi ro.

b2) Trách nhiệm của Ban điều hành

Cấp điều hành của một NHTM có trách nhiệm thực hiện các mong muốn và chỉ đạo của HĐQT về phương hướng kinh doanh, mức độ chấp nhận rủi ro, cơ cấu tổ chức trên phạm vi rộng và cách thức tiếp cận trong quá tình ra quyết định.


Cấp điều hành cần thiết lập cơ cấu tổ chức rõ ràng và phù hợp, với các tránh nhiệm hàng ngày được xác định rõ và phổ biến trong toàn bộ tổ chức. Cần phải có một sơ đồ cơ cấu tổ chức công khai.

Cấp quản lý cũng cần phải đảm bảo rằng cán bộ ở mọi cấp đều được trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện kinh doanh có hiệu quả.

b3) Bộ phận bảo đảm tuân thủ (compliance management)

Chức năng bảo đảm tuân thủ cần được tách biệt khỏi tất cả các bộ phận hoạt động kinh doanh khác trong một ngân hàng. Nhiệm vụ của đơn vị này là đảm bảo rằng tất cả các luật, quy định và chính sách được tuân thủ. Chức năng này cần bao gồm cả các quy định trong và ngoài ngân hàng.

Chức năng bảo đảm tuân thủ có thể tập trung vào một bộ phận, ví dụ: phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn tốt nhất cho thấy nên duy trì chức năng này ở nhiều phòng, bộ phận, đơn vị khác nhau trong ngân hàng, tuỳ thuộc vào loại rủi ro cần quản lý.

b4) Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ thực hiện một vai trò khác nhưng có liên quan đến chức năng bảo đảm tuân thủ. Kiểm toán nội bộ cũng cần phải tách biệt khỉ tất cả các phòng, ban khác, kể cả các phòng thực hiện đảm bảo tuân thủ. Các nội dung trọng tâm của bộ phận Kiểm toán nội bộ gồm:

- Cơ cấu rủi ro mong muốn của ngân hàng có được tuân thủ bởi các bộ phận thực hiện kinh doanh không; Việc tách bạch các trách nhiệm có phù hợp và phát huy tốt hay không; Nhân viên và chất lượng các hệ thống quản trị rủi ro có đáp ứng yêu cầu công việc hay không;

- Cơ cấu quản lý rủi ro có vận hành hiệu quả hay chỉ mang tính hình thức; Có phát hiện đầy đủ và cảnh báo kịp thời các rủi ro hay không; Cơ chế báo cáo có phù hợp không;

- Liệu cấu trúc các hạn mức khác nhau mà ngân hàng áp dụng có phù hợp không; có đang được tuân thủ không; các trường hợp vượt hạn mức có được báo cáo và xử lý thoả đáng không;


- Việc báo cáo các trạng thái có kịp thời và đầy đủ không;

- Bộ phận quản lý tín dụng có đang quản lý danh mục cho vay tuân theo các thoả thuận vay và chính sách của ngân hàng hay không;

Các rủi ro mới phát sinh trong danh mục đầu tư, cho vay có được xác định và quản lý đầy đủ hay không.

c. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro gắn liền với quy trình rà soát, giám sát

ở tất cả các khâu.

Các NHTM cần phải xây dựng một hệ thống các tài liệu gồm Sổ tay tín dụng, Quy chế Hội đồng tín dụng, Quy chế hoạt động Ban quản lý rủi ro thuộc HĐQT, Quy chế hoạt động của Ban quản lý TSN/TSC và Chính sách quản lý TSC/TSN, Quy định đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng, Quy chế kiểm tra kiểm soát nội bộ, Quy định về hạn mức (limits) và cơ chế xây dựng hạn mức (hạn mức đối với từng khách hàng, hạn mức quốc gia, thậm chí từng ngành hàng...). Đối với những quy chế, quy trình nghiệp vụ phức tạp, cần thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài để xây dựng trong điều kiện trình độ nghiệp vụ và lý luận của cán bộ ngân hàng còn thấp và công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa được chú trọng đúng mực.

3.3.2.3 Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quản lý phục vụ công tác báo cáo và công bố thông tin

Một hệ thống dữ liệu tập trung là điều kiện cần thiết để xây dựng bất kỳ hệ thống quản trị rủi ro nào trong ngân hàng. Kho dữ liệu này phải chứa toàn bộ các thông tin, dữ liệu về hoạt động của ngân hàng cũng như các nguồn thông tin bên ngoài như lãi suất thị trường, tỷ giá, hệ số tín nhiệm của khách hàng...Trên cơ sở đó, hệ thống mới đưa ra các thuật toán tính toán và phân tích mức độ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các tham số khác trong các mô hình lượng hoá rủi ro.

Một trong những biện pháp có thể thực hiện giúp các NHTM nhanh nhất có được một hệ thống chương trình quản trị rủi ro theo các chuẩn mực của Basel II là đầu tư mua sắm một hệ thống do công ty chuyên sản xuất chương trình phần mềm cho ngân hàng cung cấp. Hiện tại trên thế giới có rất nhiều công ty có sẵn các sản


phẩm như thế (xem Phụ lục 4 – Một số công ty cung cấp giải pháp quản trị rủi ro theo Basel II), và các giải pháp này áp dụng được với các NHTM ở nhiều quy mô khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam, chưa có một giải pháp quản trị rủi ro theo Basel II nào được cung cấp bởi một công ty phần mềm Việt Nam. Mặt khác, vấn đề cốt lõi là nhân lực, tức là có được đội ngũ cán bộ hiểu và có thể sử dụng hệ thống giải pháp này một cách hiệu quả.

3.3.2.4 Tuyển dụng kết hợp với nhân viên ngân hàng có chất lượng.

Tăng cường chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo theo hướng chuyên sâu vào tác nghiệp, vận hành hệ thống, đánh giá dựa trên kết quả thống kê; cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới trong quản trị rủi ro, ưu tiên ứng dụng các mô hình định lượng trong tính toán mức độ rủi ro....

Như đã trình bày ở phần 3.3.1 của chương này, một vấn đề cấp bách mà các NHTM Việt Nam gặp phải là trình độ cán bộ yếu kém cả về chuyên môn, thực tiễn lẫn kiến thức cơ bản. Về mặt công nghệ có thể đầu tư mua sắm được những hệ thống chương trình quản lý rủi ro hiện đại nhất, tính năng cao nhất. Tuy nhiên con người để sử dụng hệ thống đó có hiệu quả thì cần phải có một thời gian dài, đòi hỏi NHTM cần xây dựng các chiến lược đào tạo nhân lực trong dài hạn.

Cần tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước với sự tham gia của các tổ chức chuyên về đào tạo quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM, giới thiệu những tiến bộ mới nhất về công nghệ, kỹ thuật cũng như những phát triển mới nhất về lý luận trong quản trị rủi ro. Các NHTM Việt Nam cần tham gia tích cực vào các diễn đàn dành cho NHTM như Viện quản trị ngân hàng (Bank Administration Institute), Hiệp hội chuyên viên quản lý TSC/TSN (ALM Professional), Công ty Thương mại giải pháp ngân hàng (BankTech)...và các tổ chức, đơn vị khác để thường xuyên cập nhật và trao đổi về những kiến thức, kinh nghiệm mới.

3.3.2.5 Tổ chức nghiên cứu và triển khai có chọn lọc các nguyên tắc cơ bản về quản trị rủi ro do Uỷ ban Basel ban hành

Uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng thường xuyên tiến hành các nghiên cứu tổng hợp thực tiễn để xây dựng các tài liệu chỉ dẫn về những thông lệ


tốt nhất trong quản trị NHTM nói chung và quản trị rủi ro nói riêng. Những nguyên tắc này rất hữu ích đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của mình.

Nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro tín dụng [23] đưa ra 17 nguyên tắc cơ bản trong quản lý tín dụng, trong đó có 16 nguyên tắc áp dụng đối với NHTM và 1 nguyên tắc cuối cùng áp dụng đối với cơ quan giám sát ngân hàng. 16 nguyên tắc được chia thành 3 nhóm lớn gồm:

(1) Tạo dựng một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp, gồm 3 nguyên tắc quy định về trách nhiệm của HĐQT, Ban điều hành trong xây dựng, phê duyệt và triển khai các chiến lược về rủi ro tín dụng của NHTM.

(2) Có một quy trình cấp (phê duyệt) tín dụng chắc chắn, gồm 4 nguyên tắc.

(3) Duy trì một quy trình giám sát, đo lường và quản lý tín dụng phù hợp, gồm 5 nguyên tắc.

(4) Bảo đảm mức độ kiểm soát cần thiết đối với rủi ro tín dụng, gồm 3 nguyên tắc.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Basel cũng ban hành các tài liệu tương tự đối với các nội dung quản trị rủi ro khác, như Nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử gồm 14 nguyên tắc..., Nguyên tắc cơ bản quản trị và giám sát rủi ro lãi suất gồm 13 nguyên tắc, Nguyên tắc chung về dịch vụ chuyển tiền quốc tế, Nguyên tắc cơ bản về duy trì tính liên tục của hoạt động kinh doanh…gồm hàng loạt các chỉ dẫn, gợi ý và thực tiễn trong công tác quản lý kinh doanh và quản trị rủi ro ngân hàng.


KẾT LUẬN


Hệ thống NHTM Việt Nam đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thể hiện ở các chỉ số tăng trưởng hàng năm trong cho vay, huy động vốn, lợi nhuận, màng lưới chi nhánh và vốn tự có cũng như số lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cung cấp ra thị trường, kể cả các sản phẩm có tính phức tạp và hàm lượng công nghệ cao. Quản trị rủi ro đang trở thành một nội dung ngày càng quan trọng trong công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Lý do là công tác quản trị rủi ro có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó an toàn hoạt động là một trọng tâm của quản trị rủi ro. Trong tiến trình hội nhập ngành ngân hàng của mình, Việt Nam có kế hoạch áp dụng các nội dung của Hiệp định Basel II trong công tác giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm hệ thống NHTM vận hành chắc chắn, tránh nguy cơ tổn thất lớn dẫn đến khủng hoảng, minh bạch và có thể dự đoán. Ngoài ý nghĩa trên, Hiệp định Basel II còn là những chỉ dẫn về những thông lệ tốt nhất về quản trị rủi ro đứng trên góc độ của ngân hàng thương mại.

Việc nghiên cứu đề tài “Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM theo Hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam” đã làm cơ sở để luận văn rút ra được những kết luận sau đây:

- Hiệp định Basel II là những thoả thuận của cơ quan giám sát an toàn đối với hoạt động NHTM của 13 quốc gia phát triển thuộc Uỷ ban Basel. Tuy nhiên, những chỉ dẫn của Hiệp định Basel về quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm soát và giám sát an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM là những đúc kết từ thực tiễn và được tham vấn tới rất nhều quốc gia, lãnh thổ và ngân hàng với quy mô khác nhau để đóng góp ý kiến và xây dựng. Do đó, Hiệp định Basel với 3 cột trụ chính gồm: Cột trụ thứ nhất – Vốn an toàn tối thiểu, Cột trụ thứ hai – Quy trình rà soát giám sát và Cột trụ thứ ba – Nguyên tắc thị trường được coi như những chuẩn mực trong công tác quản trị rủi ro đối với các NHTM ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những lý do quan trọng là Hiệp định Basel II đã đưa ra được những

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí