Các Công Trình Nghiên Cứu Về Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam


định rõ giai đoạn đánh giá. Mặt khác, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu nên những đánh giá của tác giả chưa chỉ ra được mức độ áp dụng KTTN như thế nòa đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh này. Năm 2014, tác giả Nguyễn Hữu Phú nghiên cứu tổ chức KTTN trong các tổng công ty Xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng KTTN có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản trị của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả chi phí, góp phần làm giảm thấp chi phí và tăng lợi nhuận.

Trong luận án của Trần Trung Tuấn (2015), tác giả đã tìm hiểu về kế toán trách nhiệm trong phạm vi các doanh nghiệp ngành xi măng tại Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra mối liên hệ giữa cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp với sự phân quyền, phân nhiệm, và giới thiệu về kế toán trách nhiệm. Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định các nhân tố như trình độ đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp, tình trạng niêm yết của công ty, kiến thức của nhà quản trị về kế toán trách nhiệm, vị trí của nhà quản trị và quy mô kinh doanh. Nghiên cứu cũng khẳng định ảnh hưởng của kế toán trách nhiệm đến thành quả trong các doanh nghiệp ngành xi măng, cũng như ảnh hưởng tích cực của áp dụng các phương pháp KTQT như ABC, BSC đến các yếu tố của kế toán trách nhiệm.

Các khái niệm, bản chất và vai trò của KTTN được định nghĩa rõ ràng hơn. Theo tác giả Trần Trung Tuấn, trong luận án tiến sỹ của mình đã cho rằng “KTTN là một hệ thống thông tin được thiết lập dựa trên sự phân cấp, phân quyền cho các nhà quản trị, các bộ phận trong tổ chức sử dụng hỗn hợp các phương pháp kế toán chi phí và phương pháp đánh giá thành quả để ghi nhận, đo lường, đánh giá thành quả hoạt động đạt được trong tổ chức nhằm cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị được giao quyền và trách nhiệm phù hợp ở bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp hoạt động theo đúng định hướng đã định”. Tác giả Nguyễn Thái An và Vương Thị Bạch Tuyết (2016)), với bài viết trên Tạp chí Tài chính cũng đã nhấn mạnh về vai trò và chức năng của KTTN, nó là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình. Nhà quản lý phải xác định đánh giá và


báo cáo tổ chức, thông qua đó cáp quản lý cao hơn sử dụng những thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong đơn vị, doanh nghiệp hay tổ chức.

Về bản chất của KTTN, các tác giả trong nước đã khẳng định và đề dẫn bản chất KTTN. Theo tác giả Hoàng Thị Hương (2016), KTTN, bản chất là mỗi bộ phận sẽ được phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi phân cấp quản lý của mình. KTTN chỉ được thực hiện tại doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Quý (2016) thì cho rằng, KTTN chính là một công cụ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, KTTN có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hoạt động SXKD của từng bộ phận trong doanh nghiệp. KTTN giúp thu thập và báo cáo thông tin đầu vào- nguồn lực tiêu hao và đầu ra- doanh thu, kết quả sản xuất, chất lượng dịch vụ theo kế hoạch và thực tế của các TTTN. Từ đó, doanh nghiệp có thể so sánh giữa thực tế và dự toán tìm ra các sai lệch trên cơ sở đó, các bộ phận có thể kiểm soát hoạt động và chi phí phát sinh tại bộ phận.

Để có thể phát triển được hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm, tác giả Lương Thị Thanh Việt (2018) đã xây dựng cho các doanh nghiệp sản xuất cao su Việt Nam. Trong đó, tác giả đã vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cho các trung tâm trách nhiệm. Các khía cạnh của BSC gồm tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển được tác giả áp dụng để xây dựng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho các trung tâm quản lý theo từng hoạt động và từng khía cạnh. Việc phát triển các chỉ tiêu đánh giá phù hợp là rất cần thiết và nó cần điều chỉnh phù hợp cho từng lĩnh vực, ngành mà các nghiên cứu kế tiếp có thể kế thừa.

Tác giả Trần Trung Tuấn (2020) khẳng định doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt với không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống thông tin kế toán phù hợp trong doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý nhằm đưa ra các quyết định chính xác. Các nhà quản lý trong doanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

nghiệp cần đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Thẻ điểm cân bằng (BSC) hoặc kế toán trách nhiệm (RA) là các công cụ quản lý hiệu quả trong quá trình ra quyết định quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tác giả nghiên cứu tác động của mô hình phản ứng kế toán khả thi tích hợp với Thẻ điểm cân bằng về hiệu quả hoạt động của tổ chức trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng 7 yếu tố của mô hình hạch toán trách nhiệm tích hợp với Thẻ điểm cân bằng về hiệu quả hoạt động của tổ chức và phương pháp định tính qu để thu được kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu đã gửi 560 bảng câu hỏi đến các nhà quản lý trong các doanh nghiệp May Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa các yếu tố của Mô hình hạch toán trách nhiệm tích hợp Thẻ điểm cân bằng với hiệu quả hoạt động của tổ chức trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng đầy đủ và rộng rãi các khía cạnh của mô hình tích hợp trách nhiệm tích hợp với Thẻ điểm cân bằng, bao gồm: Phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm kế toán trách nhiệm theo chiến lược, phân quyền quản lý cho người quản trị theo tầm nhìn, phân bổ chi phí và doanh thu, lập ngân sách ước tính dựa trên BSC, đánh giá hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng ngân sách ước tính dựa trên BSC, lập báo cáo để phân tích giữa kết quả hoạt động thực tế và kế hoạch dựa trên BSC và xây dựng hệ thống khuyến khích dựa trên BSC để đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

Cũng theo xu hướng nghiên cứu toàn cầu, các vấn đề về phát triển bền vững được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Các tác giả Đinh Thế Hùng & cộng sự (2020) nhắc lại về vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế, là bộ phận trung tâm tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP), các doanh nghiệp cũng cần đặt ra mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. Doanh nghiệp sẽ có thể phát triển bền vững thông qua các hoạt động có trách nhiệm với xã hội như kiểm soát ô nhiễm, tái chế chất thải, tuân thủ các quy tắc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận nên đối với họ, quản lý môi trường không chỉ tốn kém mà còn

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 3


làm giảm lợi nhuận. Khi quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn thì tác động xấu đến môi trường càng gia tăng. Kế toán trách nhiệm xã hội (SRA) là một công cụ đo lường những nỗ lực cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo sự ổn định xã hội của doanh nghiệp. Vì vậy, SRA rất cần thiết để giúp các nhà quản trị đề xuất các chiến lược kinh doanh kết hợp với bảo tồn môi trường một cách hợp lý nhất. SRA đã có những nỗ lực to lớn trong việc chăm sóc môi trường. Các nhà quản lý cần thay đổi nhận thức về SRA, nâng cao kiến thức về SRA để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin không chỉ nhanh chóng mà còn chính xác về SRA. Hiểu được điều đó, các nhà quản lý sẽ chủ động hơn trong việc áp dụng SRA vào hoạt động của công ty. Cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan, nói chung là trong hoạch định chính sách, thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với thị trường, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. đặc biệt. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan khác cũng đóng vai trò thiết yếu vì SRA chỉ trở nên cấp thiết khi có cơ chế giám sát đồng bộ, sự kết hợp của chính quyền và các lực lượng địa phương trong xã hội, đặc biệt là các hiệp hội, các phương tiện truyền thông và báo chí.

Nghiên cứu trong phạm vi của Tổng công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (SABECO), tác giả Cao Thị Huyền Trang (2020) đã trình bày các kết quả nghiên cứu về tổ chức kế toán trách nhiệm. Tác giả đã trình bày việc tổ chức các trung tâm trách nhiệm, đi kèm với đó là việc thực hiện nhận diện và phân loại, xây dựng dự toán, thu nhận và xử lý, đánh giá, tổ chức hệ thống khen thưởng, bộ máy nhân sự tại các trung tâm trách nhiệm. Đây là cách tiếp cận của tác giả gắn liền theo hướng chức năng của kế toán trong doanh nghiệp.

Như vậy, qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp cho thấy: Đây là những tài liệu quý cả về lý luận và thực tiễn. Những tài liệu này rất phong phú và đạt được những kết quả nhất định về lý luận và thực tiễn trong từng thời kỳ khác nhau và hoàn cảnh khác nhau của sự phát


triển kinh tế và kế toán nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng. Các tác giả của các công trình nghiên cứu này đã rất quan tâm đến vấn đề về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh khác nhau. Mỗi công trình đã có thành công nhất định trong việc hệ thống hóa về lý luận và có những điểm mới, bổ sung thêm hoặc làm sáng tỏ vấn đề lý luận về KTTN trong doanh nghiệp, phù hợp với lĩnh vực nghiện cứu trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, tác giả của các công trình cũng đã đánh giá khách quan về thực trạng KTTN trong các doanh nghiệp ở một số lĩnh vực sản xuất thuộc các quốc gia khác nhau mà các tác giả đó đã nghiên cứu. Các công trình đã chỉ rõ trong những hoàn cảnh nhất định thì việc áp dụng kế toán trách nhiệm đã mang lại những kết quả thiết thực trong quản trị doanh nghiệp, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có được những thông tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy để kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các công trình đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nghiên cứu nói trên, góp phần làm cho KTTN trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nghiên cứu đó hiệu quả hơn khi áp dụng trong thực tiễn, góp phần đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

2.1.3. Các công trình nghiên cứu về tập đoàn điện lực Việt Nam

Ngành điện Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới xoá bỏ độc quyền nhà nước phát triển và phân phối điện năng. Trong khâu truyền tải điện được đề cập qua công trình nghiên cứu của tác giả Cao Đạt Khoa (2010), nghiên cứu đã đưa ra đề xuất về xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế quản lý ngành điện trong khâu truyền tải điện như: Thay đổi cách sắp xếp số lượng các công ty truyền tải điện; tách bạch quyền quản lý truyền tải điện giữa EVN và Hội đồng thành viên Tổng công ty truyền tải điện quốc gia NPT, quyền quản lý EVN..; tách chức năng quản lý hành chính nhà nước bộ công thương và chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước EVN đối với NPT… Mặt khác, do tính tất yếu của việc phát triển thị trường điện cạnh tranh trong cơ chế thị trường, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay chuyển sang mô hình thị trường điện cạnh tranh có tính minh bạch như: Thị trường bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh. Nghiên cứu Nguyễn Thành Sơn


(2014); Nguyễn Hoài Nam (2018) khi bàn về thị trường điện cạnh tranh, các nghiên cứu đều chỉ ra các giai đoạn phát triển thị trường điện; đặc điểm thị trường điện cạnh tranh; mô hình và cơ chế thị trường điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh; phân tích thực trạng thị trường điện và đưa ra mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh; đưa ra giải pháp về thị trường điện cạnh tranh. Để phát triển thị trường điện bền vững hơn, cần thực hiện tốt quản lý nhu cầu điện và duy trì mức tăng trưởng phù hợp. Đây là biện pháp hiệu quả để giảm thiểu áp lực lên nguồn cung điện năng đảm bảo cơ cấu tiêu thụ hợp lý góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh khâu truyền tải điện, trong khâu phát điện tại EVN được để cập thông qua công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Bình (2016). Nghiên cứu chỉ ra việc triển khai chiến lược kinh doanh tại các nhà máy thuỷ điện được triển khai như thế nào về chất lượng quản trị, về triển khai định vị trên chiến lược cạnh tranh, về chất lượng định hướng, về chất lượng thực hành quan hệ đối tác và liên minh chiến lược chuỗi cung ứng, về triển khai tạo nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, về đánh giá hiệu suất triển khai và đánh giá mối quan hệ tác động các yếu tố nội dung đến hiệu suất triển khai.

Càng về sau, các công trình nghiên cứu tại EVN càng được nhiều tác giả quan tâm. Trong đó, kế toán quản trị là công cụ đắc lực hỗ trợ nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Thành (2017), Trần Thị Nga (2021) về kế toán quản trị nói chung và về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng trong khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng tại EVN khi bàn về kế toán quản trị trong mối quan hệ chức năng quản lý của nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Từ đó, các nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hướng sâu về nội dung kế toán quản trị như nhận diện phân loại chi phí; xây dựng định mức trong khâu phân phối điện; xây dựng dự toán chi phí mua điện - dự toán doanh thu bán lẻ điện, phân cấp quản lý để làm rõ trách nhiệm quyền hạn từng cấp quản lý trong văn bản, nâng cáo trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý; hoàn thiện chức năng kiểm soát trong ngắn hạn


và dài hạn; xây dựng các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả các trung tâm trách nhiệm chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, các tác giả đã tập trung hơn vào lượng hóa ảnh hưởng của kế toán trách nhiệm đến các chỉ tiêu về hiệu quả của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Trần Trung Tuấn (2015) đã nghiên cứu mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố quy mô kinh doanh trên các khía cạnh tổng tài sản, số lao động, tổng doanh thu, trình độ đào tạo các nhà quản trị, tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán, sự hiểu biết của nhà quản trị tới kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.

Nghiên cứu Ngô Thế Chi và Ngô Văn Lượng (2018) về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu đã thực hiện việc khảo sát, điều tra 60 doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi và một số cuộc phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy KTTN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động đến như nhân tố về tình trạng niêm yết của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán; trình độ đào tạo của nhà quản trị doanh nghiệp; trình độ chuyên môn của những người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp; sự hiểu biết về KTTN của các nhà quản trị và nhân viên kế toán trong doanh nghiệp; quy mô của doanh nghiệp; tầm nhìn của các nhà quản trị trong doanh nghiệp và hệ thống khen thưởng của doanh nghiệp.

Trong khi đó, các tác giả Trần Trung Tuấn & cộng sự (2020) đã khẳng định trong nghiên cứu của mình rằng kế toán trách nhiệm là nội dung quan trọng của kế toán quản trị. Đây là hệ thống kế toán cung cấp thông tin linh hoạt, kịp thời và chính xác để đánh giá hiệu quả của người quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bài báo nhằm xác định ảnh hưởng của quy mô tổ chức và trình độ học vấn của cán bộ quản lý đối với kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Trong bài báo này, SPSS 22 được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu bằng cách phân phát 103 bảng câu hỏi về các nhà quản lý và trưởng bộ phận của các nhà sản xuất xi măng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng là mối


quan hệ đáng kể giữa quy mô tổ chức, trình độ học vấn của người quản lý và kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã liên kết với khu vực và phần còn lại của thế giới, do đó, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh và sản xuất kinh doanh. Khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, doanh nghiệp phải thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý và người quản lý phải chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận mình. Đây là tiền đề và động lực để hình thành một hệ thống kế toán, đó là kế toán trách nhiệm (RA). Đây là một hệ thống kế toán cung cấp một số thông tin linh hoạt, kịp thời, chính xác và giúp tác giả đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý. Tuy nhiên, kế toán trách nhiệm nói chung và thực tế có ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Nghiên cứu này nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô tổ chức và trình độ học vấn của cán bộ quản lý đến công tác hạch toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Khi sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn thì càng có sự phân cấp và phân quyền của các đơn vị kinh doanh. Kết quả hiện tại cho thấy rằng khi quy mô của doanh nghiệp ngày càng phát triển, việc áp dụng các khía cạnh kế toán của kế toán có trách nhiệm trở nên rõ ràng hơn. Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ được giao nhằm đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam cần hết sức lưu ý đến công tác kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng. Bên cạnh những doanh nghiệp quan tâm đến kế toán trách nhiệm thì cũng có những công ty chưa quan tâm đầy đủ đến các công cụ của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Tổng kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng càng cao trình độ giáo dục quản lý, cao hơn các xu hướng áp dụng trách nhiệm kế toán trong doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức và trình độ đào tạo về KTTN cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng là hết sức cần thiết.

Tác giả Cao Thị Huyền Trang (2020) cũng đã tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm trong Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023