Bảng 3.8: Kết quả cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: hộ, triệu đồng
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
1. Doanh số cho vay | 263.548 | 144.846 | 141.454 | 106.362 | 56.845 |
2. Doanh số thu nợ | 228.257 | 143.655 | 113.567 | 123.697 | 98.919 |
3. Dư nợ | 431,752 | 432,493 | 460,830 | 443,495 | 401.224 |
Trong đó: Nợ quá hạn | 1.222 | 1.520 | 1.593 | 1,539 | 1.084 |
4. Số hộ dư nợ | 36.189 | 30.906 | 26.916 | 21.133 | 16.539 |
5. Dư nợ bình quân 1 hộ | 11,9 | 14 | 17,1 | 21 | 24,2 |
6. Số hộ thoát nghèo | 3.687 | 6.797 | 5.303 | 3.620 | 2.680 |
7. Số lượt hộ nghèo vay vốn | 18.195 | 7.815 | 5.448 | 3.838 | 1.964 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích, Đánh Giá Chất Lượng Cho Vay Đối Với Người Nghèo
- Đối Tượng Phục Vụ Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh
- Kết Quả Tài Chính Của Nhcsxh Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2010 - 2014
- Định Hướng Và Mục Tiêu Hoạt Động Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh Trong Giai Đoạn 2015 – 2020
- Giải Pháp Về Nghiệp Vụ Cho Vay Đối Với Người Nghèo
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo của NHCSXH tỉnh Băc Ninh năm 2010-2014)
Trong quá trình thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, mức cho vay đối với hộ nghèo đã có những thay đổi theo từng thời kỳ. Ở những năm 2003, 2004 mức vay tối đa cho hộ nghèo là 5 - 10 triệu đồng/1món vay, sau đó tăng lên 10 triệu đồng… và đến năm 2014 mức vay tối đa là 30 triệu đồng (đối với hộ chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâu năm và cho vay làng nghề). Đến cuối năm 2010 tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có 26.198 hộ nghèo đang vay nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, với tổng dư nợ 431,752 triệu đồng, tính bình quân mỗi hộ được vay 11,9 triệu đồng/món vay. Đến năm 2014 dư nợ cho vay đối với hộ nghèo giảm xuống còn 401.224 triệu đồng, số hộ nghèo còn dư nợ cũng giảm còn 16.539 hộ, tính bình quân mỗi hộ được vay 24,2 triệu đồng, số hộ vay mức từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/1 món vay đã tăng lên rất nhiều so với trước, mặc dù Dư nợ hộ nghèo giảm nhưng bình quân số dư trên 01 hộ lại tăng lên, điều đó cho thấy nhu cầu vốn của người nghèo ngày càng tăng và người nghèo đã biết sử dụng đồng tiền làm kinh tế đạt hiệu quả tốt hơn.
3.2.2.4. Thu lãi từ hoạt động cho vay hộ nghèo
Thu từ hoạt động cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cho vay. Nếu như chất lượng cho vay tốt thì những khoản cho vay sẽ thanh toán đúng hạn, nợ lãi ít, góp phần to lớn vào việc nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.
Bảng 3.9: Thu lãi từ hoạt động cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị: %, triệu đồng
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | ||||||
Số tiền | Tỷ lệ | Số tiền | Tỷ lệ | Số tiền | Tỷ lệ | Số tiền | Tỷ lệ | Số tiền | Tỷ lệ | |
Tổng số lãi phải thu | 33.676 | 100% | 33.734 | 100% | 35.944 | 100% | 34.592 | 100% | 31.295 | 100% |
Số lãi đã thu | 32.666 | 97% | 33.059 | 98% | 35.225 | 98% | 33.900 | 98% | 30.669 | 98% |
Số lãi còn phải thu | 1.010 | 3% | 674 | 2% | 718 | 2% | 691 | 2% | 625 | 2% |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh 2010 - 2014)
Tổng thu nhập chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng khá ổn định tỷ lệ thu lãi ổn định ở mức tỷ lệ 98% trên tổng số lãi phải thu. Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã tăng cường hoạt động công tác cho vay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giải ngân hết kế hoạch tín dụng đồng thời tận dụng tối ưu nguồn vốn của cấp trên chuyển về để cho vay hộ nghèo. Hơn nữa trong những năm qua phần lớn các các hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng đều sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập cao bảo toàn được đồng vốn và trả lãi ngân hàng theo đúng thỏa thuận. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng. Song bên cạnh đó còn một số hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới không trả đúng hạn đầy đủ gốc và lãi làm giảm thu nhập của Ngân hàng.
40,000.00
35,000.00
30,000.00
Tổng lãi phải thu Số lãi đã thu
Số còn phải thu
25,000.00
20,000.00
15,000.00
10,000.00
5,000.00
0.00
2010 2012 2014
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thu lãi cho vay hộ nghèo năm 2010-2014
Qua biểu đồ trên cho thấy chất lượng cho vay hộ nghèo là tốt. các hộ nghèo có vốn làm kinh tế đều có thu nhập tốt và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ lãi đối với ngân hàng.
3.2.2.5. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo
Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ phía khách hàng. Vấn đề gây ra rủi ro cho vay được biểu hiện trực tiếp đó là nợ quá hạn. Nợ quá hạn cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cho vay, nó phản ánh tính an toàn và khả năng thu hồi vốn của mỗi khoản vay.
Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: triệu đồng, %
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo | 431,752 | 432,493 | 460,830 | 443,495 | 401.224 |
Nợ quá hạn cho vay hộ nghèo | 1.222 | 1.520 | 1.593 | 1.539 | 1.084 |
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo (%) | 0.28% | 0.35% | 0.34% | 0.347% | 0.27% |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh 2010 - 2014)
460,830
443,495
431,752
432,943
401,224
1,222
1,520
1,593
1,539
1,084
Triệu đồng
500,000
450,000
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
2010 2011 2012 2013 2014
Quá hạn Dư nợ
Biểu đồ 3.5: Tình hình biến động nợ quá hạn cho vay hộ nghèo năm 2010-2014
Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng rất thấp luôn dưới 0,5%, đây là con số phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng; đối với Ngân hàng thương mại nếu có được kết quả về tỷ lệ nợ quá hạn như trên thì đó là con số đáng mơ ước, thế nhưng đối với NHCSXH thì ngoài tỷ lệ nợ quá hạn thấp, Ngân hàng còn phải quan tâm đến công tác phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể, trung tâm dậy nghề, Phòng nông nghiệp… để có những định hướng nghề nghiệp cho các hộ vay như: nuôi con gì, trong cây gì, làm nghề gì …. Để các hộ nghèo vay vốn có cơ hội làm kinh tế vươn lên thoát nghèo.
3.3. Đánh giá tình hình chất lượng cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
Từ những số liệu ở trên cho thấy trong những năm qua, tình hình chất lượng cho vay người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số những hạn chế
cần phải khắc phục. Kết quả và hạn chế từ hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng được lần lượt nghiên cứu trong phần này.
3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện kịp thời và đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của HĐQT; cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch và những chương trình công tác được Ngân hàng cấp trên và Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao cho; tiếp tục củng cố lòng tin với đông đảo người nghèo, với cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành đoàn thể. Khẳng định được vị thế của NHCSXH trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Do tính đặc thù của NHCSXH nên việc xem xét kết quả đạt được của Ngân hàng phải xét trên hai phương diện: một là về mặt kinh tế, hai là về khía cạnh xã hội.
3.3.1.1. Về mặt kinh tế
Trong những năm 2010 đến 2014, mặc dù có nhiều khó khăn trong công tác quản lý và điều hành nhưng dư nợ cho vay hộ nghèo vẫn tăng trưởng với tốc độ cao. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng ưu đãi, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo. Hàng vạn người nghèo được hỗ trợ vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. NHCSXH đã giúp 37.260 hộ nghèo được vay vốn, 22.087 hộ đã thoát nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 2.59% (năm 2014). Mặc dù mới đi vào hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn nhưng NHCSXH đã tập trung được một nguồn lực cả về chất và lượng để xác lập một hệ thống tín dụng riêng với những chính sách ưu đãi cho hộ nghèo. Hoạt động của NHCSXH đã góp phần đắc lực vào chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN của tỉnh.
Công tác nguồn vốn đạt kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng. Ngân hàng đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn vốn do trung ương cấp, tránh tình trạng vốn ứ đọng, không giải ngân kịp thời.
Dư nợ cho vay hộ nghèo ngày càng tăng, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tuy có tăng có giảm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp qua các năm.
Ngân hàng đã tăng cường khâu giám sát hộ nghèo trước, trong và sau khi cho vay thông qua sự phối kết hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cấp chính quyền địa phương. NHCSXH tỉnh Bắc Ninh thực hiện nghiêm túc đúng quy trình cho vay theo đúng quy định của NHNN cũng như các quy định do NHCSXH Việt Nam. Vì thế, chất lượng các khoản cho vay hộ nghèo trong thời gian gần đây được nâng cao rõ rệt.
Ngân hàng đã từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm thời gian cho khách hàng trong quá trình đến giao dịch với Ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện giao dịch với hộ nghèo thông qua việc ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, phối hợp với các đoàn thể để tổ chức hệ thống giao dịch tại xã, phường. Vì vậy mô hình quản lý tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo không đủ điều kiện tiếp cận với các Ngân hàng thương mại, có cơ hội tiếp cận dễ dàng với dịch vụ tín dụng NHCSXH. Các tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Đảm bảo thực hiện tốt nhất nguyên tắc dân chủ, công khai tạo lòng tin cho người nghèo; thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi thực sự đến tay người nghèo một cách an toàn, có hiệu quả cao mà không cần nhiều người làm việc chuyên trách, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý cho ngân sách Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng chủ yếu là các cán bộ trẻ nhưng có sự liên kết rất chặt chẽ giữa các cán bộ với nhau, đội ngũ cán bộ trẻ cùng với sự
năng động nhạy bén của mình phối hợp với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cán bộ lão thành đã tạo ra một môi trường làm việc hết sức hiệu quả, một tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết cùng phát triển.
3.3.1.2. Về mặt xã hội
Việc ra đời NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lòng dân. Do đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Kết quả sau 12 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo.
Hoạt động cho vay hộ nghèo đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non và cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
Thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái và trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thực hiện tốt dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu XĐGN, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nâng cao uy tín và vị thế của NHCSXH, nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông qua điều hành của Ban đại diện HĐQT các cấp ở địa phương, qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở rộng tính công khai, dân chủ và tính nhân dân sâu sắc trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Về phía các tổ chức chính trị xã hội: Thông qua việc nhận uỷ thác cho vay bán phần với NHCSXH, các tổ chức này đã tập hợp được nhiều hội viên hơn, tổ chức hội không ngừng được củng cố, chất lượng hoạt động của các tổ chức hội phong phú hơn, gắn kết giữa hội viên với hội viên, giữa hội viên với từng cấp hội.
Tóm lại, từ thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo.
Với những kết qua đạt được có thể nòi rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang dần được nâng cao qua từng năm. Đó là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Ngân hàng, thực hiện tốt các quy định của NHCSXH Việt Nam cũng như Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
Thứ nhất, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đúng quy trình cho vay đối với người nghèo tuy nhiên khâu xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn thiếu tính chính xác làm ảnh hướng tới chất lượng cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng. Theo quy định về cho vay đối với người nghèo thì đối tượng vay vốn phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất nhưng việc lập danh sách hộ nghèo vay vốn ở địa phương do cộng đồng dân cư thực hiện, được Ban XĐGN xã bình xét nên phụ thuộc rất nhiều vào từng cơ sở. Nhiều địa phương việc xét chọn đối tượng vay vốn chỉ là việc lập danh sách hộ nghèo không có sự chọn lọc, vì thế trong danh sách xét duyệt do địa phương đưa lên có nhiều đối tượng không đủ điều kiện vay vốn.
Thứ hai, về mức đầu tư cho một hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng tuy có tăng, nhưng so với nhu cầu của sản xuất và đời sống vẫn còn thiếu cả về quy mô vốn và cơ cấu thời gian. Năm 2014, mức bình quân 24 triệu đồng/1 hộ vay vốn là còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của hộ nghèo. Vì vậy sản xuất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn và vẫn còn tồn tại cho vay nặng lãi…