Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Của Một Số Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Chính Sách


Lãi suất là giá cả của tín dụng, nó phải bao hàm mọi chi phí liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn vay. Đặc biệt khi đối tượng vay vốn là các hộ nghèo vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro thì về nguyên tắc, lãi suất cho vay hộ nghèo phải cao hơn lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác. Các NHCSXH thường nhận được nhiều ưu đãi về vốn của các Chính phủ được cấp vốn từ NSNN, tiếp nhận vốn từ các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo…, điều này cũng giúp ngân hàng giảm được chi phí cho vay hộ nghèo, cụ thể là tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Đứng trên góc độ NHCSXH, chừng nào ngân hàng có thể trang trải đủ các chi phí trong cho vay hộ nghèo thì khả năng mở rộng cho vay đến hộ nghèo của ngân hàng mới lâu dài và chắc chắn. Rất nhiều trung gian tài chính đã chứng tỏ họ có thể trang trải các chi phí bằng doanh thu từ lãi cho vay và phí. Thậm chí một số trung gian tài chính còn hoạt động có lãi thực sự trong lĩnh vực này và không phải lệ thuộc vào vốn ưu đãi hay bất kỳ khoản trợ cấp nào.

Th ba, công tác tổ ch c hoạt ộng cho vay c a ngân hàng.

Quy trình cho vay là những quy định cần thiết thực hiện trong quá trình cho vay, bao gồm: Nhận hồ sơ xin vay; quyết định cho vay và giải ngân; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Chất lượng tín dụng ưu đãi có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng tốt quy trình cho vay, việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình:

Th t ơ sở vật chất c a ngân hàng.

Cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Trong lĩnh vực tài chính, có rất nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau, việc thực hiện đồng thời các loại hình dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt


động, tăng uy tín với khách hàng và do đó chất lượng tín dụng ưu đãi đối với người nghèo cũng được nâng cao.

Th ă trì ộ v ạ c cán bộ tín d ng.

Phong cách của cán bộ nhân viên trong ngân hàng tác động rất lớn đến tâm lý của khách hàng. Nhìn chung, tâm lý của người nghèo, người có hoàn cảnh khó khănrất dễ mặc cảm, cho nên tạo một sự quan tâm gần gũi hơn với các khách hàng của mình là rất cần thiết để người nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn gần gũi và họ mới thực sự muốn giữ chữ tínvới ngân hàng. Điều này rất quan trọng khi cho vay HSSV, một sự cho vay nhưng tính đảm bảo trong tín dụng rất thấp. Do đó, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hànglà rất cần thiết. Nhìn chung, trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

1.3.2. Các yếu tố khách quan

Th nhất tr ờng kinh tế vă ó ã ội.

Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 6

Hoạt động của ngân hàng cũng như mọi hoạt động kinh tế - xã hội khác đều phải chịu những qui định của Nhà nước và pháp luật. Trong từng thời kỳ nhất định chính sách tín dụng trong đó bao gồm cả chính sách cho vay hộ nghèo của NHCSXH cũng phải thực hiện đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước đã chỉ đạo. Đây là những thông tin mang tính chất định hướng cho các hoạt động của ngân hàng. Khi Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển một thành phần kinh tế nào đó. Ví dụ: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất, làng nghề,.. thì đi kèm luôn là đường lối, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần đó phát triển. Trong đó thường bao gồm có quy định về chế độ cho vay ưu đãi mà NHCSXH phải thực hiện. Ngược lại, nếu nhà nước chưa có hướng


dẫn cụ thể nào sẽ gây những khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay của NHCSXH như: chính sách lãi suất, xử lý rủi ro…

Mặt khác ở mỗi địa phương lại có đặc điểm, điều kiện kinh tế khác nhau nên NHCSXH cần phải quan tâm đến phương hướng, chính sách phát triển kinh tế của mỗi địa phương để có những biện pháp thích hợp. Để có thể thực hiện cho vay thuận lợi với cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn rất cần chính quyền địa phương nơi địa bàn hoạt động của ngân hàng cũng có những chính sách mở rộng, phát triển hợp lý với đối tượng này.

Th tr ờng pháp lý.

Hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH được quy định chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành. Các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng cần được thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn sản xuất còn ngânhàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay.

Th ba, trách nhi m và khả ă a các hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Không thể mở rộng cho vay mà không quan tâm đến khách hàng có trả nợ được hay không? Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá món vay an toàn và hiệu quả. Thực hiện việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tài chính của khách hàng để lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính trong một thời gian nhất định, trên cơ sở đó căn cứ vào số chênh lệch thu - chi để xác định nguồn trả nợ của khách hàng. Nhằm giảm thiểu những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Khi những rủi ro, tổn thất bi hạn chế tối đa thì nguồn vốn huy động được của ngân hàng sẽ có thể đáp ứng được một khối lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn khác, từ đó làm gia tăng khối lượng tín dụng. Ngược lại, khi những rủi ro, tổn thất xẩy ra là quá lớn do khách hàng không có khả năng trả nợ thì


hoạt động của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, một khối lượng lớn khách hàng có nhu cầu cần vay vốn sẽ không được ngân hàng đáp ứng, từ đó làm giảm khối lượng cho vay của ngân hàng.

Th t ạt ộng c a các tổ ch c chính trị - xã hội.

Các tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH có nhiệm vu chính là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ - CP của Chính phủ, đến nay NHCSXH đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội: Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Qua đó đã tận dụng được bộ máy của các tổ chức này hàng vạn người, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý; đồng thời tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình văn hoá - xã hội. Chính vì vậy hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả cho vay hộ nghèo cũng như mở rộng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Th ă ối th cạ tr tr ịa bàn.

Trên cùng một địa bàn thường có rất nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động như: các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ tiết kiệm. Khách hàng là người được quyền lựa chọn làm việc với tổ chức nào phù hợp nhất, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất đối với họ. Vì vậy, các hoạt động tín dụng và sự cạnh tranh của các đối thủ trên cùng địa bàn là vấn đề có ảnh hưởng lớn khi ngân hàng có quyết định mở rộng hoạt động cho vay. Ngân hàng cần có chính sách tín dụng phù hợp với các mức lãi suất, thời hạn cho vay để có thể cạnh tranh, thu hút khách hàng nhằm gia tăng khối lượng cho vay.


1.4.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của một số chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Bắc Ninh

1.4.1. Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn

Sau 15 năm hoạt động, ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn đã triển khai 13 chương trình tín dụng.Chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững. Tính đến tháng 5/2018, tổng dư nợ cho vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh đạt hơn 2.628 tỷ đồng với gần 76 ngàn hộ còn dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,1%.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ gia đình chính sách, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Công tác củng cố và đánh giá chất lượng tổ TK&VV: Chi nhánh đã phối hợp với các tổ chức CTXH củng cố sắp xếp lại một số tổ TK&VV hoạt động còn hạn chế, như thay thế tổ trưởng mới có năng lực nhiệt tình trách nhiệm, sáp nhập lại một số tổ có số thành viên ít, để hoạt động có hiệu quả hơn. Đến 31/12/2017 tổng số tổ TK&VV là 2.724 tổ, giảm 39 tổ so với năm 2016. Trong đó: HPN giảm 41 tổ, các đơn vị giảm nhiều là Bình Gia 14 tổ và Bắc Sơn 19 tổ; HND giảm 8 tổ, đơn vị giảm nhiều là Bình Gia (9 tổ). Các tổ chức hội cố số lượng tổ vay vốn tăng là Hội CCB và Đoàn thanh niên, trong đó: Hội CCB tăng 4 tổ tại Bình Gia; Đoàn thanh niên tăng 6 tổ tại các đơn vị: Văn ãng (2 tổ), Tràng Định (2 tổ) và Văn Quan (2 tổ). Bình quân có 27 tổ


viên/tổ; Dư nợ bình quân/tổ là 691 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 66 triệu đồng/tổ.

- Công tác đôn đốc thu hồi và xử lý nợ quá hạn

+ Chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, thành phố phối hợp với UBND, các tổ chức CTXH xã, phường, thị trấn rà soát và tiến hành phân tích nguyên nhân và phân loại nợ đến hạn, nợ quá hạn của từng hộ vay để có biện pháp xử lý thu hồi phù hợp. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thành lập 3 đoàn công tác chỉ đạo trực tiếp tại các Phòng giao dịch huyện, riêng địa bàn thành phố có nợ quá hạn lớn, chi nhánh đã thành lập 02 tổ thu hồi nợ quá hạn với thành phần gồm lãnh đạo chi nhánh và cán bộ các phòng nghiệp vụ hội sở tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch làm việc với UBND các phường, xã để bàn các giải pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn. Bên cạnh đó chi nhánh đã chỉ đạo triển khai đồng loạt các giải pháp:

+ Phối hợp với tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi xã, phường, thị trấn các tổ chức CTXH, các khối phố, thôn, bản và tổ TK&VV triển khai đôn đốc, xử lý thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng trên địa bàn bằng các biện pháp mời lên trụ sở UBND viết cam kết trả nợ, thành lập các đoàn xuống trực tiếp từng hộ để đôn đốc hộ vay trả nợ.

+ Đối với các trường hợp nợ quá hạn đặc biệt chây ỳ, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị hoàn tất hồ sơ để chuyển sang cơ quan pháp luật. Trong năm 2017, chi nhánh đã chuyển 17 trường hợp sang cơ quan Công an, khởi kiện 12 trường hợp sang Toà án nhân dân và phối hợp tốt với cơ quan Thi hành án để xử lý thu hồi nợ có hiệu quả.

+ Đối với các khoản nợ do nguyên nhân thiên tai, lũ lụt, chết, mất tích, đi khỏi địa phương, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, địa bàn thành phố phối hợp với UBND các xã phường, các tổ chức


hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát và tiến hành lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

+ Đối với nợ XK Đ tồn đọng lao động kéo dài không thu hồi được, chi nhánh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chỉ đạo Sở ao động TB&XH mời các công ty tuyển dụng lên làm việc để thanh lý hợp đồng cho lao động.

1.4.2.Kinh nghiệm NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh mà điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều điều kiện tương đồng với Bắc Ninh như: kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn thấp, nhu cầu được vay vốn cao. Nhờ bám sát sự chỉ đạo điều hành của Trung ương và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và đặc biệt là 4 tổ chức hội, đoàn thể thực hiện uỷ thác, triển khai hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi trên địa bàn.

- Về thực hiện công tác cho vay

Công tác điều hành kế hoạch được triển khai chủ động ngay từ đầu năm, đặc biệt trong năm 2017 toàn chi nhánh đã tập trung cao cho công tác điều hành kế hoạch tín dụng, cụ thể:

Thực hiện Văn bản số 3543/NHCS-KHNV ngày 21/10/2017 của Tổng giám đốc (được phép áp dụng trong 2 tháng cuối năm), chi nhánh đã chủ động thực hiện tốt công tác điều chuyển 33,4 tỷ đồng dư nợ giảm của chương trình tín dụng HSSV sang các chương trình: cho vay hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.

+ Trình Trung ương cho phép điều chuyển 2,2 tỷ đồng chương trình cho vay xuất khẩu lao động sang cho vay hộ nghèo.


+ Phối hợp với Ban Dân tộc, UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang rà soát nhu cầu vốn và triển khai cho vay hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dư nợ đạt 3,2 tỷ đồng(Tàn Tuyết, Thời báo Ngân hàng, tr4).

- Công tác phối hợp với các tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác

Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Trung ương, NHCSXH tỉnh đã ký lại văn bản liên tịch với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho phù hợp với chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. Đồng thời chỉ đạo NHCSXH các huyện thực hiện ký kết văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác với đơn vị nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã.

Các đơn vị nhận ủy thác tích cực phối hợp với NHCSXH trong việc triển khai các chương trình tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, chấp hành chế độ giao ban định kỳ và thực hiện có hiệu quả các nội dung ủy thác, phối hợp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV. Dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội đến 31/12/2017 đạt 2.703 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99,3% so với tổng dư nợ. Trong đó: Hội Nông dân 33,2%, Hội Phụ nữ 51,1%, Hội Cựu chiến binh 10%, Đoàn Thanh niên 5,7%. Tỷ trọng dư nợ giữa các đơn vị nhận ủy thác cơ bản ổn định, có hướng chuyển dịch một phần sang hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên. Nợ quá hạn là 4,78 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,18% so với dư nợ ủy thác; trong đó tỷ lệ nợ quá hạn phân theo từng đơn vị ủy thác: Hội Liên hiệp Phụ nữ là 0,16%, Hội Nông dân 0,19%, Hội Cựu chiến binh 0,21%, Đoàn Thanh niên 0,17%.

-Thường xuyên theo dõi, rà soát khách hàng

Thực hiện rà soát các khoản nợ khách hàng đi khỏi địa phương, tham mưu cho UBND cấp xã chỉ đạo quản lý tốt các đối tượng đi khỏi địa phương còn dư nợ NHCSXH để có biện pháp xử lý kịp thời; nắm bắt địa chỉ nơi khách hàng chuyển đến và tích cực có biện pháp phối hợp xử lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022