Kinh Doanh Phát Triển Khu Du Lịch, Điểm Đến Du Lịch


1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KTDL

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm chủ yếu của KTDL

1.2.1.1. Khái niêm KTDL

Cho đến nay, đã có một vài quan niệm về KTDL với các cách tiếp cận khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Đình Sơn: ―KTDL là một phạm trù phản ánh bước tiến mới của lực lượng sản xuất trong quá trình tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cho du khách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, thúc đẩy KT - XH phát triển‖.

Dưới góc độ kinh tế chính trị, kinh tế du lịch là một quan hệ kinh tế trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, bao gồm các quan hệ ngành, nghề là: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân DNDL. KTDL là ngành công nghiệp không khói, ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại những giá trị vật chất và tinh thần rất cao.

Nhà nước Việt Nam xác định: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”. Tinh thần ấy cũng được thể hiện tại điều 38, Luật du lịch Việt Nam như sau: Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; Kinh doanh dịch vụ du lịch khác

1.2.1.2. Đặc điểm chủ yếu của KTDL

Thứ nhất, hoạt động của KTDL có tính nhạy cảm: So với các ngành kinh tế khác, KTDL có tính nhạy cảm cao hơn. Do KTDL gồm nhiều bộ phận tạo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo, chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết hợp một cách hữu cơ, liên hệ chặt chẽ giữa các khâu vận chuyển hành khách, du ngoạn, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, mua sắm… Giả sử một khâu nào đó không tuân thủ quá trình thì có thể gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp nhịp nhàng trong cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh du lịch.

Mặt khác, các nhân tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có ảnh hưởng đến KTDL như chiến tranh, động đất, khủng bố kinh tế, bất ổn về chính trị, đại dịch,… đều ảnh hưởng lớn, tạo tâm lý lo ngại cho những du khách khi họ muốn đến điểm du dịch, từ đó cản trở đối với sự phát triển của KTDL. Chẳng hạn, thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản (đầu năm 2011) là minh chứng điển hình. Do đó, để khắc phục được ―tính nhạy cảm‖ này, KTDL cần chủ động để có chiến lược đúng đắn trong hoạt động của mình.

Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 4

Thứ hai, KTDL có tính tổng hợp cao: KTDL là ngành có tính tổng hợp cao, bởi vì trong quá trình hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu về ăn ở, đi lại, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm... Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó, nhà cung ứng du lịch cần cung cấp tuyến du lịch, cung cấp tư vấn tin tức, cung cấp các phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách... Vì vậy, sản phẩm của KTDL là sản vật tác dụng chung của nhiều bộ phận, là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện ra bằng nhiều loại dịch vụ. Phạm vi hoạt động của KTDL bao gồm các khách sạn du lịch, công ty du lịch, giao thông du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch… trong đó, có cả các bộ phận sản xuất tư liệu vật chất (công nghệ dệt, ngành xây dựng...) và một số bộ phận sản xuất tư liệu phi vật chất (văn hoá, giáo dục, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, hải quan, tài chính, bưu điện...).


Nắm được đặc điểm tổng hợp của KTDL có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng đối với việc quản lý kinh doanh của ngành. Các bộ phận trong KTDL không chỉ có đặc tính hướng đích thông qua nút ―thoả mãn nhu cầu của du khách‖ mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau. Bất cứ hành vi chậm trễ hoặc bỏ lỡ dịp của bất kỳ bộ phận nào cũng đều ảnh hưởng tới số lượng khách du lịch. Do vậy, các bộ phận trong KTDL phải hỗ trợ lẫn nhau và cần thiết triển khai kinh doanh liên hợp. Nếu các DNDL theo đuổi lợi ích cục bộ, không phối hợp nhịp nhàng với các DNDL khác có liên quan thì hiệu quả kinh doanh của toàn ngành sẽ bị suy giảm. Vì thế, thực hiện quản lý ngành nghề toàn diện trong KTDL là điều hết sức cần thiết.

Thứ ba, KTDL có tính đa ngành.

Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo v.v… KTDL sẽ không phát triển được nếu không có sự trợ giúp của các ngành KT - XH khác như thủ công mỹ nghệ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giao thông - vận tải, công an, môi trường... Ngược lại, KTDL cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch: bảo hiểm, điện, nước, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh ảnh, v.v… Nắm được đặc tính đa ngành trong KTDL đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương cần phải có chính sách phối, kết hợp chặt chẽ, nhằm tạo ra ―xung lực’’mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, KTDL có tính đa thành phần.

Đặc điểm này được biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, các cộng đồng dân cư trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia vào KTDL. Do đặc tính đa thành phần của KTDL mà nhiều loại hình du lịch khác nhau và dịch vụ mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của du khách. Tuy


nhiên, đặc tính đa thành phần trong KTDL, nếu không được khai thác một cách hợp lý sẽ dẫn đến sự bất đồng quan điểm giữa một số cá nhân hoặc thậm chí là nhiều cá nhân trong đoàn đi du lịch, cũng như mâu thuẫn trong nội bộ những người làm du lịch.

Thứ năm, cầu của du khách có tính chi phí.

Mục đích của các khách đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền. Du khách sẵn sàng trả những khoản chi phí trong chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như ăn, uống, ở, đi lại và nhiều các chi phí khác nhằm thực hiện được mục đích vui chơi, giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử v.v... Hiểu rõ đặc tính này, các quốc gia, các nhà kinh doanh du lịch cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ, nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Song, thực tế ở một số điểm du lịch nhiều nhà kinh doanh du lịch đã lợi dụng đặc tính này để đẩy mức giá dịch vụ lên quá cao, làm cho sự tin tưởng của du khách đối với nhà cung ứng du lịch giảm sút. Những sai sót này sẽ lan truyền từ du khách này đến du khách khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh của KTDL trong con mắt của du khách.

Thứ sáu, KTDL có tính liên vùng.

Đặc điểm này biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Vì vậy, bất cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn phát triển KTDL cần phải đưa mình vào ―quỹ đạo’’ chung của quốc tế và khu vực. KTDL ở một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển được nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.


Trên thực tế hiện nay, các địa phương, các DNDL đang khai thác sản phẩm du lịch theo kiểu ―mạnh ai nấy làm‖ dẫn đến hệ quả là các sản phẩm du lịch ―trùng nhau‖ như sản phẩm du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng hoặc có những sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng thì lại ―bưng bít‖, ―thiếu thong tin‖ đến với du khách đang ở vùng khác. Điều đó dẫn đến hiện tượng là các du khách khi đến du lịch ở tỉnh này nhưng cũng không biết vùng khác đang diễn ra hoạt động văn hóa du lịch gì? Điều này làm thất thu một nguồn thu nhập lớn cho người làm du lịch, đồng thời không làm thõa mãn được nhu cầu lưu trú dài ngày của du khách.

Thứ bảy, hoạt động KTDL có tính thời vụ.

Do ảnh hưởng của yếu tố địa lý tự nhiên, thời tiết khí hậu, nên KTDL hầu khắp các nước đều mang ―tính thời vụ‖ đặc trưng. Tại điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh rất lớn tới sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ của KTDL có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên; sự bố trí sắp xếp này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của KTDL. Những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố cung - cầu trên khiến hoạt động kinh doanh du lịch có tính mùa vụ rõ rệt, ảnh hưởng tới tỷ lệ cung và cầu của du lịch, gây ra hiện tượng mùa thịnh thì cung du lịch không đủ cầu du lịch, mùa suy thì thiết bị và nhân viên phục vụ nhàn rỗi.

Vì vậy, muốn tối đa hoá lợi nhuận người kinh doanh du lịch cần chú ý đầy đủ tới đặc điểm này để tìm mọi cách áp dụng các biện pháp hữu hiệu, cố gắng giảm thiểu sự chênh lệch giữa mùa thịnh, mùa suy, khai thác tối đa các thiết bị và tài nguyên du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc khắc phục tính mùa vụ luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận trong KTDL.


1.2.2. Các nội dung phát triển KTDL

1.2.2.1. Quy mô, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Theo nghĩa rộng, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch. Ví dụ, sắp xếp để tiêu thụ hoặc bán các dịch vụ vận chuyển, lưu trú chương trình du lịch hoặc bất kỳ dịch vụ du lịch khác; tổ chức hoặc thực hiện các chương trình du lịch vào và ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia cho thuê dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch; trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia môi giới hỗ trợ các dịch vụ khác có liên quan đến các dịch vụ kể trên trong quá trình tiêu dùng của du khách

Theo nghĩa hẹp, kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện. Như vậy, theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch.

1.2.2.2. Phát triển cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch

Theo điều 62 Luật Du lịch Việt Nam, cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác. Trong đó:

Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên,


đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ; Làng du lịch là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự, căn hộ, bãi cắm trại… được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch; Biệt thự du lịch là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Nếu có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Nếu có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch; Bãi cắm trại du lịch là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại; Nhà nghỉ du lịch là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê là nơi sinh sống của người sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà; Các cơ sở lưu trú du lịch khác bao gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, caravan, lều du lịch.

Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. Kinh doanh lưu trú là một trong những ngành, nghề quan trọng đem lại nguồn thu nhập lớn cho KTDL.

1.2.2.3. Phát triển kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường với một khoảng cách xa. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch


nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay… Trên thực tế ít có các doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.

1.2.2.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm đến du lịch

Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm: đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, CSVC - KT du lịch. Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam thì: ―Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả KT - XH và môi trường‖. ―Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch‖. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch là điều kiện quan trọng không thể thiếu để phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách và đem lại hiệu quả KT - XH cho quốc gia hoặc vùng có tài nguyên du lịch.

1.2.2.5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác

Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong các bộ phận cấu thành KTDL còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch, v.v…Việc kinh doanh các loại hình dịch vụ nói trên sẽ góp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2022