Đối Tượng Phục Vụ Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh



BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Phòng giao dịch số 1

Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ

Phòng giao dịch số 2

Phòng Hành chính - Tổ chức

Phòng giao dịch số 3

Phòng Công nghệ thông tin

Phòng giao dịch số 4

Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ

Phòng giao dịch số 5

Phòng giao dịch số 6

Phòng giao dịch số 7


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Theo mô hình tổ chức của NHCSXH toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chịu sự quản lý thống nhất của Ban giám đốc.

Ban Giám đốc có chức năng nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo hoạt động chung của toàn Ngân hàng thông qua hệ thống các phòng ban. Ban giám đốc quản lý Ngân hàng theo từng mặt hoạt động.

Ban Giám đốc gồm có một Giám đốc và hai Phó giám đốc. Giám đốc Ngân hàng là người quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động tại Ngân hàng. Phó giám đốc do Giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực họ quản lý trước Giám đốc.

Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ các hoạt động của Ngân hàng theo đúng quy định của ngành, pháp luật và của Nhà nước đồng thời là cầu nối cho các đoàn kiểm tra về kiểm tra kiểm toán tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.


Phòng Kế toán - Ngân quỹ là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và công việc có liên quan đến công tác tài chính, chi tiêu nội bộ tại Ngân hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ, xử lý hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; quản lý và chịu trách nhiệm đối với chương trình dữ liệu phần mềm kế toán; quản lý kho quỹ và đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng chế độ, thực hiện báo cáo số liệu kế toán theo yêu cầu của Ban giám đốc hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước theo đúng chế độ hiện hành.

Phòng Kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính trong năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán tài chính hàng năm, giám sát và quản lý việc sử dụng nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng.

Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, quy định hiện thời và hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam. Thực hiện quản lý nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn tại Ngân hàng. Thực hiện báo các thống kê đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Phòng Công nghệ thông tin: Đảm bảo cài đặt và vận hành toàn bộ các chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ ngân hàng. Viết phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác kế toán và điện báo thống kê của Ngân hàng.

Phòng Hành chính - Tổ chức: có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động, lập kế hoạch tiền lương, đào tạo cán bộ nhận viên cũ và cán bộ mới tuyển dụng, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng cho hoạt động của các phòng ban.

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có 7 phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị thực hiện đầy đủ các dịch vụ của Ngân hàng tại địa phương theo mức phán quyết được giám đốc uỷ quyền.

Từng phòng ban và các PGD NHCSXH huyện, thị trực thuộc có bộ máy quản lý riêng nhưng hoạt động phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ do


Ngân hàng giao và phối hợp chặt chẽ với nhau trên một số lĩnh vực để tạo điều kiện cho nhau hoạt động vì mục đích chung của toàn Ngân hàng.

3.1.3. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cung cấp tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Các đối tượng xây dựng hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn.

- Cho hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167/2008/QĐ – Ttg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều chương trình cho vay tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Trong đó, đối tượng hộ nghèo là một trong những đối tượng chiếm tỷ trọng lớn trong số khách hàng tại Ngân hàng.

3.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh ra đời trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, trụ sở làm việc từ tỉnh đến huyện đều phải đi thuê. Sau 12 năm hoạt động, nhờ tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ngân hàng luôn luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ của lãnh đạo các cấp trên địa bàn trong việc tạo dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện công nghệ thông tin đáp ứng cho yêu cầu hoạt động. Đến nay cơ bản Ngân hàng đã


ổn định nơi làm việc từ tỉnh đến các đơn vị trực thuộc, Ngân hàng đã tiến hành xin cấp đất và xây dựng được tám trụ sở làm việc, cho bẩy phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện và trụ sở Ngân hàng CSXH tỉnh đặt tại thành phố Bắc Ninh.

3.1.4.1. Nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh huy động theo nhiều hình thức khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, NHCSXH Trung ương nguồn vốn của Ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Ngân hàng đã tạo lập được nguồn vốn lớn, ổn định đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo.

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng.


Nguồn vốn

2010

2011

2012

2013

2014

1. Vốn được cấp

1.141.931

1.375.131

1.506.679

1.569.700

1.567.557

Trung ương chuyển về

1.123.211

1.353.411

1.481.959

1.541.980

1.536.837

Địa phương cấp

18.720

21.720

24.720

27.720

30.720

2. Vốn huy động được

cấp bù

20.877

28.821

34.753

42.849

79.016

Trong đó: Tiết kiệm

qua tổ TK&VV

16.164

24.766

28.930

31.669

34.049

3. Vốn khác

67.300

93.839

99.824

95.307

106.911

Tổng

1.230.108

1.497.791

1.641.256

1.707.856

1.753.484

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh - 8

(Nguồn: Báo cáo NHCSXH tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến 2014)

Nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh là vốn được cấp do trung ương chuyển về chiếm tỷ trọng lớn khoảng 90% tổng nguồn vốn, còn nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 10% tổng nguồn vốn.

Vốn địa phương: Thể hiện sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương tới công tác xoá đói giảm nghèo và hoạt động của NHCSXH tỉnh


Bắc Ninh đã trích một phần vốn từ ngân sách chuyển sang NHCSXH tỉnh Bắc Ninh để cho vay hộ nghèo. Nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang năm 2010 là 18.720 triệu đồng nhưng đến năm 2014 là 30.720 triệu đồng tăng 164,1% (số tuyệt đối là 12.000 triệu đồng), chiếm tỷ trọng 1,75% tổng nguồn vốn (năm 2014). Góp một phần đáng kể vào việc tăng trưởng nguồn vốn tín dụng để cho vay.

Nguồn vốn huy động trong dân cư được cấp bù lãi suất có xu hướng tăng qua các năm từ 20.877 triệu đồng năm 2010 tăng lên 79.016 triệu đồng năm 2014, tăng 278,48% (giá trị tuyệt đối là 58.139 triệu đồng). Hoạt động huy động vốn trong dân cư của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh tăng dần qua các năm do Ngân hàng đã có chính sách về lãi suất huy động ngang bằng với lãi suất ngân hàng thương mại và các dịch vụ ngân hàng đã ngày càng hoàn thiện.

Trong cơ cấu vốn tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có một nguồn đặc biệt đó là nguồn vốn huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV tại Ngân hàng. Nguồn vốn này tuy nhỏ bé, nhưng với phương thức huy động qua tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp hình thành cho người nghèo và các đối tượng chính sách có ý thức tiết kiệm tiền để trả nợ các khoản vay, tránh được một phần rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng rất chú trọng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Năm 2010, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã triển khai tập huấn cho các đoàn thể, các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn về quy trình thực hiện huy động tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn.vậy nên nguồn vốn này cũng tăng đều qua các năm, năm 2010 số dư là 16.164 triệu đồng đến năm 2014 số dư đạt 34.049 triệu đồng tăng 17.885 triệu đồng với tỷ lệ tăng 110,64% .

Cơ cấu nguồn vốn NHCSXH tỉnh Bắc Ninh được hình thành như một quỹ tập trung; có nguồn gốc chủ yếu từ ngân sách Nhà nước (NSNN), quy mô phát triển nguồn còn hạn hẹp. NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện cơ chế huy động vốn trên thị trường, nhưng do mạng lưới hoạt động còn hạn chế nên việc huy động vốn còn gặp rất nhiều khó khăn, đây là điểm khác biệt đối


với các tổ chức tín dụng khác và khác biệt hoàn toàn so với ngân hàng cho vay người nghèo của các nước. Các chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện nghiệp vụ huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để thiết lập quỹ cho vay mới đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đối với NHCSXH, đến nay đã hoạt động được 12 năm nhưng nguồn vốn vẫn chủ yếu của Nhà nước thông qua chính sách cấp bù và tổ chức đầu tư theo chương trình chỉ định của Chính phủ.

Triệu đồng


1,497,791

1,641,256 1,707,856 1,753,484

1,230,108

2,000,000

1,800,000

1,600,000

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

2010 2011 2012 2013 2014


Biểu đồ 3.1: Tình hình biến động nguồn vốn

Nhìn vào biểu đồ 3.1 cho thấy nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có xu hướng tăng đều, điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh. Ngân hàng đã xây dựng được lòng tin đối với người dân và chính quyền địa phương.

3.1.4.2. Hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Khi mới đi vào hoạt động, Ngân hàng có tổng nguồn vốn là 152.061 triệu đồng (năm 2003), tính đến 31/12/2014 là 1.753.484 triệu đồng tăng 1.053,14% (số tuyệt đối là: 1.601.423 triệu đồng). Năm 2003, Ngân hàng thực hiện hai chương trình cho vay gồm cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất


kinh doanh nhận từ NHNo&PTNT chuyển sang và nhận vốn cho vay giải quyết việc làm chuyển từ kho bạc Nhà nước, với tổng dư nợ là 150.102 triệu đồng. Đến 31/12/2014, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã cho vay tám chương trình gồm: Cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay quỹ quốc gia về việc làm, cho vay đối tượng chính sách đi lao động xuất khẩu nước ngoài, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay hỗ trợ nghèo về nhà ở, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng dư nợ là 1.739.943 triệu đồng.

Bảng 3.2: Kết quả cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Cho vay hộ nghèo

431.752

432.943

460.830

443.495

451.080

Cho vay hộ cận

nghèo

-



109.870

193.088

Cho vay hộ nghèo

về nhà ở

1.275

13.334

13.326

13.302

13.268

Cho vay HSSV

444.907

618.308

654.643

628.435

526.479

Cho vay

NS&VSMT

230.723

315.893

417.389

429.223

485.761

Cho vay XKLĐ

14.554

9.417

5.496

5.558

4.621

Cho vay GQVL

46.408

56.190

55.959

56.891

57.147

Cho vay doanh

nghiệp vừa và nhỏ

9.500

9.000

8.500

8.500

8.500

Tổng cộng

1.190.594

1.455.084

1.616.142

1.695.273

1.739.943

(Nguồn: Báo cáo NHCSXH tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến 2014)

Như vậy, trong các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng không phải lớn nhất, nhưng chương trình cho vay hộ nghèo mang ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới,


công nghiệp hoá hiện đại hoá, giúp cho những người nghèo có vốn để làm kinh tế vươn lên làm giầu, giảm bớt gánh nặng xã hội.

Triệu đồng


1,455,084

1,616,142

1,695,273 1,739,943

1,190,594

2,000,000

1,800,000

1,600,000

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

2010 2011 2012 2013 2014


Biểu đồ 3.2: Tình hình cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Dư nợ cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng dần, năm 2010 tổng dư nợ các chương trình cho vay là 1.190.594 triệu đồng nhưng đến năm 2014 đạt 1.739.943 triệu đồng tăng 46,14% (số tuyệt đối: 549.349 triệu đồng). Có được kết quả đó là do sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chức của đơn vị, một lòng vì sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

3.1.4.3. Cơ chế tài chính của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu XĐGN. NHCSXH tỉnh Bắc Ninh tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và đảm bảo bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định và được thực hiện chế độ khoán tài chính.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 03/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí