Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Cho Vay Đối Với Hộ Nghèo Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAYĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1. Cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội

1.1.1.1. Khái ni m Ngân hàng Chính sách xã hội

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ “Cơ ấu lại h thống ngân hàng. Phân bi t ch ă a Ngân hàng N ớc v N ơ mại Nhà ớc, ch ă v a Ngân hàng Chính sách với ch ă kinh doanh tiền t c N ơ ạ ”. Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực c a N ớc và c a toàn xã hộ tă ầu t ựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, tr úp tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công ngh ,

úp ỡ tiêu th sản phẩ ối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân

è ”. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. [3,16]

Mục tiêu của ngân hàng là nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đính lợi nhận, vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội. Đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác do Chính phủ chỉ định. Lãi suất cho vay của NHCSXH theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ, từng chương trình. Cho vay không cần thế chấp tài sản như cho vay học sinh sinh


Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 3

viên. NHCSXH thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác bán phần cho các tổ chức chính trị xã hội, xã hội hóa trong công tác quản lý. Mức cho vay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

1 1 1 2 Đặ ểm c a ngân hàng chính sách xã hội Th nhất, nguồn vốn ch yếu từ ngân sách ớc

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm vốn điều lệ; vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác; vốn trích từ một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn; vốn ODA được chính phủ giao; vốn huy động gồm (tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác; tiền gửi tiết kiệm của người nghèo, vốn đi vay gồm vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng nhà nước; vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị- xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước và các loại vốn khác.

Th ố t ng s d ng vốn theo chỉ ịnh c a Chính ph .

NHCSXH sử dụng vốn để cho vay các đối tượng như cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác.

Th ba, công tác quản lý tài chính c a NHCSXH ó tí ặc thù riêng


Theo quyết định 180/2002/QĐ- TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH thì có một số đặc điểm riêng biệt khác với các Ngân hàng thương mại như sau:

NHCSXH là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch do Chính phủ phê duyệt. Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảmbảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp.

Hàng năm NHCSXH được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần chiphí quản lý được hưởng.

NHCSXH có trách nhiệm lập và gửi Bộ Tài chính kế hoạch tài chính gồm: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi Bộ Tài chính. Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện. NHCSXH thực hiện chế độ kiểm tra kiểm toán nội bộ, công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về số liệu đã công bố [3;16].

1.1.1.3. Các hoạt ộng ch yếu c a Ngân hàng Chính sách xã hội NHCSXH bao gồm 2 hoạt ộng ch yếu ó :

Th nhất u ộng vốn.

Một là,nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.


Là Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước nên nguồn vốn hình thành ban đầu của NHCSXH do ngân sách nhà nước cấp. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp bao gồm:

- Vốn điều lệ.

- Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác.

- Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn.

Hai là, nguồn vốn huy động.

- Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi.

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. NHCSXH phải huy động tiền gửi với mặt bằng chung của các NHTM khác trên địa bàn. Quy mô huy động phụ thuộc vào mạng lưới quầy, lãi suất và dịch vụ khác đi kèm. Địa bàn cho vay chủ yếu ở vùng khó khăn, đói nghèo, trong khi muốn huy động được tiền gửi nhiều NHCSXH phải phát triển mạng lưới ở đô thị. Mở rộng mạng lưới sẽ làm gia tăng chi phí. Hơn nữa, là ngân hàng chuyên doanh, NHCSXH không thể cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như NHTM. Chính vì vậy, để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, NHCSXH đã đưa ra các và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau.

+ Tiền gửi có trả lãi của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận.

+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Tiền tiết kiệm của người nghèo. Ba là, vốn đi vay.


Bao gồm các loại sau:

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

- Vay Ngân hàng nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHCSXH.

- Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bốn là, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

Một số nguồn được tài trợ của Chính phủ các nước và các các tổ chức quốc tế cho chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, trồng rừng,.. phù hợp với cương lĩnh hoạt động của NHCSXH. Tuy nhiên, ngồn này thường hay bị phân tán cho các tổ chức chính trị khác.

Năm là, vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

Th hai, s d ng vốn.

Hoạt động chính của NHCSXH là huy động vốn để sử dụng vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng trong đó cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách là hoạt động chủ yếu.

Một là, ngân qũy.

Là khoản mục tài sản không sinh lời (hay sinh lời thấp) song là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng. NHCSXH thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ như:

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.


- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.

- Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra NHCSXH được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, Kho bạc nhà nước và các ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.

Hai là, cho vay ưu đãi.

Bao gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và không có tài sản đảm bảo phản ánh tính đặc trưng của NHSXH. Rủi ro trong cho vay rất cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có điều kiện làm ăn thuận lợi. Cho vay với lãi suất thấp một mặt hỗ trợ tài chính cho người nghèo, mặt khác tăng gánh nặng ngân sách và làm “lệch lạc” thị trường tài chính nông thôn.Với vốn huy động thấp, cộng với quy định chặt chẽ về đối tượng cho vay và tư tưởng bình quân hoá, NHCSXH chỉ có thể cho vay món nhỏ, chi phí cho vay cao. Nếu mở rộng cho vay, ngân sách phải gia tăng cấp bù hoặc phải có chính sách hỗ trợ như: Ngân hàng nhà nước phải cho vay hoặc nhà nước phải giảm bớt nguồn có lãi suất thấp từ quỹ hỗ trợ phát triển về cho ngân hàng. Nhà nước không những phải bao cấp một phần cho người vay mà còn phải bao cấp cho chính NHCSXH.

Ba là, đầu tư, kinh doanh khác: NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối.

1.1.2. Cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH

1.1.2.1. Khái ni m

Để xác định mức độ nghèo đói người ta thường dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi tiêu. Một người được coi là nghèo đói nếu mức độ chi tiêu hoặc


thu nhập dưới mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản. Mức tối thiếu này được gọi là “ngưỡng đói nghèo”. Các yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản thay đổi theo thời gian và xã hội, do đó, “ngưỡng đói nghèo” khác nhau theo thời gian, địa điểm và mỗi quốc gia sử dụng các ngưỡng thích hợp với mức độ phát triển, chuẩn mực và giá trị xã hội của mình.

Ngân hàng Phát triển châu (ADB) đã đưa ra một phương pháp để đánh giá nghèo đói tại khu vực châu và Thái Bình Dương. Chuẩn nghèo mới, còn được gọi là chuẩn nghèo châu , được ADB xác định là mức sống dưới mức1,35 USD/ngày.

Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo.

Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn nghèo từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể thu nhập 18.600 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố m và hai con) và thu nhập 9.573 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi laođộng.

Malayxia sử dụng tiêu chuẩn 9.910 calo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm chuẩnnghèo.

Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 calo đối với vùng nông thôn.

Một số nước khác căn cứ vào mức tiêu thụ calo bình quân đầu người hàng ngày: Pakistan (2.350), Sri Lanka (2.500), Nepal (2.124), Thái Lan (2.099), Bangladesh (2.122), Azerbaijan (2.200), một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 calo một người như ào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia…Theo Tác giả Nguyễn Minh Phương (Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Bắc Ninh, tr.17)


Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 19/11/2015, hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Đối với khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. [Phụ lục 1]

- Đối với khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

* Khái ni m cho vay hộ nghèo.

Cho vay là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử ngân hàng. Đầu tiên, những nhà buôn tiền đã dùng vốn tự có để cho vay, nhưng điều đó không kéo dài. Từ thực tiễn, họ nhận thấy thường xuyên có những người gửi tiền vào và người lấy tiền ra nhưng người gửi tiền không đồng thời rút tiền cùng một lúc đã tạo ra số dư thường xuyên trong két. Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách để cho vay. Từ đó, hoạt động cho vay ra đời và ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm, mở rộng tài trợ sang nhiều lĩnh vực.

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải sử dụng tiền vay đúng mục đích và hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.

Theo luật các tổ chức tín dụng 2015 của Việt Nam: “Cho vay là hình th c cấp tín d t e ó b v ặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiề ể s d ng vào m í ịnh trong một thời gian

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí