Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án đã phân tích và làm rõ hệ thống khái niệm công cụ: (1) Giá trị; (2) Giáo dục giá trị; (3) Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình; (4) Định hướng giáo dục giá trị; (5) Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình, làm cơ sở cho việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Theo đó, chúng tôi thống nhất định nghĩa: Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là hoạt động xác định mục tiêu tổng quát về những giá trị được hình thành ở trẻ mà người lớn trong gia đình cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa, từ đó họ lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục, hướng trẻ tới mục tiêu đã đặt ra.
Luận án dựa trên lý thuyết giá trị của S. H. Schwartz (1992 và 2006) để đánh giá việc xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung giáo dục giá trị cho trẻ của cha mẹ. Bên cạnh đó, luận án đã phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ trong gia đình đó là: (1) sự thống nhất về quan điểm định ĐHGDGT cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình, (2) kiến thức của cha mẹ, (3) môi trường sống, phương tiện truyền thông, (4) định hướng giá trị của cha mẹ.
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
3.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay, với diện tích 5,29 km2, dân số 152,1 nghìn người, bao gồm 18 phường. Với bề dày lịch sử, quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung của các khu phố cổ và nhiều công trình văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị. Bên cạnh đó, quận cũng tập trung đông các hoạt động dịch vụ chất lượng cao của đô thị như: tài chính, ngân hàng, dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn… Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho quận Hoàn Kiếm một thế mạnh trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.
Nằm ở vị trí trung tâm của phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Trường THCS Lê Lợi là ngôi trường có bề dày truyền thống trong giảng dạy và học tập, thu hút đông đảo học sinh của các gia đình trên địa bàn quận. Trường nằm cạnh địa bàn các phố Đồng Xuân - Hàng Buồm - Hàng Bạc - Hàng Đào, đây vốn là trung tâm buôn bán, kinh doanh sầm uất nhất của Hà Nội, đặc biệt có chợ Đồng Xuân là đầu mối giao lưu hàng hóa của cả khu vực miền Bắc. Vì vậy, người dân ở khu vực này có lợi thế để phát triển các ngành nghề kinh doanh, buôn bán, dịch vụ…
Có thể nói, những đặc điểm về vị trí địa lý, sự phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, phụ huynh học sinh nói chung và tâm lý của học sinh nói riêng. Sự giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa mạnh mẽ làm tăng cơ hội cho người dân và học sinh tiếp thu các giá trị văn hóa mới, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc cha mẹ định hướng giáo dục giá trị cho con em mình.
Huyện Mê Linh, Hà Nội
Mê Linh là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở phía bắc của thủ đô Hà Nội. Tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi Vĩnh Phúc và sáp nhập
vào Thành phố Hà Nội. Với diện tích tự nhiên hơn 14.000 ha, dân số xấp xỉ 190.000 người, hiện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn, có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt về công nghiệp, với tỷ trọng công nghiệp chiếm hơn 80% cơ cấu kinh tế của huyện. Đây là huyện giáp sân bay quốc tế Nội Bài, có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội, vốn là một xã thuần nông, diện tích đất chủ yếu trồng hoa màu. Trong quá trình phát triển, hiện nay xã Quang Minh đã phát triển thành thị trấn Quang Minh (thuộc huyện Mê Linh) và đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp và trung tâm thương mại hiện đại. Bên cạnh những thuận lợi về sự phát triển kinh tế - văn hóa (người dân có nhiều cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp, thu nhập và đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao…), địa phương này cũng gặp nhiều khó khăn dưới tác động của quá trình đô thị hoá như: vấn đề chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sau khi lấy đất nông nghiệp đặt ra nhiều thách thức. Cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, các cụm dân cư ngày càng tăng… Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nói riêng.
Như vậy, hai địa bàn trường THCS Lê Lợi, quận Hoàn Kiếm và trường THCS Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội nằm trên hai địa bàn phường/xã có những đặc điểm nổi bật: vừa có nét chung của văn hóa đồng bằng Bắc bộ, vừa có đặc thù riêng của văn hóa thành thị và văn hóa nông thôn. Những điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa… có ảnh hưởng đến tâm lý của người dân nói chung và sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh nói riêng. Vì vậy, luận án lựa chọn địa bàn hai trường THCS này để triển khai nghiên cứu trên thực tiễn.
3.1.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là 735 người, trong đó 245 cặp cha mẹ và 245 trẻ em là con của các bậc cha mẹ này. Một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu là cha, mẹ
Cha (n=245) | Mẹ (n=245) | Tổng | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1. Nơi sinh sống (n=490) | Thành thị | 123 | 50 | 123 | 50 | 246 | 50.2 |
Nông thôn | 122 | 50 | 122 | 50 | 244 | 49.8 | |
2. Tuổi (n=490) | Từ 31 - 40 tuổi | 77 | 31.4 | 146 | 59.6 | 223 | 45.5 |
Từ 41 - 56 tuổi | 168 | 68.6 | 99 | 40.4 | 267 | 54.5 | |
3. Trình độ học vấn (n=490) | Tiểu học, THCS | 56 | 22.9 | 60 | 22.4 | 116 | 23.7 |
THPT | 40 | 16.3 | 40 | 16.3 | 80 | 16.3 | |
Trung cấp | 69 | 28.2 | 63 | 25.7 | 132 | 26.9 | |
Cao đẳng, đại học, trên đại học | 80 | 32.7 | 82 | 33.5 | 162 | 33.1 | |
4. Nghề nghiệp (n=490) | Nông dân, công nhân | 112 | 45.7 | 78 | 31.8 | 190 | 38.8 |
Công chức, viên chức, NVVP | 35 | 14.3 | 64 | 26.1 | 99 | 20.2 | |
Kinh doanh, buôn bán tự do | 73 | 29.8 | 60 | 24.5 | 133 | 27.1 | |
Nội trợ | 0 | 0.0 | 43 | 17.6 | 43 | 17.6 | |
Nghề khác | 25 | 10.2 | 0 | 0.0 | 25 | 10.2 | |
Tuổi trung bình | Mean = 43.2 SD = 5.3 | Mean = 39.7 SD = 5.0 | Mean = 41.2 SD = 5.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Điểm Tâm Lý Của Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Thcs
- Định Hướng Về Mục Tiêu Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Thực Trạng Chung Về Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình
- Thực Trạng Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình Thể Hiện Qua Nội Dung Và Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu là học sinh
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1. Trường học | Trường THCS Lê Lợi, Hoàn Kiếm, Hà Nội | 123 | 50.2 |
Trường THCS Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội | 122 | 49.8 | |
2. Giới tính | Nam | 126 | 51.4 |
Nữ | 119 | 48.6 | |
3. Khối lớp | Lớp 6 | 63 | 25.7 |
Lớp 7 | 60 | 24.5 | |
Lớp 8 | 62 | 25.3 | |
Lớp 9 | 60 | 24.5 |
3.2. Tổ chức nghiên cứu
Luận án được tổ chức thực hiện theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận bao gồm:
- Xây dựng đề cương: với các công việc chủ yếu như tìm và nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó, xác định những nội dung chủ yếu, nội dung chi tiết của luận án.
- Hoàn thiện cơ sở lý luận: với nhiệm vụ chính là hoàn chỉnh phần cơ sở lý luận với những nội dung đã được xác định.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn.
3.2.1. Nghiên cứu lý luận
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan tới vấn đề ĐHGDGTcho trẻ em trong gia đình.
Từ khung lý luận, xác lập quan điểm chủ đạo và phương pháp luận nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình trên thực tiễn.
Nội dung nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những nội dung liên quan đến vấn đề ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Trên cơ sở đó, chỉ ra những “khoảng trống” hay những điểm đặt ra chưa được giải quyết trong các nghiên cứu đó để tiếp tục nghiên cứu.
Xác định quan điểm tiếp cận nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Xác định các khái niệm công cụ của đề tài và các khái niệm liên quan như:
Định hướng, Giá trị, Giáo dục giá trị, Trẻ em, và ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình, qua đó lý giải ảnh hưởng của một số yếu tố đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý luận chủ yếu dựa trên việc tổng hợp và phân tích các tài liệu. Phương pháp này bao gồm các công việc: sưu tầm, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những lý thuyết, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các
sách, báo, tạp chí, luận án về các vấn đề liên quan đến giá trị, giáo dục giá trị cho trẻ em, ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu cơ sở lý luận và thiết kế bảng hỏi, nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học về nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án. Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò (phụ lục 1) và tổ chức buổi góp ý về đề cương nghiên cứu, buổi góp ý về chuyên đề lý luận, chuyên đề phương pháp nghiên cứu. Có 12 chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học gia đình, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học giáo dục và chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế nghiên cứu và xử lý số liệu trong Tâm lý học tham gia góp ý cho luận án.
3.2.2. Nghiên cứu thực tiễn
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu. Đồng thời, khảo sát thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình của cha mẹ trên địa bàn 2 trường THCS ở ngoại thành và nội thành Hà Nội; qua đó phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình.
Nội dung nghiên cứu
Điều tra thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình của các bậc cha mẹ được thể hiện qua việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị, việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ để trẻ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Như đã phân tích ở nội dung trên, việc hình thành giá trị ở trẻ em có nhiều nguồn lực tham gia và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Vì vậy, luận án nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đó là: sự thống nhất về quan điểm định hướng giáo dục giá trị cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình; kiến thức của cha mẹ; môi trường xã hội, phương tiện truyền thông; và định hướng giá trị của cha mẹ.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm một số giai đoạn chính đó là: giai đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn khảo sát thử, giai đoạn điều tra chính thức. Mỗi giai đoạn có nội dung và phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau.
a. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi
Mục đích: Hình thành sơ bộ nội dung cho bảng hỏi của nghiên cứu.
Cách tiến hành: Thông tin làm cơ sở cho xây dựng bảng hỏi được sử dụng từ các nguồn: Khung lý thuyết đưa ra về cấu trúc của ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình; kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia; kết quả thăm dò 50 gia đình. Tổng hợp các nguồn trên, luận án xây dựng bảng hỏi dành cho 3 nhóm khách thể là: bảng hỏi dành cho cha, bảng hỏi dành cho mẹ, bảng hỏi dành cho học sinh (cha mẹ và trẻ trong cùng một gia đình). Các câu hỏi được thiết kế bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở:
+ Đối với câu hỏi đóng, nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ (thang khoảng). Về mặt lý thuyết, thang đo 5 mức độ lựa chọn sẽ đảm bảo cho khách thể có sự lựa chọn mức độ phù hợp với suy nghĩ của mình nhất, kết quả thu được sẽ thuận lợi trong việc xác định mức độ biểu hiện ĐHGDGT cho trẻ em của các bậc cha mẹ.
+ Câu hỏi mở được sử dụng nhằm tạo điều kiện cho khách thể tự viết câu trả lời theo suy nghĩ của mình, qua đó có thể khai thác mở rộng những vấn đề nghiên cứu.
Cụ thể nội dung bảng hỏi được xây dựng như sau:
Bảng hỏi dành cho cha mẹ (Xem phụ lục số 1), gồm 4 phần chính:
Phần 1: Nghiên cứu thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình gồm các câu với mục đích đo lường cụ thể như sau:
+ ĐHGDGT cho trẻ em thể hiện qua mục tiêu giáo dục giá trị của cha mẹ:
Câu 2
+ ĐHGDGT cho trẻ em thể hiện qua việc lựa chọn giá trị giáo dục của cha
mẹ: Câu 3
+ ĐHGDGT cho trẻ em thể hiện qua việc lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ: Câu 4; 5
Phần 2: Đánh giá chung của cha mẹ:
+ Mức độ hài lòng của cha mẹ về việc ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình:
Câu 8
Phần 3: Một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình:
Câu 1; 6; 7
Phần 4: Các thông tin cá nhân bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi sinh sống.
Trong quá trình thiết kế bảng hỏi, luận án bám sát các kết quả nghiên cứu lý luận, có sự kế thừa từ nghiên cứu của tác giả nước ngoài, cụ thể: câu 3 sử dụng bảng trắc nghiệm 19 giá trị của Schwartz. Ngoài ra, chúng tôi thiết kế các thang đo cho phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu. Trên thực tế, quá trình triển khai, thu thập dữ liệu, phân tích kết quả nghiên cứu của luận án được thực hiện hoàn toàn độc lập với nghiên cứu của tác giả Trương Thị Khánh Hà (2016).
19 các giá trị (gồm các mệnh đề kèm theo) được thể hiện qua bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3. 19 giá trị khảo sát của Shalom H. Schwartz
Các giá trị | Stt | Các giá trị | |
1 | Tự chủ trong suy nghĩ: các mệnh đề 1, 23, 39 | 11 | Truyền thống: các mệnh đề 18, 33, 40 |
2. | Tự chủ trong hành động: các mệnh đề 16, 30, 56 | 12 | Tuân thủ qui tắc: các mệnh đề 15, 31, 42 |
3 | Kích thích: các mệnh đề 10, 28, 43 | 13 | Tuân thủ liên cá nhân: các mệnh đề 4, 22, 51 |
4 | Hưởng thụ: các mệnh đề 3, 36, 46 | 14 | Khiêm nhường: các mệnh đề 7, 38, 54 |
5 | Thành đạt: các mệnh đề 17, 32, 48 | 15 | Sự tin cậy: các mệnh đề 19, 27, 55 |
6 | Quyền lực chi phối con người: các mệnh đề 6, 29, 41 | 16 | Sự quan tâm chăm sóc: các mệnh đề 11, 25, 47 |
7 | Quyền lực kiểm soát vật chất: các mệnh đề 12, 20, 44 | 17 | Công bằng, bình đẳng: các mệnh đề 5, 37, 52 |
8 | Thể diện: các mệnh đề 9, 24, 49 | 18 | Bảo vệ thiên nhiên: các mệnh đề câu 8, 21, 45 |
9 | An toàn cá nhân: các mệnh đề 13, 26, 53 | 19 | Khoan dung: các mệnh đề 14, 34, 57 |
10 | An toàn xã hội: các mệnh đề 2, 35, 50 |