Mức Độ Đủ Điều Kiện Kinh Tế Để Chăm Sóc Sức Khỏe Bản Thân Tương Quan Với Nhờ Sự Giúp Đỡ Của Người Khác Về Tiền Khám Chữa Bệnh


biệt có những trường hợp phải chi từ 500.000 đồng trở lên/tháng (11.2%) dành cho vấn đề chăm sóc sức khỏe. Những hộ gia đình có điều kiện kinh tế dư giả để chăm sóc sức khỏe thì chi phí dành cho việc chăm sóc sức khỏe hàng tháng từ 100.000 đồng trở lên chỉ có 18/71 hộ gia đình, trong khi đó, ở những hộ gia đình có điều kiện kinh tế “tạm đủ” và “khó khăn” trong việc chăm sóc sức khỏe thì mức chi cho khoản này từ 100.000 đồng trở lên chiếm tỉ lệ khá cao Như vậy, điều kiện kinh tế càng khó khăn thì mức chi cho việc chăm sóc sức khỏe càng tốn kém.

Chính vì thế, một câu hỏi được nhóm nghiên cứu đặt ra “trong trường hợp bị bệnh, ông/bà có nhờ sự giúp đỡ của người khác về tiền khám chữa bệnh không?” tỉ lệ câu trả lời “có” nhận được là 62.9%, câu trả lời “không” 37.1%. Những người có điều kiện kinh tế “tạm đủ”, “khó khăn” và “rất khó khăn” thì sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của người khác về tiền khám chữa bệnh nhiều hơn so với nhóm hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế “đầy đủ” và “khá giả”. Do đó việc tạo điều kiện cho người dân tham gia BHYT toàn dân là một nhu cầu rất cần thiết mà chủ yếu tập trung ở nhóm dân cư có thu nhập thấp hay yếu thế trong xã hội.

Bảng 2.11: Mức độ đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc sức khỏe bản thân tương quan với nhờ sự giúp đỡ của người khác về tiền khám chữa bệnh


Mức độ đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc sức khỏe bản thân tương quan với nhờ sự giúp đỡ của người khác về tiền khám chữa bệnh

Nhờ sự giúp đỡ của người khác về tiền khám chữa bệnh


Tổng cộng

Không



Dư giả

% Tỉ lệ

0.5%

0.5%

1.0%

Đầy đủ

% Tỉ lệ

3.6%

4.9%

8.5%

Tạm đủ

% Tỉ lệ

32.8%

23.7%

56.5%

Khó khăn

% Tỉ lệ

23.8%

7.1%

30.9%

Rất khó khăn


% Tỉ lệ


2.1%


0.6%


2.7%

Ý kiến khác


% Tỉ lệ


0.1%


0.3%


0.4%


Tổng cộng

Số lượng

489

288

777

% Tỉ lệ

62.9%

37.1%

100.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 9

(Nguồn: dữ liệu phỏng vấn của đề tài tháng 10/2015)


2.4 Những vấn đề đặt ra đối với công tác thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:‌

2.4.1 Những hạn chế trong công tác BHYT toàn dân:

Mặc dù bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nổ lực trong tổ chức thực hiện BHYT toàn dân, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Công tác tuyên truyền chính sách BHYT toàn dân chưa được đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao, còn nhiều hộ dân chưa nắm bắt được nội dung về BHYT toàn dân, nhất là người dân thuộc các huyện ngoại thành như huyện Hóc Môn (Theo tổng hợp số liệu điều tra).

- Hiện chỉ có 72% dân số Thành phố Hồ Chí Minh tham gia BHYT, trong số đó chỉ có 1/5 số người tham gia BHYT tự nguyện (số liệu thống kê mục 2.2.2 ta thấy đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhiều gấp 04 lần số người tham gia BHYT tự nguyện), cho thấy công tác phát triển các nhóm đối tượng không là đồng đều.

- Thủ tục hành chính còn rườm rà, thậm chí là bất cập ở khâu đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình; ở khâu khám chữa bệnh BHYT thì việc đảm bảo quyền lợi khi khám chữa bệnh BHYT hiện nay của người tham gia chưa được đầy đủ;

- Còn nhiều rào cản trong đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của người tham gia, theo quy định, người tham gia BHYT chỉ được đăng ký KCB ban đầu tại tuyến quận/huyện và tương đương hoặc tại Trạm y tế phường/xã; việc quy định trần thanh toán KCB tại các cơ sở y tế nhận khám chữa bệnh BHYT làm giảm quyền lợi của người tham gia.

- Công tác KCB, chăm sóc sức khỏe và cung cách, thái độ phục vụ người tham gia BHYT còn chưa đạt yêu cầu đề ra, đội ngũ y bác sỹ còn thiếu, chưa đáp ứng theo nhu cầu KCB ngày càng cao của nhân dân nên chưa khuyến khích được người dân tham gia BHYT toàn dân.

- Nhà nước có cơ chế hổ trợ mức đóng BHYT cho người dân nhưng chưa đủ mạnh để tạo động lực, khuyến khích người dân tham gia BHYT toàn dân. Trong khi đó, quỹ BHYT kết dư tại một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có cơ chế tái đầu tư để phục vụ cho người tham gia BHYT một cách hiệu quả và thiết thực.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định BHYT toàn dân còn chưa hiệu quả, đôi khi còn lúng túng trong thực thi các quy định về BHYT toàn dân.

- Thu nhập bình quân của người dân còn thấp nên việc tham gia BHYT còn nhiều khó khăn.

2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác BHYT toàn dân

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế trên.

Tuy nhiên chủ yếu xuất phát từ ngững nguyên nhân chính sau:

- Do nhận thức về vai trò của công tác tuyên truyền chính sách BHYT toàn dân chưa đầy đủ; phương pháp tuyên truyền chưa phù hợp và chưa nhắm được đối


tượng đích trong tuyên truyền; đội ngũ làm công tác tuyên truyền chưa đầy đủ và chưa chuyên nghiệp; công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông chưa được thường xuyên và nguồn kinh phí tuyên truyền là rất hạn chế.

- Trong số 28% dân số hiện nay chưa tham gia BHYTthì phần lớn thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện và nhóm đối tượng thuộc diện được ngân sách nhà nước hổ trợ một phần mức đóng, họ đa số thuộc thành phần yếu thế trong xã hội, có thu nhập thấp nên việc tham gia BHYT là rất khó khăn. Với mức hổ trợ như hiện nay của Chính phủ là chưa đủ để khuyến khích họ tham gia BHYT toàn dân.

- Các quy định về thủ tục tham gia BHYT như hiện nay còn nhiều bất cập như: từ ngày 25 đến ngày cuối cùng trong tháng nên chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân tham gia; các quy định về thủ tục trong KCB, KCB trái tuyến, vượt tuyến như hiện nay đang là rào cản đối với người tham gia BHYT và là nguyên nhân làm cho người dân không muốn tham gia BHYT toàn dân mà có xu hướng tham gia BHYT tại các công ty bảo hiểm tư nhân.

- Quy định bắt buộc người tham gia BHYT chỉ được đăng ký KCB ban đầu tại tuyến quận/huyện và tương đương hoặc tại Trạm y tế phường/xã gây sự xáo trộn trong công tác tiếp nhận khám chữa bệnh, gây nên sự quá tải tại các bệnh viện tuyến quận/huyện trong khi các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố thì hoạt động không hết công suất và Trạm y tế các phường/xã thì hầu như không có người đến khám bệnh. Tình trạng trên gây ra sự lãng phí rất lớn.

- Cung cách, thái độ phục vụ người tham gia BHYT còn chưa đạt yêu cầu đề ra một phần là do ý thức trách nhiệm; một phần do ảnh hưởng của chính sách thu một phần viện phí và bao cấp trong chính sách y tế củ đã tạo thói quen ỷ lại và thờ ơ của một bộ phận nhân viên ngành y tế đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi tham gia BHYT.

- Mức hổ trợ chi phí đóng BHYT cho các đối tượng yếu thế trong xã hội theo quy định hiện nay còn thấp, để khuyến khích người dân tham gia BHYT toàn dân nhà nước cần có mức hổ trợ phù hợp để khuyến khích tham gia.

- Do hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp và không ổn định là nguyên nhân chính của người dân không mua BHYT.

- Do việc thực thi pháp luật chưa nghiêm nên còn nhiều đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT nhưng chưa tham gia, phổ biến là tình trạng tham gia không đủ số người phải tham gia, cố tình trì hoãn việc đóng BHYT, chậm nộp, nợ tiền đóng BHYT, thậm chí có một số chủ doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHYT của người lao động trong thời gian dài. Cho thấy việc thực thi pháp luật về BHYT chưa nghiêm.

Vì vậy, Nhà nước một mặt cần phải sửa đổi hoặc ban hành chính sách phù hợp để khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT toàn dân, mặc khác cần đưa ra các quy định nghiêm ngặt và thực hiện các biện pháp chế tài đủ mạnh để việc thực thi chính sách BHYT đảm bảo được hiệu quả như mục tiêu mong muốn.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Định hướng BHYT toàn dân có từ Đại hội IX của Đảng năm 2001 và được phát triển trong những năm tiếp theo bằng việc xác định thời điểm thực hiện vào năm 2010. Sau khi định hướng BHYT toàn dân Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật mở rộng các đối tượng tham gia. Đến năm 2008 Luật BHYT ra đời chính thức quy định lộ trình thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014, tiếp tục giai đoạn 2015-2020. Với việc mở rộng phạm vi đối tượng, xác định một hình thức tham gia BHYT duy nhất là bắt buộc và việc quy định lộ trình thực hiện cho các nhóm đối tượng, đồng thời quy định mức đóng đảm bảo ổn định quỹ BHYT và nhiều vấn đề khác có liên quan nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Sau một thời gian thực hiện đặc biệt bắt đầu triển khai nhóm đối tượng đầu tiên theo lộ trình đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, số lượng người tham gia BHYT tăng lên đáng kể. Tuy thời điểm hiện tại BHYT tự nguyện và bắt buộc mới bao phủ trên 72% dân số của thành phố, trong đó BHYT tự nguyện đạt được 20%, việc phân tích các nguyên nhân/lý do tác động đến BHYT chưa cao đã giúp tác giả đưa ra những giải pháp thiết thực ở chương 3.

Nhận thấy rằng, BHYT TP Hồ Chí Minh được chia thành 5 nhóm đối tượng gồm: nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do tổ chức BHXH (Ngân sách Nhà nước) đóng, nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng, nhóm do Ngân sách Nhà nước hổ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình. Qua phân tích tình hình thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn thực hiện BHYT toàn dân, chúng tôi đã rút ra những thành tựu đạt được, cũng như những khó khăn, tồn tại, hạn chế và chỉ rõ các nguyên nhân. Đồng thời nêu lên ý kiến của người dân về giải pháp thúc đẩy tham gia BHYT tự nguyện Đây là cơ sở giúp cho việc đính hướng vầ đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách BHYT trong thời gian tới, đảm bảo cho việc thực hiện lộ tình BHYT toàn dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 3:‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH

3.1. Bối cảnh, xu hướng BHYT toàn dân:

3.1.1 Xu hướng thế giới:

Vấn đề sức khoẻ đang là vấn đề cấp thiết, được quan tâm trên toàn thế giới. BHYT được coi là một trong những cơ chế tài chính chủ yếu cho y tế. BHYT đang là giải pháp cơ bản, thiết thực giúp cho người dân chủ động kinh tế trong việc phòng ngừa ốm đau bệnh tật. Vì vậy, BHYT toàn dân đang là mục tiêu chung của các nước trên thế giới. Hiện nay, các chi phí chăm sóc sức khoẻ tăng nhanh, chính phủ trên toàn cầu đang yêu cầu người lao động phải có BHYT thay vì dựa và sự hỗ trợ của chính phủ.

Không những thực hiện BHYT toàn dân ở trong nước, các nước đang hướng tới thực hiện BHYT toàn dân đối với người lao động nước ngoài. Qatar là nước mới nhất tham gia xu hướng này. Tới cuối năm 2015 các công ty tư nhân sẽ bắt buộc phải đóng phí BHYT cho tất cả người lao động là người nước ngoài. Đối với nhân viên văn phòng, luật sẽ có hiệu lực trong quý đầu năm 2015. Lao động chân tay sẽ được tham gia BHYT vào giai đoạn cuối cùng của chương trình vào cuối năm 2015. Chương trình BHYT quốc gia không thiết kế để giảm chi phí hoặc quyền lợi. Ngược lại, mục tiêu của chương trình là để đảm bảo rằng tất cả mọi người sống ở Qatar (cả cư dân và người lao động nước ngoài) được hưởng các dịch vụ CSSK cơ bản tối thiểu.

Đầu năm 2014 Dubai đã thực hiện BHYT bắt buộc như nhau đối với du khách và người dân địa phương. Vài tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu tất cả người nước ngoài dưới 65 tuổi phải có BHYT toàn diện cho điều trị nội trú và trợ cấp tối thiểu 2.000 lira (902 USD) cho điều trị ngoại trú. Khoảng 40.000 người Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng cùng với các du khách cần cấp cứu. Thẻ BHYT châu Âu (Ehic) không có giá trị ở Thổ Nhĩ Kỳ, dù hơn 25 quốc gia không thuộc liên minh Châu Âu, từ Anguila để Uzbekistan có các thỏa thuận song phương với nước Anh trong trường hợp điều trị khẩn cấp, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có các thỏa thuận này.

Ở Pháp, những người không thuộc các nước châu Âu, không làm việc và chưa đến tuổi nghỉ hưu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về BHYT. Tại Mỹ, chăm sóc sức khoẻ là một trong những hệ thống toàn diện và đắt đỏ nhất trên thế giới, đó là một hệ thống vô cùng phức tạp và đến người Mỹ cũng phải gặp khó khăn trong việc điều hướng, và không hiểu rõ những vấn đề liên quan. Hiện nay, tổng thống Obama và chính quyền đang tiến hành các bước để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân với những yếu tố đều hơn hẳn hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Hoa Kỳ trước đây. Vì thế cần cân nhắc khi du lịch hay học tập ở Mỹ, vì nếu không có thẻ BHYT thì bất kỳ du khách nào cũng sẽ phải đối mặt với chi phí chăm sóc sức khoẻ rất cao nếu không có BHYT. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức


Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), chi phí trung bình năm 2013 cho 1 ca mổ thường để cắt ruột thừa ở Mỹ là 8.156 USD, trong khi đó ở Anh chỉ là 3.408 USD,

2.245 USD ở Tây Ban Nha và 953 USD ở Argentina.

3.1.2 Xu hướng Việt Nam:

Sự phát triển của BHYT gắn liền với những xu hướng, quan điểm của Đảng qua các Nghị quyết, Văn kiện quan trọng, mà khởi đầu là Đại hội VI, năm 1986. Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế, Nghị quyết Đại hội VI đề ra phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đây là một chủ trương mới, xoá bỏ bao cấp trong khám chữa bệnh, huy động nguồn lực trong cộng đồng, xoá bỏ bao cấp trong khám chữa bệnh, huy động nguồn lực trong cộng đồng, cùng với Nhà nước chăm lo, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Thực hiện chủ trương này, việc thu viện phí bắt đầu được thực hiện theo Quyết định 45/HĐBT ngày 24/4/1989. Khi đó, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 14 ngày 15/6/1989 hướng dẫn thực hiện bước đầu đặt vấn đề thử nghiệm triển khai một cơ chế quản lý mới: “ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo hiểm sức khoẻ”. Kết quả thực hiện thí điểm BHYT được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc thí điểm BHYT đã tạo ra một tư duy mới trong quản lý y tế bằng biện pháp kinh tế. Trước những vấn đề cấp bách đặt ra đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thời kỳ đổi mới, xoá bỏ bao cấp, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ra Nghị quyết số 04/NQ – HNTW ngày 14/1/1993 nêu nên một định hướng mới: “Tạo nguồn kinh phí để phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện thu một phần viện phí, phát triển BHYT”. Trên tinh thần đó, Nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về Định hướng Chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 1996 – 2000 nêu quan điểm: “ Tiếp tục thực hiện tốt việc thu một phần viện phí và phát triển BHYT để tăng thêm nguồn tài chính phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân…”. Đến Đại hội VIII của Đảng, chủ trương phát triển BHYT lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết với định hướng: “Tăng đầu tư của Nhà nước, kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển bảo hiểm”. Tuy nhiên, phải đến trước thềm Đại hội IX, sau gần 10 năm tổ chức thực hiện, chính sách BHYT đã đạt được những kết quả nhất định, quan điểm phát triển BHYT được hình thành rõ nét trong tư duy của những nhà hoạch định chính sách. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII trình Đại hội IX đã đưa nội dung phát triển BHYT toàn dân vào trong văn kiện. Dự thảo nêu rõ: “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, đổi mới cơ chế và chính sách viện phí, có chính sách tài trợ cấp và BHYT cho người nghèo, từng bước tiến tới BHYT toàn dân”. Cụm từ “BHYT toàn dân” chính thức được đề cập trong Quyết định số 35/2001/QĐ-TTG ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010. Chiến lược nêu rõ: “Mở rộng BHYT tự nguyện, cũng cố quỹ BHYT bắt buộc, tiến tới BHYT bắt buộc toàn dân.

Đại hội IX của Đảng thành công tốt đẹp, định hướng, quan điểm phát triển BHYT toàn dân được Nghị quyết Đại hội nâng lên một tầm cao mới: “Thực hiện


công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, tiến tới BHYT toàn dân”, điểm mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của BHYT toàn dân. Trước những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, ngày 23/2/2005, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá IX ra Nghị quyết số 46/NQ – TW với nhận định: “BHYT được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng”. Bộ Chính trị nêu rõ định hướng chỉ đạo: “Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, thực hiện chia sẽ giữa người khoẻ với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già”. Thực hiện Nghị quyết số 46/NQ- TW của Bộ Chính trị, ngày 05/10/2005. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg kèm theo Chương trình hành động thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Mục tiêu của Chương trình hành động là cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 46/NQ-TW, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chính phủ chỉ rõ nhiệm vụ đổi mới cơ chế chính sách y tế theo hướng: “Chuyển dần chi thường xuyên ngân sách Nhà nước từ hình thức cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh sang hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật BHYT. Xây dựng và triển khai tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010”

Ngày 11/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, tiếp tục thể hiện nhất quán tư tưởng, quan điểm và phát triển BHYT: “Đẩy nhanh tiến độ phát triển BHYT, thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2010”. Đến Đại hội X của Đảng (từ 18 – 25/4/2006), chủ trương phát triển BHYT toàn dân được Nghị quyết tiếp tục chỉ rõ: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh mẽ hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”; ngày 22/11/2012, Bộ Chính Trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW khẳng định “Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”... Điểm lại quá trình hình thành chủ trương đường lối phát triển BHYT của Đảng và Chính phủ cho thấy, đó là một quá trình vận động không ngừng, gắn liền sự thể nghiệm, đúc kết rút kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng cơ sở lý luận BHYT phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Như vậy có thể khẳng định “tiến tới BHYT toàn dân” vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp của việc chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Đạt được mục tiêu này có nghĩa là mọi người dân sống trên đất nước Việt nam không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tình, giàu nghèo… đều được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ thông qua chế độ BHYT. Mọi người dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trong qua việc chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, bệnh tật. Đạt được mục tiêu này cũng chính là


đạt được mục tiêu công bằng, bình đẳng xã hội đối với một người dân trong việc khám chữa bệnh.

Trong suốt thời gain qua và cả giai đoạn sắp tới, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mục tiêu BHYT toàn dân là hoàn toàn nhất quán và liên tục, nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tiến tới BHYT toàn dân là bước đi đúng đắn và khoa học của hệ thống BHYT Việt Nam. Mặc dù, đã có định hướng về BHYT toàn dân và đặt ra mục tiêu hoàn thành vào năm 2010 nhưng Việt Nam đã không thực hiện được vì chúng ta chưa có đáp ứng được điều kiện về kinh tế xã hội và cơ sở pháp lý vững chắc định hướng cho triển khai thực hiện. Sự ra đời Luật BHYT năm 2008 đánh dấu bước phát triển, trong đó quy định lộ trình thực hiện một cách cụ thể cho từng đối tượng nhằm mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014; đến thời điểm hiện nay, cả nước có 3/4 dân số tham gia BHYT, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 thực hiện thành công BHYT toàn dân trên cả nước.

3.2. Quan điểm, mục tiêu BHYT toàn dân:‌

3.2.1 Các quan điểm thực hiện BHYT toàn dân:

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng qua các năm; thực hiện việc chi trả lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành, có kết dư và bảo toàn, tăng trưởng, tham gia đầu tư góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Quỹ bảo hiểm y tế bước đầu đã cân đối được thu chi và có kết dư. Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được hình thành và phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Các quan điểm cụ thể của Bảo hiểm y tế toàn dân

- Tạo sự thống nhất và đồng thuận trong toàn xã hội

BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, liên quan đến quyền lợi, sức khỏe, bảo đảm an toàn và chất lượng cuộc sống trọn đời của người tham gia, góp phần thực hiện công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 và thông qua Luật BHXH (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 có hiệu lực

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí