Hoạt Động Bảo Hiểm Xã Hội Và Bảo Hiểm Y Tế


+ Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

+ Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

+ Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

+ Người bị đói do thiếu lương thực;

+ Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;

+ Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

c. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng.

Trong những năm qua hoạt động cứu trợ xã hội của huyện Văn Chấn đã góp phần trợ giúp những người có hoàn cảnh thiệt thòi ổn định cuộc sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

2.2.3. Ưu đãi xã hội

Ưu đãi xã hội hiện nay chủ yếu là thực hiện chính sách ưu đãi người có công, các đối tượng được hưởng chính sách này được qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 21 tháng 6 năm 2007.

Đối với huyện Văn chấn các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công gồm:

Cán bộ tiền khởi nghĩa

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

+ Suy giảm khả năng lao động từ 21-80%

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% có vết thương đặc biệt nặng

Thương binh loại B

+ Suy giảm khả năng lao động từ 21-80%


Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 21-80%

Bệnh binh hạng 3

+ Suy giảm lao động từ 41-50%

+ Suy giảm lao động từ 51-60%

Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh,

+ Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh từ 81% trở lên

+ Người phục vụ thương binh, thương binh loại B, bệnh binh loại đặc biệt.

Trợ cấp tuất đối với thân nhân người có công với cách mạng

+ Trợ cấp tuất với thân nhân 1 liệt sỹ

+ Trợ cấp tuất với thân nhân 2 liệt sỹ

+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ

+ Trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh B, bệnh binh.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

+ Bị mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động

+ Bị mắc bệnh hiểm nghèo suy giảm khả năng lao động

Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

+ Bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt

+ Bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt

Nguồn kinh phí chi trả các đối tượng trên được thực hiện từ ngân sách nhà nước thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện để chi trả với hàng tháng chi trả cho trên 1.000 đối tượng với số kinh phí gần 600 triệu đồng bảo đảm đúng tiêu chuẩn đối tượng theo qui định của nhà nước.

2.2.4. Kinh phí chi cho giáo dục


Để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển về cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, hàng năm kinh phí đầu cho lĩnh vực giáo dục luôn được ưu tiên nhằm tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của địa


phương, nâng cao trình độ dân trí góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước của huyện chi cho giáo dục chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách địa phương, tỷ trọng này chiếm khoảng từ 25 - 28% tổng chi ngân sách địa phương. Cụ thể, năm 2006 chi cho giáo dục từ nguồn ngân sách thường xuyên là 26.335 triệu đồng chiếm 24,83% tổng chi ngân sách, năm 2008 tăng lên 54.278 triệu đồng chiếm 28% tổng chi ngân sách.

Ngoài nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách đầu tư cho giáo dục, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn được thực hiện bởi các nguồn kinh phí khác như chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ giáo dục các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn....vv, như chính sách trợ giúp giáo dục cho người nghèo thực hiện chủ trương của nhà nước về hỗ trợ học sinh nghèo trong giáo dục đã có 19.634 học sinh được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ là 4,05 tỷ đồng; Chính sách phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo Thông tư số 22/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGD&ĐT, đã hỗ trợ năm 2008 cho 2.601 học sinh, mức hỗ trợ bình quân là 120.000 đồng/học sinh, kinh phí hỗ trợ 312,12 triệu đồng.

2.2.5. Thực hiện chương trình 135 giai đoạn I


Chương trình phát triển kinh - tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chương trình 135). Được tiến hành tại tỉnh Yên Bái năm 1999, riêng huyện Văn Chấn được thực hiện từ năm 2000. Trong năm 2000 được đầu tư tại 8 xã, năm 2001 bổ xung thêm 3 xã đưa tổng số xã được hưởng theo chương trình là 11 xã. Qua 6 năm thực hiện giai đoạn 1 của chương trình hạ tầng cơ sở của các xã được nâng lên rò rệt, góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống nhân dân các xã đặc biệt khó khăn.

Đánh giá kết quả thực hiện từng dự án thành phần thuộc chương trình 135 giai đoạn 2000-2005. Trong 5 năm với tổng số vốn thực hiện của chương trình là 34.906,74 triệu đồng.


+ Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Từ năm 2000 - 2005 toàn huyện đã đầu tư được 92 công trình và 99,5 ha khai hoang ruộng nước. Với kinh phí đầu tư 28.417 triệu đồng bằng 81,8%.

Trong đó:

Đường giao thông, cầu, ngầm 29 công trình với: 11.888,7 triệu = 41,84%

Trường học 31 công trình: 6.977,1 triệu = 24,55%

Thủy lợi, nước sạch 17 công trình: 5.314,3 triệu = 18,7%

Điện 7 công trình: 2.186,0 triệu = 7,69%

Trạm xá 1 công trình: 401,2 triệu = 1,41%

Khai hoang ruộng nước 99,5 ha: 389,0 triệu = 1,4 %

San tạo mặt bằng 3 công trình: 503,0 triệu = 1,77 %

Cấp nước sinh hoạt 4 công trình: 748,6 triệu = 2,63%

+ Dự án xây dựng trung tâm cụm xã: Đầu tư xây dựng 3 xã: Nghĩa Tâm, Tú Lệ, Nậm Búng gồm 10 công trình, với Tổng kinh phí đầu tư 3.442,1 triệu đồng bằng 9,86% tổng kinh phí

Trong đó:

Chợ 2 công trình: 947,31 triệu = 27,52%

Trường học 4 công trình: 1.600,7 triệu = 46,50%

Đường giao thông 1 công trình: 448,3 triệu = 13,02%

Nước sạch 1 công trình: 323,64 triệu = 9,37%

San tạo mặt bằng khu trung tâm 1 công trình: 65,2 triệu = 1,89%

Đóng bàn ghế trường học: 24,7 triệu = 0,72%

+ Dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm với tổng số vốn đầu tư 560 triệu đồng bằng 1,6% tổng kinh phí

Trong đó:

Hỗ giống cây lương thực: 170 triệu

Hỗ trợ mua máy móc thiết bị: 90 triệu

Hỗ trợ mua 100 con Trâu (Bò): 230 triệu

Mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật tại các xã: 20 triệu

Hỗ trợ phân bón cho cây trồng: 50 triệu


+ Dự án định canh, định cư Tổng số vốn đầu tư 2.487,64 triệu bằng 7,14% tổng kinh phí

Trong đó:

Chăm sóc 429 ha chè cùng cao: 720,6 triệu

Trồng mới 100 ha chè: 309,1 triệu

Bảo vệ rừng khoanh nuôi, phòng hộ: 21,74 triệu

Xây dựng 3 công trình thủy lợi: 887,6 triệu

Khai hoang 138,5 ha: 277,0 triệu

Di chuyển dân: 136 hộ: 221,6 triệu

Qua số liệu vốn đầu tư của các dự án có thể thấy mục tiêu của chương trình là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn do đó kinh phí giành cho đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm đến 81,% tổng vốn đầu tư của chương trình.

Qua kết quả khảo sát, đánh giá các dự án các chương trình mục tiêu đầu tư vào các vùng dự án đã đem lại các hiệu quả thiết thực, các mô hình đã được triển khai ở tất cả các thôn bản và tới hầu hết các hộ gia đình nghèo ở các xã thuộc vùng dự án. Việc triển khi mô hình thực hiện công khai dân chủ, người dân trong thôn, bản được trực tiếp tham gia thảo luận bình chọn các hộ nghèo tham gia chương trình. Các hộ dân được hưởng lợi từ dự án đều đúng tiêu chuẩn, đối tượng và hợp lòng dân. Qua kết quả khảo sát thống kê đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được cải thiện một cách rò rệt góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo sau khi kết thúc chương trình 135 gia đoạn I, năm 2001 là 21,88% xuống còn 9,5% năm 2005 (theo tiêu trí cũ).

2.3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ASXH HUYỆN VĂN CHẤN

2.3.1. Hoạt động Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế

2.3.1.1. Số người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

a. Số người tham gia BHXH

Bảng 2.6 cho thấy số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử dụng sử dụng lao động. Qua đó có thể thấy rò ràng lao động thuộc khu vực nhà nước chiếm đa số người tham gia BHXH từ 83,28% năm 2006 tăng lên 83,93%


năm 2008 so với tổng số người tham gia, tốc độ tănng bình quân đạt 7,9% năm. Như vậy, diện phủ của BHXH mới chỉ tập trung chủ yếu vào các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chưa thu hút được các đối tượng khác trong xã hội tham gia kể cả đối với cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức tư nhân hoặc hộ cá thể...vv

Bảng 2.6. Số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn


Đơn vị tính: người


Đối tượng

2006

2007

2008

Tốc độ PTBQ

- Các tổ chức xã hội khác nhau: đảng.......

2.381

2.801

2.879

109,95

- Xã, phường

588

597

605

101,45

- Doanh nghiệp nhà nước

188

123

121

80,20

- Doanh nghiệp tư nhân

408

468

546

115,70

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

-

-

-

-

- Các tổ chức tư nhân

-

-

-

-

Tổng cộng

3.565

3.989

4.151

107,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 8

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn


3000

2500

2000

1500

1000

500

0


2006 2007 2008

Các tổ chức XH khác nhau Xã, phường DN nhà nước DN tư nhân


Hình 2.3. Số người tham gia BHXH theo ngành và loại hình sử dụng lao động qua các năm


b. Số người tham gia Bảo hiểm y tế


Tham gia BHYT được thực hiện bởi 2 hình thức đó là Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện; Đối với Bảo hiểm y tế bắt buộc đối tượng là những người tham gia đóng BHXH ngoài phần phải đóng 5% tổng thu nhập thông qua bảng lương hàng tháng, bắt buộc đóng thêm 1% để tham gia bảo hiểm y tế, số người tham gia loại hình BHYT bắt buộc thường ổn định; Bảo hiểm y tế tự nguyện được thực hiện để các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế một cách tự nguyện không bắt buộc, được mua theo các định mức tiền khác nhau với thời gian thường là 1 năm, các đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên ...vv, và các đối tượng được ngân sách nhà nước tài trợ như các đối tượng chính sách, người nghèo.

Bảng 2.7. Số người tham gia Bảo hiểm y tế theo ngành và loại hình sử dụng lao động huyện Văn Chấn

Đơn vị tính: người


Đối tượng

2006

2007

2008

Tốc độ PTBQ

- Các tổ chức xã hội khác nhau: đảng,

2.381

2.801

2.879

109,95

- Xã, phường

588

597

605

101,45

- Doanh nghiệp nhà nước

188

123

121

80,20

- Doanh nghiệp tư nhân

408

468

546

115,70

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

-

-

-

-

- Các tổ chức tư nhân

-

-

-

-

- Học sinh, sinh viên

5.558

4.889

3.621

80,70

- Cấp thẻ BHYT cho đối tượng chính sách

1.032

1.001

977

97,30

- Cấp thẻ BHYT cho người nghèo

51.077

51.410

31.214

78,15

Tổng cộng

61.232

61.289

39.873

80,70

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Chấn


Bảng 2.7 cho thấy số người tham gia BHYT bắt buộc qua số liệu từ 2006 - 2008 tương đối ổn định không có sự biến động lớn và chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%) tổng số người tham gia. Riêng 2 đối tượng thuộc Bảo hiểm y tế tự nguyện có sự biến động tương đối lớn đó là BHYT học sinh, sinh viên năm 2008 chỉ đạt 65,15% so với năm 2006 (tốc độ phát triển bình quân 80,70% năm), nguyên nhân chủ yếu do khi tham gia BHYT các đối tượng đã không được hưởng các dịch vụ y tế tương xứng với những gì mình đã bỏ ra, cùng với thói quen khi bị ốm thường tự điều trị không đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, do đó tác dụng của tham gia BHYT mang lại hiệu quả không cao nên đã không tham gia. Đối với việc cấp thẻ y tế cho người nghèo, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và chính sách của chính quyền địa phương cho từng thời kỳ khác nhau nên số đối tượng được cấp thẻ cũng luôn biến động cụ thể năm 2008 việc cấp thẻ cho đối tượng này chỉ đạt 61,11% so với năm 2006 (tốc độ phát triển bình quân 78,15% năm).

2.3.1.2. Thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm Y tế

Hiện nay, có nhiều lý do để các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức, doanh nghiệp...vv trốn đóng BHXH chính thức, thứ nhất nhiều loại hình công việc, việc trả công chưa được chính thức hóa giống như hình thức tự làm hoặc trả công trao tay. Thứ hai cả khi các doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức thì mức lương để tham gia đóng bảo hiểm thường thấp hơn so với thực tế để tránh phải đóng quá nhiều. Đối với khối cơ quan hành chính sự nghiệp mức lương cứng tham gia đóng BHXH được thực hiện theo mức lương cơ bản của nhà nước qui định cho từng thời kỳ, thâm niên thể hiện theo hệ số lương để nhân với mức lương cơ bản theo qui định. Các cơ quan nhà nước đều lấy lương cứng để làm căn cứ tham gia BHXH và BHYT. Tuy nhiên phần trốn đóng bảo hiểm ở phần được gọi là lương mềm đó là các khoản phụ cấp, tiền thưởng và thu nhập tăng thêm của người lao động, do đó việc giám sát đóng BHXH, BHYT gặp rất nhiều khó khăn.

Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy số tiền thu BHXH năm 2008 đạt 15.253 triệu đồng, tăng 27,21% so với năm 2006, bình quân/ người/năm đóng trên 3,6 triệu

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí