Các Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội , Bảo Hiểm Thất Nghiệp, Bảo Hiểm Y Tế


NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm

trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN” [22].

- Bảo hiểm y tế

Ở Việt Nam, chính sách BHYT đã được triển khai thực hiện từ năm 1992 bằng việc ban hành các nghị định của Chính phủ về thực hiện BHYT. Đến năm 2008, Luật BHYT đã được Quốc hội khóa XII thông qua. BHYT toàn dân là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách ASXH. Đây là một trong những chính sách ASXH quan trọng thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo ASXH cho mọi người dân.

Tại Khoản 1, Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện” [21].

1.1.1.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

* Căn cứ Điều 4 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội quy định [19]:

- BHXH bắt buộc: gồm các chế độ ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

- BHXH tự nguyện: gồm các chế độ: hưu trí; tử tuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

* Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội quy định, các chế độ BHTN: gồm các chế độ trợ cấp học nghề, trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm [22].


Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam - 3

* Căn cứ Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội quy định, chế độ BHYT gồm KCB cho người tham gia BHYT. [22]

1.1.1.4. Ý nghĩa và vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

* Ý nghĩa của chính sách BHXH, BHTN, BHYT

BHXH, BHTN, BHYT là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH phải được từng bước mở rộng, tăng nhanh đối tượng tham gia, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. BHXH, BHTN, BHYT ra đời, phát triển cùng với nền kinh tế thị trường và đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Trình độ phát triển của BHXH, BHTN, BHYT được quyết định bởi mức độ phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển thì mức độ hoàn thiện của BHXH, BHTN, BHYT ngày càng cao và với những đặc trưng riêng có của mình BHXH, BHTN, BHYT đã có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

* Vai trò của chính sách BHXH, BHTN, BHYT

- Đối với người lao động:

BHXH, BHXH, BHTN là chỗ dựa tâm lý giúp NLĐ yên tâm làm việc, góp phần ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp phải các rủi ro, biến cố như ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, sinh đẻ hay về già, thất nghiệp,…

- Đối với xã hội:

Thứ nhất: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. NLĐ tham gia BHXH, BHTN, BHYT với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. NSDLĐ tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ nhưng đồng thời cǜng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các


thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn

sâu sắc của BHXH, BHTN, BHYT

Thứ hai: BHXH, BHTN, BHYT thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH, BHTN, BHYT tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH, BHTN, BHYT là yếu tố tạo nên sự hoà đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.

Thứ ba: BHXH, BHTN, BHYT thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

Thứ tư: BHXH, BHTN, BHYT góp phần thực hiện bình đẳng xã hội, trên giác độ xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho NLĐ. Trên giác độ kinh tế, BHXH, BHTN, BHYT là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này NLĐ được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.Như vậy, BHXH, BHTN, BHYT là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị.

- Đối với nền kinh tế thị trường:

Thứ nhất: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trở nên rò rệt. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó


khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. BHXH, BHTN,

BHYT đã góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ.

Thứ hai: Đối với các doanh nghiệp, khi những NLĐ không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả. Nhờ vậy, tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. Hệ thống BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường.

Thứ ba: Khi tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của NLĐ trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

Thứ tư: Quỹ BHXH, BHTN, BHYT do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được sử dụng đầu tư (gồm: đầu tư theo hình thức mua trái phiếu Chính phủ; mua trái phiếu, kǶ phiếu tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt) tạo sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho NLĐ.

Thứ năm: BHXH, BHTN, BHYT vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.

1.1.2. Đặc điểm hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội

- Đặc điểm hoạt động:

+ Cơ quan BHXH hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của Luật BHXH, Luật Việc Làm, Luật BHYT,…

+ BHXH là một trong những hình thức bảo hiểm của nhà nước, không nhằm mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và các thành viên trong gia đình họ.


- Đặc điểm quản lý

BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có: Ở trung ương là BHXH Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh. Không tổ chức đơn vị BHXH huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn.

Thực hiện Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 10/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Năm 2019, tại BHXH cấp tỉnh thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và BHXH thành phố, thị xã trực thuộc BHXH cấp tỉnh, cụ thể: Giảm 58 BHXH thành phố, thị xã trực thuộc BHXH cấp tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn.

Do vậy, hiện nay, hệ thống cơ quan BHXH có 63 BHXH tỉnh, thành phố và 652 BHXH quận, huyện.

1.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính trong cơ quan Bảo hiểm xã hội

Quản lý tài chính là sự tác động của cơ quan quản lý tới lĩnh vực tài chính nhằm đạt mục tiêu trong một thời kǶ nhất định. Hay nói cách khác, Quản lý tài chính tại cơ quan BHXH là quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT, chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT; đưa ra kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT.


Hiện nay, cơ quan BHXH đang áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN; chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN và Thông tư số 20/2016/TT- BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

Tại Điều 7 Nghị định số 60/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy

định về hạch toán kế toán, lập và gửi báo cáo quyết toán như sau:

“1. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần và cân đối thu, chi theo từng quỹ tại BHXH Việt Nam.

2. Số quyết toán thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN là số tiền thực thu, gồm: số tiền đóng của người tham gia, số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng và số tiền lãi chậm đóng (nếu có)

3. Cơ quan BHXH các cấp, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phải thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; lập và gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt, thẩm định theo quy định.

4. BHXH Việt Nam có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm cho các đơn vị trực thuộc; thẩm định và thông báo quyết toán năm cho BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua, gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán năm và thông báo kết quả thẩm

định quyết toán năm cho BHXH Việt Nam đối với khoản kinh phí ngân sách


nhà nước cấp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc

đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo”[24].

1.1.3.1. Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính trong cơ quan Bảo hiểm xã hội

- Quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT

- Quản lý chi BHXH, BHTN, BHYT

- Chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT

- Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

(1) Quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT

Để có thể bảo đảm một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết thì việc thu BHXH, BHTN, BHYT là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Phải có thu thì mới đảm bảo được chi. Do vậy, Quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT giữ vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của quá trình thu BHXH, BHTN, BHYT.

Nguồn hình thành quỹ BHXH, BHTN, BHYT chính là do NSDLĐ và NLĐ đóng theo quy định; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; hỗ trợ của Nhà nước; các nguồn thu hợp pháp khác.

Nguồn thu từ NLĐ và NSDLĐ là khoản thu lớn nhất và đóng vai trò quan trọng, quyết định. Các khoản thu khác như: thu từ các quỹ của các tổ chức, cá nhân từ thiện hay sự hỗ trợ của NSNN là nhỏ, NSNN chỉ bù đắp cho những trường hợp cần thiết. Hơn nữa đây là khoản thu mà tổ chức BHXH cǜng không thể tự điều chỉnh được vì nó mang tính thụ động. Do vậy mà quản lý thu chỉ tập chung vào nguồn thu từ hai đối tượng chính NLĐ và NSDLĐ.

* Quản lý đối tượng tham gia BHXH:

Đối tượng tham gia BHXH được quy định cụ thể tại Luật BHXH, Luật Việc làm, Luật BHYT.


Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT là việc làm rất quan trọng, để đảm có thể thu đủ, thu đúng, tránh trường hợp trốn đóng, trục lợi.

Ngoài việc đôn đốc thu BHXH, BHTN, BHYT tại các doanh nghiệp thì BHXH Việt Nam còn tuyên truyền, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng. Ngoài ra, còn phối hợp với Tổng bưu điện Việt Nam tổ chức các Hội nghị tập huấn phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.

Một trong những nhiệm vụ chính trị của hệ thống cơ quan BHXH là cần tập trung phấn đấu đến hết năm 2021 có khoảng 17,5 triệu người tham gia BHXH, tăng 19% so năm 2018; khoảng 15,3 triệu người tham gia BHTN, tăng 21% so năm 2018; khoảng 88,7 triệu người tham gia BHYT, tăng 11% so năm 2018; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90,8% so với dân số.

Quản lý đối tượng tham gia cần thực hiện các công việc sau:

+ Quản lý số lượng đăng kí tham gia BHXH;

+ Quản lý đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định;

+ Quản lý cấp sổ BHXH.

* Quản lý quỹ lương của các doanh nghiệp:

Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam về quy trình thu BHXH, BHTN, BHYT, bảo hiểm TNLĐ- BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT: “Tiền lương do nhà nước quy định: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương do đơn vị quyết định: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương” [8].

Tuy nhiên, hiện nay, xảy ra tình trạng có nhiều doanh nghiệp khai gian mức lương và phụ cấp để giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHYT của NSDLĐ, hay có trường hợp trích đóng BHXH, BHTN, BHYT trên tiền lương không bao gồm phụ cấp, có trường hợp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022