Thực Trạng Bhyt Toàn Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh


- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành BHXH Thành phố.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH Thành phố và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở Thành phố, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT trên địa bàn.

- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.

- Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH Thành phố và chỉ đạo, hướng dẫn BHXH quận, huyện triển khai thực hiện theo quy định.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý công chức, viên chức thuộc BHXH Thành phố.

- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.


2.1.3. Cơ cấu tổ chức:



P. TỔ CHỨC CÁN BỘ


P. HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP


P. TIẾP NHẬN-QL HỒ SƠ


P. CHẾ ĐỘ BHXH


P. KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH


P. NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH 1


P. NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH 2


P. KIỂM TRA


P. THU


P. CẤP SỔ, THẺ


P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

P. TỔ CHỨC CÁN BỘ


P. GIÁM ĐỐC

P. QUẢN LÝ THU

BHXH QUẬN 1


BHXH QUẬN 1

BHXH QUẬN 2

BHXH QUẬN 2


BHXH QUẬN 3

BHXH QUẬN 3



P. TIẾP NHẬN- TRẢ KẾT QUẢ TTHC

BHXH QUẬN 4


BHXH QUẬN 4

BHXH QUẬN 5

BHXH QUẬN 5



P. CHẾ ĐỘ BHXH

BHXH QUẬN 6


BHXH QUẬN 7

BHXH QUẬN 6

BHXH QUẬN 7



P. GIÁM ĐỐC

P. KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH


GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỊNH BHYT 1


P. GIÁM ĐỊNH BHYT 2

BHXH QUẬN 8


BHXH QUẬN 9

BHXH QUẬN 8

BHXH QUẬN 9


BHXH QUẬN 10

BHXH QUẬN 10


BHXH QUẬN 11

BHXH QUẬN 11


BHXH QUẬN 12

BHXH QUẬN BÌNH TÂN

BHXH QUẬN 12



BHXH QUẬN BÌNH THẠNH

P. KIỂM TRA

BHXH QUẬN BÌNH TÂN BHXH QUẬN BÌNH THẠNH

BHXH QUẬN GÒ VẤP

P. GIÁM ĐỐC

P. CẤP SỔ, THẺ BHXH QUẬN GÒ VẤP


BHXH QUẬN PHÚ NHUẬN

P. KHAI THÁC VÀ THU NỢ

BHXH QUẬN PHÚ NHUẬN


BHXH QUẬN TÂN BÌNH

BHXH QUẬN TÂN BÌNH


P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BHXH QUẬN TÂN PHÚ


BHXH QUẬN TÂN PHÚ

BHXH QUẬN THỦ ĐỨC

P. TUYÊN TRUYỀN

P. GIÁM ĐỐC

BHXH QUẬN THỦ ĐỨC


BHXH HUYỆN BÌNH CHÁNH

BHXH HUYỆN CẦN GIỜ

BHXH HUYỆN BÌNH CHÁNH



P. QUẢN LÝ HỒ SƠ

BHXH HUYỆN CẦN GIỜ

BHXH HUYỆN CỦ CHI

VĂN PHÒNG

BHXH HUYỆN CỦ CHI


BHXH HUYỆN HÓC MÔN

BHXH HUYỆN HÓC MÔN


BHXH HUYỆN NHÀ BÈ

BHXH HUYỆN NHÀ BÈ


Hình 1.3 - SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BHXH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.2 Thực trạng BHYT toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Số liệu về việc đóng BHYT toàn dân ở TP Hồ Chí Minh

Theo báo cáo của BH TP Hồ Chí Minh, tính đến 31/12/2015 đã có 5.751.664 người tham gia BHYT. Trong đó BHYT được chia thành 5 nhóm đối tượng gồm: Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; Nhóm 2: Nhóm do tổ chức BHXH (Ngân sách Nhà nước) đóng; Nhóm 3: Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng; Nhóm 4: Nhóm do Ngân sách Nhà nước hổ trợ mức đóng và Nhóm5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Số liệu thống kê Dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.9002, so với số liệu của BH thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ đóng BHYT chiếm 72%, còn 28% dân số chưa tham gia BHYT.

Trong đó, số dân đóng BHYT thì tỷ lệ đóng BHYT bắt buộc chiếm 79.9% trên, 20.1% còn lại đóng BHYT tự nguyện. Tỷ lệ đóng BHYT bắt buộc tập trung 4 nhóm đầu, với tỷ lệ nhà nước và người lao động cùng đóng khác nhau, hoặc nhà nước đóng toàn bộ, hoặc hỗ trợ. Xem chi tiết bảng 2.1.

Bảng 2.1 : Bảng thể hiện cơ cấu tham gia bảo hiểm của các nhóm tham gia bảo hiểm y tế



Tên nhóm

Số lượng

Cơ cấu (%)

BHYT

bắt buộc

Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng


2,017,646


35.1%

Nhóm 2: Nhóm do tổ chức BHXH (Ngân sách Nhà nước) đóng


236,949


4.1%

Nhóm 3: Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng

792,806

13.8%

Nhóm 4: Nhóm do Ngân sách Nhà nước hổ trợ mức đóng


1,549,346


26.9%

Tổng

79.9%

BHYT

tự nguyện


Nhóm5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình


1,154,917


20.1%


Tổng cộng

5,751,664

100.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

Ghi chú: Số liệu BH thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đến ngày 31/12/2015.


2 niên giám thống kê tóm tắt 2014, tổng cục thống kế, trang 20


Thành phần trong 5 nhóm bảo hiểm ý tế được chia cụ thể dưới đây:

Bảng 2.2: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm 1: do người lao động và sử dụng lao động cùng đóng bảo hiểm


STT

Nội dung

Phần trăm

1

DN

Doanh nghiệp

86%

2

HX

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1%

3

CH

Cơ quan hành chính

1%

4

NN

Tổ chức nước ngoài

1%

5

TK

Các tổ chức khác

0%

6

HC

Cán bộ, công chức

11%

7

XK

Cán bộ xã phường không chuyên trách

0%

Ghi chú: Số liệu BH thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đến ngày 31/12/2015.

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, có tổng cộng 7 thành phần tham gia BHYT bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hợp tác xã, cơ quan hành chính, tổ chức nước ngoài, các tổ chức khác, cán bộ công chức và cán bộ xã phường không chuyên trách. Trong đó, số lượng người tham gia BHYT ở doanh nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất với tổng cộng 86% tham gia. Điều này thể hiện rõ đặc trưng của nhóm bởi vì, tất cả người lao động trong doanh nghiệp đều phải đóng một phần BHYT bằng tiền lương của mình hưởng theo chế độ bắt buộc. Tỷ lệ này chỉ tập trung cao ở doanh nghiệp và một số ít ở nhà nước cho một số bộ phận cán bộ công chức.

Bảng 2.3: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm do tổ chức BHXH đóng

STT

Nội dung

Phần trăm

1

HT

Cán bộ hưu trí, mất sức

82.5%

2

TB

Trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp

0.5%

3

NO

Người bị ốm dài ngày

0.1%

4

CT

Người từ đủ 80T trở lên hưởng trợ cấp hàng tháng

1.4%

5

XB

Cán bộ XP hưởng trợ cấp từ BHXH

0.0%

6

TN

Người hưởng trợ cấp thất nghiệp

15.5%

7

CS

Công nhân cao su

0.0%

Ghi chú: Số liệu BH thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đến ngày 31/12/2015.


Nhóm 2 cũng có sự hiện diện của 7 đơn vị đại diện, trong đó, cán bộ, hưu trí mất sức chiếm tỉ trọng cao nhất với 82.6%. Và khoản còn lại BHXH đóng có 15.5% người hưởng trợ cấp thất nghiệp để được hưởng BHYT. Số lượng người bị ốm dài ngày có số người tham gia thấp nhất, chỉ chiếm 0.1% trong cơ cấu của nhóm 2; cán bộ phường xã hưởng trợ cấp từ BHXH tham gia BHYT không đáng kể chỉ có 86/5.751.664; công nhân cao su không có tham gia BHYT tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.4: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm do ngân sách nhà nước đóng


STT

Nội dung

Phần trăm

1

QN

Quân nhân chuyên nghiệp

0.0%

2

CA

Công an

0.0%

3

CY

Người làm công tác cơ yếu

0.0%

4

XN

Cán bộ XP hưởng trợ cấp từ Ngân sách

0.0%


5


MS

Người đã thôi hưởng trợ cấp MSLĐ đang hưởng trợ cấp từ NS


0.2%

6

CC

Mẹ VN anh hùng, lão thành CM, TTB 81%

0.1%

7

CK

Có công khác

3.0%

8

CB

Cựu chiến binh, TNXP chống pháp

0.2%

9

KC

Người tham gia KC chống Mỹ

3.0%

10

HD

Đại biểu QH, HĐND

0.1%

11

TE

Trẻ em dưới 6 tuổi

69.2%

12

BT

Bảo trợ xã hội

14.2%

13

HN

Hộ nghèo

0.0%

14

DT

Người dân tộc thiểu số

0.0%

15

DK

Người sống tại vùng đặc biệt khó khăn

0.0%

16

XD

Người sống tại xã đảo, huyện đảo

0.4%

17

TS

Thân nhân liệt sĩ

2.2%



18

TC

Thân nhân người có công

0.4%

19

TQ

Thân nhân quân đội

0.0%

20

TA

Thân nhân công an

7.1%

21

TY

Thân nhân cơ yếu

0.0%

22

HG

Người hiến tạng

0.0%

23

LS

Lưu học sinh

0.1%

Ghi chú: Số liệu BH thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đến ngày 31/12/2015.

23 nhóm đối tượng trong tổng số 792.806 người tham gia BHYT bắt buộc thuộc nhóm 3: nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Trong đó, loại thẻ khám chữa bệnh của trẻ em dưới 6 tuổi do ngành y tế phát hành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nhóm với 69.2%. Mặt khác, có thể thấy rằng thẻ BHYT do ngân sách nhà nước cấp chủ yếu thuộc người tham gia kháng chiến chống Mỹ, bảo trợ xã hội, thân nhân công an và người sống tại xã đảo, huyện đảo. Các đối tượng khác mặc dù có sự hỗ trợ đóng BHXH của nhà nước nhưng chiếm số lượng nhỏ không đáng kể. Điều đáng nói là hiện nay các cán bộ chiến sĩ công an vẫn chưa được cấp thẻ BHYT vì họ được khám miễn phí tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an. Điều này khá bất cập khi việc đau ốm có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi nhưng mà không có đầy đủ tất cả bệnh viện thuộc ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước thuộc Bộ Công an. Điều này đã được khắc phục khi Bộ Công an và Bộ Y tế ra quyết định cấp thẻ BHYT cho các chiến sĩ công an vào năm 2016 thay vì khám bệnh miễn phí ở các bệnh viện thuộc Bộ Công an như trước đây.

Bảng 2.5: Bảng thể hiện cơ cấu các thành phần tham gia BHYT trong nhóm do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng


TUỔI


Tổng

STT

Nội dung

1

CN

Hộ gia đình cận nghèo

5.4%

2

HS

Học sinh

67.4%

3

SV

Sinh viên

27.2%

4

GB

Hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp

0.0%

Ghi chú: Số liệu BH thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đến ngày 31/12/2015.


Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy rằng có 4 đối tượng trong tổng số 1.549.346 người tham gia BHYT thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Trong đó, loại thẻ cấp cho học sinh, sinh viên chiếm đa số với 67.4% thẻ dành cho học sinh và thẻ cấp cho sinh viên chiếm 27.2% trong cơ cấu nhóm 4. Điều này cho thấy rằng, công tác tuyên truyền tham gia BHYT trong nhà trường khá tốt. Mặt khác, học sinh sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của BHYT đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và xã hội. Thể hiện các em là những người chủ tương lai của đất nước. Mặc dù vẫn được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cấp, nhưng cá nhân trong hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp không tham gia BHYT. Một phần do nhóm thành phần này sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là thấp, một phần do công tác tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia BHYT chưa được đề cao, người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của thẻ BHYT đối với bản thân và xã hội. Vì vậy công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân để tham gia BHYT tự nguyện cần được chú trọng hơn nữa mới có thể thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân trong năm 2020

Số lượng người tham gia BHYT còn tuỳ thuộc vào độ tuổi. Nhận thấy rằng số lượng người tham gia BHYT nhiều nhất nằm vào độ tuổi từ 18-59 tuổi chiếm 81.6%. Trong khi đó độ tuổi ngoài lao động và đô tuổi dưới lao động có tỉ lệ gần tương đương nhau, 10.7% và 7.7%. Trong nhóm độ tuổi lao động thì độ tuổi từ 25 đến 35 chiếm 30.1% tỷ lệ đóng BHYT, điều này cho thấy việc các doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động khá phổ biến. xem chi tiết bảng 8.

Bảng 2.6 : Tỷ lệ người đóng BHYT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chia theo độ tuồi.


STT

Độ tuổi đóng BHYT

Phần trăm

1

Trước năm 1939 (từ 77 tuổi trở lên)

1.3%

2

Từ 1940 đến 1957 (từ 60 đến 76 tuổi)

9.4%

3

Từ 1958 đến 1970 (từ 46 đến 59 tuổi)

20.3%

4

Từ 1971 đến 1980 (từ 36 đến 45 tuổi)

17.4%

5

Từ 1981 đến 1991 (từ 25 đến 35 tuổi)

30.1%

6

Từ 1992 đến 1998 (từ 18 đến 24 tuổi)

13.8%

7

Từ 1999 đến nay (dưới 17 tuổi)

7.7%

Ghi chú: Số liệu BH thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đến ngày 31/12/2015.

Khi xem xét độ tuổi với hình thức đóng BHYT cho thấy cũng trong độ tuổi từ 18 tới 59, chủ yếu tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức bắt buộc. Điều này được


lý giải khá dễ dàng vì ở trong độ tuổi này, người tham gia BHYT bị ràng buộc bởi các chính sách pháp luật của nhà nước. Độ tuổi từ 18-55 thuộc nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động, và luật pháp cũng quy định rõ các tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động phải tham gia BHYT. Nhưng đối với độ tuổi từ 59 trở lên, bắt đầu có sự cân bằng giữa số người tham gia BHYT tự nguyện và BHYT theo hình thức băt buộc. Nguyên nhân chủ yếu vì đây là những người ngoài độ tuổi lao động, mặt khác ở độ tuổi này vấn đề sức khoẻ thường được chú trọng, số người đau ốm tăng cao nên người dân ý thức được tác dụng của BHYT, vì thế số lượng người tham gia BHYT tăng so với các độ tuổi khác.

2.2.2 Tỷ lệ về việc đóng BHYT toàn dân ở 24 quận huyện TP Hồ Chí

Minh

Trong 24 quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh, tại quận 1 tỷ lệ đóng

90.0

87.2

82.2

80.0

70.0

60.0

50.0

74.7

68.7

81.6

76.2

83.9

77.5

77.2

76.2

70.4

71.369.770.1

73.7

69.0

71.573.2

67.1

61.9

62.8

64.7

56.9

66.4

38.1

40.0

37.2

30.0

31.3

25.3

43.1

35.3

29.6

28.730.329.9

23.8

31.0

32.9

33.6

28.5

26.8

22.5

22.8

26.3

23.8

17.8

18.4

20.0

12.8

16.1

10.0

0.0

BHYT Bắt buộc BHYT Tự nguyện

BHYT bắt buộc cao nhất với 87.2%, việc này đồng nghĩa tỷ lệ đóng BHYT tự nguyện thấp nhất, do đặc thù quận một tập trung văn phòng, cơ quan đơn vị làm việc nhiều hơn dân cư. Ngược lại ở quận 8, tỷ lệ đóng BHYT bắt buộc và tự nguyện chênh lệnh nhau rất ít 56.9% và 43.1%. Lý do số liệu của quận 8 không chênh lệnh nhau nhiều là vì trên địa bàn quận 8 chủ yếu tập trung dân cư sinh sống nhiều hơn cơ quan, nhà máy, xí nghiệp. Tương tự với tình hình của quận 1, quận 7, quận 3, quận 9 có tỷ lệ đóng BHYT bắt buộc với BHYT tự nguyện khá cao, gấp 4 lần. Các địa bàn khác trung bình gấp 3 lần khi so sánh giữa tỷ lệ BHYT bắt buộc với BHYT tự nguyện. Xem biểu đồ 2.1.


BHYT bắt buộc

Quận 1

Quận 12 Quận Thủ Đức

Quận 9 Quận Gò Vấp Quận Bình Thạnh Quận Tân Bình Quận Tân Phú Quận Phú Nhuận

Quận 2

Quận 3

Quận 10

Quận 11

Quận 4

Quận 5

Quận 6

Quận 8 Quận Bình Tân

Quận 7 Huyện Củ Chi Huyện Hóc Môn

Huyện Bình Chánh Huyện Nhà Bè

Huyện Cần Giờ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ đóng BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện ở 24 quận/huyện

Ghi chú: Số liệu BH thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đến ngày 31/12/2015.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí