Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 11


3.3.1.4. Đảm bảo bao phủ theo chiều sâu về quyền lợi BHYT

- Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, cần tăng cường đầu tư năng lực và trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất tuyến cơ sở (tuyến huyện, tuyến xã) và phân cấp chuyên môn cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng với nhu cầu, phù hợp với sự thay đổi mô hình bệnh tật, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả;

- Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn cũng như các quy trình giám sát chất lượng bệnh viện. Bằng việc từng bước xây dựng và củng cố Viện trang thiết bị và công trình y tế. Phối hợp với tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường chất lượng đào tạo kiểm định viên, xây dựng và ban hành các quy trình kiểm chuẩn trang thiết bị y tế. Xây dựng thêm một số cơ sở kiểm định trang thiết bị y tế tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, giám sát hiệu quả khai thác sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Nhà nước;

- Quy định hạn mức cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh tối đa một người/một năm;

- Nâng cao trình độ và tính minh bạch trong quản lý BHYT.

3.3.2. Nhóm giải pháp tác nghiệp

3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về BHYT toàn dân.

Trong những năm qua, tuyên truyền về chính sách BHXH nói chung và BHYT nói riêng đã được BHXH Việt Nam thường xuyên triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, một trong những lý do người dân không tham gia BHYT tự nguyện là họ không biết thông tin. Mặt khác, năm 2015 là thời điểm luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật BHYT có hiệu lực, toàn ngành thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh triển khai giao dịch điện tử. Vì vậy, song song với cải cách hành chính, công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Nâng cao nhận thức của người dân về BHYT tự nguyện (ví dụ như quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHYT tự nguyện) cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến tất cả các nhóm đối tượng, ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp dân. Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Phối hợp nhiều hơn nữa với các Sở, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội như Ban Tuyên giáo Thành Ủy, Sở Lao động thương binh và xã hội, Hội nông dân Việt Nam TP.HCM,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Sở y tế, Liên đoàn lao động Thành phố, Hội chữ thập đỏ Thành phố, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh để triển khai các hoạt động tuyên truyền. Đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan truyền thông để bản tin BHYT được lên sóng truyền hình hàng tuần, thậm chí là hàng ngày. Tăng cường tập huấn, tư vấn, đối thoại các nhóm đối tượng trực tiếp tại cơ sở, thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, băng rôn….với những nội dung của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT tự nguyện, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của phường, xã, các hội, đoàn thể; mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia BHYT tự nguyện trên đường điện thoại, đường dây nóng. Ngoài ra còn tham mưu đề xuất các cuộc kiểm tra, thanh tra liên ngành, xử phạt các đơn vị nợ đọng kéo dài hoặc cố tình tránh né không tham gia BHXH, BHYT…, nâng cao kỹ năng hoạt động, chủ động cải tiến cách thức làm việc, tổ chức cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người tham gia được hưởng đầy đủ các quyển lợi theo quy định.

Đẩy mạnh công tác thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 11

3.3.2.2. Giáo dục y đức và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế.

Trình độ và y đức là cái gốc của cán bộ ngành y tế, do vậy mọi cán bộ y tế phải nhận thức được điều này. Để chấn chỉnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, ngay từ năm 1996 Bộ y tế đã ban hành 12 điều y đức và năm 2008 ban hành quy tắc ứng xử để tuyên truyền và phổ biến cho tất cả các cấn bộ y tế và sinh viên trường y, dược. Bộ y tế cũng đã tổ chức nhiều lớp học cho cán bộ, công chức, viên chức hành nghề y, tuy nhiên chỉ tuyên truyền giáo dục không thôi thì tác dụng chưa được nhiều. Kết quả điều tra cho thấy người dân khá bức xúc về tinh thần, thái độ, phục vụ của nhân viên y tế .Vì vậy, các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện đa khoa thành phố cần xây dựng văn hóa bệnh viên theo hướng như lời Bác Hồ dạy: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”. Đó là sự tận tâm với người bệnh, coi người bệnh như người thân của chính mình, gần gũi tìm hiểu, động viên kịp thời; giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, quên đi những đau đớn về bệnh tật. Đồng thời, người thầy thuốc phải công tâm, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng khám chữa bệnh thông thường hay bằng thẻ BHYT. Có như thế, BHYT toàn dân mới có thể được mở rộng. Để thực hiện được điều này, các cán bộ quản lý cơ sở y tế cần có chế độ thưởng phạt công minh và kịp thời; thiết lập đường dây nóng để lắng nghe ý kiến phản hồi của bệnh nhân. Bên cạnh đó, cải thiện môi trường làm việc để giảm áp lực công việc căng thẳng cho các y bác sĩ cũng rất cần thiết. Bộ y tế cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành y tế triển khai quyết liệt hơn nữa các nội dung sau:

- Tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 04/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các quy định về giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh, người nhà bệnh nhân.


- Tiếp tục công tác truyền thông, giáo dục, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các cơ sở y tế. Tổ chức tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, người lao động trong ngành thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp, văn hóa công sở… Phát động các phong trào thi đua, nêu gương người tốt, việc tốt. Phối hợp với công đoàn y tế Việt Nam tổ chức ký cam kết thi đua trong toàn ngành. Tất cả các Bệnh viện, các cơ sở y tế phải có thông báo công khai, rộng khắp khẩu hiệu: Nếu ai phát hiện cán bộ, nhân viên y tế có hành vi tiêu cực hoặc gây nhũng nhiễu đối với người bệnh thì thưởng xứng đáng cho người phát hiện, đồng thời kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thu hồi giấy phép hành nghề của người cán bộ, nhân viên y tế vi phạm. Nếu bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc người môi giới có hành động làm cho cán bộ y tế tiêu cực hay phản ánh sai sự thật, bệnh viện được quyền phạt theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Tăng cường vai trò của người đứng đầu đơn vị: Giám đốc bệnh viện - nơi có người vi phạm quy định về y đức sẽ bị phạt hạ bậc lương, không được xét tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng trong năm; Trưởng khoa - nơi có người vi phạm sẽ bị hạ chức hoặc chuyển công tác; các cán bộ cùng kíp làm việc với cán bộ có hành vi tiêu cực sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, gắn với việc chậm xét tăng lương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện ở các đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục xây dựng chính sách, chế độ cho cán bộ y tế, chính sách thưởng xứng đáng cho người thầy thuốc tận tình với người bệnh, triển khai các biện pháp giảm quá tải trong các cơ sở khám, chữa bệnh, cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, sửa đổi lề lối, tác phong làm việc ở các cơ sở khám chữa bệnh, xây dựng tiêu chí, vai trò gương mẫu của đảng viên, lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị,…

3.3.2.3. Đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT:

Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là “có đóng có hưởng”, cho nên đối với BHYT và BHYT toàn dân, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia sẻ là một trong những giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy để phát triển nhanh số lượng người tham gia BHYT trên địa bàn cả nước nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thành phố hồ Chí Minh là địa phương tập trung nhiều cơ sở khám chữa bệnh tuyến Tỉnh và tuyến trung ương, trong những năm vừa qua Thành phố Hồ chí Minh đã thu hút nhiều người dân địa phương và các địa phương lân cận đến khám chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe nên có điều kiện thuận lợi để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT. Nếu phát huy được thế mạnh của mình trong khâu phục vụ tốt quyền lợi của người tham gia BHYT sẽ là đòn bẩy để nâng cao tỷ lệ người tham gia BHYT trong thời gian tới. Cho nên cần chú trọng tổ chức thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể sau:

a. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ KCB cho người tham gia BHYT:

Qua các phương tiện truyền thông cho thấy ý kiến của nhiều người dân, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là điều cần thiết để thu hút họ tham gia BHYT. Do vậy, trong thời gian tới cần chú trọng cải thiện chất lượng khám chữa


bệnh BHYT thông qua tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Hiện nay, tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều cơ sở KCB (bao gồm tuyến xã phường đến tuyến trung ương cả công lập và ngoài công lập lập), tuy nhiên tình trạng cơ sở hạ tầng tại một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu khám và điều trị bệnh, do xây dựng và đưa vào sử dụng đã lâu; phòng khám chật hẹp không đủ không gian cho bệnh nhân và cán bộ y tế thực hiện công việc chuyên môn điều trị hàng ngày. Tình trạng quá tải bệnh viện ngày càng nhiều. Với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, người dân có quyền được hưởng những dịch vụ cao cấp với cơ sở khám chữa bệnh khang trang, hiện đại, sạch sẽ và các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại.

Vì vậy, bệnh viện cần huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh; thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh. Xây dựng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình có sử dụng thẻ BHYT; tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, nguồn lực để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

b) Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế:

Đây là một trong những nội dung quan trọng và then chốt, sẽ làm thay đổi trong tư duy của người dân khi quyết định lựa chọn tham gia BHYT cũng như quyết định đến sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội. Do đó, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

- Cơ quan BHXH tăng cường kiểm tra, giám sát các nội dung hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh, nhằm đảm bảo các quyền lợi của người tham gia BHYT. Thực hiện công khai, minh bạch quyền lợi về chế độ bảo hiểm y tế cho người dân như: Niêm yết danh mục thuốc, Vật tư y tế, Danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành được Bảo hiểm xã hội thanh toán trên trang thông tin điện tử; hạn chế tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế.

- Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận bệnh nhân đến khám chữa bệnh; tạo môi trường bình đẳng đối với mọi người; không phân biệt đối xử giữa bệnh nhân BHYT và người khám dịch vụ. Tổ chức đường dây nóng để người dân góp ý cung cách phục vụ của đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế.


- Thường xuyên tiếp cận phác đồ điều trị mới của các nước tiên tiến để áp dụng vào quá trình khám chữa bệnh và điều trị cho người tham gia, góp phần hạn chế tối đa những sai sót, cũng như tạo thêm niềm tin về chất lượng phục vụ cho người tham gia.

- Để đảm bảo việc công khai, minh bạch quyền lợi về chế độ bảo hiểm y tế cho người dân, Bảo hiểm xã hội Thành phố cần thực hiện niêm yết danh mục thuốc, vật tư y tế, Danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành được Bảo hiểm xã hội thanh toán trên trang thông tin diện tử của đơn vị; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm bảo vệ quyền lợi của người bệnh và hạn chế tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế.

- Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị nhằm chữa trị và cứu sống được nhiều người bệnh, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục đội ngũ cán bộ y tế, nhất là những người làm việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng thẻ BHYT về thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, về kỹ năng ứng xử trong giao tiếp với người bệnh và người nhà bệnh nhân; tổ chức thực hiện khám chữa bệnh BHYT trong và ngoài giờ hành chính phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Thành phố … nhằm thay đổi căn bản và toàn diện về phong cách làm việc của nhân viên y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh theo phương châm “ Lấy Người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị” để đáp ứng nhu cầu của người bệnh nói chung và người bệnh có thẻ BHYT tự nguyện nói riêng.

3.4. Kiến nghị:

3.4.1.Cấp Trung ương:

Về bản chất BHYT là loại hình bảo hiểm thực hiện trên cơ sở đóng góp tài chính của người tham gia như từ lương, thu nhập của người lao động, hỗ trợ của nhà nước đối với một số đối tượng…Để đảm bảo được nghĩa vụ đóng góp thì điều kiện kinh tế - xã hội nói chung và thu nhập của người dân nói riêng phải đạt một yêu cầu nhất định, sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân càng cao, càng ổn định thì càng có điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện BHYT toàn dân. Nếu người dân đói nghèo thì họ khó có thể bỏ ra một khoản đóng góp thường xuyên. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội kém nên khả năng bao quát của BHYT thường là không cao. Việt Nam là quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội đang phát triển. Mức thu nhập của Việt Nam đang còn thấp so với các quốc gia khác khi thực hiện BHYT toàn dân. Vì vậy, nhà nước cần chú trọng


công tác phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước, nâng cao thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi người dân. Khi đời sống người dân không ngừng tăng lên thì nhu cầu và khả năng tham gia BHYT chăm sóc sức khoẻ lớn hơn. Ngoài ra, Việt Nam cần dành một phần ngân sách để chi cho y tế và công tác sức khoẻ người dân. Có như vậy thì cả Nhà nước và xã hội mới có đủ khả năng tài chính để thực hiện chính sách y tế cộng đồng.

BHYT là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người dân nên BHYT cần phải được nhà nước đứng ra tổ chức thông qua các văn bản pháp luật. Như vậy, để tiến tới thực hiện tốt BHYT toàn dân cần phải có sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước, hệ thống văn bản pháp quy về BHYT phải vững mạnh, đồng bộ và hợp lý. Hiện nay, mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật BHYT và nhiều văn bản hướng dẫn nhưng thực tiễn còn có một số vấn đề nảy sinh chưa có hướng giải quyết thì các cơ quan còn lung túng không khắc phục được ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia. Hệ thống văn bản quy định BHYT của ta đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn một số vướng mắc. Thể hiện như các văn bản còn chồng chéo, phức tạp về thủ tục… Như vậy hệ thống pháp luật chưa thực sự đủ mạnh, còn nhiều hạn chế do đó phải xây dựng pháp luật một cách hợp lý, có định hướng cho các vấn đề cần phát sinh để kịp thời giải quyết. Nhà nước cần rà soát, tìm ra những khuyết điểm, nguyên nhân và từ đó hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về bảo hiểm. Từ những điều trên, tôi xin đưa ra một số kiến nghị tới cấp trung ương cho lộ trình BHYT toàn dân như sau:

- Ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện

Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp tai nạn giao thông để chi trả BHYT. Trong văn bản quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận nguyên nhân tai nạn, thủ tục xác nhận thế nào. Nếu là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì phải đồng nhất các quy định liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan công an vì theo quy định hiện hành thì cơ quan công an không có nhiệm vụ xác nhận vi phạm này ngoài việc lập biên bản hiện trường. Do điều trị tai nạn giao thông thường chi phí lớn nếu không được BHYT chi trả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh đặc biệt họ không có khả năng chi trả thì có nguy cơ tử vong. Việc xác nhận nguyên nhân tai nạn không hề đơn giản, người có BHYT khó có đủ chứng cứ về vụ tai nạn. Nếu quy định chặt chẽ như trên thì người tham gia BHYT khó tiếp cận các dịch vụ y tế mà mình mong chờ khi gặp rủi ro lớn. Vì vậy nên hướng tới các trường hợp sau: trường hợp thức nhất xác định có căn cứ rõ rang là vi phạm pháp luật thì không được hưởng chi trả chi phí khám chữa bệnh từ BHYT. Trường hợp thứ hai, nếu không có căn cứ chứng minh được người có BHYT vi phạm pháp luật thì nên hỗ trợ một phần chi phí cho họ

Ban hành quy định liên quan đến việc thực hiện cơ chế cùng chi trả của người nghèo theo hướng tăng quyền lợi của người tham gia và một số đối tượng xã hội khi họ thực sự không có đủ khả năng cùng chi trả. Có thể quy định mức hỗ trợ thêm hay xét giảm để giảm bớt khó khăn cho những đối tượng này cho họ có kiều


kiện khám chữa bệnh. Như vậy cần tăng đáng kể sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo hiểm cho đối tượng cận nghèo hoặc lao động không chính thức. Giải pháp này bao gồm cả tăng trợ cấp cho đối tượng cận nghèo lên mức 100%. Hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận vai trò quan trọng của ngân sách chung bằng cách tài trợ toàn bộ chi phí bảo hiểm cho người nghèo và các đối tượng khó khăn, nâng cấp mức trợ cấp cho người cận nghèo. Để đạt được mức bảo hiểm toàn dân, mức trợ cấp cho các đối tượng này cần phải tăng cao hơn nữa. Trợ cấp cho toàn bộ đối tượng cận nghèo cần phải tăng lên 100% trong thời gian tới. Nhà nước cũng cần tăng dần mức trợ cấp mua bảo hiểm cho những đối tượng làm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp vì những người này dù không nghèo, những vẫn phải đang đối mặt với những rào cản đáng kể khi mua BHYT và tiếp cận dịch vụ y tế.

Ban hành văn bản quy định chi tiết về thẩm quyền, nội dung, phạm vi thanh tra của thanh tra y tế chuyên ngành về BHYT. Điều 46 Luật BHYT chỉ quy định: “ Thanh tra thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm y tế” nên không có đủ cơ sở để thực hiện. Do vậy, chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về thẩm quyền, nội dung, phạm vi thanh tra trong lĩnh vực y tế. Để công tác thanh tra có hiệu quả, thanh tra BHYT có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHYT, các quy trình, quy chế chuyên môn, nhiệm vụ trong việc thực hiện BHYT của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong phạm vi cả nước. Qua đó phát hiện kịp thời các vi phạm về BHYT và xử lý triệt để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về BHYT.

Trong công tác cấp phát thẻ BHYT còn chậm trễ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT. Đó là không quy định cụ thể trình tự thời gian cấp thẻ, hoặc do việc in, phát hành thẻ BHYT chủ yếu thực hiện ở tuyến tỉnh mà những tỉnh, thành phố có số lượng người tham gia đông tình trạng chậm trễ không hề tránh khỏi. Vì vậy cần sớm ban hành văn bản quy định trình tự thời gian cấp thẻ phù hợp, trách nhiệm của cơ quan cấp phát đồng thời nên quy định cho tuyến huyện có thẩm quyền in, phát hành thẻ BHYT cho một số đối tượng để giảm tải công việc tuyến tỉnh cấp thẻ kịp thời cho người tham gia đảm bảo quyền lợi KCB cho họ.

Đồng thời việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cần rà soát các văn bản hiện hành về lĩnh vực BHYT và các văn bản khác có liên quan để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành cho phù hợp với Luật BHYT đồng thời công bố công khai các văn bản hết hiệu lực thi hành (theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền).

- Đầu tư cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt ở tuyến cơ sở.

+ Thực tế cho thấy tổng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế thấp các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xuống thấp không đáp ứng nhu cầu Khám chữa bệnh. Chúng ta nên tăng mức đầu tư cho y tế, đảm bảo cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng y tế. Để có nguồn ngân sách chi cho đầu tư y tế thì một yếu tố đảm bảo là chiến lược phát triển kinh tế phù hợp. Như vậy, phải kết hợp với việc thực hiện


được các chỉ tiêu kinh tế, đảm bảo lộ trình BHYT toàn dân. Ngoài ra, cần phải cung ứng các trang thiết bị y tế nói chung và các thiết bị phục vụ nói riêng, không ngừng hiện đại hoá như các thiết bị chữa trị phức tạp, công nghệ thông tin quản lý để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh.

Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý cho tuyến cơ sở, vì đây là những địa điểm có cơ sở khám chữa bệnh, vật chất, trang thiết bị y tế thấp, nghèo nàn, lạc hậu….ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc sức khoẻ người dân. Ngoài ra, phải tiến hành bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế phục vụ nhu cầu KCB của người dân. Đào tạo nghiệp vụ giám định cho cán bộ không có nghiệp vụ, y dược, đồng thời có kế hoạch bài bản, đào tạo kỹ năng tập trung đối với đối tượng cán bộ y dược.

- Xây dựng kế hoach đảm bảo mục tiêu y tế toàn dân năm 2020 cho các nhóm đối tượng

Nhà nước cần chủ động cây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân theo các nhóm đối tượng theo quy định của luật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó cần làm rõ: kế hoạch thực hiện BHYT bắt buộc cho học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Cần quy định bổ sung đối tượng hộ gia đình thành thị tham gia BHYT …Mặt khác, hiện nay đa số người dân vẫn có mức thu nhập thấp và không ổn định, trình độ nhận thức còn hạn chế. Thực tế cho thấy người nông dân vẫn đang được hưởng ít các chương trình phúc lợi xã hội, nhất là về chăm sóc sức khoẻ, vậy nên, nhà nước cần chuẩn bị cho họ các mặt sau:

+ Một là, có kế hoạch phát triển kinh tế nông, lâm, ngư và diêm nghiệp góp phần nâng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân

+ Hai là, chuẩn bị nhận thức bằng cách tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trong thời gian trước khi thực hiện bắt buộc để cho họ tiếp cận với các dịch vụ y tế.

3.4.2 Cấp Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện BHYT toàn dân đang là mục tiêu của cả nước nói chung và của TP Hồ Chí Minh nói riêng. Hiện nay, nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHYT chưa thực sự được coi trọng. TP Hồ Chí Minh cần chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền về Luật BHYT

+ Về nội dung tuyên truyền, đảm bảo tính thiết thực đơn giản, dễ hiểu phù hợp với từng loại đối tượng và từng thời điểm tuyên truyền. Phân loại đối tượng để có hình thức và thời điểm tuyên truyền thích hợp. Chẳng hạn như đối với lãnh đạo các sở ngành; tuyên truyền để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện Luật BHYT; đối với người lao động, tuyên truyền về nhận thức để họ ý thức được quyền lợi BHYT và công cụ pháp lý để đấu tranh bảo vệ quyền lợi BHYT cho mình khi vi phạm. Đối với người sử dụng lao động tuyên truyền để họ

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí