đã nghiên cứu một cách trực tiếp về vấn đề bảo đảm quyền con người trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp ngăn chặn bắt người. Các công trình nghiên cứu đã công bố có thể được phân thành các nhóm sau đây:
- Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong Nhà nước pháp quyền có các công trình như sau: Hoàng Văn Hảo và Phạm Ích Khiêm đồng chủ trì,"Quyền con người trong thế giới hiện đại", Sách chuyên khảo, Nxb. Khoa học xã hội (1995); Trần Ngọc Đường"Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia (1997);Đinh Văn Mậu"Quyền lực Nhà nước và quyền con người", Sách chuyên khảo, Nxb.Chính trị quốc gia (2002).
Ngoài ra còn có thể kể đến bài báo khoa học đã được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành như: Tường Duy Kiên, "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5(2005);
- Từ góc độ pháp luật chuyên ngành, cũng đã có nhiều công trình về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự được công bố. Trong số các công trình này có: Nguyễn Huy Hoàng, "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay”,Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia (2003); Trần Quang Tiệp,"Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam", Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia (2004); Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì, “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đọan xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2005);Nguyễn
Quang Hiền,"Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học,Viện nhà nước và pháp luật (2008);Nguyễn Thái Phúc,Báo cáo tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng hình sự (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức tháng 3-2010);...
- Về lĩnh vực nghiên cứu biện pháp ngăn chặn bắt người nói chung và bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong các hoạt động tố tụng hình sự có một số công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về vấn đề này như: Nguyễn Mạnh Cường“Thực trạng áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng”,Đề tài cấp cơ s , Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp Hà Nội (2010); Nguyễn Hồng Ly, “Biện pháp ngăn chặn bắt người và thực tiễn áp dụng của cơ quan cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hải Dương”,Luận án thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2011);Dương Thị Hồng Lĩnh,“Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2014) …
Một số bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Tiến Đạt,“Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(2006);H oàng Minh Sơn, “Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong tố tụng hình sự hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 3 (2011); Nguyễn Văn Mạnh, “Quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8 (2014)…
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây đã phân tích, nghiên cứu dưới những góc độ nhất định khác nhau về quyền con người nói chung, cũng như quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Tuy nhiên cho đến hiện nay chưa có công trình nghiên cứu cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học
nào tìm hiểu về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 1
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự
- Khái Niệm, Đặc Điểm Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự
- Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 5
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ s làm rò những vấn đề lý luận bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra, đồng thời nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động bắt người trong giai đoạn điều tra, luận văn làm sáng tỏ những bất cập hạn chế, để đưa ra những kiến nghị và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rò những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra; làm rò những đòi hỏi đặc thù trong bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra;
- Phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền con người của người bị bắt; tìm ra những hạn chế và bất cập về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong thực tiễn điều tra vụ án hình sự;
- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra hình sự.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản khác có liên quan. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ s phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa MácLênin và tư tư ng Hồ Chí Minh cũng như các quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, vềnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo đảm quyền con người. Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý luận chung về quyền con người nói chung và từ góc độ tố tụng hình sự nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê v.v...
5. Ý nghĩa và các đóng góp mới của đề tài
5.1. Ý nghĩa
- Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án làm giàu thêm lý luận về quyền của người bị bắt nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt trong điều tra hình sự nói riêng.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Với việc đưa ra nhận thức đầy đủ, toàn diện, có hệ thống lý luận về quyền của người bị bắt trong điều tra hình sựvà phân tích thực trạng của vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật TTHS, đem đến sự nhận thức đúng đắn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong thực tế.
6.2. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất một số khái niệm về "Quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra" và "Bảo đảm quyền con người của người bị bắttrong giai đoạn điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" đồng thời nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề quy định của pháp luật về quyền của người bị bắt trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành;
Thứ hai, đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rò những bất cập, thiếu sót, vướng mắc đối với các quy định của BLTTHS 2003 trong việc bảo vệ quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra cũng như thực tiễn áp dụng;
Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bổ sung những quy định thể chế; thiết chế về bảo đảm quyền con người trong giai đoạn điều tra.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần m đầu, kết luận, các bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Chương 2: Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái nhiệm, đặc điểm người bị bắt và giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị bắt
Bắt người là một trong những hình thức thể hiện của biện pháp ngăn chặn. Bắt có tính chất kh i đầu cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tiếp theo. Bắt là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính cưỡng chế nghiêm khắc, vì vậy việc bắt nhất thiết phải tuân thủ các căn cứ, trình tự, thủ tục theo pháp luật quy định.
Bắt là biện pháp ngăn chặn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trốn tránh pháp luật, nhằm tạo điều kiện bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Bắt người là biện pháp ngăn chặn mang tính đặc thù thường được áp dụng liền trước các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam. Biện pháp ngăn chặn này làm hạn chế một số quyền tự do của cá nhân người bị bắt, buộc họ phải có mặt tại địa điểm quy định để làm việc với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Biện pháp bắt người được tính từ thời điểm người có chức vụ theo luật định ra lệnh bắt đến khi kết thúc là người bị bắt được dẫn giải đến nơi để tạm giữ, tạm giam. Như vậy, việc bắt người là một hoạt động mang tính chất nghiệp vụ, tố tụng của các cơ quan, cá nhân được BLTTHS trao quyền thực hiện việc này. Do đó, hoạt động bắt người mang tính thời điểm, việc kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng xâm phạm tới quyền
con người của chủ thể bị áp dụng thường khó khăn hơn các biện pháp tạm giữ, tạm giam.
Trước khi tìm hiểu về khái niệm người bị bắt, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm bắt người - với tư cách là một biện pháp ngăn chặn trong TTHS.
Bắt hiểu theo nghĩa rộng: Bắt không phải là biện pháp trừng phạt của pháp luật đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn của hoạt động TTHS. Bắt đúng người, bắt kịp thời có tác dụng ngăn chặn mọi âm mưu và thủ đoạn chống đối của người phạm tội, không cho họ tiếp tục phạm tội, che giấu, trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc xác định sự thật để giải quyết vụ án.
Bắt hiểu theo nghĩa hẹp: Đối với cá nhân người bị bắt là sự hạn chế một số quyền tự do của cá nhân, là điểm kh i đầu sự trừng phạt củapháp luật nếu người đó là người thực hiện hành vi phạm tội, b i vì khi thi hành án, thời gian tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian thi hành án.
Bắt không theo quy định của pháp luật: bắt nhầm (bắt oan, sai) người vô tội sẽ gây một tác hại rất lớn, không những các quy định của pháp luật bị vi phạm, mà quyền bất khả xâm phạm của con người bị xâm hại, ảnh hư ng đến quyền lợi của công dân được pháp luật bảo hộ. Điều này dẫn đến việc, yêu cầu bảo đảm quyền con người của người bị bắt là rất cần thiết. B i lẽ người bị bắt trong TTHS thường có nguy cơ cao bị xâm phạm tới các quyền con người cơ bản trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Từ đó việc bắt người trái pháp luật ảnh hư ng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài nhân quyền để chống phá Nhà nước ta. Vì vậy, khi bắt người phải thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, song cũng phải thận trọng khi xem xét đánh giá chứng cứ. Quá trình thực hiện BLTTHS các cơ
quan tư pháp như: Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Bộ Tư pháp, đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đơn ngành, liên ngành để hướng dẫn việc áp dụng BPNC trong đó có biện pháp bắt.
Nhằm mục đích đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, tăng cường pháp chế XHCN, thực hiện mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật cũng như đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân, BLTTHS quy định ba trường hợp bắt, đó là:
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp;
- Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã [28].
Các trường hợp nêu trên là quy định chung để khi có căn cứ thuộc trường hợp nào thì cơ quan, người có thẩm quyền do luật định có thể áp dụng. Song căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND), các quy định đối với người chưa thành niên, các quy định đối với người phạm tội là người nước ngoài, khi chủ thể thuộc các đối tượng này còn phải vận dụng thêm các quy định mang tính cá biệt để áp dụng BPNC cũng như áp dụng các quy định trong BLTTHS được đúng đắn. Việc áp dụng các biện pháp bắt cũng phải quán triệt các nguyên tắc chung, các chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước ta.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, có thể tóm tắt khái niệm về biện pháp bắt trong TTHS như sau: Bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và những trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm