Là một ngành kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì hoạt động marketing đối với các ngân hàng là rất cần thiết. Các ngân hàng muốn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn các đối thủ khác thì trước hết họ phải nghiên cứu và nắm chắc nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách hàng, của từng thị trường cụ thể, để từ đó đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình, đồng thời đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng.
Hơn nữa, hoạt động marketing còn giúp quảng cáo, khuyếch trương các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến người dân, để người dân có nhiều hiểu biết về tiện ích của các nghiệp vụ ngân hàng và từ đó lôi kéo họ đến với các ngân hàng. Marketing còn giúp nâng cao hình ảnh, tên hiệu, uy tín và vị thế của các ngân hàng, tạo ra ấn tượng trong lòng khách hàng. Đây là một điều hết sức quan trọng đặc biệt đối với ngành ngân hàng. Vì khi khách hàng đã có ấn tượng đẹp, có sự tin tưởng vào một ngân hàng nào đó thì họ sẽ chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó mà thôi. Với uy tín, vị thế có được, ngân hàng sẽ được khách hàng tin tưởng gửi tiền dù phải chịu lãi suất thấp, còn các doanh nghiệp sẽ muốn ngân hàng này tài trợ vì họ được tiếng là một ngân hàng uy tín tài trợ. Do vậy, ngân hàng đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, và tạo được một vị thế vững vàng trên thị trường.
1.3.1.5. Văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng
Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các quan hệ giao tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, là quan hệ làm việc trong nội bộ ngân hàng. Thông qua đó, các quan hệ giao tiếp thể hiện bản sắc riêng của ngân hàng, gắn liền với phong tục , tập quán, truyền thống, văn hoá mỗi địa phương mà ngân hàng hoạt động. Văn hoá doanh nghiệp cũng còn là các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động xã hội, đóng góp với cộng đồng của ngân hàng. Thông qua đó tạo sự gắn kết giữa cán bộ, nhân viên, trong ngân hàng, kích thích tính sáng tạo, hăng say làm việc của cán bộ, nhân viên. Đồng thời tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng. Những yếu tố đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Kết luận chương I:
Năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp nói chung, đối với ngân hàng thương mại nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn cả trong nước và quốc tế hiện nay. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường, các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng cần xác định được những tiêu chí và các yếu tố tác tác động đến năng lực cạnh tranh từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm khác biệt đồng thời phải biết được các điểm yếu của doanh nghiệp mình nhằm đề ra chiến lược cạnh tranh cho phù phù hợp.
Trong chương I đã hệ thống, phân tích làm nổi bật được 3 vấn đề cơ bản:
1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM.
2. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 2
- Tiêu Chí Cơ Bản Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Nhtm
- Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Seabank Vũng Tàu
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 7
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 8
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Để tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay, trong chương sau luận văn sẽ phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu dựa trên những tiêu chí đã nêu ở trên từ đó tìm ra những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân phát sinh từ đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SeABank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương 2- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH VŨNG TÀU
2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh mới, diện tích không lớn tuy nhiên trong những năm gần đây luôn đi đầu về bình quân thu nhập đầu người thuộc diện cao nhất nước do những thế mạnh mà tỉnh có được, cụ thể:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế, thương mạị Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí hết sức thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh trong cả nước và với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường không và đường biển.
Bà Rịa – Vũng Tàu có những thuận lợi to lớn về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch như: về đất đai, chiếm 0,6% diện tích đất tự nhiên của cả nước, trong đó có 65% quỹ đất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, có khí hậu thích hợp để phát triển du lịch, với tổng số 156 km bờ biển, Bà Rịa – Vũng Tàu có khả năng to lớn để phát triển mạnh kinh tế biển như phát triển việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mạnh
ngành du lịch, tắm biển, có cảng nước sâu để phát triển các dịch vụ cảng biển, vận tải biển, với vùng thềm lục địa rộng lớn đến hơn 100.000 km2, vùng biển ngoài khơi Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn, có thể khai thác hàng năm vài chục triệu tấn dầu và vài ba tỷ mét khối khí đốt, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế trên địa bàn đã đạt tốc độ phát triển khá, chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần
10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyethylene (100.000 tấn/năm).
Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vảỉ, Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây, Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng.
Về lĩnh vực du lịch: Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)... GDP đầu người của Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí), thu ngân sách 42.000 tỷ đồng (xếp thứ 2 sau Tp Hồ Chí Minh) trong những năm qua.
2.1.3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 Tại Nghị quyết số: 37/2011/NQ-UBND ngày 08/12/2011 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nêu rõ:
- Ngành công nghiệp: Chọn lọc phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp chế biến, sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Ngành dịch vụ: Phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh tập trung phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, hậu cần, du lịch, dầu khí, vận tải, hàng hải và các dịch vụ khác tạo bước phát triển đột phá về dịch vụ giai đoạn 2011-2015. Phát triển mạnh các dịch vụ khác bao gồm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin truyền thông, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp lý, y tế, giáo dục, đào tạo,... góp phần tăng mạnh cơ cấu dịch vụ của tỉnh.
- Về dịch vụ cảng biển: Điều chỉnh quy hoạch cho tàu có trọng tải đến trên 100.000 tấn cập cảng để xây dựng hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải trở thành hệ thống cảng trung chuyển của khu vực và quốc tế; đầu tư hệ thống đường giao thông kết nối hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải với các đường quốc lộ, các đường vành đai của khu vực
và sân bay Long Thành để tạo chân hàng vững chắc, khai thác ưu thế vượt trội của tỉnh về cảng nước sâu.
- Về dịch vụ du lịch: Xây dựng các loại hình, các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh so với các địa phương ven biển khác. Tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, sự kiện.
- Về nông, lâm, ngư nghiệp: Gắn với xây dựng nông thôn mới. Rà soát quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đối với một số diện tích nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ có hiệu quả hơn. Sớm đầu tư xây dựng khu chế biến hải sản tập trung của tỉnh để đến năm 2015 di dời các nhà máy trong khu dân cư và trong đô thị vào khu chế biến tập trung. Duy trì nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô hợp lý tại Vũng Tàu, Phước Tỉnh, Long Hải, Phước hải, Bình Châu, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, sự phát triển hài hòa giữa các ngành du lịch và hải sản, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh ven biển.
- Về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu nâng cao sức khỏe phục vụ đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tăng mức đầu tư ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục.
- Về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Tập trung đầu tư xây dựng, trang bị, đưa vào sử dụng bệnh viện Bà Rịa 700 giường, bệnh viện Vũng Tàu 350 giường, bệnh viện Y học dân tộc, Lao và bệnh phổi, Phụ sản, Nhi, Mắt, Điều dưỡng - phục hồi chức năng; các Trung tâm cấp cứu 115, Trung tâm nội tiết, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm sức khoẻ môi trường - vệ sinh lao động và bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế huyện, các trạm y tế cấp xã.
- Phát triển các vùng và huyện, thị, thành phố: Rà soát và quy hoạch lại quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh theo hướng lấy dịch vụ cảng là trọng tâm để hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố cảng và đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Phát triển hành lang kinh tế công nghiệp- cảng biển dọc Quốc lộ 51, hình thành các đô thị cảng Vũng Tàu, Phú Mỹ. Dành toàn bộ diện tích đất khoảng 1000 ha tại Cái Mép hạ để phát triển dịch vụ hậu cần sau cảng, gắn liền với hệ thống cảng Cái Mép, quy hoạch phát triển quần thể khu du lịch Núi Dinh, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa để kết nối tạo thành hệ thống đô thị
cảng Vũng Tàu - Phú Mỹ. Phát triển hành lang dọc tuyến đường ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình. Phát triển thành phố Vũng Tàu và các đô thị Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu thành các đô thị du lịch xanh, có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ với môi trường xanh, sạch, văn minh. Trong đó trọng tâm là phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch tại Núi lớn – Núi Nhỏ, Chí Linh – Cửa lấp, rừng ngập mặn Phước Cơ, Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc và Bình Châụ
- Xây dựng thành phố Vũng Tàu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2015, ngày càng có vị trí quan trọng cho sự phát triển của tỉnh, là đô thị du lịch, dịch vụ “xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện, ấn tượng”. Quy hoạch phát triển Gò Găng thành một Trung tâm đô thị - dịch vụ đa ngành, xây dựng khu công nghiệp lọc hóa dầu Long Sơn; quy hoạch và đầu tư du lịch ở núi Lớn - núi Nhỏ.
- Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm chính trị - xã hội ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân và khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; xây dựng thế trận lòng dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia đấu tranh có hiệu quả, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
* Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn không tính dầu khí:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng 17,77 - 20,65%.
- GDP bình quân đầu người đạt 5.519 – 6.752 USD
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp 63,33- 65,79%; dịch vụ 30,10 - 32,51%; nông nghiệp 4,11- 4,16%.
- Công nghiệp tăng bình quân 20,7 - 23,45%/năm.
- Các ngành dịch vụ tăng bình quân 19,3%/năm. Doanh thu thương mại tăng 18,06%/năm; doanh thu dịch vụ tăng 21,65%/năm.
- Giá trị xuất khẩu đạt 2.107 triệu USD, tốc độ tăng 11,98%.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,37%/năm.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 72.772- 82.312 tỷ đồng, đạt 21,11- 22,1%GDP, tốc độ tăng bình quân 23,85- 26,19%. Vốn trung ương đầu tư 18.900-
25.400 tỷ đồng chiếm 30,85- 67,19%, vốn địa phương 22.512 tỷ đồng chiếm 27,34 - 30,93%, vốn đầu tư nước ngoài 31.360- 34.400 tỷ đồng chiếm 41,79- 43,09%.
37
2.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Hình 2.1: SeABank Hội sở ngày nay tại 25 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Tên tiếng Việt :Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Tên tiếng Anh :Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt :SeABank
Biểu trưng
Khẩu hiệu :Kết nối giá trị cuộc sống
Hội sở :25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại :+844 3944 8688/Fax:+844 3944 8689
Website :www.seabank.com.vn
Email :seabank@seabank.com.vn
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank được thành lập từ năm 1994, là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất Việt Nam. Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng cùng tổng giá trị tài sản lên tới gần 102 nghìn tỷ đồng và mạng lưới hoạt động gồm 155 điểm giao dịch tại khắp 3 miền trên cả nước cùng đội ngũ nhân sự hơn 2.100 người được đào tạo bài bản, có tính hệ thống và chiều sâu.
Với nội lực và nền tảng vững mạnh, SeABank luôn hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Toàn bộ điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc đều được triển khai xây dựng nội - ngoại thất theo các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật và nhận diện thương hiệu, qua đó đã góp phần tạo lập không gian giao dịch chuyên nghiệp của một ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi đến giao dịch.
Hiểu được vai trò của công nghệ thông tin là cốt lõi của sự phát triển các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao của Ngân hàng, SeABank là một trong những ngân hàng đi tiên phong ứng dụng công nghệ trong hoạt động, tiêu biểu nhất là đi đầu trong việc đầu tư và ứng dụng phần mềm quản trị liên ngân hàng T24 Temenos hiện đại bậc nhất thế giới từ năm 2006. Trên nền tảng công nghệ đó, SeABank đã triển khai thành công nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại nhằm phục vụ tất cả nhu cầu giao dịch của khách hàng như Internet banking, Mobile banking, SMS banking, Call Centre… Với khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ cao, tiện lợi và an toàn, theo ICT Index 2011, SeABank được xếp là ngân hàng TMCP duy nhất nằm trong số 5 ngân hàng đứng đầu về công nghệ thông tin của Việt Nam.
Tận dụng nền tảng công nghệ hiện đại và nỗ lực không ngừng đổi mới để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, SeABank luôn là ngân hàng đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực quan trọng:
- Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đồng bộ triển khai xác thực theo chuẩn EMV hiện đại nhất trong phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard.
- Ngân hàng đầu tiên triển khai thành công đồng bộ dịch vụ Ngân hàng tự động – Autobank đa dịch vụ, đủ tiện ích, tích hợp những công nghệ tối tân với đầy đủ chức năng giao dịch ngân hàng tự động tiêu chuẩn quốc tế.
- Một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chấp nhận 06 thương hiệu thẻ quốc tế lớn nhất thế giới: Visa, MasterCard, CUP, Amex, JCB, Diners Club trên ATM.
- Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Đào tạo tiên tiến với mô hình đào tạo chi nhánh ngân hàng thực nghiệm (School Branch) lần đầu tiên có tại Việt Nam.