Bản Đồ Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh


Hình 2 3 Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Di tích 1


Hình 2.3. Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh


- Di tích kiến trúc nghệ thuật: Phần lớn các di tích kiến trúc nghệ thuật ở TPHCM liên quan đến các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Nhà thờ: Phần lớn các nhà thờ cổ ở TPHCM hiện nay được xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Kiến trúc có sự kết hợp giữa phong cách Roman (nhiều tháp cao, mặt ngoài không tô trát, mái vòm cong tròn) và phong cách Gothique (mái vòm cong nhọn, nhiều cửa sổ, cửa sổ lắp kính với nhiều màu sắc). Tiêu biểu cho phong cách kiến trúc này là Nhà thờ Đức Bà. Một số nhà thờ có sự kết hợp phong cách kiến trúc phương Tây với kiến trúc phương Đông. Tiêu biểu phải kể đến Nhà thờ Cha Tam (khu vực Chợ Lớn). Nhà thờ kết hợp giữa phong cách Gothique với phong cách kiến trúc phương Đông (cổng tam quan lợp ngói âm dương, trong nhà thờ trang trí hoành phi, liễu đối, 4 cột chính điện sơn màu đỏ - màu không phổ biến trong các nhà thờ).

+ Chùa: So với các ngôi chùa cổ của người Việt ở các tỉnh phía Bắc, chùa ở TPHCM thông thoáng hơn (để phù hợp với đặc điểm khí hậu miền Nam) và đơn giản hơn về mô típ, hoa văn trang trí. Trong Khu vực trung tâm Thành phố, do quỹ đất hạn hẹp nên nhiều chùa không có cổng tam quan, sân chùa nhỏ, hành lang đi lại hẹp. Có giá trị du lịch là Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bửu Long, Chùa Phước Hải (Điện Ngọc Hoàng) [80].

+ Thánh đường Hồi giáo: Số lượng thánh đường ở TPHCM không nhiều, tiêu biểu hơn cả là thánh đường Rahim và Jamia Al-Musulman. Thánh đường Rahim xây dựng năm 1885, là thánh đường cổ nhất Thành phố. Thánh đường Jamia Al- Musulman xây dựng năm 1935, là thánh đường lớn nhất Thành phố.

+ Đình: Trong hệ thống DTLSVH, các loại DTLS và di tích kiến trúc nghệ thuật liên quan đến các công trình tín ngưỡng, tôn giáo chiếm số lượng lớn nhất, đặc biệt là các đình và miếu. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thanh Bằng và cộng sự (2008), toàn Thành phố có 270 ngôi đình và 397 ngôi miếu [1] (xem Hình 2.4). Về phân bố, tuy các ngôi đình nằm rải rác khắp các quận/huyện song tập trung chủ yếu ở nơi ít chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa, như huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận 8,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.


Nguồn Số liệu tổng hợp từ Võ Thanh Bằng và cộng sự 2008 1 Hình 2 4 Biểu 2

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Võ Thanh Bằng và cộng sự, 2008 [1]

Hình 2.4. Biểu đồ đình và miếu phân theo quận/huyện ở TPHCM

+ Miếu: chiếm số lượng lớn nhất trong các DTLSVH ở TPHCM (xem Hình 2.4). Tiêu biểu hơn cả là các miếu thờ của người Việt và người Hoa.

Miếu thờ của người Việt tại TPHCM không nhiều, thường lập ở nơi hoang vắng (trước đây) và ít có giá trị du lịch. Có tiềm năng du lịch hơn cả là Miếu Ông Địa. Miếu có giá trị lịch sử lâu đời (được Vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852). Lễ hội Miếu Ông địa được xem là tiêu biểu cho lễ hội miếu người Việt ở Nam Bộ, nhất là nghi thức “Chầu mời” bằng điệu múa bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ.

Miếu thờ của người Hoa (một số còn là Hội quán) thường lập tại những nơi đông người (gắn với không gian sinh sống và buôn bán của người Hoa). Tiêu biểu trong số này phải kể đến Miếu Bà Thiên Hậu (Hội quán Tuệ Thành), Miếu Quan Đế (Hội quán Nghĩa An), Hội quán Hà Chương, Hội quán Lệ Châu, Hội quán Nghĩa Nhuận, Hội quán Nhị Phủ, Hội quán Ông Lăng,… Điểm chung về các miếu thờ của người Hoa là màu sắc rực rỡ (màu chủ đạo là đỏ và vàng), chất liệu gốm và đá chiếm ưu thế trong họa tiết trang trí trước cổng và mái của công trình. Trong miếu lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị (như Bộ ngũ sự tại Hội quán Tuệ Thành (xem thêm [49]), các tác phẩm điêu khắc và hội họa mang giá trị nghệ thuật cao (như bốn cột đá nguyên khối chạm rồng ở Hội quán Hà Chương).

+ Nhà cổ: Trong đợt tổng kiểm kê di tích trên địa bàn TPHCM năm 2011, TPHCM có 09 nhà cổ dân dụng có giá trị kiến trúc nghệ thuật [60]. Tiêu biểu hơn


cả là Nhà Nguyện. Ngôi nhà tọa lạc trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục TPHCM (số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3).

+ Lăng, mộ, từ đường: Tiêu biểu có Lăng Lê Văn Duyệt, Lăng Võ Duy Nguy, Mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh và Mộ Lý Tường Quang, Từ đường Phước Kiến. Có giá trị du lịch hơn cả là Lăng Lê Văn Duyệt (gắn với Lễ giỗ Lê Văn Duyệt).

Ngoài các công trình tín ngưỡng, tôn giáo nêu trên, TPHCM còn có các công trình kiến trúc xây dựng từ thời Pháp thuộc, với phong cách kiến trúc châu Âu và Đông Dương. Tiêu biểu như Tòa án Dinh Xã Tây (nay là UBND Thành phố), Bưu điện Trung tâm Thành phố, Nhà hát Thành phố,…

2.2.2. Công trình nhân tạo (ngoài di sản, di tích lịch sử văn hoá)

- Bảo tàng: TPHCM có 13 bảo tàng đang hoạt động, tiêu biểu như Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TPHCM), Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, Bảo tàng Y học Cổ truyền (FITO),…

- Trung tâm thương mại: Theo Sở Công Thương TPHCM (2016), tính đến hết năm 2015, trên địa bàn Thành phố có 37 TTTM (chiếm 21% số TTTM cả nước, gấp 1,5 lần TP. Hà Nội, gấp 6,1 lần TP. Đà Nẵng) [50]. Một số TTTM có giá trị du lịch như TTTM Vincom Đồng Khởi, Union Square, Diamond Plaza, Saigon Center, Icon68 (tại tòa tháp Bitexco),…

- Công viên văn hoá: Toàn Thành phố có 20 công viên. Thông thường, các công viên thuộc về CSVC-KT phục vụ du lịch. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều công viên đã trở thành điểm du lịch văn hóa. Vì ngoài hoạt động vui chơi giải trí, các công viên còn là nơi tổ chức các lễ hội, sự kiện đặc biệt,… Dựa trên tính trội về chức năng trong hoạt động du lịch của các công viên này, tác giả xếp chúng vào nhóm công trình nhân tạo. Một số công viên tiêu biểu như Thảo Cầm Viên Sài Gòn, CVVH Đầm Sen, CVVH Suối Tiên, Công viên 23 tháng 09.

- Công trình nhân tạo khác

Tiêu biểu như Nhà Thi đấu Phú Thọ, Nhà Văn hóa Thanh Niên TPHCM, Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, Hầm Thủ Thiêm,…


2.2.3. Lễ hội‌

TPHCM có hơn 10 lễ hội tiêu biểu đang được tổ chức hàng năm. Về lễ hội truyền thống của Việt Nam, tiêu biểu là Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ vía Bà, Lễ kỳ yên, Lễ hội Nghinh Ông,… Về lễ hội hiện đại, tiêu biểu hơn cả là Lễ Giáng sinh.

Sài Gòn - TPHCM không có các lễ hội lâu đời, quy mô rộng lớn như các tỉnh phía Bắc. Nguyên nhân do: lịch sử định cư muộn; việc đi lại bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch; khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Các lễ hội ở TPHCM diễn ra từ 2-3 ngày. Trong đó, ít nhất là 1 ngày và nhiều nhất là 5 ngày.

2.2.4. Sự kiện đặc biệt‌

TPHCM có 11 sự kiện tiêu biểu được tổ chức hàng năm, tiêu biểu như Ngày hội Du lịch TPHCM (tổ chức thường niên, từ năm 2004), Đường hoa xuân Nguyễn Huệ (tổ chức thường niên, từ năm 2004), Liên hoan Ẩm thực “Món ngon các nước” (tổ chức thường niên, từ năm 2004), Lễ hội Trái cây Nam Bộ (tổ chức thường niên, từ năm 2005), Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam (tổ chức thường niên, từ năm 2006), Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Ngày hội quê tôi (tổ chức thường niên, từ năm 2006), Tuần lễ Đông y (tổ chức thường niên, từ năm 2015),…

2.2.5. Làng nghề, phố nghề và sản phẩm nghề truyền thống‌

- Làng nghề truyền thống: Theo Liên minh Hợp tác xã TPHCM (2013), toàn Thành phố có trên 60 làng nghề truyền thống [33]. Trong số các làng nghề thủ công truyền thống, có tiềm năng khai thác phục vụ hoạt động du lịch là Làng bánh tráng Phú Hòa Đông - huyện Củ Chi (khai thác văn hóa ẩm thực của làng nghề), Làng cây kiểng Gò Vấp (quận Gò Vấp), Làng nem Thủ Đức (quận Thủ Đức).

- Phố nghề truyền thống: Tiêu biểu là các phố chuyên doanh của người Hoa, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 5 (gần Chợ Lớn). Nếu như toàn thành phố có 110 phố chuyên doanh thì quận 5 chiếm đến 37% [28]. Một số khu phố chuyên doanh có tiềm năng du lịch như Phố đồ cổ Lê Công Kiểng (quận 1), Phố Lồng đèn Lương Nhữ Học (quận 5), Phố lồng đèn Phú Bình (quận 11),…

- Sản phẩm nghề truyền thống: TPHCM ít có sản phẩm nghề truyền thống mang tính đặc trưng mà chủ yếu là các sản phẩm nghề có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác trong cả nước. Sản phẩm bày bán chủ yếu liên quan đến hàng thủ công


mỹ nghệ (nón lá, vải lụa, tranh sơn mài, tượng đá,…) hoặc ẩm thực (các loại bánh, kẹo được sản xuất thủ công).

2.2.6. Ẩm thực truyền thống‌

Xét về khẩu vị của ẩm thực truyền thống Việt Nam, có thể phân theo ba khu vực địa lý với các đặc trưng như sau:

- Khẩu vị miền Bắc: Khẩu vị chung là mặn. Theo Lê Thị Vân và cộng sự (2008), đặc trưng cho khẩu vị miền Bắc là các món ăn Hà Nội như Phở, bánh cốm Thanh Trì, cốm Làng Vòng, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây,…[86]. Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Diệu Thảo (2015), một số đặc sản của địa phương khác cần phải kể đến là rượu làng Vân (Bắc Giang), bánh đa cua (TP. Hải Phòng), tương bần (Hưng Yên), cơm lam (Lai Châu), gà gô nướng và thắng cố Sa Pa (Lào Cai), vịt quay và lợn quay mắc mật (Lạng Sơn), mọc mò (Thái Bình), mắm đắng (Yên Bái),… [71].

- Khẩu vị miền Trung: Khẩu vị nổi bật là cay và mặn. Các món ăn tiêu biểu gồm: cơm hến, bún bò, bánh bèo - nậm - lọc, một số loại chè (Thừa Thiên - Huế); mì Quảng, bánh tổ (Quảng Nam); cá bống thệ rim khô (Quảng Ngãi),…

- Khẩu vị miền Nam: Khẩu vị nổi bật là vị chua, ngọt. Các món ăn phổ biến gồm: cơm tấm, cá bống kho tiêu, mắm chưng, canh chua cá bông lau, lẩu mắm, cá lóc nướng trui,… Nếu như vị chua trong các món ăn miền Bắc từ mẻ, sấu, khế, chanh thì vị chua trong món ăn miền Nam chủ yếu từ me.

Xét theo khía cạnh văn hóa tộc người, có thể khái quát đặc điểm ẩm thực truyền thống của một số dân tộc có số dân đông ở TPHCM như sau:

- Ẩm thực truyền thống của người Việt: Về các món ăn mặn, tiêu biểu có Phở, bún chả, bún bò, bánh xèo, cơm tấm,…Về món ăn ngọt và món tráng miệng phải kể đến các loại chè, bánh cốm, bánh gai,… Nước uống sử dụng hàng ngày là trà móc câu, chè xanh hoặc nước vối.

- Ẩm thực truyền thống của người Hoa: Nhìn chung, ẩm thực truyền thống của người Hoa khá đa dạng về nguyên liệu cũng như cách chế biến. Có thể chia thành

(1) các món ăn mặn (cao lầu, hủ tiếu) và (2) các món ăn ngọt, tráng miệng (các loại


chè). Đối với người Hoa, đồ uống ngoài chức năng giải khát còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe như nước sâm, nước đắng, nước hoa cúc,…

- Ẩm thực truyền thống của người Chăm theo đạo Hồi: Các món truyền thống của người Chăm theo đạo Hồi là nước xáo thịt dê, thịt trâu xào lá cà ri, lạp xưởng bò, bánh gừng,... Đặc biệt, họ không ăn thịt lợn (thịt heo).

- Ẩm thực truyền thống của người Khmer: Khẩu vị truyền thống trong món ăn là vị chua và vị cay. Mắm là món ăn đặc trưng của người Khmer. Về món ăn mặn truyền thống, tiêu biểu có mắm bò hóc (prohoc), bún nước lèo. Các món ăn ngọt tiêu biểu gồm bánh ít, cốm dẹp, bánh thốt nốt,… Về đồ uống, đặc trưng hơn cả là nước thốt nốt. Người Khmer rất ít uống rượu.

Về phân bố, ẩm thực truyền thống phân bố rộng khắp tại TPHCM. Chúng thường hiện diện tại: (1) nhà hàng truyền thống trong cộng đồng dân cư; (2) khu ẩm thực trong các chợ và TTTM; (3) khu ẩm thực tại các điểm du lịch; (4) trong nhà hàng của các khách sạn; (5) các vỉa hè (ẩm thực đường phố).

2.2.7. Các hoạt động nhận thức khác‌

Bao gồm những loại TNDLNV không thuộc các nhóm nêu trên. Ở TPHCM, các điểm TNDLNV thuộc nhóm này không nhiều. Tiêu biểu hơn cả là các loại hình nghệ thuật truyền thống. Đây là nguồn tài nguyên có nhiều tiềm năng trong hoạt động du lịch, bởi chúng có thể kết hợp khai thác với các loại TNDLNV khác.

TPHCM là nơi hội tụ của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống. Trong đó, nổi bật là các loại hình diễn xướng dân gian như đờn ca tài tử, múa rối nước, hát bội (của người Việt), dù kê, rô băm (của người Khmer), Triều kịch, Quỳnh kịch (của người Hoa),… Dưới đây là một số loại hình nghệ thuật truyền thống có tiềm năng khai thác:

- Đờn ca tài tử: Loại hình nghệ thuật này xuất phát từ nghệ thuật cung đình Huế với những làn điệu nam ai, nam xuân được biến đổi cho phù hợp với chất giọng Nam Bộ. Người khởi xướng cho loại hình này là Cố soạn giả Cao Văn Lầu với bài “Dạ cổ hoài lang” (sáng tác năm 1919) sau đó phát triển lên thành “Vọng cổ hoài lang”. Bài vọng cổ này là nền tảng ra đời các bài khác và trở thành loại hình nghệ thuật diễn xướng đờn ca tài tử độc đáo của Nam Bộ.


- Múa rối nước: Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của cư dân Đồng bằng Bắc Bộ, được hình thành vào đời Lý (1010 - 1220). Có thể nói, trong các loại hình nghệ thuật, múa rối nước có khả năng khai thác phục vụ du lịch cao hơn cả.

- Tuồng (Hát bội): Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống xuất hiện sớm nhất ở Sài Gòn - Gia Định [72, tr.70-71]. Theo Hữu Ngọc (2015), loại hình nghệ thuật này mang tính “tượng trưng” và cường điệu cao về cảnh trí sân khấu, điệu bộ, hoá trang nhân vật [40]. Nội dung biểu diễn thường phản ánh lối sống theo luân lý Nho giáo. Tại TPHCM, tuồng thường được tổ chức biểu diễn tại các điểm DTLSVH trong các ngày lễ chính như Lễ kỳ yên (tại các đình), Lễ giỗ Lê Văn Duyệt (Lăng Lê Văn Duyệt), Lễ hội Nghinh Ông (Lăng Ông Thủy Tướng), Nhà hát Thành phố (đêm 20 hàng tháng), Rạp hát Trần Hưng Đạo, Rạp Long Phụng,… Một số vở tuồng tiêu biểu là Hồ Nguyệt Cố hóa cáo, Sơn Hậu, Nghêu Sò Ốc Hến,…

- Tò he: Đây là loại hình nghệ thuật dân gian, khởi nguồn từ xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội). Loại hình nghệ thuật này hiện diện ở TPHCM nhờ những nghệ nhân từ miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Các tác phẩm nghệ thuật gần gũi với đời thường và rất sống động. Trước đây, các nghệ nhân thường nặn các loại trái cây (mâm ngũ quả), các con vật (12 con giáp, lân, sư tử,…), các vị anh hùng dân tộc. Ngày nay, chủ đề đa dạng hơn và phù hợp với thị hiếu của người mua như việc nặn các nhân vật trong phim, tượng chân dung,… Do số nghệ nhân ít, không gian cư trú phân tán nên không tạo thành làng nghề truyền thống.

2.2.8. Các điểm tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng cho phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh‌

Mục này giới thiệu 14 điểm TNDLNV đang được khai thác giữ vai trò quan trọng cho PTDL ở TPHCM. Ở mỗi điểm, tác giả sẽ trình bày khái quát về vị trí địa lý, giá trị nổi bật, cấp xếp hạng (nếu có). Các nội dung đánh giá cụ thể được trình bày tại Mục 2.3.2.1.

- Bảo tàng Lịch sử TPHCM: Bảo tàng tọa lạc tại số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Bảo tàng xây dựng năm 1927, khánh thành năm 1929 với tên là Blanchard de la Brosse. Sau một số lần thay đổi tên gọi, vào năm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023