Thơ Triệu Kim Văn - 12

Vạt nương quèo soải dốc


Nòm quả lúc lắc hồng hoang Râm ran mùa

(Điệu thức mùa)


Để có cái nhìn khái quát và rõ ràng hơn về sự cách tân trong thể loại của thơ Triệu Kim Văn, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả thống kê sau đây:



Tiêu chí so sánh

5 tập thơ


từ 1989 đến 2002

5 tập thơ


từ 2004 đến 2011

Số bài thơ theo


thể loại truyền thống


89 bài / tổng 198 bài


31 bài / tổng 179 bài

Số bài thơ theo


thể loại cách tân


109 bài / tổng 198 bài


148 bài / tổng 179 bài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Thơ Triệu Kim Văn - 12

Có thể thấy, thơ Triệu Kim Văn đã có những bước tiến đáng kể trong cách tân sáng tạo. Tác giả đã từ bỏ cái khuôn định bó hẹp của hình thức cũ, chọn cho mình một hướng đi táo bạo, chủ yếu làm thơ theo hình thức thể loại tự do, đổi mới. Đây chính là một sự khẳng định của Triệu Kim Văn trong thơ ca dân tộc thiểu số nói chung, và trong thơ ca dân tộc Dao nói riêng.

* *


*


Với sự phong phú và linh hoạt trong giọng điệu:



.

những nỗ lực trong việc xây dựng,

sử dụng hệ thống từ ngữ .




.


n 295

445

.







góp phần nâng thơ ca dân tộc Dao lên một chặng phát triển mới trong hành trình phát triển của . Đó là đóng góp

quan trọng và đáng ghi nhận của thơ Triệu Kim Văn.

PHẦN KẾT LUẬN


1. Nếu ví nền thơ ca Việt Nam hiện đại như một vườn hoa trăm hồng ngàn tía thì thơ ca dân tộc thiểu số là những bông hoa rừng với những hương sắc riêng. Tuy xuất hiện muộn và phát triển chậm hơn so với bước tiến của văn học hiện đại Việt Nam, nhưng văn học các dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, trong đó có thơ ca, đã có những vận động và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh sự phát triển của thơ ca dân tộc Tày, Thái, Mông ...thơ ca dân tộc Dao tuy chưa có một đội ngũ các nhà thơ đông đảo nhưng đã có một vị trí nhất định trong đời sống thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nghiên cứu thơ ca dân tộc Dao là một việc làm cần thiết để góp phần vào việc hoàn chỉnh bức tranh thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam.

Triệu Kim Văn là một người kế tục và tôn cao nền thơ ca dân tộc Dao. Tuy vị trí của thơ ca Triệu Kim Văn là quan trọng trong thơ ca dân tộc Dao, nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu thành tựu sáng tác của Triệu Kim Văn chưa được tiến hành một cách thỏa đáng. Đây vẫn còn là một khoảng trống, hứa hẹn sẽ cho những kết quả nghiên cứu lí thú, hữu ích.

2.Sự chững lại của thơ dân tộc thiểu số trong những năm gần đây đặt ra những vấn đề quan thiết: Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong thơ dân tộc thiểu số; Sự mai một của bản sắc dân tộc thiểu số trong cuộc sống hiện đại hôm nay; Vấn đề viết bằng tiếng mẹ đẻ và đối tượng độc giả của nó; Viết bằng tiếng Việt và yêu cầu chuyển tải cách cảm, cách nghĩ, lối nói, lối diễn đạt của người miền núi... Qua việc nghiên cứu đề tài “Thơ Triệu Kim Văn”, chúng tôi mong muốn góp câu trả lời cho rất nhiều vấn đề đã – đang được đặt ra và còn để ngỏ trên đây.

3.

.

:

3.1.Thơ Triệu Kim Văn là một thế giới với hệ thống biểu tượng đặc trưng và giàu ý nghĩa. Trong hệ thống đó, nổi bật là bộ ba biểu tượng Đất, Nước, Lửa cùng những biểu tượng phái sinh của nó.

Sinh trưởng và gắn bó với một vùng quê núi, nhà thơ Triệu Kim Văn bám chặt vào thế giới của núi đồi. Trong thế giới ấy, đất là một biểu tượng gốc để Triệu Kim Văn xây dựng nên những tứ thơ đẹp và sâu sắc. Trong thế giới ấy, tràn ngập các hình ảnh, các hình tượng về đất. Đất là mẫu gốc tạo thành bản thể, là một biểu tượng của sự sinh sôi, của sự phong nhiêu, của sức sống lâu bền kì diệu.

Nước là nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính tinh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh. Nước được coi là biểu tượng phổ biến về sự phì nhiêu và khả năng sinh sản dồi dào. Trong thơ Triệu Kim Văn, nước là khởi nguồn sinh sôi bất tận cho sự sống, là sự quy tụ tích trữ những mạch ngầm văn hóa, là dòng chảy đồng hành cùng sự chảy trôi của thời gian, đồng hành cùng cuộc sống con người. Nước như sinh thể có sự sống, gắn với tục lệ và sinh hoạt đời sống con người.

Cùng với hai biểu tượng đất nước, thì biểu tượng lửa đã làm nên thêm một chiều kích độc đáo ấn tượng trong thơ Triệu Kim Văn. Đó có khi là ngọn lửa của tình yêu. Đó có khi còn là ngọn lửa của tình người, của sự hội tụ sum vầy, của sự chở che sưởi ấm. Lửa là thắp lên sự sống, thắp lên tình yêu, thắp lên niềm tin, sự lạc quan vào tương lai tương sáng.

3.2. Là một nhà thơ thấm đẫm bản sắc văn hóa của dân tộc mình, lại mang một cá tính sáng tạo mạnh mẽ, Triệu Kim Văn xây dựng trong thơ một giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo.

Về giọng điệu: Nổi bật nhất, trung tâm nhất trong thơ Triệu Kim Văn là

giọng điệu triết lí chiêm nghiệm. Giọng điệu này được nhà thơ khéo léo đan cài

vào những đề tài thật bình dị, những cảm xúc thật tự nhiên, khiến người đọc không thể dễ dãi dừng lại bề ngoài câu chữ mà phải đồng cảm và đồng sáng tạo cùng tác giả để tìm đến những suy tư triết lí ẩn ở bề sâu ý nghĩa. Đó là những triết lí chiêm nghiệm về sự vận động đổi thay đầy phức tạp của cuộc sống, về tình người và lòng người, về lẽ đời, lẽ sống.v.v.. Bên cạnh đó là các giọng điệu phối thuộc như trữ tình hoài niệm, ngợi ca ngưỡng mộ và mỉa mai châm biếm.

Về ngôn ngữ nghệ thuật: Có hai đặc điểm nổi bật đáng chú ý ở ngôn ngữ nghệ thuật thơ Triệu Kim Văn, đó là về từ loại và thể loại. Từ loại trong thơ Triệu Kim Văn khá nổi bật ở hệ thống danh từ chỉ sự vật hiện tượng quen thuộc trong đời sống miền núi, hệ thống tính từ dịu – nhẹ, hệ thống động từ hướng nội.v.v.. Thể loại trong thơ Triệu Kim Văn có một quá trình tìm tòi, thể nghiệm và nhiều thay đổi. Càng trải qua thời gian, những sáng tác về sau cảu tác giả càng từ bỏ thể loại truyền thống để lựa chọn những thể loại rất mới mẻ, cách tân, tự do. Đây là một hướng đi táo bạo, là một sự khẳng định cũng như đóng góp của Triệu Kim Văn trong thơ ca dân tộc thiểu số nói chung, và trong thơ ca dân tộc Dao nói riêng.

4.

Nam


trong

.


.

5. Nghiên cứu về thơ Triệu Kim Văn không chỉ đơn thuần là tiếp cận với một chủ thể văn học, mà nó còn là con đường để đến với văn hóa dân tộc Dao nói riêng, văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung. Những vấn đề mà luận văn đặt ra có thể sẽ là những gợi dẫn để tiếp tục những hướng tiếp cận nghiên cứu mới như: Thế giới nghệ thuật thơ Triệu Kim Văn; Bản sắc văn hóa Dao trong thơ Triệu Kim Văn; Thơ Bàn Tài Đoàn – Triệu Kim Văn trong cái nhìn đối sánh.v.v..

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Văn An. 2007. Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, NXB Hội nhà văn.

2. Lại Nguyên Ân (biên soạn).1999. 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

3. Jean Bellemin – Noel. 2004. Phân tâm học và văn học, NXB Văn hóa thông tin.


4. Nguyễn Phan Cảnh. 1987. Ngôn ngữ thơ, NXB ĐH &THCN, Hà Nội.


5. Nông Quốc Chấn. 1995. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.

6. Jean Chevalier – Alain Gheerbrant. 2002. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng.

7. . 09/2009.

.

8. Gia Dũng (biên soạn).2000. Tuyển tập thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa dân tộc.

9. .


10.Nguyễn Đăng Điệp. 2005.Thơ chống Mỹ - thành tựu và những kinh nghiệm nghệ thuật, Báo Thơ, số 23.

11. Nguyễn Đăng Điệp. Vọng từ con chữ, NXB Văn học, Hà Nội, 2003.


12. Hà Minh Đức. 1987. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục.

13. Hà Minh Đức.2002. Những thành tựu của Văn học Việt Nam trong thời kì Đổi mới, Tạp chí Văn học, (7).

14. Hà Minh Đức (chủ biên).2007. Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.


15. Erich Fromm.2003. Ngôn ngữ bị lãng quên, NXB Văn hóa thông tin.

16.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.1999. Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Đức Hạnh.2010. Nghiên cứu triển khai giảng dạy phần văn học địa phương cho cấp trung học cơ sở tại tỉnh Bắc Kạn. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên.

18. Đỗ Đức Hiểu.2002. Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.


19. Nguyễn Thái Hòa. 2006.Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học, NXB Giáo dục.

20. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa.2003. Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, NXB Đại học Sư phạm.

21. Kharapchencô.1979. Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

22. Mã Giang Lân. 2011.Những cấu trúc của thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Phong Lê.2008. Hiện đại hóa Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Thanh Lê. 2005.Hành trang văn hóa, NXB Khoa học xã hội.


25.Vân Long .2013.

Văn.http://vannghethainguyen.vn/index.php?option=com_content&view=a rticle&id=2891:th-va-li-binh-th-va-ha--ng-vn&catid=74:th- &Itemid=417#.U01U_VWSxos

26. Ju Lotman. Biểu tượng trong hệ thống văn hóa, Tạp chí Sông Hương 286.

27. Phương Lựu (chủ biên).2006. Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.


28. . .http://vanhien.vn/news/dien- dan/Nguoi-ve-theo-loi-co4507//.

29. Phan Ngọc. 2002.Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học.

30. Võ Quang Nhơn.1983. Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

31. Trần Thị Phượng, Phan Thu Hương.2011. Chân dung và bút tích các nhà văn Việt Nam, NXB Giáo dục.

32. Đào Xuân Quý.2003. Nhà thơ và cuộc sống, NXB Quân đội nhân dân.

33. Lò Ngân Sủn.1999. Hoa văn thổ cẩm (II), NXB Văn hóa dân tộc.

34. Trần Đình Sử.1994. Bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam và con đường của thơ, Tạp chí Văn học, số 1.

35. Phạm Nhân Thành. 2011.Văn hóa các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB Dân trí.

36. Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam.1994. Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.

37. Bích Thu. 03/01/2013. Văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập, http://VienVanhoc.org.vn,.

38. Phùng Thị Thuận.2013 Thơ dân tộc Dao từ Bàn Tài Đoàn đến Triệu Kim Văn, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Thái Nguyên.

39. Dương Thuấn. 2000.Nét mới của văn học dân tộc và miền núi, Tạp chí Văn hóa dân tộc, số 7.

40. Lâm Tiến.1995. Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa dân tộc.

41. Lâm Tiến. 1999.Về một mảng văn học dân tộc, NXB Văn hóa dân tộc.

42. Chu Quang Tiềm. 2005.Tâm lý văn nghệ, NXB Thanh niên.

43. Nguyễn Đức Tồn.2002. Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với các dân tộc khác), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí