Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 2

thành một ưu tiên chiến lược để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học và phải được thực hiện đồng bộ trong tất cả các môn học ở trường THPT trong đó có môn lịch sử.

Lịch sử là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, nó giúp HS biết được quá trình phát triển của loài người, dân tộc, nhân loại và có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy việc HS chán và ngại học lịch sử diễn ra rất phổ biến. Hiện tượng học sinh không biết lịch sử, nhớ nhầm sự kiện, nhân vật lịch sử không còn xa lạ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng nay là do PPDH lịch sử của GV chưa đạt hiệu quả và chưa thu hút được sự chú ý của HS. Vì vậy vấn đề đặt ra lúc này là cần phải đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp, KTDH tích cực, hiện đại nhưng trong đó sử dụng phương pháp Graph có ưu thế hơn cả trong việc hệ thống hóa kiến thức.

Phương pháp Graph có ưu thế đặc biệt trong việc “mô hình hóa” cấu trúc hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, giúp HS có thể thấy được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức. Đặc biệt Graph có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa, nó thể hiện được tất cả các yếu tố, các bình diện khác nhau trong một chỉnh thể(mô hình) với những quan hệ ràng buộc với nhau. Không chỉ vậy, với tính trực quan, Graph có khả năng biểu đạt những kiến thức của bài học bằng những sơ đồ minh họa dễ nhớ, dễ hiểu, giúp HS nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức, củng cố kiến thức bền vững cho HS. Ngoài ra khi sử dụng Graph vào dạy học sẽ tạo ra sự hứng thú trong học tâp cho HS do tính chất đa dạng trực quan của các loại Graph, đồng thời còn phát huy được tính sáng tạo của HS. Vì vậy trong dạy học lịch sử hiện nay, chúng ta nhất thiết phải vận dụng phương pháp Graph để phát huy tính tích cực của HS, góp phần nâng cao hiệu quả bài dạy và chất lượng dạy học lịch sử.

Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp Graph vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và không được GV thường xuyên sử dụng hoặc nếu sử dụng cũng chỉ dừng lại ở việc dùng Graph để minh họa cho các kiến thức bài giảng của mình mà chưa cho HS được trực tiếp làm việc với Graph. Việc sử dụng phương pháp Graph một cách không hợp lý sẽ khiến cho HS không hiểu hết ý nghĩa của Graph mà GV đưa ra, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc, làm giảm hiệu quả của phương pháp Graph. Nếu sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử một cách hợp lí thì sẽ đảm bảo được yêu cầu “dạy là

dạy để mà học, dạy cách học cho học sinh và học là học dưới sự điều kiển, hướng dẫn, tổ chức của thầy.” [42, tr 24]

Từ những lý do chủ yếu trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề sử dụng phương pháp Graph trong quá trình dạy học nói chung và môn lịch sử nói riêng từ lâu đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học. Đây là nguồn tài liệu quý báu để tác giả thực hiện khóa luận của mình.

2.1.Các tài liệu, công trình nước ngoài nghiên cứu về Graph

Lý thuyết Graph (còn được gọi là lý thuyết sơ đồ) ra đời từ hơn 250 năm trước. Lúc đầu lý thuyết này chỉ giải quyết những bài toán có tính chất giải trí. Mãi đến những năm 30 của thế kỷ XX, thì lý thuyết Graph mới thực sự được xem là một ngành toán học riêng biệt”[34;tr3].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết Graph vào dạy học được quan tâm vào những năm 60 của thế kỷ XX với một số công trình của các nhà khoa học Xô Viết. Người đầu tiên nghiên cứu nguyên lý về xây dựng một Graph định hướng cho việc dạy học là A.M XoKhor. Năm 1965, “ ông đã vận dụng một số quan điểm của lý thuyết Graph để mô hình hóa một đoạn nội dung trong tư liệu sách giáo khoa môn Hóa. Điều này đã giúp cho HS phát hiện các nội dung tư liệu một cách trực quan và thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau”.[34; tr3]

Năm 1965, V.X.Polosin “dùng phương pháp Graph để diễn tả trực quan diễn biến hoạt động dạy và học của thầy và trò khi thực hiện một thí nghiệm Hóa học đã tạo ra một bước tiến mới trong việc vận dụng lí thuyết Graph”.[34; tr3]

Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 2

Năm 1972, V.P.Garkumop đã “sử dụng phương pháp Graph để mô hình hóa các tình huống của dạy học nêu vấn đề, trên cơ sở đó ông đã phân loại các tình huống khác nhau của dạy học nêu vấn đề”.[34;tr14]

Tuy nhiên các công trình của XoKhor, Poloxin, Garkumop mới chỉ dừng lại là nghiên cứu phương pháp khoa học trong lý luận dạy học.

Sau này có một số nhà nghiên cứu và GV đã đưa phương pháp Graph vào kiểm nghiệm trong giảng dạy và thấy rõ được hiệu quả khi sử dụng phương pháp

này vào dạy học. Một số công trình tiêu biểu như: “Graph và ứng dụng của nó” của tác giả L.Lu.Berezina. “Cuốn sách này đề cập đến khái niệm cơ bản của lý thuyết Graph và ứng dụng của lý thuyết Graph đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và điều khiển” [34;tr4]. “Graph và mạng lửa hữu hạn” của R.Baxep và “lý thuyết Graph” của V.V Belop đều có “những nội dung định hướng việc ứng dụng Graph vào nghiên cứu, giảng dạy ở các bộ môn tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học”.[34;tr4]

Năm 1973, tác giả Nguyễn Như Ất đã vận dụng “lí thuyết Graph” kết hợp với “phương pháp ma trận” để xây dựng cấu trúc nội dung dạy học theo quan điểm cấu trúc hệ thống.

2.2. Các tài liệu, công trình trong nước nghiên cứu về Graph

Ở Việt Nam, người đầu tiên nghiên cứu và vận dụng “lý thuyết Graph” thành PPDH trong hệ thống lí luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông là GS Nguyễn Ngọc Quang. GS đã nghiên cứu và vận dụng cơ bản “lý thuyết Graph” trong khoa học giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy hóa học. Từ năm 1981 đến năm 1983 GS đã công bố một loạt các bài báo như: “Phương pháp Graph trong dạy học” (1981); “Phương pháp Graph và lý luận bài toán hóa học” (1982); “Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học” (1983). Trong bài “Phương pháp Graph trong dạy học” tác giả đã nhận định: “Dạy học theo Graph nội dung, giáo viên có định hướng rõ rệt, nắm chắc được những điều cơ bản, không sa vào những điều thứ yếu, vụn vặt”; “Học theo Graph nội dung, học sinh dễ dàng định hướng vào cái cơ bản, theo dõi được sự phát triển logic của vấn đề, dựa vào đó có thể tự lực tái hiện những chi tiết, những chứng minh và sẽ sử dụng sách giáo khoa có hiệu quả và thông minh hơn” [36]. Như vậy GS Nguyễn Ngọc Quang đã đặt nền móng và định hướng cho việc nghiên cứu “lý thuyết Graph” vào dạy học đồng thời khẳng định việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học có giá trị rất lớn và đạt được hiệu quả cao trong dạy học.

Năm 1984, Phạm Tư đã có công trình: “Dùng Graph nội dung của bài lên lớp để dạy chương Nito-Photpho ở lớp 11 trường THPT”. Ở công trình này, “tác giả nhấn mạnh những cơ sở lý luận của việc chuyển từ phương pháp nghiên cứu khoa học thành phương pháp dạy học và giới thiệu khái quát từng bước quá trình nghiên cứu thực nghiệm phương pháp Graph ở bộ môn hóa học”[39;tr6] . Đến năm 2003, tác giả đã một lần nữa khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Graph trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH bằng cách công bố liên tiếp hai bài báo “Dạy học bằng phương pháp Graph góp phần nâng cao chất

lượng bài giảng” “Dạy học bằng phương pháp Graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự học”.

Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu đề tài: “Dùng phương pháp Graph lập trình tối ưu và dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch”. Với đề tài này, tác giả đã nghiên cứu chuyển hóa lý thuyết Graph toán học thành PPDH áp dụng vào lĩnh vực giảng dạy quân sự.

Trong những năm gần đây, nhất là sau khi thực hiện các chương trình cải cách giáo dục các bài nghiên cứu, bài viết về việc sử dụng phương pháp Graph đã có những bước chuyển nhất định. Ứng dụng “lý thuyết Graph” được mở rộng ở nhiều môn học khác nhau. Có thể kể đến các tác giả sau:

Năm 2000, Phạm Thị My đã chọn đề tài: “Ứng dụng lí thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Với công trình này, “tác giả đã đưa ra cách phân loại sơ đồ dựa theo nội dung kiến thức trong chương trình sinh học phổ thông, xây dựng các sơ đồ về các nội dung kiến thức môn sinh học và đưa ra một số biện pháp sử dụng sơ đồ”.[33;tr9]

Năm 2002, Phạm Minh Tâm đã nghiên cứu “Sử dụng Graph vào dạy học địa lý lớp 12 THPT” trong đó “tác giả đã thiết kế một hệ thống Graph trong dạy học địa lý 12, đề xuất một số cách thức cơ bản để áp dụng hệ thống này vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lý”.[41;tr10]

Năm 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh có công trình “Sử dụng phương pháp Graph nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần sinh thái học” và công trình “Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lý người ở THCS bằng áp dụng phương pháp Graph”. Tác giả đã thiết kế một số “Graph nội dung” và “Graph hoạt động” cho nội dung giải phẫu sinh lý người nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học.

Trong bộ môn lịch sử, để nâng cao hiệu quả dạy học thì vấn đề sử dụng sơ đồ cũng được nhiều nhà giáo dục quan tâm:

Năm 1966 GS.Phan Ngọc Liên trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp 3” của GS.Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên) đã đặt ra vấn đề sử dụng “sơ đồ trực quan” trong dạy học lịch sử. Vấn đề này tiếp tục được tìm hiểu, bổ sung trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 2 của

GS.Phan Ngọc Liên. Trong cuốn sách này GS đã giành một dung lượng khá lớn để viết về tác dụng của sơ đồ trong dạy học lịch sử.

Gần đây nhất vào năm 2008 trong cuốn “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” do GS chủ biên có nội dung bài viết “Sử dụng phương pháp Graph hướng dẫn học sinh ôn tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT” của tác giả Trịnh Đình Tùng và Hoàng Thanh tú. Nội dung cơ bản của công trình này viết về “lý thuyết Graph”, một số loại Graph thường dùng và đưa ra một số ví dụ về việc sử dụng phương pháp Graph nhằm hệ thống hóa kiến thức trong các bài ôn tập, tổng kết.

Năm 2007, Nguyễn Thị Thủy với đề tài “Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 lớp 12 THPT” đã đề xuất quy trình sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử và đưa ra một số Graph nội dung bài học phần lịch sử 12 giai đoạn 1945-1954 để GV có thể áp dụng, nâng cao chất lượng dạy học.

Như vậy với việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu, vận dụng “lý thuyết Graph” vào quá trình dạy học đã ngày càng được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên chưa có công trình nào tìm hiểu sâu về việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần LSTG cận đại (SGK Lịch sử lớp 10). Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu khóa luận tôt nghiệp của mình

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình dạy học LSTG cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII (SGK, lớp 10 chương trình chuẩn) ở trường THPT có sử dụng phương pháp Graph.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc sử dụng phương pháp Graph trong việc thiết kế, tổ chức hướng dẫn HS bài tìm hiểu kiến thức mới, bài ôn tập, tổng kết và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà phần LSTG cận đại lớp 10 ở trường THPT.

4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

4.1. Mục đích

Trên cơ sở “nghiên cứu lí luận dạy học” nói chung và thực tiễn của việc DHLS ở trường THPT nói riêng, đề tài nhằm:

- Đi sâu tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của phương pháp Graph đối với việc dạy học lịch sử.

- Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần LSTG cận đại lớp 10 ở trường phổ thông.

- Đề xuất một số lưu ý khi thiết lập Graph bài học và một số biện pháp sử dụng phương pháp Graph trong phần LSTG cận đại lớp 10.

4.2. Nhiệm vụ

Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tìm hiểu “cơ sở lí luận” và “thực tiễn” của việc vận dụng phương pháp Graph vào dạy học phần LSTG cận đại lớp 10 ở trường phổ thông

- Điều tra thực trạng về việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

- Nguyên tắc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần LSTG cận đại lớp 10 ở trường THPT

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của những đề xuất đưa ra.

5. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Nghiên cứu các tác phẩm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta về giáo dục và giáo dục lịch sử

+ Nghiên cứu các công trình của các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử, nhà tâm lý và những tài liệu có liên quan đến đề tài.

+ Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của “lý thuyết Graph” cũng như biện pháp vận dụng phương pháp Graph vào dạy học lịch sử lớp 10 ở THPT.

- Phương pháp điều tra và khảo sát: Điều tra thực tế ở trường THPT qua các hình thức: quan sát, dự giờ, phiếu điều tra, trao đổi với GV về thực tế giảng dạy và sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trường THPT

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định các biện pháp sư phạm đề xuất trong đề tài. Từ đó có cơ sở thực tiễn khẳng định tính đúng đắn cũng như tính khả thi của các biện pháp sư phạm đó.

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được một cách chính xác, đáng tin cậy với các kết quả thu được trong quá trình điều tra, khảo sát và thực nghiệm.

6. Ý nghĩa của đề tài

Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, phương pháp Graph chưa được nhiều GV quan tâm và vận dụng đúng cách. Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử nói chung và dạy học phần LSTG cận đại lớp 10 nói riêng. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài giúp bản thân nắm chắc hơn kiến thức bộ môn lịch sử.

7. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận bao gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT.

Chương 2: Một số biện pháp sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận dại lớp 10 ở trường THPT.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học

Khái niệm “phương pháp” xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp “Methodos”, có nghĩa là “con đường nghiên cứu”, “cách nhận thức”. “Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc điều kiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lí luận của con người”[11;tr16]. Phương pháp có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của con người, nhất là hoạt động giáo dục.

Bách khoa toàn thư của Liên Xô năm 1965 định nghĩa rằng: “phương pháp dạy học là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức”. [20; tr47]

Theo I.la Lence cho rằng: “PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, thực hành của HS, đảm bảo cho các em lĩnh hội nội dung học vấn”.[8; tr 46]

Theo GS.Nguyễn Ngọc Quang: “PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tự giác, tích cực, tự lực, phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học”.[6; tr23].

Theo GS.Đặng Vũ Hoạt-PGS Hà Thị Đức: “PPDH là tổng hợp cách thức hoạt động của GV và HS nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đề ra” [6; tr45]

Xuất phát từ những quan điểm về PPDH nói trên , ta có thể hiểu PPDH là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của GV nhằm tổ chức “hoạt động nhận thức” và “hoạt động thực hành” cho HS nhằm đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung dạy học .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023