Cơ chế, chính sách của địa phương
Quyết định số 3173/QĐ-UBND năm 2013 đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Nội dung của đề án là xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp, được chứng nhận đạt trình độ nghề theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam; đảm bảo số lượng; hợp lý về cơ cấu [106]. Cơ chế phân bổ: (i) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng lớp ngắn hạn với kinh phí là 2.375.000 đồng/học viên/khoá học trong vòng 7 năm, mỗi năm 1 lớp. (ii) Chi NSNN cho trang thiết bị phục vụ công tác thuyết minh cho thuyết minh viên của 13 khu, điểm du lịch với mức hỗ trợ 63 triệu đồng/1 đơn vị. Cơ chế của chính sách đó là địa phương hỗ trợ kinh phí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp, được chứng nhận đạt trình độ nghề theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam; đảm bảo số lượng; hợp lý về cơ cấu. Quyết định 1287/QĐ - UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 13/4/2015 về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Mục tiêu của chính sách là đầu tư phát triển NNL du lịch đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có tính đồng bộ và hợp lý về cơ cấu, tạo ra lực lượng lao động du lịch có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa
bàn [113]. Cơ chế phân bổ:
- Chi đào tạo bồi dưỡng NNL du lịch được chia thành 4 nhóm sau: (i) Chi NSNN hỗ trợ kinh phí cho các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực quản lý nhà nước về du lịch với mức hỗ trợ 1,076 triệu đồng/người/khoá học; (ii) Chi NSNN hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản trị kinh doanh cho giám đốc doanh nghiệp với mức hỗ trợ là 327.000 đồng/người; (iii) Chi NSNN tổ chức các lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng: Đối với khoá bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại Sầm Sơn, hỗ trợ kinh phí 123.000 đồng/người/khoá học; Đối với Khoá bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại khu kinh tế Nghi Sơn hỗ trợ kinh phí là 1.218.300 đồng/người/khoá học; Đối với Khoá bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông hỗ trợ kinh phí 2.726.600 đồng/người/khoá học. (iv) Tổ chức các khoá tập huấn kiến thức về du lịch cho cán bộ quản lý chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ kinh phí là 1.692.000đ/người/khoá học.
- Chi NSNN nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch. Chi đầu tư trang thiết bị thực hành cho các trường đào tạo du lịch là 675 triệu đồng với các nội dung như: chi NSNN đầu tư trang thiết bị khu thực hành cho khoa Du lịch - Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch 375 triệu đồng; chi đầu tư trang thiết bị khu vực thực hành cho trường Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch thanh Hoá 300 triệu đồng.
Cơ chế chính sách của địa phương đã được xây dựng và thực hiện phù hợp với định hướng phát triển NNL chung của tỉnh Thanh Hoá bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư trang thiết bị cho các trường đào tạo du lịch và mở các lớp đào tạo NNL của địa phương nhằm nâng cao chất lượng NNL du lịch của địa phương.
Kết quả đạt được:
Với việc thực hiện các chính sách trên chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020 có xu hướng gia tăng về quy mô nhưng giảm về tỷ trọng đạt 11.699 triệu đồng, với tốc độ tăng bình quân là 16,28%/năm, chiếm 0,27% trong tổng chi NSNN cho du lịch. Với sự hỗ trợ đó, NNL du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, lao động du lịch trực tiếp có tăng trưởng nhanh về số lượng và chất lượng, NNL qua đào tạo tăng nhanh với nhiều lớp đào tạo nâng cao chất lượng NNL được tổ chức. Cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hoá
- Thực Trạng Các Giải Pháp Tài Chính Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hóa
- Thực Trạng Chính Sách Thuế Đối Với Khuyến Khích Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch
- Chi Nsnn Cho Tuyên Truyền, Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2014 - 2020
- Số Dự Án Csht Du Lịch Được Triển Khai Thực Hiện Trên Địa Bàn Tỉnh Thanh Hoá Giai Đoạn 2014 - 2020
- Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 17
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
(Đơn vị: Triệu đồng)
3000
2000
1000
0
544,7
544,7
1.550,75
2.187,80
1.558
630
0
Năm 2014
1.176
375
Năm 2015 Năm 2016
1.788,92
1.489
300
Năm 2017
2.211,43
1.611
600
Năm 2018
1.470,99
500
Năm 2019
971
1.944,55
1.445
500
Năm 2020
Chi NSNN NNL du lịch
Chi NSNN nâng cao chất lượng lao động du lich
Chi NSNN nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch.
Biểu đồ 2.7. Chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2020
Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa
- Chi NSNN nâng cao chất lượng NNL du lịch: Chi NSNN cho nâng cao chất lượng NNL du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 đạt 8.794 triệu đồng,
chiếm 75,17% trong tổng chi NSNN cho NNL du lịch [phụ lục 12]. Với chính sách hỗ trợ chi NSNN như trên đã tổ chức được nhiều lớp nhằm nâng cao chất lượng NNL du lịch như: Tổ chức lớp thuyết minh viên du lịch, lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho cộng đồng làm du lịch với kinh phí đạt 4,238 tỷ đồng chiếm 48,19% trong tổng chi NSNN cho nâng cao chất lượng NNL du lịch. Sau đó đến chi NSNN tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu theo từng chuyên đề từ quản lý đến kinh doanh, xúc tiến giao tiếp… cho công chức nhà nước, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương các khu, điểm du lịch đạt 963 triệu đồng chiếm 10,95%; Chi NSNN cho thực hiện phương án tuyển chọn, bố trí thuyết minh viên tại các khu điểm du lịch trọng điểm, di tích văn hóa đạt 819 tỷ đồng chiếm 9,3% trong chi NSNN cho nâng cao chất lượng NNL du lịch…
Bên cạnh những nỗ lực chi NSNN của tỉnh cho nâng cao chất lượng NNL, công tác XHH đào tạo nhân lực du lịch cũng được triển khai thực hiện. Hàng năm, tỉnh đã phát huy các nguồn lực từ chi NSNN, sự hỗ trợ khác nhau từ trung ương đến các tổ chức, dự án quốc tế để tổ chức một số lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, du lịch cộng đồng, thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch. Một số địa phương trọng điểm PTDL như: Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Hải Tiến… đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho lao động tham gia kinh doanh du lịch.
- Chi NSNN nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch. Chi NSNN nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 đạt 2,905 triệu đồng, chiếm 24,83% trong tổng chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch [phụ lục 12]. Trong đó chi NSNN cho xây dựng và triển khai đề án đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho ngành du lịch Thanh Hóa đạt 2.030 triệu đồng, chiếm 69,87% trong tổng chi NSNN cho nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch. Tiếp đến là chi NSNN cho đầu tư trang thiết bị khu thực hành khoa Du lịch - trường Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch với đạt 375 triệu đồng; chi NSNN đầu tư trang thiết bị khu thực hành trường Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch Thanh Hoá đạt 300 triệu đồng và chi Xây dựng và triển khai đề án đào tạo ngoại ngữ
cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa đạt 200 triệu đồng. Chi NSNN đã hỗ trợ các trường đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nâng cao năng lực giảng dạy, mặt khác nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên ngành du lịch.
2.2.2.2. Chính sách thuế hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua hoạt động khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp
Chính sách thuế khuyến khích hoạt động đào tạo NNL nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng trong thời gian qua được thực hiện thông qua thuế TNDN, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu [65], [69], [64], [68], [63], [72]. Cụ thể:
Về Thuế TNDN
+ Miễn thuế TNDN đối với doanh nghiệp có nguồn thu sự nghiệp, các khoản tài trợ nhận được của các cơ sở giáo dục có nguồn gốc từ NSNN chi trả, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân dành cho cơ sở giáo dục du lịch. Nguồn thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập cho du lịch theo khung mức thu do Nhà nước quy định cũng không thu thuế TNDN.
+ Miễn thuế TNDN đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo du lịch để lại đầu tư phát triển về chuyên ngành giáo dục - đào tạo du lịch theo quy định. Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của doanh nghiệp du lịch thực hiện xã hội hóa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Ưu đãi áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với doanh nghiệp có thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề về NNL du lịch.
+ Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa du lịch tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện KT - XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Ưu đãi khi tính thuế TNDN đối với các khoản chi phí được trừ
- Chi phí trang phục cho nhân viên: chi trang phục cho nhân viên bằng tiền thì tối đa được tính vào chi phí được trừ là 5 triệu đồng/người/năm. Nếu chi bằng hiện vật (doanh nghiệp mua trang phục về phát cho người lao động) không bị khống chế, được tính toàn bộ chi phí vào chi phí được trừ nếu có đủ hóa đơn chứng từ và thanh toán theo quy định. Nếu doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật: thì
mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ. Quy định này ra đời đã thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào trang phục cho nhân viên, tạo cho đội ngũ nhân viên du lịch của công ty có trang phục lịch sự, có bản sắc riêng, để khách du lịch có ấn tượng về hình ảnh đẹp của đội ngũ nhân viên trong công ty.
- Khoản chi có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động như: Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo. Tổng số chi có tính chất phúc lợi như trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Khoản chi này ra đời đã khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động đi thăm quan du lịch. Đối với những doanh nghiệp làm ăn tốt thu nhập nhiều thì khoản chi này cũng tăng lên dựa vào lương bình quân tháng thực tế trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Về Thuế GTGT
+ Miễn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học phục vụ du lịch; bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch.
Miễn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có khoản thu về nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy định đào tạo) do cơ sở đào tạo du lịch cung cấp. Trường hợp cơ sở đào tạo du lịch không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng được miễn thuế GTGT.
+ Miễn thuế GTGT đối với cơ sở có hoạt động xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành du lịch, sách giáo trình dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề du lịch, sách văn bản pháp luật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số liên quan đến lĩnh vực du lịch. Giáo trình du lịch là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong lĩnh vực du lịch.
+ Miễn thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về du lịch.
Như vậy thuế GTGT ưu đãi đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: hoạt động dạy học, dạy nghề, xuất bản sách báo nhằm nâng cao chất lượng NNL du lịch. Thông qua thuế GTGT đã hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch giảm
được chi phí đầu vào, nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để từ đó nâng cao chất lượng SPDL.
Về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất, nhập khẩu được thực hiện theo Luật số 107/2016/QH13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu [72]; Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là: tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ dùng cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực du lịch. Như vậy danh mục hàng được ưu đãi thuế xuất nhập khẩu sẽ khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch, cơ sở đào tạo du lịch trang bị các hàng hoá nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của doanh nghiệp.
Với nguồn chi NSNN cho nâng cao chất lượng NNL du lịch, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng du lịch cộng đồng; quản lý nhà nước về du lịch; thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch; Phối hợp với dự án Phát triển NNL du lịch Việt Nam - Tổng cục Du lịch tổ chức bồi dưỡng các khóa học chuyên sâu về kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn châu Âu; các địa phương đã chủ động tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho các đối tượng tham gia kinh doanh du lịch. Mặt khác, với nguồn chi NSNN cho nâng cao chất lượng NNL du lịch đã khuyến khích các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng đã chủ động tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng SPDL.
Các chính sách thuế đối với đào tạo NNL du lịch đã phát huy những tác dụng tích cực về những ưu đãi của thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, đối với đầu vào giáo dục đào tạo du lịch tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục đào tạo có điều kiện để nâng cao năng lực giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng dạy học, giảm chi phí đào tạo, tạo điều kiện để người học có cơ hội để nâng cao chất lượng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3 trường đào tạo NNL về du lịch đó là: Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Trường Đại học Hồng Đức; Trường Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch. Mỗi năm các trường đã tiếp nhận đào tạo và cho ra trường gần 1.000 sinh viên chuyên ngành du lịch. Với những ưu đãi
về thuế đã và đang phát huy dần vai trò trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở đào tạo, dạy nghề giải quyết những khó khăn ban đầu về vốn đầu tư. Điều này, giúp các cơ sở đào tạo giảm được học phí và có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng NNL du lịch của địa phương. Mặt khác với các chính sách thuế trong thời gian qua các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 14 lớp bồi dưỡng chuyên sâu nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho lao động trong các doanh nghiệp du lịch với nguồn kinh phí đạt 405 triệu đồng và tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch với kinh phí đạt 800 triệu đồng.
2.2.3. Thực trạng các giải pháp tài chính cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
2.2.3.1. Thực trạng chi NSNN đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Trong thời gian qua UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, xúc tiến du lịch có thể kể đến một số chính sách tiêu biểu sau đây:
Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 11/11/2013 về việc Phê duyệt chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020. Cơ chế phân bổ: (i) Chi NSNN đảm bảo 100% kinh phí cho các hoạt động do các cơ quan Trung ương chủ trì; (ii) Chi NSNN hỗ trợ không quá 70% kinh phí đối với các hoạt động do các cơ quan Trung ương chủ trì có sự tham gia của địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các đối tác khác; (iii) Chi NSNN hỗ trợ không quá 50% kinh phí đối với các hoạt động do địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các đối tác khác chủ trì.
Cơ chế của Nhà nước đó là hỗ trợ kinh phí từ 50 - 100% kinh phí tổ chức đối với các hoạt động xúc tiến du lịch của địa phương và quốc gia.
Cơ chế, chính sách của địa phương
Trên cơ sở văn bản của trung ương, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 được thực hiện theo các văn bản sau: Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 21/02/2014 ban hành Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2014 [107]. Quyết định số 1166/QĐ- UBND ngày 06/4/2015 ban hành Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du
lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2015 [112]. Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2020. Cơ chế phân bổ: Thứ nhất, Chi NSNN triển khai thực hiện hiệu quả Đề án truyền thông du lịch và Đề án Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đã được phê duyệt. Đặc biệt chú trọng thực hiện đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có chủ đề, trên các kênh truyền hình Trung ương và hướng đến các kênh truyền hình uy tín quốc tế; ưu tiên loại hình truyền thông ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả, tạo sự lan tỏa sâu rộng. Thứ hai, Chi NSNN cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Thanh Hóa tại các sự kiện, hội chợ du lịch quốc tế có uy tín tại nước ngoài (ưu tiên Hàn Quốc, Trung Quốc...). Tranh thủ hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán, lãnh sự quán, Tổng cục Du lịch. Thứ ba, Chi NSNN khảo sát thị trường khách du lịch, phối hợp với các hãng lữ hành, doanh nghiệp du lịch có uy tín mở thêm các đường bay charter đưa khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong nước và đặc biệt là khách du lịch quốc tế về Thanh Hóa [106].
Cơ chế, chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đã được xây dựng và thực hiện phù hợp với mục tiêu PTDL của tỉnh Thanh Hoá đó là chủ yếu tập trung cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và một phần cho các hoạt động ở nước ngoài (chủ yếu là kết hợp với các hoạt động khác để tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến khác ra nước ngoài).
Kết quả đạt được:
Chi NSNN cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch giai đoạn 2014 - 2020 có xu hướng tăng về quy mô nhưng giảm về tỷ trọng, đạt 88.948 triệu đồng chiếm 2,069% trong tổng chi NSNN cho du lịch. Trong giai đoạn này chi NSNN cho tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2015 chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 9,2%, do năm này tỉnh Thanh Hoá đăng cai là năm du lịch quốc gia. Trong giai đoạn này, chi NSNN chủ yếu dành cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước, đạt 81.284 triệu đồng chiếm 91,38%. Chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nước ngoài đang còn thấp, mới chỉ đạt 7.664 triệu đồng chiếm 8,62% trong tổng chi NSNN [phụ lục 13]. Chi NSNN đã làm cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa được đổi mới từ hình thức đến nội dung, mở rộng về quy mô, số lượng và chất lượng, phạm vi hoạt động dưới nhiều hình thức. Cụ thể như sau: