Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Việt Nam Trong Quá Trình Đổi Mới Từ Năm 1990 Đến Nay


quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể khuyến khích sự dịch chuyển lao động đến những khu vực có tài nguyên nhưng đang khan hiếm lao động...Sự tác động của các cơ chế quản lý sẽ tạo ra được một cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư cân đối, phát triển được lực lượng sản xuất, giảm bớt khoảng cách trong phát triển giữa các ngành, vùng, giảm bớt sự cách biệt thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị.

Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, mối quan hệ của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới là mối quan hệ hợp tác với các cường quốc trên nhiều phương diện. Sự tác động của quá trình phân công lao động mang tính quốc tế càng có ý nghĩa lớn đối quá trình lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả của Việt Nam.

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước chịu tác động của nhiều nhân tố vì thế quá trình này vừa mang tính khách quan, lịch sử, xã hội, lại vừa mang tính chủ quan, nên để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý phải mang tính chiến lược và có kế hoạch định hướng lâu dài.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới từ năm 1990 đến nay

Trong thời kỳ đổi mới, bức tranh về cơ cấu kinh tế nước ta phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Từ thực tế trong những năm đổi mới, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã có sự thay đổi trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như quan hệ trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ được cụ thể hóa thành đường lối: phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế - xã hội, tăng tỷ trọng và tốc độ của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ…Chủ trương đặt ra khi kết thúc thời kỳ quá độ, phải hình thành về cơ


bản một nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khâu đột phá “Ba chương trình kinh tế lớn” vào năm 1991 đã tạo ra bước chuyển biến vượt bậc trong nông nghiệp đồng thời chuyển biến “tự điều chỉnh” trong công nghiệp, đặc biệt lĩnh vực lưu thông khởi sắc, sôi động, hình thành khu vực dịch vụ hóa rò nét. Nhờ sự thay đổi mô hình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế mà quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nước ta có những biến đổi quan trọng. Kể từ khi quá trình đổi mới kinh tế nhất là từ thập kỷ 90 trở lại đây, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, những lợi thế so sánh trong từng ngành đã từng bước được khai thác, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, ổn định và cải thiện rò rệt đời sống của nhân dân.

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo phân ngành của Tổng cục thống kê

Cơ cấu ngành tính theo GDP của nền kinh tế hơn 18 năm qua (từ năm 1990 đến nay) đã có sự dịch chuyển khá rò.

Trong những năm đổi mới, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế chủ yếu diễn ra giữa hai ngành sản xuất vật chất cơ bản: nông nghiệp có xu hướng giảm gần như vừa bằng mức công nghiệp tăng.

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP theo phân ngành kinh tế của Tổng cục thống kê (%)

Năm

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

1990

38,74

22,67

38,59

1995

27,18

28,76

44,06

2000

24,54

36,73

38,73

2001

23,24

38,13

38,63

2002

23,03

38,49

38,48

2003

22,54

39,47

37,99

2004

21,76

40,09

38,73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.



2005

20,50

41,00

38,50

2006

20,40

41,53

38,07

2007

20,30

41,58

38,12

2008

21,99

39,91

38,10

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2007, 2008

Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2008, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,74% xuống 21,99% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,67% lên 39,91%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38,59% năm 1990 và 38,10% năm 2008, trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực.

Ngành nông nghiệp có bước phát triển quan trọng, tạo cơ sở cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tỷ trọng GDP trong nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 38,74% năm 1990 xuống còn 27,2% năm 1995, có xu hướng giảm đến năm 2007 tiếp tục giảm còn 20,30%, bình quân giảm 1,2% và tăng trong năm 2008 đạt 21,99%. Nông nghiệp nước ta chuyển từng bước sang nền kinh tế hàng hóa và hướng mạnh ra xuất khẩu, giá trị xuất khẩu đạt mức tăng bình quân 16%. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,106 tỉ USD, năm 2000 đạt 4,5 tỉ USD,

chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu.

Nông nghiệp, nông thôn nước ta triển khai thực hiện kế hoạch năm 2007 với nhiều khó khăn, thuận lợi đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành, nỗ lực to lớn của cả hệ thống chính trị cả nước, nên nông nghiệp và nông thôn nước ta tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển theo chiều hướng tích cực. Tính đến năm 2007, tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,30% trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, tăng 3,4% so với năm 2006, tăng trưởng của toàn ngành đã đóng


góp 0,61 điểm phần trăm năm 2007 và năm 2008 là 0,68% cho tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP của Việt Nam còn khá cao, hiện đứng hàng thứ 4 trong 10 nước ở khu vực (cao hơn tỷ trọng 16% của In-đô-nê-xia, 15% của Phi-lip-pin, 10% của Thái Lan, 8% của Ma-lay-xi- a).

Ngành công nghiệp và xây dựng có những bước tiến mới trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu công nghệ theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong năm (2000-2008) đạt 14%, nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến lược, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp với nhiều cơ sở sản xuất công nghệ hiện đại.

Trong những năm đổi mới, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng khá nhanh, từ 22,67% năm 1990 năm 2007 tăng lên 41,58% và năm 2008 nền kinh tế có những biến động nên giảm xuống còn 39,91%; bình quân mỗi năm tăng hơn 1,2%. Như vậy, khu vực công nghiệp đã thực sự đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.

Đối với ngành xây dựng, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 789,2 triệu USD, bằng 117,8% so với kế hoạch năm, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 214,5 triệu USD, đạt 104% so với kế hoạch năm, tăng 89,6% so với cùng kỳ năm 2007.

Năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,6% so với năm 2007, cùng thời gian trên trong các ngành công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành với 88,9% tăng 16%; công nghiệp điện, ga, nước tăng 13,4% chiếm


5,7% và giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp khai thác giảm 3,5% do lượng dầu thô khai thác giảm, chiếm tỉ trọng 5,4%.

Trong công nghiệp, phát triển mạnh các ngành mũi nhọn có giá trị gia tăng cao (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp điện…) phục vụ nghiên cứu trong nước và xuất khẩu, giảm tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản và sản phẩm công nghiệp nặng. Đặc biệt, nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt mức cao hơn nhịp độ của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu ngành của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngành dịch vụ có những bước phát triển nhanh và ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn công nghiệp và xây dựng, trong hơn 15 năm qua có xu hướng giảm sút, bình quân giảm 0,03%, từ 38,6% năm 1990 giảm nhẹ qua các năm 38,5% năm 2005, năm

2007 đạt 38,12% đến năm 2008 đạt 38,1% (xem bảng 2.1).

Lĩnh vực thương nghiệp phát triển toàn diện, tạo ra sự sôi động của nền kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế-xã hội và thúc đẩy sản xuất phát triển. Du lịch từ quy mô rất nhỏ đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng với nhiều loại hình du lịch đa dạng, doanh thu đạt 7- 8 ngàn tỉ đồng/năm. Vận tải đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lưu chuyển hàng hóa để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh đi trước đón đầu vào công nghệ hiện đại

Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ quan trọng đang chiếm tỷ trọng thấp và lại có xu hướng giảm dần, đặc biệt là tài chính, tín dụng (năm 2007 chỉ đạt 1,81%); khoa học công nghệ năm 2007 chiếm 0,62%. Dịch vụ ngân hàng còn quá ít so với thế giới. Giữa các nhóm ngành bước đầu đã có sự hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sự phát triển nói chung trong nền kinh tế cũng như sự phát triển của từng ngành.


Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã bước vào thời kì tăng trưởng nhanh và ổn định (biểu đồ 2.1), tiềm lực kinh tế của đất nước đã thay đổi, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm thời kì 1991-2002 đạt 7,04%; GDP của nền kinh tế năm 2002 cao gấp 2,37 lần năm 1990 và tính đến năm 2003 - 2008 đạt 7,74%, trong đó công nghiệp tăng gấp 3,5 lần, xuất khẩu gấp gần 6,9 lần và dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp. Năm 2007 tăng trưởng 8,48% đây là mức tăng trưởng cao nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính tăng trưởng GDP đạt 6,19% và quí I năm 2009 tăng trưởng GDP đạt 3,1%.


Biểu đồ 2 1 Tăng trưởng GDP và tỉ lệ đầu tư GDP giai đoạn 1997 Q1 2009 1

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP và tỉ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 1997- Q1/2009

Động thái tiến triển của tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh thực trạng khả quan vẫn giữ được đà tăng trưởng năm sau tăng so với năm trước diễn ra liên tục đến năm 2007 (loại trừ năm 1998 và 1999 có sự suy giảm tương đối do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, GDP giảm xuống còn 5,26%); vì vậy, nền kinh tế nước ta đứng thứ hai khu vực Đông Á và cả thế giới chỉ sau Trung Quốc về thành tựu tốc độ tăng trưởng GDP trong


hơn hai thập niên vừa qua. Riêng năm 2008 trong bối cảnh khó khăn và thách thức của suy giảm kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát, dẫn đến suy giảm tương đối về tăng trưởng kinh tế và GDP đạt 6,23%.

Tổng giá trị sản phẩm trong nước tăng đều qua các năm, trong cơ cấu ngành kinh tế có sự dịch chuyển, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng ở mức thấp và tăng cao hơn so với ngành nông nghiệp (xem bảng 2.2). Đặc biệt, năm 2008 tốc độ gia tăng giá trị tổng sản phẩm trong nước của ngành công nghiệp, xây dựng giảm mạnh từ 10,60% năm 2007 xuống còn 6,33% năm 2008 và dịch vụ năm 2007 đạt 8,68% đến năm 2008 còn 7,2%.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 1995-2008 theo phân ngành của Tổng cục Thống kê


Năm


Tổng giá trị sản phẩm (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng trong các ngành (%)

Nông, lâm,

ngư nghiệp

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

1995

195567

4,8

13,60

9,83

1997

231264

4,33

12,62

7,14

2000

273666

4,63

10,07

5,32

2002

313247

4,17

9,48

6,54

2004

362435

4,36

10,22

7,62

2006

425373

3,7

10.38

8,3

2007

461443

3,82

10,60

8,68

2008

490181

3,8

6,33

7,2

Nguồn: Niên giám thống kê 2007, 2008

Thực tế sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế thời gian qua bắt nguồn từ mức độ gia tăng nhanh chóng của khu vực công nghiệp và xây dựng. Tính bình quân từ năm 1990 đến năm 2008, khu vực công nghiệp và xây dựng mỗi năm tăng 10,4% gấp hơn 1,4 lần mức tăng GDP của toàn nền kinh tế 7,3% và gấp 2,7 lần khu vực nông nghiệp. Khu vực dịch vụ có mức tăng ngang bằng với mức tăng GDP của cả nền kinh tế nên tỷ trọng không đổi. Dù đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn gần 3 lần so với khu vực nông nghiệp, nhưng vì qui mô tuyệt đối nhỏ hơn nên mức độ thay đổi tương quan tỷ lệ giữa hai khu vực


nông nghiệp và công nghiệp không tương ứng với mức tăng trưởng công nghiệp. Trong thời gian từ 1990 đến nay, sự thay đổi tương quan tỷ lệ GDP giữa các ngành chủ yếu do sự gia tăng sản lượng và sự tác động của yếu tố giá cả.

Cơ cấu ngành kinh tế đã biến đổi theo chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và định hướng tăng trưởng xuất khẩu, thể hiện sự biến đổi cơ cấu đầu tư phát triển xã hội đã hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Đầu tư xã hội tăng cả về qui mô và tốc độ tăng trưởng tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất sản phẩm trong nước hướng vào xuất khẩu. Từ năm 1990 đến nay, tăng trưởng GDP cao, tích lũy nội bộ nền kinh tế tăng lên và cùng với nguồn vốn bổ sung của đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư phát triển đã tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng. Đến năm 1998, do chịu tác động xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, đầu tư nước ngoài giảm sút, vốn đầu tư phát triển vẫn tăng 8% so với năm trước đó. Từ những năm 2000 đến nay, vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, đầu tư phát triển xã hội năm 2008 đạt 637,3 nghìn tỉ đồng bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007. Kết quả này cho thấy tiềm lực kinh tế nước ta đã tăng lên, là cơ sở nguồn lực đảm bảo cơ sở cho tiến trình biến đổi cơ cấu ngành kinh tế.

Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành có nhiều biến đổi tích cực chuyển hướng chú trọng khai thác lợi thế từng ngành, từng vùng để phát triển. Sự chuyển dịch của các ngành kinh tế, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng số vốn đầu tư phát triển đã giảm từ 13,2% năm 1995 xuống còn 6,5% năm 2007, vốn đầu tư bình quân hàng năm chiếm khoảng 11%. Tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng từ 52,7% năm 1995 đến năm 2007 giảm còn 50%, mặc dù vào năm 2000 giảm còn 48,8% nhưng đạt mức cao và tỷ trọng bình quân hàng năm giai đoạn này vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư phát triển xã hội. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp và xây dựng thay đổi không đáng kể 43,1% năm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí