Đề Tài, Chủ Đề, Giá Trị Nội Dung Và Ý Nghĩa Tư Tưởng

- Tâm trạng nhân vật trữ tình.‌

2.1. Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng

2.1.1. Đề tài và chủ đề

Xét đến sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ trong dân ca dân tộc Mông đến truyện thơTiếng hát làm dâucủa dân tộc này, có lẽ nội dung đầu tiên cần phải đề cập đến đó chính là vai trò của sự tiếp nhận đề tài và chủ đề. Đề tài và chủ đề là hai mảng nội dung khái quát chi phối toàn bộ giá trị của tác phẩm cũng như chi phối toàn bộ sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp trong hai thể loại văn học dân gian này.

Thứ nhất chúng ta xét về đề tài. Đề tài là một trong những khái niệm thể hiện phương diện nội dung của tác phẩm văn học. Đây là khái niệm “chỉ các loại hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [5,tr.96]. Trong tác phẩm văn học, có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài tương ứng. Đề tài “không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính cách mà còn găn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần một thời, hoặc một giới nào đó” [28,tr.125]. Như vậy, theo chúng tôi đề tài là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Đề tài là cả một hệ thống các hiện tượng đời sống liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau.

Với chức năng vô cùng quan trọng như vậy của đề tài, khi xét đến đề tài của ba truyện thơ được khảo sát trong luận văn này, chúng tôi nhận thấy rằng cả ba truyện thơ dù có sự khác nhau về kết cấu, dung lượng, sự lựa chọn kết thúc, các tình tiết thắt nút và cao trào nhưng đều chịu ảnh hưởng từ những đề tài có từ trong dân ca. Trong đó phải quy ra các đề tài chính và các đề tài phụ trong ba truyện thơ này. Vấn đề nghiên cứu này được chúng tôi trực tiếp khảo sát ba truyện thơ cùng 6.008 câu dân ca Mông trong hai bảng khảo sát 2.1 và 2.2.


Bảng 2.1. Đề tài ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng

Tác phẩm

Nội dung

Truyện thơ Tiếng

hát làm dâu

Truyện A Thào – Nù

Câu

Truyện Nhàng Dợ -

Chà Tăng


- Tình yêu nam nữ

- Tình yêu nam nữ

- Tình yêu nam nữ


trong chế độ cũ.

trong chế độ cũ.

trong chế độ cũ.


- Cuộc sống làm dâu

- Cuộc sống làm dâu

- Cuộc sống làm dâu


khổ cực.

khổ cực.

khổ cực.


-Nạn gả bán trong

- Nạn gả bán trong hôn

- Nạn gả bán, ép duyên

Đề tài

hôn nhân, cưới hỏi.

nhân, cưới hỏi.

trong hôn nhân, cưới


- Nạn tảo hôn.

- Kết thúc bi kịch của

hỏi.


- Kết thúc bi kịch của

cuộc đời của nhân vật

- Kết thúc thay đổi số


số phận hai nhân vật

nữ chính.

phận, cuộc đời của hai


chính.


nhân vật chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 5


Bảng 2.2. Số lượng câu thơ tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ bốn loại dân ca dân tộc Mông trong ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ

- Chà Tăng



Nội dung Tác phẩm

Số lượng câu thơ có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ dân ca tiếng hát làm dâu

Số lượng câu thơ có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ dân ca tiếng hát tình yêu

Số lượng câu thơ có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ dân ca tiếng hát cưới xin

Số lượng câu thơ có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ dân ca tiếng hát mồ côi

Truyện thơ Tiếng hát làm dâu

449 câu


217 ≈ 48,32%


187 ≈ 41,64%


4 ≈ 0,89%


12 ≈ 2,67%

Truyện thơ A Thào – Nù Câu

421 câu


206 ≈ 48,93%


187 ≈ 44,4%


22 ≈ 5,22%


0 ≈ 0%

Truyện thơ Nhàng Dợ- Chà Tăng

504 câu


242 ≈ 48%


195 ≈ 38,7%


34 ≈ 6,75%


5 ≈ 0,99%

Từ hai bảng khảo sát 2.1, 2.2, chúng tôi nhận thấy rằng ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, Nhàng Dợ- Chà Tăng, A Thào – Nù Câu đều gặp nhau ở hai mảng đề tài chính đó chính là tình yêu nam nữ trong chế độ cũ cuộc sống làm dâu khổ cực. Hai mảng đề tài này được cả ba truyện thơ xây dựng thành hai mảng đề tài chủ đạo và xuyên suốt, trong đó đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực được coi là mảng đề tài quan trọng nhất, quyết định chi phối toàn bộ diễn biến, tiến trình cũng như sự lựa chọn kết thúc của từng truyện thơ. Trở lại với bảng khảo sát sô 2.2, thông qua bảng khảo sát này, chúng tôi nhận thấy rõ sự ảnh hưởng của đề tài trong dân ca Mông đến ba truyện thơ kể về cuộc đời đau khổ khi đi làm dâu nói trên. Hai mảng đề tài chiếm số lượng câu có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ nhiều nhất đó chính là hai mảng đề tài đến từ dân ca Tiếng hát làm dâu và dân ca Tiếng hát tình yêu. Điều đó đã phần nào góp phần khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ khía cạnh nội dung khái quát này tới sự hình thành ba truyện thơ nói trên.

Trước hết, chúng tôi xét đến mảng đề tài tình yêu nam nữ trong chế độ cũ. Đây là một đề tài lớn, có tính chất bao trùm. Không phải ngẫu nhiên mà trở thành phổ biến trong hệ thống truyện thơ Mông và dân ca Mông. Bởi từ đề tài này, chúng ta có thể tìm thấy trong đó tiếng hát ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt của trai gái Mông trong xã hội cũ. Đó là một tình yêu chân chất, phóng khoáng như tính cách của con người Mông. Đồng thời sự đấu tranh cho tình yêu trọn vẹn cũng chính là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén tấn công vào thành trì của nạn hôn nhân gả bán, nạn ép duyên có từ rất lâu đời trong xã hội Mông, và đặc biệt nở rộ trong xã hội phụ quyền. Các chàng trai và cô gái Mông dù ở trong dân ca hay ở trong truyện thơ thì đều một lòng một nghĩa thương nhau tha thiết, họ mong muốn được ngày ngày bên nhau, được trở thành “con quay sợi lanh”, được “chung chăn đắp” kết nghĩa vợ chồng cho đến trọn đời. Tuy nhiên xã hội phụ quyền với những tập tục lạc hậu hà khắc đã chà đạp và bóp nghẹt tình yêu trong trắng, ban sơ ấy dẫn đến những kết thúc đau khổ, kết thúc không gắn liền với hạnh phúc lứa đôi mà gắn liền với sự khổ đau, với cái chết. Trong 2.749 câu thơ của Tiếng hát tình yêu, người đọc không khỏi khắc khoải, đồng cảm cùng tâm trạng những chàng trai nghèo khổ không đủ tiền cưới vợ, đành tiễn chân người yêu về nhà chồng, đồng cảm tâm trạng của những cô gái là nạn nhân của nạn ép duyên, sống với chồng trong một cuộc hôn nhân giá

lạnh, một cuộc hôn nhân “gái lớn lấy chồng nhỏ, chồng nhỏ phụ tình em”, đồng cảm với tâm trạng của những chàng trai khi đi làm ăn xa trở về thì người yêu đã đi lấy chồng, không còn cơ hội được gặp lại nhau, đồng cảm với tâm trạng của cô gái khi tìm đến cái chết để giải thoát số phận oan nghiệt của mình cùng người thương tìm thấy hạnh phúc ở kiếp sau.

Trong truyện thơ cũng vậy. Những cảm xúc tâm trạng từ mảng đề tài tình yêu nam nữ trong chế độ cũ luôn được truyện thơ khai thác triệt để, biến những yếu tố đó là nền tảng dẫn dắt cho cốt truyện và sự lựa chọn kết thúc của cốt truyện. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, Vừ- chúa- pua và anh yêu yêu nhau tha thiết. Vừ – chúa – pua thêu túi nhiễu cho anh yêu đi buôn trâu, hẹn sớm trở về đầy đủ bạc vàng cưới nàng làm vợ. Khi anh yêu đi xa, Vừ – chúa- pua bị ép gả cho anh chồng nhỏ bé, còn ít tuổi, chồng bé phụ tình nàng cộng với cuộc sống khổ cực ở nhà chồng khiến cô gái ấy đã tìm đến cái chết để có thể đến được hạnh phúc với người mình yêu. Chàng trai đi làm ăn xa trở về vô cùng đau khổ khi nghe tin người yêu đi lấy chồng, lên đường đi tìm nàng, khi nghe tin chim cứ cư báo rằng nàng đã quyên sinh, anh yêu cũng tìm đến con đường trên để gặp gỡ và xây dựng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của mình ở một nơi khác, ở một thế giới khác. Đó chính là thế giới của thiên đường, của dụ xí nhung, của kiếp sau khi được đầu thai thành con người mới. Trong truyện thơ A Thào- Nù Câu, ta cũng bắt gặp mảng đề tài về tình yêu nam nữ tha thiết như vậy, có chăng kết thúc của câu chuyện có khác một chút so với truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã nói ở trên. A Thào tự vẫn để tìm thấy cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống của đời người, chứ không phải là một cuộc sống như thân trâu ngựa, bị rẻ rúng từ khi còn con gái đến khi về với tổ tiên. Nù Câu ở lại dương thế, sống trong đau khổ cùng cực “ thương nhớ người xưa, bỏ cả sân hè ba mùa rêu phủ”, “thương nhớ người cũ, bỏ cả sân hè ba mùa rêu phong”. Trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, chúng ta cũng gặp một tình yêu trong sáng, tha thiết và mãnh liệt như vậy của Nhàng Dợ và Chà Tăng. Đôi trai gái cũng gặp rất nhiều trắc trở và đau khổ trong tình yêu, Chà Tăng khi đi buôn trở về nghe tin người yêu đi lấy chồng, vô cùng chán nản. Chàng đã lên đường đến tận nhà chồng người yêu để gặp gỡ và khuyên Nhàng Dợ bỏ trốn khỏi nhà chồng. Kết thúc truyện thơ này là kết thúc duy nhất được coi là kết thúc có hậu trong 15 truyện thơ Mông. Nhàng Dợ và Chà

Tăng đã trốn thoát đến vùng quê xa xôi của người Sã, người Nhắng ở miền xuôi, và sống hạnh phúc cùng lời thề nguyền chung thủy suốt đời.

Như vậy đề tài về tình yêu nam nữ trong xã hội cũ trong truyện thơ và trong dân ca Mông đều có một sức lan tỏa rất lớn. Điều đó cho thấy tình yêu nam nữ trong chế độ cũ luôn là một vấn đề trung tâm, nó phản ánh nhiều mặt, nhiều biến cố, cùng những ước mơ và khát vọng của trai gái Mông trong xã hội xưa. Tình yêu và sự thử thách đã trở thành thước đo của sự chung thủy, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, những tính cách tốt đẹp của con người Mông trong chế độ cũ.

Bên cạnh mảng đề tài tình yêu nam nữ thì mảng đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực cũng trở thành mảng đề tài mà truyện thơ Tiếng hát làm dâu chịu ảnh hưởng lớn từ dân ca Mông. Với kết quả khảo sát thông qua bảng khảo sát số 2.1 và bảng khảo sát số 2.2 như trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, cuộc sống làm dâu khổ cực là nền tảng chi phối toàn bộ truyện thơ, làm nổi bật lên giá trị của truyện thơ, góp phần tạo dựng tiếng nói riêng cho truyện thơ Mông và dân ca Mông. Như chúng ta đã biết, dân ca tình yêu là mảng đề tài mà ở bất cứ dân tộc nào cũng có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Dân tộc Việt có dân ca quan họ Bắc Ninh, có hát giao duyên, dân tộc Tày có hát Lượn, Phongslư, dân tộc thái có Khắp xư, dân tộc Dao có Ày Giung (Ái Dzủng)…thế nhưng các dân tộc này chưa từng xuất hiện một loại dân ca mang tên gọi Tiếng hát làm dâu giống như dân tộc Mông. Bởi cuộc sống làm dâu khổ cực không phải hiện tượng xã hội lịch sử có sức mạnh bao trùm hơn các mảng đề tài khác. Các dân tộc ấy cũng có những tác phẩm truyện thơ, cũng có những bài hát dân ca than thân nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa, nhưng đi sâu vào khai thác cuộc sống khổ cực khi làm dâu thì có lẽ duy nhất chỉ dân tộc Mông mới có. Bởi vậy, đối với dân ca Mông, có lẽ ấn tượng nhất đối với độc giả mọi thời đại đó chính là dân ca Tiếng hát làm dâu. Từ mảng dân ca đặc sắc này, chúng ta bắt gặp không ít những câu nói về nỗi khổ của người phụ nữ Mông từ lúc còn son trẻ đến khi về già. Những câu hát này “được rải khắp các ngõ ngách cuộc đời người phụ nữ” [25,tr.849], và ai oán hơn nó đã kết thành những tác phẩm tự sự kể về cuộc sống khổ cực như thân trâu ngựa của người phụ nữ Mông khi đi làm dâu nhà người. Đó chính là truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Trở lại với đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực, đây là mảng đề tài mang tính xã hội rộng lớn trong văn học dân gian Mông. Nó xuất hiện cả từ trong truyện cổ đến truyện thơ và một vài thể loại văn học dân gian khác. Tuy nhiên, có lẽ xuất hiện rõ nét nhất là ở trong dân ca và

truyện thơ. Hai thể loại này đã phản ánh một cách chân thực sự áp chế, đè nén của xã hội cũ lên thân phận của người con gái Mông. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 610 câu dân ca Tiếng hát làm dâu ngắn thì có đến 311 câu thơ trực tiếp miêu tả cuộc sống khổ cực của kiếp làm dâu (chiếm ≈ 51% dung lượng). Trong truyện thơ Vừ –chúa – pua, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng lần lượt là 107 câu thơ (≈ 23,83%), 72 câu thơ (≈ 17,1%), 104 câu thơ (≈ 20,63%). Trong ba truyện thơ đã khảo sát như trên chúng tôi nhận thấy rằng số lượng câu thơ trực tiếp miêu tả cuộc sống làm dâu chiếm dung lượng nhiều nhất so với các mảng đề tài còn lại, hầu như là chiếm tới ¼ dung lượng so với toàn bộ truyện thơ. Riêng truyện thơ A Thào – Nù Câu, bản tài liệu chúng tôi được tiếp cận chưa phải là một truyện thơ hoàn chỉnh mà chỉ là trích đoạn (điểm lại những tình tiết cơ bản), vì vậy số lượng 72 câu thơ chiếm gần 17,1% dung lượng chỉ là những câu thơ tái hiện lại cuộc sống khổ cực nơi nhà chồng qua lời kể của A Thào với bố mẹ chứ chưa phải hoàn toàn tất cả các câu thơ miêu tả trực tiếp về cuộc sống làm dâu ở nhà chồng như hai truyện thơ còn lại. Điều đó cho thấy, đó chỉ là trích đoạn mà đã chiếm tới 17,1% thì nguyên bản còn có thể vượt lên số lượng nhiều hơn nữa, dày đặc hơn nữa. Với kết quả khảo sát như vậy, chúng tôi đi đến kết luận rằng, đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực đã trở thành đề tài trung tâm trong truyện thơ dân gian Mông. Thêm một lí do nữa để khẳng định tại sao dân tộc Mông lại thường đặt chung tên gọi cho các truyện thơ này là Tiếng hát làm dâu dài, chỉ được phân biệt với dân ca Tiếng hát làm dâu ở hai khái niệm “dài” và “ngắn”.

Tất nhiên, đối với đồng bào Mông, họ không có khái niệm phân biệt rạch ròi hai thể loại dân ca và truyện thơ. Cũng như ít khi họ quan tâm tới yếu tố tự sự trong truyện thơ, bởi vậy sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ đề tài cuộc sống khổ cực làm dâu hầu như được kế thừa nguyên vẹn từ trong dân ca. Có khác chăng là ở truyện thơ, các nhân vật không còn là các nhân vật phiếm chỉ nữa mà đã trở thành các nhân vật cụ thể, có tên tuổi và hoàn cảnh chi tiết. Tất cả cuộc sống làm dâu khổ cực không chỉ dừng lại ở mức độ khái quát hóa như trong dân ca nữa mà đã được chuyển sang cụ thể hóa, chi tiết hóa từ hành động, thái độ và tâm trạng của nàng dâu cũng như hành động, thái độ và cách ứng xử bất công của các thành viên trong gia đình nhà chồng. Nếu xét về mặt nguồn gốc, truyện thơ Tiếng hát làm dâu ra đời xuất phát từ thực tiễn xã hội Mông đã có sự phân hóa về mặt giai cấp. Xã hội đã bước sang một hình thái ý thức mới, không còn là xã hội thị tộc theo chế độ mẫu hệ

mà chuyển sang xã hội phụ hệ. Trong xã hội này, người con gái có thân phận vô cùng bèo bọt và rẻ rúng. Ngay từ khi ở nhà cha mẹ đẻ, họ đã bị coi thường và coi như một món hàng để chế độ phụ quyền kiếm lợi khi gả bán. Họ không có quyền tự do, quyền quyết định số phận của mình, hạnh phúc của mình. Họ không phải là người có thể “cầm thìa cúng lễ”, “cầm thìa cúng bái”, chỉ là bông hoa trân châu – một loài hoa dại- mọc trên vách núi. Với gia đình chồng lại càng thảm thương hơn, thân phận họ bị coi như con ở, kẻ tôi đòi, phải làm lụng vất vả, khổ sở cùng cực như thân “trâu măng buộc ách”, như “con ngựa thồ không biết mỏi”, thậm chí bị so sánh với “chiếc thìa cũ vứt đi” của gia đình nhà chồng. Bất cứ thành viên nào trong gia đình chồng cũng có thể “trách”, “mắng”, “nhiếc”, “chê”, “chửi”, “quát”, “đay nghiến”, “nguyền rủa”…khiến người phụ nữ phải gánh chịu những cay đắng, nhục nhã ê chề. Tiếp nhận nội dung thẩm mĩ đó từ dân ca Tiếng hát làm dâu, từ thực tiễn bất công trong xã hội phụ quyền, truyện thơ đã xây dựng những tác phẩm tự sự lấy đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực làm trung tâm. Với truyện Vừ- chúa- pua, A Thào

– Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng người đọc không khỏi ngân lên những cảm xúc xót xa khi đọc những câu thơ chứa chan sự bất hạnh trong cuộc sống nơi địa ngục trần gian:

Làm cơm, cơm không lên hơi, Ôm lấy chõ cơm, em khóc,

Ninh cơm, cơm không chín tới Lại ôm chõ cơm, em hờ

Cầm chiếc môi xúc nếm

Họ rủa: -“Quân chết tiệt, ăn hai, ba môi!”

Cầm chiếc môi xúc thử, tiếng thét vang từ góc trong nhà:

-“Đồ chết giẫm, mày ăn hết một chõ cơm to!”

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.573)

Bà mẹ chồng nghiệt thật nghiệt, suốt ngày chửi rủa

Anh lớn mắng con không biết làm ăn, không đáng em dâu

Em bé nhiếc con vụng về công việc, không đáng chị dâu

Thằng chồng ác, chân đá tay đánh

Thân con chẳng khác con trâu đám của nhà người


(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.261)

Cầm chiếc chổi quét trong nhà, ngoài cửa

Mẹ chồng la: “-Con này quét không sạch khắp!” Nhấc chiếc chổi quét trên nhà dưới bếp

Mẹ chồng nhiếc: “-Con này quét không sạch cùng!” Nàng cầm mẹt sẩy thóc cho gà

Mẹ chồng đay nghiến: “- Đồ hậu đậu!” Nàng cầm mẹt sàng cám cho lợn

Mẹ chồng chê bai: “- Đồ vụng tay!”

(Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.101 -102)


Bằng những lời thơ chan chứa sự cảm thông, chia sẻ và xót thương, tác giả dân gian Mông đã tái hiện lại cảnh làm dâu đầy tủi nhục và đắng cay của người phụ nữ đồng thời biến nó trở thành nguồn đề tài sáng tác tạo nên màu sắc riêng của truyện thơ Mèo, dân ca Mèo. Khi bàn về đề tài của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, Phan Đăng Nhật đã có những nhận xét vô cùng tinh tế về nội dung cuộc sống làm dâu khổ cực, hiện thực xã hội tạo nên tính khái quát của đề tài này: “Ở đây, nàng sống một cuộc đời vất vả, cực nhục, bên mẹ chồng cay nghiệt, bên người chồng đần độn, có khi chỉ là một đứa trẻ con. Cuộc sống ở nhà chồng được kể tỉ mỉ, đầy xúc động. Nói chung, trong các bản đều có các chi tiết như: mang nước giữa đêm khuya trời giá rét, về đến nhà còn bị bố mẹ chồng hắt hủi, thổi cơm hầu cả nhà, nhưng vừa nếm thử đã bị cho là ăn vụng…và điều này mới là cơ bản – nhân cách người phụ nữ bị chà đạp…” [18,tr.63].

Tóm lại, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã tiếp thu nội dung hầu như hoàn toàn đề tài mĩ học có từ trong dân ca Mông. Những đề tài đó có thể là đề tài lấy từ dân ca cưới xin, dân ca tiếng hát mồ côi cũng như các thể loại văn học dân gian khác. Nhưng quan trọng nhất, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã một lần nữa làm sáng tỏ hai chủ đề lớn của dân ca Mông đó chính là tình yêu nam nữ trong chế độ cũ và cuộc sống làm dâu khổ cực của người phụ nữ, hai mảng đề tài kế thừa nguyên vẹn từ dân ca Tiếng hát tình yêu và dân ca Tiếng hát làm dâu.

Như vậy, đề tài là mảng nội dung thẩm mĩ đầu tiên mà truyện thơ tiếp nhận từ dân ca Mông. Bên cạnh đề tài, nội dung thẩm mĩ thứ hai không thể thiếu được đó chính là sự tiếp thu chủ đề từ dân ca. Về mặt khái niệm chủ đề được coi là hạt nhân

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí