Êu Cầu Đối Với Dạy Học Môn Tâm Lí Học Du Lịch Hướng Vào Phát Triển Năng Lực Tự Học


Kĩ năng tự đánh giá của SV là một trong những kĩ năng quản lí học tập. Kĩ năng này cho ph p SV tự đánh giá việc học tập của mình trong quá trình tự học, cho nên nó là một thành tố cấu thành năng lực tự học. Nội dung tự đánh giá chủ yếu g m hành vi học tập, KNHT, kết quả học tập, thái độ học tập, kỉ luật học tập và các ngu n lực học tập do chính mình s dụng. Trong luận án chỉ àn đến kĩ năng tự đánh giá nên không phân tích sâu nội dung tự đánh giá.

- Bản chất của kĩ năng tự đánh giá

Đánh giá (Evaluation) được hiểu là hành động xác lập một phán xét nhất định về giá trị của sự vật hay người nào đó dựa vào các sự kiện, bằng chứng, lập luận mà chủ thể có được và dựa vào thái độ chủ quan của chủ thể đánh giá, tức là gán cho sự vật một giá trị (Đặng Thành Hưng, 1996 [48]). Để có được sự kiện và bằng chứng như thế thì chủ thể đánh giá phải thu thập, tập hợp dữ liệu, x lí, phân tích nó qua một quá trình gọi là kiểm kê, đong đếm hay lượng định (Assessment). Đó là nói về đánh giá trong khoa học. Mặc dù vậy, đánh giá nào cũng luôn có ít nhiều yếu tố chủ quan bởi vì thiếu nó thì sẽ không có chuẩn mực (Norm và thang đánh giá mà con người qui định. Chính chuẩn mực và thang đánh giá do con người đặt ra.

Tự đánh giá (Self - Evaluation) cũng là đánh giá nhưng chủ thể và đối tượng đánh giá là một. Trong học tập, tự đánh giá chính là đánh giá của sinh viên đối với việc học của mình, phân biệt với trường hợp người khác đánh giá việc học của mình. o đó có thể hiểu kĩ năng tự đánh giá như sau:

Kĩ năng t ánh giá trong học tập và t học là một trong s những KNHT cho phép ng i học ti n hành ộc lập và thành công nhiệm vụ ánh giá quá trình và k t quả học tập của mình d a trên mục tiêu học tập do mình xác lập và mục ti u ào tạo do ch ơng trình qui ịnh.

- Cấu trúc của kĩ năng tự đánh giá

Kĩ năng tự đánh giá trong học tập bao g m 5 kĩ năng thành phần như mô tả trên Hình 1.4. và 5 thành phần này cũng là các giai đoạn hay các ước


của tự đánh giá. Tự xác định mục tiêu và thái độ học tập là kĩ năng hình thành ý tưởng và thiết kế mục tiêu cá nhân dựa vào mong muốn chủ quan và mục tiêu học tập, thi hay sát hạch đã qui định trong chương trình đào tạo. Mục tiêu này bao g m cả quá trình lẫn kết quả học tập, trong đó nhấn mạnh kĩ năng, thái độ và phong cách học tập mà mình muốn rèn luyện và phù hợp với đặc điểm cá nhân của mình.

Xác định đối tượng đánh giá cụ thể bao g m việc lựa chọn đối tượng đánh giá cụ thể dưới hình thức tách riêng hay gộp chung lại. Ví dụ tách quá trình và kết quả học tập riêng rẽ nhau để đánh giá, tách kiến thức và kĩ năng riêng nhau để đánh giá, v.v... nếu sinh viên thấy cần phải tách riêng để tự nhận thức rõ hơn, chi tiết hơn.

Lượng định dữ liệu cần s dụng là quá trình tìm kiếm, thu thập, tập hợp, x lí dữ liệu chứa những sự kiện, bằng chứng phản ánh quá trình và kết quả học tập của mình trong giai đoạn hay thời kì nhất định. Kết quả lượng định là những số đo, đại lượng cho người học biết tình hình học tập của mình thế nào, điểm thế nào, cái gì ổn và chưa ổn, v.v... kể cả những điều kiện như thời gian, phương tiện, sách ngu n v.v...

So sánh kết quả lượng định với mục tiêu đã đề ra là kĩ năng nhận diện và hiểu mức độ phù hợp của cách học và các kết quả học tập mình đạt được so với mục tiêu mà mình đã đặt ra từ trước. Khác biệt giữa mục tiêu và những thành tựu đạt được càng nhỏ thì càng chứng tỏ học tập của ta thành công và hiệu quả. Tuy vậy trong tự đánh giá thì điều quan trọng nhất là hiểu và giải thích đúng tại sao học tốt hoặc học chưa tốt để có căn cứ điều chỉnh việc học.

Rút ra kết luận về giá trị là kĩ năng đưa ra phán x t hay nhận định có tính chất định tính về việc học của mình, tốt hay chưa tốt, cần điều chỉnh những gì, cần hạn chế hay khắc phục những nhược điểm gì, cần phát huy ưu điểm nào, v.v... và làm những việc đó theo hướng nào. Kết luận này là căn cứ xác đáng để người học đặt lại mục tiêu cho giai đoạn mới, rà soát lại KNHT,


1. Tự xác định mục tiêu

4. So sánh kết quả

Phản h i và điều chỉnh

KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ

3. Lượng địn

h dữ liệu

5. Rút ra kết luận

vốn kiến thức cũng như thái độ học tập và các điều kiện học tập của mình sao cho đúng đắn hơn.






2. Xác đ

ịnh đối tượng




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 278 trang tài liệu này.

Dạy học Tâm lí học du lịch ở đại học hướng vào phát triển năng lực tự học cho sinh viên - 7


Hình 1.4. Cấu trúc kĩ năng tự đánh giá


1.4. êu cầu đối với dạy học môn Tâm lí học du lịch hướng vào phát triển năng lực tự học

1.4.1. Những điều kiện phát triển năng lực tự học trong dạy học Tâm lí học du lịch

1.4.1.1. Môi trường học tập ngoài môn học cần phong phú

Môi trường học tập là môi trường chung của cả dạy học lẫn học tập. Tuy vậy tính chất, cấu trúc và nội dung của môi trường này cần làm nổi ật và ưu tiên cho học tập (Đặng Thành Hưng, 2002 [52]). Ngoài việc thực hiện các hoạt động nhận thức được tổ chức ở các giờ lên lớp - là môi trường rất truyền thống và quen thuộc, có thể thiết kế môi trường làm việc theo nhóm, tổ, môi trường thực hành cả lớp, môi trường tiết học trong đó SV tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Qua đó SV được thực hiện các hoạt động quản lí như tổ chức, lập kế hoạch, kiểm tra - tự kiểm tra, đánh giá - tự đánh giá, chỉ đạo - tự


chỉ đạo mà đối tượng của hoạt động này không phải nội dung học vấn mà là kết quả học tập và r n luyện, thời gian, tiến độ học tập, hành vi học tập, nhu cầu và thái độ học tập, phong cách, cường độ và nhịp độ học tập v.v Hay hoạt động giao tiếp như trao đổi chia xẻ, tham gia ý kiến, làm việc hợp tác,

ày tỏ ý kiến, hỏi ý kiến ạn học hoặc GV v.v mà đối tượng của hoạt động này là quan hệ người - người và những giá trị nảy sinh từ quá trình và hậu quả của những quan hệ ấy.

1.4.1.2. Tính chất của môn học hấp dẫn và thực tế

TLHDL là một chuyên ngành của khoa học tâm lí, môn học có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ nói chung và nghề du lịch nói riêng. Nội dung của môn học cung cấp cho SV những kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết của người làm công tác phục vụ ở các ộ phận trong các đơn vị kinh doanh du lịch; của người làm công tác quản lí, kinh doanh trong các công ti có kinh doanh về dịch vụ và du lịch. Đóng góp vào quá trình nâng cao chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch, nâng cao trình độ phục vụ, khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.

Ngoài ra, môn học còn có thêm kiến thức, kĩ năng xã hội và những kĩ năng sống cơ ản, như hiểu iết về văn hóa của vùng miền, nghi thức xã giao, kĩ năng giao tiếp, giao dịch, trò chuyện v.v giúp SV iết thiết lập và mở rộng các mối quan hệ xã hội, tự tin ứng phó trước những tình huống trong công việc hoặc trong cuộc sống. Với những đặc tính nêu trên môn học tác động mạnh đến nhận thức, tình cảm nghề nghiệp, động cơ và hứng thú học tập của SV, khuyến khích SV học tập chủ động, độc lập và tự nguyện.

1.4.1.3. Điều kiện giao lưu, học hỏi ngoài trường rộng rãi.

Tổ chức học tập TLHDL gắn liền với sự vận động và trải nghiệm của SV trong những tình huống thực, có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ. Nội dung của môn học có tính mở và linh hoạt về không gian và quản lí, giàu thông tin, đa tương tác, có tính nhân văn và giàu cảm xúc. Những yếu tố này


tạo thuận lợi và rất phù hợp để SV học hỏi, giao lưu ngoài môi trường lớp học là các địa điểm tham quan như ảo tàng, di tích lịch s , cảnh quan địa lí, danh thắng văn hóa; các trung tâm thương mại như siêu thị, triển lãm hàng tiêu dùng; các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành như các khách sạn, nhà hàng, gian hàng lưu niệm.

Cách học này đòi hỏi cấu trúc và cách thiết kế dạy học khác hẳn với việc học ở lớp, đặc biệt là yếu tố thời gian, các vận động và hoạt động trong học tập. SV phải tham gia vào việc chuẩn bị các điều kiện, ngu n lực, phương tiện, nội dung học tập, khảo sát thực tế v.v...trước khi tiến hành học tập. Qua đây các kĩ năng làm việc và KNHT dần được hình thành (Trình bày ý kiến, quan điểm của mình và tiếp nhận đánh giá quan điểm của người khác; làm việc hợp tác, quản lí thời gian, mục tiêu, kết quả học tập; quản lí phong cách, cường độ học tập; quản lí phương tiện, môi trường học tập; quản lí nhu cầu, thái độ học tập v.v...).

1.4.1.4. Yêu cầu thực hành, làm việc trong thực tế cao.

Nội dung TLHDL cho phép thiết kế và tổ chức hoạt động học tập kết hợp đầy đủ và hài hòa các phương thức học tập và phong cách học tập của SV. Họ có vô vàn cơ hội học tập khác nhau, không thế này thì thế kia. Việc học tập diễn ra thiết thực bằng các hành động cảm tính tiến đến các hành động trí tuệ, có tính chất hoạt động, tìm tòi, có trọng tâm là thực hiện nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ ản đã học nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất (bảng số liệu, kịch bản quan sát, phiếu điều tra v.v...). Tri thức TLHDL có tính thực tế cao, gắn liền với môi trường công việc thật sự, chẳng hạn như lao động vật chất; quan sát, thu thập thông tin thực tế; tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch đối với các sản phẩm, dịch vụ du lịch; làm việc tại các bộ phận phục vụ trong các đơn vị kinh doanh du lịch; tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi tại các điểm du lịch; thuyết minh viên tại các tuyến, điểm du lịch v.v... Những yêu cầu học tập


nêu trên đã coi trọng, khuyến khích và phát triển tính tự lực, tính tích cực liên tục của SV.

1.4.2. Nguyên tắc dạy học để phát triển năng lực tự học

1.4.2.1. Dựa vào kinh nghiệm và năng lực nền tảng của sinh viên

Lí luận dạy học hiện đại đã chỉ rõ, dạy học có chức năng phát triển người, song điều đó không có nghĩa nó là nguyên nhân của sự phát triển. Tiến trình cụ thể và thành tựu cụ thể của sự phát triển ở mỗi cá nhân là do kinh nghiệm, giá trị và hoạt động của cá nhân đó qui định [52]. Theo đó, để phát triển năng lực tự học cho SV, dạy học cần dựa vào kinh nghiệm và năng lực nền tảng của các em. Vai trò kinh nghiệm cá nhân của SV trong học tập thể hiện ở chỗ họ không dễ học những gì do GV áp đặt sẵn và không thích làm cái việc đơn giản là sao ch p lại mẫu. Họ học hay không học cái gì đều có chủ định và những ài học đều được x lí thông qua thang giá trị trong nhận thức, sinh hoạt, giao tiếp v.v của chính họ chứ không phải của người khác. Ngoài ra, SV là người học đã có sự phát triển tư duy, các chức năng nhận thức và vốn học vấn, ở họ đã có năng lực học tập nhất định. Những nội dung này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải tạo cơ hội cho SV được vận dụng những kinh nghiệm trong học tập và phát triển nhu cầu học hỏi người khác một cách tự giác, chủ động và dựa vào năng lực sẵn có của SV để tổ chức hoạt động học tập cũng như định hướng các phương thức học tập cho phù hợp.

1.4.2.2. Tạo nhiều cơ hội thực hành và trải nghiệm

Bởi vì khi SV làm thì khắc biết, hiểu, nhớ, áp dụng và có sự tham gia của cá nhân và nhóm người học vào các quan hệ, các tình huống và sự hợp tác, chia xẻ với nhau các giá trị, kinh nghiệm trong công việc, trong quá trình lựa chọn, đánh giá, ra quyết định v.v... Điều đó có tác động mạnh đến quá trình học tập để tự mình phát hiện, khai thác, tích lũy và x lí các sự kiện (thông tin học tập), từ đó hình thành khái niệm, mô hình, kĩ năng cần lĩnh hội. Tương thích với phương thức học tập này GV phải khai thác và tổ chức được


các hoạt động thực hành đa dạng, phong phú trong các giờ học trên lớp với những tình huống giả định hoặc trong các giờ học ngoại khóa gắn với những tình huống thực trong thực tế. Ngoài ra, tạo cơ hội để SV được làm việc cùng nhau, được trải nghiệm trong tình huống học tập hoặc trong công việc.

1.4.2.3. Tạo ra môi trường khuyến khích nhu cầu tự học

Từ năm 2001[52] đã có quan điểm nhấn mạnh bản chất của dạy học hiện đại nằm ở chỗ chuẩn bị cho người học ngay từ trường phổ thông năng lực tự học (học độc lập), chứ không ở chỗ dạy và học những môn học nào. Giáo dục năng lực tự học cho SV, trước hết trong dạy học phải tạo ra môi trường làm cho SV muốn học, làm nảy sinh và phát triển nhu cầu và khát vọng học tập. ạy được cái này, không sớm thì muộn SV sẽ có thể tự học. Để tạo môi trường khuyến khích nhu cầu tự học của SV cần xây dựng nội dung học tập thể hiện giá trị phù hợp với nhu cầu và lợi ích của SV và được họ tự giác ngộ; dư luận xã hội quanh họ khuyến khích học tập, nâng đỡ và tạo thuận lợi cho học tập; coi trọng học vấn và trân trọng thành tựu học tập; các ngu n lực học tập xã hội phong phú, đa dạng; phương pháp giáo dục của nhà trường và của gia đình, cộng đ ng, của các tổ chức xã hội khác phải khuyến khích học tập chủ động, độc lập, nâng cao tính tích cực học tập; môi trường học tập thân thiện, cởi mở, có nhiều cơ hội chia sẻ và trải nghiệm.

1.4.2.4. Hướng dẫn rèn luyện năng lực tự học qua nhận thức lí luận và luyện tập kĩ năng cụ thể

Dạy học để phát triển năng lực tự học cho SV đòi hỏi phải trang bị cho các em tri thức lí luận về tự học bao g m những hiểu biết về các phương thức học tập, nắm được các KNHT cơ ản, nhận diện phong cách học tập dựa trên các kiểu khí chất, dạng trí tuệ, những đặc trưng tâm lí. Tất cả những tri thức lí luận nêu trên phải được vận dụng vào quá trình học tập của mỗi SV, đặc biệt cần tập trung hướng dẫn các em cách s dụng và luyện tập các KNHT cơ ản trong quá trình nghiên cứu môn học. Nguyên tắc này đòi hỏi GV phải nắm


vững các KNHT cơ ản để hướng dẫn các em trong quá trình học tập và thành thạo trong lựa chọn, s dụng các hình thức cũng như các chiến lược dạy học tạo thuận lợi cho SV thực hành các KNHT. Có như vậy các em mới có thể tự học hiệu quả và năng lực tự học mới dần được hình thành và phát triển.

1.4.3. Nội dung dạy học và học tập để phát triển năng lực tự học

1.4.3.1. Hệ thống kĩ năng học tập

Học tập là quá trình phát triển sinh học, tâm lí và xã hội, trong đó cá nhân thay đổi chính mình nhằm thích ứng hiệu quả hơn với môi trường và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Kĩ năng và KNHT là công cụ để phát triển người, phát triển cá nhân người học. o vậy, phát triển năng lực tự học cho SV du lịch trong dạy học TLH L trước hết phải hình thành cho các em những KNHT cơ ản phù hợp với môn học.

Căn cứ vào những nhiệm vụ chính SV phải thực hiện trong quá trình học tập môn TLHDL đó là: nhận thức nội dung học vấn; quản lí việc học của mình theo chiến lược cá nhân và chiến lược hợp tác chúng tôi lựa chọn các kĩ năng ti p nhận thông tin học tập, kĩ năng ôn tập, kĩ năng t ánh giá để trang

ị cho SV. Các KNHT nêu trên được s dụng khá phổ iến trong quá trình học tập các môn học khác nhau, trong đó có môn TLH L. o vậy, tạo điều kiện thuận lợi để GV thông qua quá trình giảng dạy môn TLHDL tổ chức cho SV học tập, r n luyện, chiếm lĩnh được các kĩ năng học tập này làm nền tảng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của các em.

1.4.3.2. Luyện tập các kĩ năng học tập cơ ản

Bản thân người học nói chung và SV các trường đại học nói riêng ít nhiều đã có những KNHT được rút ra từ kinh nghiệm học tập của bản thân, nhưng thiếu tính hệ thống, tính khoa học. Để có hệ thống KNHT cơ ản SV cần được học, b i dưỡng, luyện tập một cách có hệ thống và phù hợp. Luyện tập KNHT là nói đến toàn bộ những công việc, hoạt động giúp cho SV có thể hình thành, s dụng thành thạo những kĩ năng này để học tập thành công. Học

Xem tất cả 278 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí