Chỉ Tiêu Hóa Trong Dạy Học Địa Lí 9 Theo Hướng Tích Cực Hóa


14. Tỷ lệ ngành chế độ trong tổng giá trị sản xuất trong nước;


15. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân đầu người;


+ Hệ thống chỉ tiêu HDI là chỉ số phát triển nguồn nhân lực hoặc chỉ tiêu PQLI là chỉ số chất lượng cuộc sống vật chất.

+ Hệ thống các chỉ tiêu đề tài kiến nghị bao gồm các nội dung dưới đây:


1. Tổng quy mô kinh tế vùng: dùng chỉ số GDP để biểu thị.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

2. Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng tỷ lệ tăng hàng năm của GDP.


Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học địa lí 9 - 4

3. Số tỉ trọng cơ cấu công nghiệp hoá tính theo công thức dưới đây :


Tỉ trọng cơ cấu công nghiệp hóa (%) = (Giá trị sản xuất công nghiệpvùng / Tổng sản phẩm quốc nội - GDP ) / (Lao động công nghiệp vùng / Laođộng xã hộ vùng)

4. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu: Lấy mức thu nhập bình quân đầu người làm chủ đạo, hơn nữa, đồng thời chú ý tới các mặt quy mô dân số, độ phong phú tài nguyên và cấp cơ cấu hiện có. Căn cứ theo giá trị tới hạn đi vào thời kì tăng tốc chuyển đổi cơ cấu của nước ngoài đã xác định.

5. Tố chất văn hoá của dân số (dân số có trình độ văn hoá trên trung học, đại học/dân số mù chữ và nửa mù chữ).

6. Trình độ đô thị hoá.


7. Chất lượng cuộc sống biểu thị bằng mức tiêu dùng của dân cư.


Sau khi tính toán được toàn bộ các chỉ tiêu kể trên, tiến hành tính số bình quân m của chúng, số bình quân hình học m là chỉ số tổng hợp trình độ phát triển KTXH của vùng.

Việc chọn chỉ tiêu đánh giá đã chú ý tới nhiều yếu tố, diện phủ của chỉ tiêu tương đối lớn; điểm chưa hoàn thiện và phân lượng của chỉ tiêu kinh tế và


chỉ tiêu chất lượng cuộc sống không đủ, vả lại, chỉ tiêu tổng hợp tính theo phương pháp bình quân là tiến hành trên cơ sở giả định đóng góp của các chỉ tiêu đối với trình độ phát triển KTXH là như nhau, nhưng thực tế, sự đóng góp của các chỉ tiêu không có khả năng như nhau. Phương pháp này đã phản ánh được một cách tương đối khách quan trình độ phát triển của các địa phương.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đó, tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích phân vùng và áp dụng các chỉ tiêu đó cho toàn lãnh thổ nghiên cứu, phân hạng các đơn vị cấp tỉnh, đưa ra phương án về hệ thống vùng. Tất nhiên để lựa chọn và áp dụng các chỉ tiêu phân vùng phải sử dụng cả các phương pháp truyền thống và hiện đại.

Trên cơ sở các tiêu chí và chỉ tiêu đã tính, Viện CLPT kiến nghị : Từ nay đến năm 2010 sơ đồ 6 vùng kinh tế xã hội và 3 vùng kinh tế trọng điểm được đưa ra trong chiến lược KTXH vẫn chấp nhận. Hệ thống vùng mới Việt Nam thời kỳ 2010-2020 kiến nghị phân chia như sau :

Vùng thứ nhất : Vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMN phía Bắc, không có tỉnh Quảng Ninh);

Vùng thứ hai: Vùng Châu thổ sông Hồng và Bắc Trung bộ (gồm các tỉnh ĐBSH + Quảng Ninh và Thanh - Nghệ - Tĩnh);

Vùng thứ ba : Vùng Duyên hải miền Trung (Quảng Trị đến Ninh Thuận);


Vùng thứ tư : Vùng Tây Nguyên (gồm 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và kon Tum


Vùng thứ năm : Vùng Đông Nam bộ (7 tỉnh Đông Nam Bộ cộng với Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An).

Vùng thứ sáu : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (11 tỉnh ĐBSCL và TP Cần Thơ).


1.4. CHỈ TIÊU HÓA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA

1.4.1. Nội dung dạy học về phần vùng trong CT&SGK Địa lý 9


CT & SGK Địa lÍ ở trường THCS trang bị cho HS những kiến thức địa lý đại cương (lớp 6), kiến thức địa lí các châu lục ( lớp 7,8) và Địa lý Việt Nam (lớp 8,9). Trong đó kiến thức về Địa lÍ Việt Nam được biên soạn khá hoàn chỉnh ở lớp cuối cấp (kiến thức cả về địa lí tự nhiên và kinh tế).

Trong CT&SGK Địa lí 9, phần Phân hóa lãnh thổ theo vùng được giảng dạy với thời lượng 21 tiết, nếu tính cả phần nghiên cứu Địa lí địa phương cấp tỉnh / thành phố là 25 tiết, chiếm > 60% thời lượng cả lí thuyết và thực hành.

Nhìn chung, trong CT & SGK Địa lí Lớp 9, phần vùng được coi là kiến thực trụ cột về Địa lí KTXH Việt Nam. Do CT&SGK được viết theo phong cách mới, chủ yếu là gợi mở nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, nên khi giảng dạy về các vùng, GV phải tìm tòi, khai thác tài liệu nhằm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về địa phương mình, từ đó giáo dục cho HS có thái độ, trách nhiệm đối với các vùng miền, với quê hương đất nước.

Các bài học về vùng trong CT&SGK Địa lí 9 được giảng dạy với thời gian là 21 tiết, trong đó lý thuyết 15 tiết (các bài 17 - 37) và thực hành 6 tiết (bố trí sau các vùng kinh tế), như vậy các bài học về vùng được kết cấu theo trình tự chung : Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ ; Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Đặc điểm dân cư, xã hội; Tình hình phát triển kinh tế (nông nghiệp / công nghiệp / dịch vụ) ; Các trung tâm kinh tế. Phần đầu và cuối mỗi bài dều có tóm tắt, định hướng, một số câu hỏi và bài tập. Thời lượng dành cho nghiên cứu vùng lãnh thổ như thế là khá nhiều; đó chính là cơ hội, là điều kiện để HS có được những kiến thức, hiểu biết về tự nhiên, kinh tế, con người và xã hội của các vùng miền đất nước. Do đó người GV phải


làm nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức cập nhật để HS nắm được những nét đặc trưng cơ bản về ĐKTN,TNTN, KT-XH các vùng, kết hợp với các câu hỏi gợi ý trong SGK nhằm phát triển tư duy của HS. Đây chính là điều kiện thuận lợi để GV có thể vận dụng PPDH theo hướng tích cực hóa.

Có thể nói lượng kiến thức học phần nghiên cứu vùng là khá nặng trong điều kiện đại bộ phận HS THCS sống ở quê hương của mình đồng thời phải hình dung toàn bộ lãnh thổ đất nước.

1.4.2. Nội dung dạy học Mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội theo vùng trong cơ cấu CT&SGK Địa lý 9

Trong nội dung nghiên cứu từng vùng lãnh thổ trong CT&SGK Địa lí 9, mục Đặc điểm dân cư, xã hội được trình bày theo cách khá mới. Sau khi nêu và đánh giá thành phần dân cư, trước hết là các dân tộc, một số đặc điểm tiêu biểu của cộng đồng dân cư, mỗi vùng đều minh họa bằng một bảng số liệu thống kê với tiêu đề : Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội, năm 1999. Qua 10 năm, đến nay số liệu từ Niên giám thống kê năm 1999 đã lạc hậu. Điều đó đặt ra nhu cầu bức xúc phải cập nhật thường niên để thu hút sự chú ý của HS, tránh sự nhàm chán do số liệu đã "cũ". Khi dạy các nội dung trong bài học nói chung, nhất là dạy mục III, đòi hỏi GV phải làm rõ tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của việc học các chỉ tiêu. Điều quan trọng hơn cả là phải cập nhật số liệu mới bằng việc tự tìm tòi, hoặc hướng dẫn HS tìm kiếm trên mạng Intrernet hoặc một số tài liệu tham khảo liên quan. Để làm được điều đó, GV cần cung cấp cho HS nguồn tài liệu tham khảo như : bản đồ, số liệu trong niên giám thống kê, cũng có thể cho HS khai thác kiến thức từ CD- ROM, Internet và các phương tiện nghe nhìn khác như báo chí, đài phát thanh, truyền hình....


Nghiên cứu mục III nhằm nhiều mục đích khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước hết, bổ xung và nâng cao kiến thức Địa lí, đặc biệt là các vấn đề Địa lí dân cư; Giúp cho HS có được các kiến thức về mật độ dân số, tỉ lệ dân số thành thị nông thôn, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn. Các chỉ tiêu về : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người lướn biết chữ và tuổi thọ trung bình cũng như tỉ lệ dân số thành thị chính là sự phản ánh chỉ số phát triển con người (HDI) được trình bày dễ hiểu, phù hợp với tâm sinh lí và trình độ của HS THCS. Học tập mục III còn phát triển năng lực nhận thức và kĩ năng vận dụng kiến thức của HS, giúp HS bồi dưỡng thế giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và kĩ năng áp dụng thực tế.

Đối với GV Địa lí, việc nghiên cứu, giảng dạy phần vùng nói chung, đặc biệt là mục III nói riêng đòi hỏi GV phải có tư liệu mới, có vốn kiến thức một cách cụ thể, sâu sắc, tạo điều kiện cho việc giảng dạy ĐLĐP trên lớp đạt hiệu quả cao. Mặt khác, nghiên cứu theo vùng và theo mục III còn mang tính chất là một công tác nghiên cứu khoa học, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời là cơ sở để đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển KTXH của địa phương cũng như phát triển được tư duy khoa học, tư duy địa lý cho chính bản thân.

Về các hình thức tổ chức dạy học ĐLĐP, trong Hướng dẫn thực hiện bộ CT mới, Bộ GD&ĐT đã coi việc học tập, tìm hiểu khảo sát và dạy các vùng nói chung và mục III nói riêng là một yêu cầu bắt buộc trong dạy học Địa lí 9. Việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên, dân cư, KTXH môi trường sống làm cho HS hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức địa lí trong SGK, gắn việc học tập địa lý ý với cuộc sống ở vùng miền và quê hương.


Do thế mạnh của môn Địa li là có liên quan chặt chẽ với thiên nhiên, con người và xã hội, với các hoạt động sản xuất của con người nên việc dạy ngoài lớp mang lại hiệu quả về mặt giáo dục và giáo dưỡng. Vì vậy, ngoài nội dung mục III được dạy thành bài theo hệ thống nhất định, phù hợp với cấu trúc chương trình của từng lớp, từng cấp học thì việc dạy ĐLĐP được tiến hành dưới dạng kết hợp liên hệ thực tiễn trong từng phần của nội dung bài giảng hoặc bằng hình thức dạy học ngoài lớp như thực hành ngoài trời, đi tham quan, du lịch.

Về việc giảng dạy ĐLĐP ở trên lớp, để các giờ dạy mục III trên lớp đạt hiệu quả, những tài liệu sử dụng phải được nghiên cứu đầy đủ, đảm bảo tính khoa học. Điều này rất cần thiết là liên hệ với thực tế địa phương, hoặc thông qua các nguồn tư liêu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó HS cần nhận thức được những thuận lợi khó khăn của quê hương và thái độ đúng đắn trước thực tế đó. Kết hợp với những hoạt động thực hành tham quan, khảo sát địa phương, giờ học trên lớp phải hệ thống hoá được những điều mà HS đã biết một cách rời rạc, lẻ tẻ để khát quát thành những vấn đề mang tính quy luật, giúp HS hiểu biết sâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện tượng địa lý ở địa phương mình. Để dạy tốt Những vấn đề về DCXH đòi hỏi GV cần nêu lên vài trò và ý nghĩa của dân số trong sự phát triển kinh tế của địa phương, sau đó phân tích các khía cạnh của dân cư, đánh giá chung về sự phát triển dân số của địa phương so với của cả nước, phương hướng điều khiển dân số, GV cần làm rõ kết cấu theo độ tuổi, đặc biệt là nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở địa phương. Để minh hoạ cho bài giảng, GV có thể sử dụng bản đồ dân cư (quốc gia và tỉnh, thành phố), xây dựng một số biểu đồ, bảng thống kê từ việc tìm hiểu địa phương, sưu tầm một số tranh ảnh về các dân tộc (nếu có), các điểm dân cư nông thôn và đô thị tiểu biểu. Nhưng quan trọng hơn cả là cập nhật số liệu cũng như vấn đề mới theo các vùng miền cũng như


tại quê hương minh trong 10 năm qua. Điều đó góp phần nghiên cứu sâu hơn các mục về đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, các trung tâm kinh tế vùng.

Tổng sản phẩm quốc nội là một thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định của tất cả các đơn vị thường trú của một vùng.

Từ mặt hình thái giá trị mà xét, đó là : Mức chênh lệch (sai ngạch) của toàn bộ hàng hoá và giá trị dịch vụ sản xuất trong một thời kỳ nhất định của tất cả mọi đơn vị thường trú vượt quá toàn bộ hàng hoá tài sản phi cố định và giá trị dịch vụ đầu tư cùng kỳ.

Từ mặt hình thái phân phối giá trị, đó là Tổng thu nhập phân phối lần đầu của tất cả các đơn vị thường trú trong một thời kỳ nhất định tạo ra, hơn nữa, phân phối cho các đơn vị thường trú không thường trú của vùng này.

1.5. TIÊU CHÍ HÓA TRONG NGHIÊN CỨU TÁI ĐỊNH DẠNG ĐỊA - KINH TẾ


1.5.1. Nội dung tổng quát


Báo cáo Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới WB năm 2009 dành chuyên đề về nghiên cứu địa - kinh tế dưới đầu đề Tái định dạng Địa - Kinh tế. Theo WB, các địa phương phát triển tốt nếu chúng thúc đẩy sự chuyển đổi của các khía cạnh địa kinh tế : mật độ dày đặc hơn khi các thành phố phát triển; khoảng cách ngắn hơn khi công nhân và doanh nghiệp di chuyển đến gần khu trung tâm hơn; và có ít sự chia cắt hơn khi các quốc gia giảm bớt các biên giới kinh tế và tiến vào các thị trường thế giới để tận dụng qui mô kinh tế và buôn bán các sản phẩm chuyên biệt.

Báo cáo Phát triển Thế giới 2009 kết luận rõ những sự chuyển đổi của ba khía cạnh địa kinh tế này : mật độ, khoảng cách và sự chia cắt là then chốt cho phát triển và cần được khuyến khích nghiên cứu tìm hiểu. Kết luận này có thể gây ra nhiều tranh cãi. Những người dân sống trong các khu nhà ổ chuột đã


lên đến hơn một tỷ nhưng con số người dân đổ ra các thành phố vẫn tăng lên. Một tỉ người dân sống trong những vùng tụt hậu của các nước đang phát triển, cách xa với nhiều lợi ích của toàn cầu hóa. Và nghèo đói với tỷ lệ tử vong cao vẫn còn tồn tại dai dẳng ở "một tỷ người nghèo nhất", không được tiếp cận với các thị trường thế giới, mặc dù những người dân khác tăng trưởng thịnh vượng hơn và có tuổi thọ dài hơn bao giờ hết. Những mới quan ngại đối với ba tỉ người dân tiếp theo liên quan đến sự cân bằng về phạm vi địa lí trong tiến trình phát triển.

Báo cáo của WB mang đến thông điệp khác : Tăng trưởng kinh tế sẽ là không cân bằng. Cố gắng để trải rộng tăng trưởng kinh tế có nghĩa là kìm hãm nó - đấu tranh chống lại sự thịnh vượng chứ không phải đấu tranh với nghèo đói. Nhưng phát triển vẫn mang tính hòa nhập, kể cả cho những người dân bắt đầu cuộc sống của mình cách xa nơi có các mức độ tập trung kinh tế cao. Để tăng trưởng có thể nhanh chóng và chia sẻ, các chính phủ cần thúc đẩy hội nhập kinh tế, là khái niệm then chốt, như báo cáo đã chỉ rõ, trong các cuộc tranh luận chính sách về đô thị hóa, phát triển lãnh thổ, và hội nhập khu vực. Thay vào đó, tất cả ba cuộc tranh luận trên đều nhấn mạnh quá mức về những can thiệp căn cứ vào địa điểm.

Tái định dạng Địa - Kinh tế nhằm xác định lại những khó khăn của cuộc tranh luận này, bao gồm tất cả các công cụ của hội nhập - các thể chế không xác định về phạm vi địa lí, cơ sở hạ tầng kết nối không gian, và những sự can thiệp mục tiêu theo phạm vi địa lí. Bằng việc xác định sự kết hợp hài hòa của các công cụ này, những nhà phát triển đất nước ngày nay có thể tái định dạng lại Địa Kinh tế của nước mình. Nếu họ làm tốt được công việc này, tăng trưởng của những quốc gia vẫn có thể không cân bằng, nhưng phát triển của họ thì vẫn mang tính hòa nhập.


1.5.2. Một số khái niệm cơ bản


- Chỉ báo, chỉ số, chỉ tiêu : Theo nguyên nghĩa, tiếng Anh, Chỉ báo = index (chuyên từ phái sinh là indicator). Chuyên từ này được sử dụng rộng rãi trong Niên giám thống kê thường niên của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ KH&ĐT của Chính phủ Việt Nam, có tính tới qui ước chung quốc tế trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, WB, IMF, ADB, UNESSCO. Trong nhiều trường hợp người ta ngầm định chỉ số, chỉ báo, chỉ tiêu là đồng nghĩa. Các thuật ngữ chỉ số, chỉ tiêu là các thuật ngữ phái sinh từ index

- Tiêu chí : được mặc định hiểu là một thước đo chuẩn để biểu thị một đối tượng, hiện tượng phát triển. Tiêu chí gồm hai phần : tên gọi và phần định lương đo. Ví dụ : Bộ Tiêu chí phát triển nông thôn mới của Việt Nam bao gồm hai phần : Tên tiêu chí và các chỉ tiêu, chỉ số đo (Phụ lục 1,2,3).

- GDP / GNI : được coi là thước đo phổ biến nhất để phân loại các quốc gia. Dựa vào đó các tổ chức quốc tế có một số chính sách đối xử phù hợp khi cho vay, đầu tư. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ phấn đấu chuyển đổi nền kinh tế của minh theo hướng gia tăng GDP / GNI theo đầu người. Theo phương pháp Atlat của WB, tính theo sức mua tương đương (PPP) , các quốc gia và vùng lãnh thổ được phân loại theo các khung tiêu chí sau (tên gọi : Thu nhập / Thước đo : USD / nguời - năm).

Việc nghiên cứu các chỉ báo có tầm quan trọng đặc biệt. Chính vì vậy WB có hẳn một WEBSITE : http://worldbank.org/data/wdi/index.htm thường xuyên cung cấp hệ thống các chỉ báo, chỉ số, chỉ tiêu và số thống kê về tình hình phát triển kinh tế thế giới. Tại báo cáo thường niên năm 2007, WB xuất bản chuyên khảo về hệ thống các chỉ báo phát triển : World Development Indicators 2007. Washington, DC : World Bank.


Tại Báo cáo chuyên đề Phát triển thế giới năm 2009 : Tái định dạng địa - kinh tế năm 2009, WB đưa ra Bảng phân loại các nền kinh tế theo khu vực và theo mức thu nhập năm tài khóa 2009. Theo đó, các thành viên của WB và tất cả các nền kinh tế khác có dân số trên 30.000 người. Theo đó, các nền kinh tế đựa phân vào nhóm thu nhập trên mức GNI bình quân đầu người năm 2007, tính theo phương pháp Atlat của WB. Các nhóm bao gồm : thu nhập thấp (LIC) với thu nhập từ 935 USD trở xuống, thu nhập trung bình thấp (LMC) có thu nhập từ 936 đến 3705 USD; nhóm thu nhập trung bình cao (UMC) với thu nhập từ 3706 USD đến 11.455 USD và nhóm thu nhập cao từ 11.456 trở lên (Theo đó, với thu nhập quốc dân 67, 2 tỉ USD và 790 USD bình quân người Việt Nam được xếp hạng trong nhóm các nước thu nhập thấp - LIC) [2,tr.539,541,http://worldbank.org/data/wdi/index.htm].

Tiểu kết Chương 1

Hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH trong CT&SGK Địa lí 9 đã được biên soạn cách đây 10 năm, chủ yếu dựa vào số liệu thống kê năm 1999. Đến nay, tình hình đất nước và thế giới đã có nhiều thay đổi, trên nhiều phương diện hệ thống chỉ tiêu đó không còn phù hợp, đòi hỏi phải được cập nhật, đổi mới. Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH phải được xem xét lại trên quan điểm nhận thứ luận, trước hết là trên quan điểm của ba cặp phạm trù : CL-SL / TG-KH / VĐ-PT. Điều đó cũng là đòi hỏi của việc dạy học các môn Địa lí nói chung và dạy học Địa lí Việt Nam nói riêng theo hướng tích cực hóa, đầu tiên và trước hết với mục III về các Chỉ tiêu phát triển DCXH trong các bài học về phân hóa lãnh thổ theo vùng kinh tế trong CT& SGK Địa lí 9. Cách đặt vấn đề nêu trên không chỉ là sự cần thiết trên phương diên lí luận mà còn là sự cần thiết của thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học theo CT&SGK hiện hành. Hơn thế, điều này còn có giá trị thực tiễn ở


tầm cao hơn một khi các phương pháp chỉ tiêu được sử dung rộng rãi trong trong báo cáo thường niên của WB năm 2007 : "Tái định dạng Địa - Kinh tế". Nhận thức được cơ sở lí luận và tầm quan trọng thực tiễn phải cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH, chúng tôi đã nghiên cứu diễn giải các thuật ngữ : tiêu chí, chỉ số, chỉ tiêu, chỉ báo cũng như các phương pháp và kĩ thuật xử lí dữ liệu nhằm làm cơ sở cho việc cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9.


Chương 2

CẬP NHẬT HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI THEO VÙNG LÃNH THỔ TRONG ĐỊA LÍ 9

2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ SỞ VÙNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU DÂN CƯ, XÃ HỘI

2.2.1. Quan niệm về vùng

Xét về mặt từ nguyên, vùng được hiểu là một khu vực địa lí như : vùng đất, vùng trời, vùng biển, không gắn với một cấp hành chính nhà nước. Trong khi đó, thuật ngữ lãnh thổ được hiểu là một vùng hay khu vực địa lí thuộc một cấp quản lý hành chính nhà nước. Do đó trong một vùng có thể có nhiều lãnh thổ. Thuật ngữ "khu vực", được sử dụng với những biến thái khác nhau : có thể nhỏ hơn vùng như khu tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng, khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây ở Hà Nội..., hoặc tương đương vùng, ví dụ khu vực (hay vùng) Tây Bắc; cũng có thể lớn hơn vùng và tương đương miền, ví dụ khu vực (hay miền) Bắc, Trung, Nam. Thuật ngữ "miền" thì rõ ràng là lớn hơn "vùng".

Các lý thuyết vùng về cơ bản đều dựa vào trình độ sản xuất các phương tiện sinh sống để phân chia các loại hình KTXH ngoài ra còn chú ý đến các yếu tố không gian lãnh thổ, quá trình cộng cư lâu dài, cùng chung vận mệnh lịch sử trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của các vùng KTXH. Nhưng cho đến nay ở Việt Nam, kết quả phân vùng KTXH không phải vì thế mà giống nhau. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm về 7 vùng KTXH được thừa nhận rộng rãi là các vùng : TB, ĐB, ĐBSH, BTB, DHNTB, TN, ĐNB.

Trên quan điểm vùng văn hóa, một số tác giả cho rằng nước ta có 7 vùng văn hóa : Việt Bắc, Tây Bắc, Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải BTB, Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - TN và Nam Bộ. Cũng có tác giả cho rằng nước ta có 10 vùng văn hóa: Việt Bắc, TB, Đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022