/6/2013) Và Quy Hoạch Chi Tiết Xây Dựng Khu Cnsh Và Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đà Lạt, Tỷ Lệ 1/500 (Quyết Định Số 2097/qđ­ubnd,


Để khai thác và phát huy lợi thế nông nghiệp địa phương, đưa nền

nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung và

ứng dụng công nghệ cao,

UBND tỉnh Lâm Đồng đã

tiếp tục

chỉ đạo đẩy

mạnh

quy hoạch các vùng sản xuất và khu nông nghiệp

ứng dụng công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

nghệ cao. Trong quá trình chỉ đạo, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao nhiệm vụ

cho Sở NN&PTNT là cơ

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 15

quan thường trực, chủ

trì phối hợp với các ban

ngành, địa phương triển khai thực hiện chương trình, xây dựng các dự án

quy hoạch chuyên ngành. Trên cơ sở

quy hoạch chung của

Tỉnh,

các địa

phương trực thuộc đã triển khai xây dựng quy hoạch cụ thể, phù hợp với từng điều kiện của địa phương, đồng thời chỉ đạo xây dựng và nhân rộng

mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch phát

triển khu, vùng sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao phải phù

hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KT­XH của địa phương và định hướng xây dựng thế trận phòng thủ khu vực nhằm đảm bảo phát triển bền vững gắn liền với tăng cường tiềm lực quốc phòng ­ an ninh trên từng địa bàn và từng dựa án.

3.2.2.1. Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm tạo bước đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở địa phương, Đảng

bộ tỉnh

Lâm Đồng đã chỉ

đạo

đẩy mạnh

xây dựng, củng cố

khu nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, trên cơ sở Khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương, ngày 23/3/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học và nông nghiệp hiện đại Đà Lạt (Quyết định số 698/QĐ­UBND).

Đến ngày 26/4/2011, Trung tâm được đổi tên thành Khu CNSH và nông

nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao Đà Lạt

(Văn bản số

2084/UBND­VX).


Trên cơ

sở quy hoạch chung,

UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt

Quy

hoạch tổng thể mặt bằng dự án Khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công

nghệ

cao Đà Lạt tỷ lệ

1/2000

(Quyết định số

1232/QĐ­UBND, ngày

27/6/2013) và Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt, tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 2097/QĐ­UBND,

ngày 06/10/2014). Theo quy hoạch, Khu

CNSH và nông nghiệp

ứng dụng

công nghệ

cao Đà Lạt có diện tích đất là 2.231.200m2, tại vị

trí tiểu khu

144A, 114B thuộc huyện Lạc Dương; phân thành 4 khu vực chức năng: (1) Khu điều hành trung tâm và giao dịch; (2) Khu nghiên cứu ứng dụng gồm trung tâm nghiên cứu (trung tâm liên hợp các phòng thí nghiệm triển khai công nghệ, nghiên cứu CNSH và nông nghiệp công nghệ cao, bảo tồn gen, sản xuất và nhân giống chất lượng cao), khu trình diễn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (3) Khu các trung tâm hỗ trợ gồm trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin, tư vấn, ươm tạo doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ và tiếp cận ý tưởng sáng tạo, bảo vệ tác quyền; trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế chuyên ngành CNSH và sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao; siêu thị

nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao;

khu phố khoa học ­ dịch vụ hỗ trợ chuyên gia; (4) Khu vực thu hút đầu tư với 10 khu, có tổng diện tích 97,66 ha để các viện nghiên cứu, trường đại

học,

doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực

KH­CN và tài chính

thuê đất đầu tư nghiên cứu, phát triển CNSH và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc xây dựng các công trình kiến trúc và các tuyến

đường nội bộ

trong khu quy hoạch phải “bảo đảm giữ

gìn nghiêm ngặt

môi trường, cảnh quan và cây rừng” [181, tr.4].

Để điều hành, quản lý Khu, UBND tỉnh đã phân công Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì và thành lập Ban Quản lý khu CNSH và nông


nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt (Quyết định số 2571/QĐ­UBND, ngày 11/11/2011). Sau khi được thành lập, Ban Quản lý khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt đã phối hợp với Sở Tài nguyên và

Môi trường xác lập ranh giới, phối hợp với UBND huyện Lạc Dương lập

phương án bồi thường, hỗ trợ mặt bằng để xây dựng Khu CNSH và nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt. Huyện ủy Lạc Dương đã tích cực tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn khẩn trương rà soát, thống kê tình

hình sản xuất, đất đai, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc

trong quá trình quy hoạch. UBND huyện Lạc Dương đã thông báo chủ

trương, lập kế hoạch triển khai công tác giải phóng mặt bằng; thành lập hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng; cắm bảng công bố quy hoạch;

xây dựng phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng khu

CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt. Nhờ quá trình chỉ đạo tích cực với sự hiệp đồng có hiệu quả giữa Ban Quản lý Khu với các ban ngành, địa phương, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương nên đến ngày 04/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 575/QĐ­TTg, chính thức thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng trên cơ sở Khu CNSH và nông nghiệp ứng

dụng công nghệ

cao Đà Lạt, đồng thời quy hoạch

Khu nông nghiệp

ứng

dụng công nghệ

cao Lâm Đồng là một trong những khu nông nghiệp

ứng

dụng công nghệ cao thuộc đề án quy hoạch tổng thể của quốc gia.

Cùng với công tác quy hoạch, để thu hút đầu tư vào Khu nông nghiệp

ứng dụng công nghệ,

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành

Quy định chính

sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt với nhiều chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ giải phóng mặt


bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 1 ­ 4 năm đầu, miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng như máy móc, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; các chính sách hỗ trợ về thủ tục hành chính, vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chi phí vận chuyển, bảo hộ và phát triển thương hiệu đối với các doanh nghiệp và dự án đầu tư.

Đến năm 2015, đã có các viện nghiên cứu, trường đại học đăng ký đầu

tư, hoạt động tại Khu nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao như Viện

Chiến lược và Chính sách (Bộ NN&PTNT), Viện Sinh học nhiệt đới và bảo vệ môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; một số doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất như Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm VIMEDIMEX, Công ty cổ phần CNSH Rừng Hoa Đà Lạt, các doanh nghiệp Hà Lan, Bỉ, Úc,… Tuy vậy, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng chỉ mới hoàn thành bước đầu việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ bản, các tổ chức doanh nghiệp chưa chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu quy hoạch.


cao

3.2.2.2. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

Nhằm phát huy tiềm năng lợi thế nông nghiệp của từng địa phương,

tạo ra các sản phẩm có giá trị

và khả

năng canh tranh cao,

Tỉnh

ủy Lâm

Đồng đã chủ trương tiếp tục quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông

nghiệp hàng hóa theo hướng

ứng dụng công nghệ

cao. Quán triệt chủ

trương của Tỉnh

ủy, ngày 08/8/2011,

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành

Quyết định số

1691/QĐ­UBND, xác định những nội dung, nhiệm vụ

chủ

yếu nhằm thực hiện Nghị

quyết 05­NQ/TU của Tỉnh

ủy, trong đó nhấn


mạnh: Cần tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển vùng chuyên canh tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao đối với các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực của Tỉnh, gồm: Quy hoạch vùng sản xuất rau, hoa, cây đặc sản; vùng sản xuất chè; vùng sản xuất cà phê; vùng sản xuất

lúa và vùng nuôi cá nước lạnh. Đến năm 2014, UBND tỉnh Lâm Đồng đã

phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của địa phương theo

Quyết định số 2897/QĐ­UBND. Với quan điểm “phát triển nông nghiệp,

nông thôn phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực” [190, tr.2] nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, tài nguyên đất đai, khí hậu gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giảm thiểu rủi ro do tác động của biến động biến đổi khí hậu, Quy hoạch đã xác định rõ diện tích vùng sản xuất chuyên canh đối với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể. Trên cơ sở quy hoạch chung, với sự tham mưu của Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành cho từng đối tượng như Quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng đến năm 2020 (Quyết định số 1718/QĐ­UBND, ngày

28/12/2012), Quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Quyết định số 482/QĐ­UBND, ngày 13/3/2013),

Quy hoạch cây lúa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Quyết định số 1941/QĐ­

UBND, ngày 19/9/2014). Cùng với quy hoạch chuyên ngành, nội dung chỉ đạo công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao còn được lồng ghép thông qua các đề án, dự án như Đề án

vệ sinh an toàn thực phẩm rau, chè, thịt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến

năm 2015, Dự án nông nghiệp cạnh tranh, Kế hoạch tái canh, cải tạo giống

cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 ­ 2015. Trên cơ sở quy

hoạch của

Tỉnh, thành phố

Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện trực thuộc đã


tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất chuyên canh trên từng địa bàn xã (phường), thôn đối với từng loại cây trồng, vật nuôi.

Vùng sản xuất

rau, hoa

ứng dụng công nghệ cao: Với mục tiêu đưa

Lâm Đồng trở thành trung tâm sản xuất rau, hoa của cả nước và khu vực,

trong những năm 2010 ­ 2015, Đảng bộ

tỉnh

Lâm Đồng tiếp tục chỉ

đạo

đẩy mạnh quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau, hoa và cây đặc sản ứng

dụng công nghệ

cao

ở những địa phương có điều kiện thổ

nhưỡng, khí

hậu, đảm bảo nguồn nước, có khả năng liên kết tiêu thụ và chế biến nông sản. Theo đó, vùng quy hoạch có tổng diện tích hơn 10.000 ha bao gồm địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và mở rộng thêm một số xã thuộc huyện Lâm Hà. Qua 2 năm thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích sản xuất

rau trên địa bàn

tỉnh đã được mở

rộng, song manh mún

ở quy mô nhỏ và

phân tán ra nhiều khu vực không thuộc vùng quy hoạch, việc ứng dụng

công nghệ chưa đồng bộ nên năng suất, chất lượng vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như chiến lược phát triển thị trường của sản

phẩm rau Đà Lạt ­ Lâm Đồng. Trước thực trạng trên, ngày 13/3/2013,

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 482/QĐ­UBND về việc

Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng đến năm 2020. Theo đó, Tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với công tác quy hoạch, đồng thời xác định chi tiết địa bàn từng xã (phường) với diện tích, sản lượng và các loại rau trồng cụ thể (rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn củ, rau ăn quả). Nhờ thực hiện tốt công tác quy

hoạch, đến năm 2015, diện tích

rau, hoa và cây đặc sản

ứng dụng công

nghệ cao toàn tỉnh đạt 15.184 ha [73, tr.2] chiếm trên 75% tổng diện tích

canh tác rau, hoa, trong đó hoa ứng dụng công nghệ cao ở Đà Lạt chiếm

69,5% diện tích và 74% sản lượng; rau ứng dụng công nghệ cao ở huyện


Đơn Dương chiếm 45% diện tích, 50% sản lượng toàn tỉnh.

Vùng sản xuất cà phê, chè

ứng dụng công nghệ

cao:

Quán triệt chủ

trương của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng

sản xuất chè tập trung,

UBND tỉnh

đã ban hành Quyết định

số 482/QĐ­

UBND, xác định những nhiệm vụ, giải pháp quy hoạch các vùng sản xuất chè theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở những “địa phương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, có khả năng liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm chè” [177, tr.2] gồm: Thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt và các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, với tổng diện tích chiếm hơn 90% diện tích chè toàn tỉnh. Ngoài cây chè, UBND tỉnh đã xác định các nội dung, mục tiêu và giải pháp nhằm chỉ đạo công tác quy hoạch vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với tổng

diện tích khoảng 15.000 ha, tập trung tại địa bàn các huyện Bảo Lâm, Di

Linh, Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông, Lạc Dương, thành phố Đà Lạt và

Bảo Lộc. Đặc biệt, trong quá trình chỉ đạo, Tỉnh đã gắn quy hoạch vùng

sản xuất chuyên canh với quy hoạch cải tạo giống cà phê trên từng vùng

sinh thái. Quyết định 872/QĐ­UBND, ngày 09/5/2013 về Kế hoạch tái

canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 ­ 2015 đã xác định quy hoạch vùng sản xuất cà phê vối (Robusta) tại các địa phương nằm trên độ cao từ 300m ­ 800m gồm thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Di Linh; vùng trồng cà phê vối và cà phê chè (Arabica) tại các

huyện nằm

ở độ

cao từ

800m ­1000m gồm Đức Trọng, Lâm Hà, Đam

Rông; vùng trồng cà phê chè chủ

yếu tại thành phố

Đà Lạt, huyện Lạc

Dương với độ cao hơn 1.000 mét. Nhờ đẩy mạnh công tác quy hoạch, bước đầu đã quy hoạch 4 vùng chuyên canh cà phê có quy mô lớn tại Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, đã hình thành vùng nguyên liệu có quy mô lớn, phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.


Vùng lúa ứng dụng công nghệ cao: Bên cạnh đẩy mạnh phát triển rau,

hoa, cây công nghiệp, Tỉnh

ủy Lâm Đồng đã chủ

trương phát triển lúa ở

những địa bàn có điều kiện tự nhiên phù hợp, đồng thời đưa cây lúa vào

quy hoạch đối tượng phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao.

Thực hiện chủ

trương của Tỉnh

ủy,

UBND tỉnh đã

Phê duyệt quy hoạch

cây lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 theo Quyết định 1941/QĐ­UBND.

Quy hoạch đã xác định mục tiêu vùng sản xuất lúa chất lượng cao với tổng diện tích khoảng 7.150 ha, tập trung tại hai huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh; vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao khoảng 480 ha tại huyện Cát Tiên (420 ha), huyện Đơn Dương (60 ha). Để đạt được mục tiêu quy hoạch, Đảng bộ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp về hỗ trợ vốn, đầu tư hạ tầng, chuyển giao công nghệ và chính sách đất đai,… đồng thời yêu cầu Sở NN&PTNT

tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các địa phương thực

hiện; UBND các huyện trong vùng quy hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện các nội dung, giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch lúa tại địa phương. Nhờ thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp chỉ đạo, đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hình thành vùng chuyên canh lúa nước theo hướng công nghệ cao, tập trung chủ yếu ở hai huyện là Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa và cá nước lạnh: Lợi thế về nguồn

thức ăn, điều kiện khí hậu thuận lợi cùng với hiệu quả bước đầu trong

chăn nuôi bò sữa những năm 2004

­ 2010 là cơ sở

để Đảng bộ

tỉnh Lâm

Đồng chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh. Quán triệt chủ trương của Đảng bộ, trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết

05­NQ/TU và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh

Lâm Đồng đã xác định nội dung, giải pháp về quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa theo hình thức tập trung tại địa bàn các huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí