Kết Quả Thu Hút Fdi Theo Ngành Đầu Tư Tại Địa Bàn Hạ Long



Huyện Đông Triều

02

17.322.357

Huyện Vân Đồn

03

26.500.000

Huyện Yên Hưng

04

5.275.000

Tổng

76

513.770.023

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 9

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

2.2.5.1. Thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tiền thân là thị xã Hòn Gai, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, đô thị trung tâm của Quảng Ninh, bao gồm 16 phường nội thành và 2 xã. Được xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hạ Long có vị trí đặc biệt thuận lợi. Với các nước trong khu vực và quốc tế đây là cửa ngõ chính đi vào thị trường Trung Quốc rộng lớn và thị trường Đông Á và thế giới nói chung.

Phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch, hạ tầng kỹ thuật thành phố tạo ra sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1990 thành phố đã thu hút được dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến thời điểm 31/12/2005 trên địa bàn thành phố Hạ Long có 34 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 256.936.736 USD chiếm 50.01% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực pháp lý trên địa bàn tỉnh, dẫn đầu về số dự án và vốn đầu tư thu hút, có tốc độ tăng trưởng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển ổn định đầu tư năm sau cao hơn năm trước. Các dự án FDI trên địa bàn thành phố đầu tư vào các lĩnh vực:


Bảng 2.10. Kết quả thu hút FDI theo ngành đầu tư tại địa bàn Hạ Long

TT

Lĩnh vực

Số dự án

Tổng VĐT

Tỉ trọng VĐT

1

Du lich - dịch vụ

21

138.913.048

54,07%

2

Công nghiệp

11

109.930.788

42,78%

3

Nông-lâm - ngư nghiệp

3

8.092.900

3,15%


Tổng

34

256.936.736

100%

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm gần đây lĩnh vực du lịch dịch vụ thu hút được nhiều dự án chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư lớn trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài thu hút. Năm 1993 mới có 01 dự án trong đầu tư lĩnh vực du lịch dịch vụ được cấp phép hoạt động vốn đầu tư là 751.000 USD thì tới cuối năm 2005 đã có 21 dự án được cấp phép tổng vốn đầu tư là 138.913.048 USD. Các dự án này đã xây dựng được 585 phòng nghỉ khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao, 30 phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao và một số loại hình dịch vụ du lịch khác như: Khu công viên vui chơi giải trí, du lịch lưu trú trên vịnh Hạ Long, trạm dừng chân, góp phần làm đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch đến với Quảng Ninh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số dự án sau khi được cấp phép đầu tư vẫn chưa tiến hành triển khai hoạt động hoặc chậm triển khai dự án gây ra hiện tượng lãng phí nguồn tài nguyên đất ảnh hưởng tới môi trường đầu tư trong thời gian tới địa phương cần có biện pháp kiên quyết thu hồi đất của các dự án không triển khai dự án theo quy định.

Hầu hết các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đã hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản và đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Hoạt động của các doanh nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thực tiễn cho thấy việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động kinh doanh đã tạo cho thành phố một cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá hoàn thiện, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp quan trọng cho ngân sách địa phương, khai thác được tiềm năng thế mạnh về du lịch.

* Một số thuận lợi, khó khăn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

+ Thuận lợi:


Hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương được nâng cấp hoàn thiện theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Đường quốc lộ 18A đoạn Hà Nội - Hạ Long, Cảng nước sâu Cái Lân đã đi vào hoạt động, cầu Bãi Cháy đang được gấp rút hoàn thành, cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN Cái Lân đã cơ bản hoàn thành đầu tư.

Hạ Long được quy hoạch là 1 trong 4 trung tâm lớn của tỉnh, thị trường du lịch phát triển nhanh hơn các khu vực khác.

+ Khó khăn:

Kết cấu hạ tầng của thành phố còn thiếu, chưa được phát triển đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất cho các dự án nói chung và dự án đầu tư nước ngoài nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do chưa có các giải pháp hữu hiệu để giải quyết công tác đền bù và tái định cư cho người dân di chuyển ra khỏi vùng dự án. Việc kết giữa phát triển công nghiệp và đảm bảo công bằng sinh thái cho vịnh Hạ Long đã phát sinh ra mâu thuẫn rất lớn tạo rất nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Đối với các doanh nghiệp, mặt bằng quỹ đất dành cho các dự án du lịch - dịch vụ, nhất là các dự án có quy mô lớn không còn.

Giá nhân công tại Hạ Long cao hơn các địa bàn khác trong tỉnh vì vậy việc thu hút lao động các dự án sử dụng nhiều lao động với mức lương thấp là rất khó khăn.

2.2.5.2. Thị xã Cẩm Phả

Thị xã Cẩm Phả là vùng công nghiệp than lớn nhất của Quảng Ninh cũng như cả nước với các mỏ than lớn như mỏ Cọc 6, mỏ than Đèo Nai, mỏ than Cao Sơn. Thị xã có vị trí giao thông thuận lợi: Quốc lộ 18A chạy qua thị xã kéo dài 65 km nối liền Hạ Long - Móng Cái, hệ thống cảng biển có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 5 vạn tấn như cảng Cửa Ông, cảng chuyển tải Hòn Nét. Ngoài thế mạnh về phát triển ngành công nghiệp khai thác than thị xã còn có các tiềm năng phát triển công nghiệp cơ khí, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch- dịch vụ. Thị xã Cẩm Phả còn được coi


là khu đô thị ngoại vi của thành phố Hạ Long trong tương lai khi thành phố Hạ Long được mở rộng.

Tính đến thời điểm 31/12/2005 trên địa bàn thị xã Cẩm Phả đã thu hút được 07 dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 50.906.100USD. Các sản phẩm chủ yếu bao gồm: Thiết bị điện lực, vật liệu lọc nước, sản phẩm giày dép. Giải quyết việc làm cho 1.000 người có thu nhập ổn định. Nhìn chung kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI còn hạn chế thậm chí có doanh nghiệp như Công ty liên doanh sản xuất thiết bị điện lực Vina - Takaoka còn lâm vào tình trạng lỗ kéo dài. Thực tế cho thấy, vai trò của các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn thị xã chưa được nhấn mạnh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được xác định là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Vì vậy, nhiều tiềm năng thế mạnh của thị xã chưa được khai thác đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác than và các hoạt động dịch vụ kèm theo.

* Một số thuận lợi khó khăn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

+ Thuận lợi:

Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương đang được nâng cấp hoàn thiện theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Đường quốc lộ 18A đoạn Cửa Ông- Hạ Long.

Tập trung hệ thống các nhà máy quy mô lớn, máy móc thiết bị và đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật được đào tạo.

Cẩm Phả có lợi thế phát triển ngành du lịch và đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản: Vịnh Bái Tử Long, có giá trị về thẩm mỹ, giá trị về kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất lớn tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái biển. Vùng biển vịnh Bái Tử Long tiếp giáp với vịnh Hạ Long là một ngư trường khai thác đánh bắt thuỷ sản lớn, đồng thời cũng có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng hải sản (ngọc trai, cá lồng bè).

+ Khó khăn:

Kết cấu hạ tầng của thị xã chưa được phát triển đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất cho các dự án


nói chung và các dự án đầu tư nước ngoài nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết công tác đền bù và tái định cư cho người dân di chuyển ra khỏi vùng có dự án.

Đối với các doanh nghiệp :

Trình độ tay nghề của đội ngũ người lao động vẫn còn yếu kém, đặc biệt lao động đòi hỏi trình độ tay nghề cao chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp FDI.

2.2.5.3. Huyện Vân Đồn

* Những lợi thế của Vân Đồn trong thu hút FDI

Vị trí; Vân Đồn cách thành phố Hạ Long gần 50 km, cách Cửa Ông 7km. Phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả; phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà gần thành phố Hải Phòng.

Lợi thế cho phát triển ngành du lịch: Vân Đồn có thể phát triển ngành du lịch nhờ vào phong cảnh kỳ thú. Vịnh Bái Tử Long có nhiều đảo đá và hang động đẹp nối liền với Vịnh Hạ Long. Các xã đảo tuyến ngoài nhiều bãi tắm, có loại nhiều hải sản mang giá tri cao, khí hậu trong lành và có những di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc.

Huyện Vân Đồn có lịch sử và truyền thống văn hóa đặc sắc. Thương cảng Vân Đồn mở từ thời Lý là cảng ngoại thương phồn thịnh và hoạt động hơn bốn thế kỷ, nay còn nhiều dấu vết.

Lợi thế cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp: Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên là rừng và đất rừng. Rừng trên có nhiều đảo xưa có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quý (như lim, táu, nghiến, mun, kim giao) và nhiều loại thú quý (khỉ lông vàng, voọc đầu bạc, đại bàng đất, công, trĩ, hươu sao, lợn rừng). Đảo Ba Mùn là một rừng nguyên sinh vừa được Chính phủ cho thực hiện dự án xây dựng “Vườn quốc gia Ba Mùn” với nhiều chương trình và vốn đầu tư lớn.


Tiềm năng lớn nhất ở Vân Đồn là biển. Vùng biển có nhiều chủng loại hải sản. Có những hải sản quý như: tôm he, cá mực, cá sùng, cua, nghẹ, trai ngọc, bào ngư, ốc bể. Đây là loại đặc sản có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Lợi thế cho phát triển ngành vật liệu xây dựng: Vân Đồn còn có nhiều tài nguyên khoáng sản như đá vôi, than đá, cát, sắt, vàng. Trong đó đặc biệt là mỏ cát trắng Vân Hải có trữ lượng trêm 13 triệu tấn đang khai thác 20 ngàn tấn/ năm.

* Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại huyện Vân Đồn.

Tính đến năm 2005, trên địa bàn huyện Vân Đồn đã thu hút được 08 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 15.289.691 USD. Trong đó, đã có 05 dự án bị rút giấy phép, tổng vốn đầu tư 3.796.791 USD và có 03 dự án còn hiệu lực pháp lý, tổng vốn đầu tư 26.500.000 USD.

Trong số các dự án còn hiệu lực:

- Phân theo lĩnh vực đầu tư:

Bảng 2.11. Kết quả thu hút FDI theo ngành tại địa bàn Vân Đồn

STT

Lĩnh vực

Số dự án

VĐT(USD)

Tỷ lệ VĐT

(%)

1

Công nghiệp

0

0

0

2

Nông, lâm, ngư nghiệp

02

15.007.100

56,63

3

Du lịch, dịch vụ

01

11.492.900

43,37


Tổng:

03

26.500.000

100

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Lĩnh vực du lịch, dịch vụ có 01 dự án, tổng vốn đầu tư 11.492.900 USD (chiếm 43,37%), dự án này có mục đích là đầu tư xây dựng một khu nghỉ mát gồm có các dịch vụ vui chơi giải trí bên cạnh các bãi biển rất đẹp là lợi thế của Vân Đồn. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp có 02 dự án, tổng vốn đầu tư 15.007.100

USD (chiếm 56,63%). Cả hai dự án này đều đầu tư vào nuôi trồng và chế tác ngọc trai xuất khẩu.

Có thể nói, biển đã mang lại rất nhiều lợi thế cho Vân Đồn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với những hòn đảo tuyệt đẹp, những bãi cát trắng trải


dài, Vân Đồn rất phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo. Điều này đã được các nhà đầu tư phát hiện và khai thác bằng các dự án xây dựng các khu nghỉ mát (resort) cao cấp. Bên cạnh đó việc khai thác thuỷ hải sản ở Vân Đồn rất có lợi thế, đặc biệt là ở đây rất thuận lợi cho việc nuôi trai cấy ngọc.

Hiện không có dự án FDI nào đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.

* Một số thuận lợi và khó khăn trong thu hút đầu tư.

+ Thuận lợi:

Vân Đồn là một địa phương có nhiều tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về phát triển du lịch và nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. Hiện nay, khi mức sống được nâng cao rất nhiều người có nhu cầu được đi du lịch để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng và loại hình mà họ thường chọn là du lịch gắn với tự nhiên, sinh thái. Điều này Vân Đồn hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Cầu Vân đồn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nối liền huyện đảo với đất liền, tạo giao thông thuận tiện hơn.

Xu hướng trên thế giới hiện nay là dùng những sản phẩm từ thiên nhiên, hạt ngọc trai vẫn rất được ưu chuộng; các loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao vẫn là những món ăn ưa thích.

Được sự quan tâm khuyến khích của chính quyền địa phương. Mặc dù chưa có nhiều dự án đầu tư vào đây nhưng huyện đã tạo điều kiện cho thành phần này phát triển, đơn giản hoá thủ tục hành chính và hỗ trợ tối đa cho chủ đầu tư. Sẵn sàng trong công tác lựa chọn địa điểm; đền bù, giải phóng mặt bằng.

+ Khó khăn:

Giao thông chưa thuận lợi. Hiện nay, giao thông nội huyện đã bị xuống cấp, chưa được đầu tư nên đã gây cản trở rất nhiều cho địa phương trong việc thu hút đầu tư.

Hạ tầng cơ sở còn yếu kém,chưa đồng bộ. Vân Đồn mặc dù cũng đã được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương và tỉnh nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn rất yếu kém. Hệ thống cấp nước, điện, bưu chính viễn thông chưa đồng bộ, máy móc lạc hậu nên không thuận lợi khi triển khai dự án tại đây.


2.2.5.4. Thị xã Móng Cái

* Những lợi thế của Móng Cái trong thu hút đầu tư FDI

Móng Cái là thị xã địa đầu phía Đông Bắc của Tỉnh, cũng là phía đầu Đông Bắc Việt Nam. Thị xã có diện tích tự nhiên 51.497 ha, trải rộng từ 107040 đến 108005 kinh độ đông và từ 21010 đến 21040 vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Đông phía Nam giáp biển thuộc vịnh Bắc Bộ, có Đảo Vĩnh Thực (3.50ha) thuộc thị xã; phía Tây giáp biển Hải Hà.

Tiềm năng phát triển nông, lâm,ngư nghiệp: Móng Cái có gần 10.000ha rừng; rừng trồng chủ yếu là quế, thông, bạch đàn và cây ăn quả. Đất nông nghiệp hơn 5.000ha, sản phẩm nông nghiệp ngoài lúa, ngô, khoai, đậu tương, có giống lợn Móng Cái nổi tiếng từ lâu đời. Móng Cái có 50km bờ biển, có nghề đánh bắt cá biển và chế biến hải sản, gần đây phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ.

Tiềm năng phát triển ngành vật liệu xây dựng: Trong lòng đất, Móng Cái có mỏ cao lanh, đất sét, đá hoa cương.

Tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu và cảng biển: Móng Cái là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất trên biên giới phía Bắc Việt Nam trong quan hệ giao lưu với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, Móng Cái tiếp giáp với thị trường thị xã Đông Hưng là khu kinh tế mở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Khu kinh tế này đang được xây dựng thành một thành phố lớn, hiện đại, đa chức năng và được xác định là cửa ngõ để Trung Quốc đi vào thị trường Đông Nam Á. Cảng biển Vạn Gia có thể đón tàu 1vạn tấn là cảng chuyển tải xuất nhập khẩu ngày càng lớn. Các bến Mũi Ngọc, Dân Tiến cũng là cửa ngõ giao thông khá thuận lợi.

Tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ: Đảo Trà Cổ - Bích Ngọc cách trung tâm thị xã 10km, có đường nhựa nối liền, có bãi biển dài 15km, cát phẳng nước trong, là bãi tắm đẹp. Móng Cái có nhiều những di tích lịch sử: Đình Trà Cổ, chùa Nam Thọ, nhà thờ đạo Tiên chúa. Các lễ hội dân gian đặc sắc trong đó có lễ hội lớn nhất là làng Trà Cổ tổ chức vào tuần đầu tháng 6 âm lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023