Những Nhân Tố Làm Cản Trở Trong Việc Thu Hút Fdi Tại Quảng Ninh


động nâng dần công suất, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này sẽ chiếm tới 40% - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Những thành tựu đạt được trong hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài của Quảng Ninh đã làm sáng tỏ tầm quan trọng, tính đúng đắn của chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh không chỉ trong thời gian qua mà còn trong những thời gian tới. Vì vậy để đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững, Quảng Ninh cần có những chủ trương và bước đi đúng đắn, thận trong nhưng khẩn trương nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.3.2. Những nhân tố làm cản trở trong việc thu hút FDI tại Quảng Ninh

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế tồn tại. Phần này sẽ làm rõ một vài hạn chế và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó.

Những dự án có quy mô lớn ( trên 10 triệu USD), có tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa bàn và của tỉnh còn ít; một số dự án lớn được cấp giấy phép đầu tư nhưng triển khai chậm, thậm chí không thể triển khai.

Do việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và các dự án đầu tư hạ tầng khu vực cảng Cái Lân, việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi khu công nghiệp Cái Lân mở rộng không hoàn thành đúng tiến độ, ảnh hưởng tới công tác hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp Cái Lân đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.

Tiến độ triển khai thủ tục đầu tư các khu công nghiệp khác ( Việt Hưng, Chạp Khê, Hải Yến và Đông Mai) còn chậm, do các quy định thủ tục hành chính hiện hành còn rườm rà, làm ảnh hưởng tới việc thu hút và triển khai các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp.

Số lượng và quy mô của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Hiệu quả kinh tế - xã hội do các dự án


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

FDI mang lại chưa đạt như mong muốn. Một số dự án còn xuất hiện tồn tại về vấn đề môi trường, lao động,

Hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI chưa cao, cá biệt có một số dây chuyền sản xuất chỉ dưới dạng gia công sản phẩm cho khách hàng, các doanh nghiệp phải nhập tương đối lớn nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 12

Khả năng góp vốn của bên Việt Nam trong nhiều liên doanh còn hạn chế. Bên Việt Nam trong các liên doanh hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nên tỷ lệ góp vốn không đáng kể. Mặt khác hiện nay trong các liên doanh việc quản lý vốn bên Việt Nam góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất còn có nhiều bất cập. Trước đây doanh nghiệp bên Việt Nam được nhà nước giao vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh nhưng khi các doanh nghiệp này tiến hành cổ phần hoá thì phần vốn đem góp vốn liên doanh không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp cổ phần hoá, phần vốn này không có người quản lý và chịu trách nhiệm có thể dẫn tới Nhà nước bị mất vốn đầu tư. Cho tới nay vẫn còn nhiều cơ chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh với nước ngoài.

Vai trò của một số hiệp hội, như Hiệp hội du lịch tỉnh, chưa được khẳng định. Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chưa được các doanh nghiệp quan tâm, đôi khi còn có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau.

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao như: giá điện, nước, phí hạ tầng, phí vận tải... Mặt khác chất lượng của các yếu tố đầu vào này vẫn chưa được ổn định và đảm bảo chất lượng nhiều khi còn có hiện tượng tuỳ tiện.

Các thủ tục hành chính đã từng bước được cải cách nhưng vẫn còn phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp sau một thời gian dài mới được cấp phép hoạt động.


Một số cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư đã ban hành nhưng trên thực tế chưa được áp dụng thực hiện đã làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư.

Nhận thức, quan điểm về đầu tư nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp các ngành, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể và kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp lý đầu tư nước ngoài còn những mặt yếu kém, thủ tục hành chính còn phiền hà, công tác cán bộ còn nhiều bất cập. Nhịp độ tăng trưởng đầu tư nước ngoài từ năm 1997 liên tục giảm sút, tuy từ năm 2000 có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư phát triển những năm tới.

Việc quan tâm hỗ trợ, chủ động xúc tiến đầu tư nước ngoài của tỉnh tại một vài thời điểm nhất định còn chưa rõ ràng, chưa gắn với trách nhiệm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung.

Công tác quy hoạch đất đai phục vụ cho hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, nhiều nhà đầu tư muốn tiến hành đầu tư vào địa bàn nhưng không có địa điểm để triển khai (ví dụ điển hình là thành phố Hạ Long)

Sự cạnh tranh gay gắt thu hút đầu tư giữa các địa phương, các vùng trong cả nước đã gây ra những khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư chung

Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào nhiều địa bàn vẫn còn có bất hợp lý, chưa khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của địa phương. Ở một số tỉnh nông nghiệp lân cận đã hình thành rõ nét thị trường cạnh tranh mạnh mẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo nên sự phân định mất tập trung và lôi kéo dòng vốn đầu tư vào những thị trường có sức hấp dẫn (đặc biệt là giá đất, chính sách thuế, giá lao động, các thủ tục cấp phép...) Tình trạng này đã dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương do đã tạo ra những cơ chế ưu đãi vượt khung quy định.

Công tác thu hút vốn FDI của một số ngành, địa phương còn chưa chủ động, chưa phân công một cán bộ chuyên môn theo dõi mảng này nên kết quả đạt được không mang tính ổn định. Việc nắm bắt thông tin, chủ trương của Đảng và nhà


nước liên quan đến đầu tư nước ngoài còn hạn chế nên việc tuyên truyền, xúc tiến đầu tư còn phụ thuộc vào cơ quan chuyên môn của Tỉnh.

Cơ sở hạ tầng vẫn còn là một trở ngại rất lớn đối với các nhà đầu tư. Điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên dẫn đến khả năng cạnh tranh kém hơn sản phẩm được đầu tư ở địa phương khác. Trình độ tay nghề của đội ngũ người lao động còn yếu đặc biệt là lao động đòi hỏi trình độ tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Việc phát triển các khu công nghiệp chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các cấp các ngành, thậm chí chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và vị trí của các khu công nghiệp trong quá trình CNH HĐH đất nước.

Danh mục dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn bị hạn chế bó hẹp trong một số lĩnh vực.

Lợi thế của Quảng Ninh đã được các nhà đầu tư biết đến, tuy nhiên các nhà đầu tư này phần lớn là các quốc gia đến từ châu Á : Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Trung QuốcTrong tương lai cần có chủ trương hướng tới thị trường châu Âu và châu Mỹ.

Sự chủ động tham gia hội nhập, hợp tác quốc tế của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa quan trọng của hoạt động hợp tác, liên doanh với các đối tác nước ngoài.


CHƯƠNG 3‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI


3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo ra nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vì thế nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao.”, với mục tiêu kinh tế cụ thể là:

- Đưa GDP năm 2010 tăng ít nhất gấp đôi năm 2000 với nhịp độ tăng GDP bình quân 7,5%/ năm.

- GDP bình quân đầu người đạt 700-750 USD.

- Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp 2 nhịp độ tăng GDP (15%/năm).

Để thực hiện được mục tiêu trên Đảng ta coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.( Gắn chặt xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ IX của Đảng nhận định “ toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan.”, và nền kinh tế độc lập tự chủ không đối lập với việc mở rộng quan hệ kinh tế


đối ngoại mà lại là điều kiện quan trọng để nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có khả năng đón bắt thời cơ do toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế mang lại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Trong chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải ưu tiên giải quyết các vấn đề về

sau:

+ Phát huy lợi thế, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, của

hàng hoá và của nền kinh tế, giảm dần hàng rào bảo hộ.

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, hiệu quả hợp tác kinh tế.

+ Tập trung thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Cụ thể:

Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương nhất quán và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần huy động khai thác các nguồn lực trong nước.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào các ngành hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm.

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng đã đề ra, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh xác định phương hướng nhằm phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010 như sau:

- Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, có chất lượng cao và bền vững trên cơ sở tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

- Phát triển văn hoá đồng bộ với kinh tế, coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng tinh thần, là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, thể hiện rõ bản sắc văn hoá và truyền thống các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế văn hoá và thể dục thể thao chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển.


- Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.

- Mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ đối ngoại; chủ động tích cực, khẩn trương trong hội nhập quốc tế.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu tham nhũng.

- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

- Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, đặc biệt là không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở Đảng, rèn luyện và nâng cao chất lượng, tính kỷ luật, tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đổi mới tác phong và phương thức lãnh đạo của Đảng.

Cụ thể Tỉnh đề ra những chỉ tiêu như sau:

* Chỉ tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân/năm: 13 - 14%

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân/năm: 19 - 20%

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân/năm: 5,3 - 5,5%

- Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ bình quân/năm: 15 - 16%

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân/năm: 15%

- Tổng thu ngân sách địa phương tăng bình quân/ năm: 6 - 7%

- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2010:

+ Công nghiệp và xây dựng: 54%

+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 4%



10%

+ Các ngành dịch vụ: 42%

- GDP bình quân đầu người năm 2010 so với 2005: Bằng 1,7 - 2 lần

* Chỉ tiêu xã hội:

- Giải quyết việc làm mới hàng năm: 2,4 vạn lao động

- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm: 0,03%

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến 2010 (tính theo tiêu chí mới) xuống còn: dưới


- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2010 xuống còn: 17%

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2010 xuống: dưới 4,5%

Tỉnh uỷ Quảng Ninh ban hành nghị quyết 06 NQ/TU ngày 29/11/2001, Uỷ

ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 08/KH-UB ngày 4/1/2002, đã định hướng:

Tập trung thu hút và khuyến khích các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, chế biến, may mặc, sản xuất hàng xuất khẩu; các dự án có hàm lượng công nghệ cao; các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ. Trong đó quan tâm đến các dự án vui chơi giải trí có quy mô lớn để xây dựng hạ tầng và tạo nên sản phẩm cho ngành du lịch; khuyến khích và tạo điều kiện để các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến hải sản - nhất là nuôi công nghiệp, tạo giống mới kháng bệnh có năng suất cao.

Chú trọng thu hút đầu tư vào các trung tâm đô thị lớn như Hạ Long, Móng Cái để tạo động lực lôi kéo các vùng, các địa phương khác phát triển. Đồng thời có chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế

- xã hội khó khăn.

Đẩy nhanh quá trình lập quy hoạch và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Trừ các dự án gắn với vùng nguyên liệu và phải xử lý nhiều về môi trường, các dự án đầu tư mới chủ yếu vận động vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023