Chính Sách Của Việt Nam Trong Việc Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Trung Quốc‌

liên doanh. Myanma đã mở cửa cho các công ty dầu khí nước ngoài khai thác các mỏ dầu từ cuối năm 1998 (Doanh nghiệp 24h, 2007).

Campuchia khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cơ sở giao thông và viễn thông, năng lượng và điện lực, ngành sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu, du lịch, phát triển nguồn nhân lực. Nhìn chung, Campuchia hầu như không có rào cản đặt ra đối với các nhà đầu tư nước ngoài do thực hiện chính sách mở cửa sau khi gia nhập WTO.

Tại Thái Lan, Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 1999 nới lỏng những hạn chế trước đây đối với sự tham gia của vốn nước ngoài trong các lĩnh vực như luật, kế toán, quảng cáo và hầu hết các loại hình xây dựng, cho phép nước ngoài sở hữu 100% vốn trong lĩnh vực bán lẻ. Từ tháng 8/2000, Chính phủ Thái Lan cho phép người nước ngoài sở hữu 100% vốn không phân biệt khu vực đầu tư.

Tại Malaysia, từ tháng 7/1998, nhà đầu tư nước ngoài đã được phép sở hữu 100% vốn trong lĩnh vực chế tạo mà không phải đáp ứng tỷ lệ xuất khẩu nào.

Theo quy định của Philippin từ năm 2000 thì mức sở hữu của vốn nước ngoài có thể đạt tới 100% trong tất cả các ngành trừ các ngành thuộc danh mục hạn chế đầu tư, mở cửa lĩnh vực xây dựng tư nhân, ngành bán lẻ và kinh doanh phân phối hàng hóa cho đầu tư nước ngoài.

1.2. Về các quy định liên quan đến FDI

Các quy định về lao động, đất đai, cấp phép và quản lý đầu tư của các nước ASEAN khá thông thoáng, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Về lao động, nhiều nước trong ASEAN không có quy định ràng buộc nhà đầu tư trong việc tuyển dụng lao động. Bộ luật lao động của Singapore và Thái Lan rất linh hoạt: doanh nghiệp được tự do thuê và sa thải lao động;

không quy định mức lương tối thiểu mà để thị trường quyết định. Tại Singapore, Hội đồng lương quốc gia đề nghị tỷ lệ tăng lương tùy vào điều kiện của nền kinh tế. Tại Thái Lan, các chủ đầu tư có thể tự quyết định thời hạn, điều kiện và phương thức cũng như số lượng tuyển dụng mình cần.

Về đất đai, một số nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đất, còn lại đều cho phép các nhà đầu tư thuê đất trong thời gian dài từ 99 đến 100 năm. Tại Malaysia, doanh nghiệp FDI có thể lựa chọn mua hay thuê đất trong 99 năm, có thể chuyển đổi, thế chấp để vay vốn. Thái Lan cũng có một số ngoại lệ cho phép người nước ngoài có thể sở hữu về đất đai (Viện kinh tế và chính trị thế giới, 2004). Campuchia cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất với thời hạn tối đa 99 năm, cùng nhiều chính sách miễn, giảm thuế đất (Vietnamnet, 2005). Các quy định này rất có lợi về mặt thu hút đầu tư nước ngoài vì nhờ đó các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh khai thác dự án trong thời hạn mong muốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Về hệ thống quản lý đầu tư ở Trung ương và địa phương: Các nước đều có xu hướng phát triển hình thức cơ quan một cửa để đơn giản hóa các quy trình thủ tục cho nhà đầu tư. Hệ thống quản lý đầu tư của Indonesia tương đối gọn gàng: ở cấp Trung ương chỉ có Cơ quan hợp tác đầu tư (BKPM) trực thuộc Tổng thống, là đầu mối thống nhất quản lý mọi dự án. Tại địa phương có các cơ quan hợp tác đầu tư địa phương chỉ tập trung vào công tác hỗ trợ các nhà đầu tư để họ có được các giấy phép cần thiết sau giấy phép đầu tư. Nhờ có trung tâm xử lý số liệu máy tính ở BKPM nên các nhà quản lý có thể theo dõi kịp thời diễn biến của các xí nghiệp FDI, giúp công việc được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Chính phủ Campuchia thành lập Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) năm 1994 làm trung tâm quản lý đầu tư một cửa, với hai cơ quan điều hành là Cục Đầu tư Campuchia (CIB) và Cục Phục hồi và Phát triển Campuchia (CRDB) nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề khúc mắc của nhà đầu tư nước ngoài.

Về thủ tục cấp giấy phép và triển khai dự án: Các nước đều nỗ lực cải thiện quá trình cấp phép cho nhà đầu tư theo hướng đảm bảo nhanh chóng và thông thoáng. Tại Singapore, nhà đầu tư không phải xin phép đầu tư, Ủy ban phát triển kinh tế (EDB) của Singapore xét duyệt các dự án chỉ nhằm mục đích đảm bảo dự án đáp ứng đủ điều kiện để hưởng các chế độ khuyến khích, ưu đãi. Indonesia đã ban hành Luật đầu tư sửa đổi 2002 trong đó có quy định các nhà đầu tư sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan Chính phủ tương thích như Bộ tài chính, Bộ lao động, Bộ tư pháp cũng như các cơ quan địa phương. Quy trình xin phép đầu tư thông thoáng và đơn giản hơn, thậm chí một số Đại sứ quan và Lãnh sự quán của Indonesia ở nước ngoài cũng có thể xem xét các đơn xin phép đầu tư. Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) là trung tâm dịch vụ đầu tư một cửa, đảm bảo cấp phép đầu tư cho tất cả các dự án trong vòng 45 ngày, trừ những dự án liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mọi quy định đều rõ ràng và cụ thể, không đòi hỏi bất cứ một loại giấy phép đặc biệt nào.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 4

Thêm vào đó, các nước ASEAN hầu hết đều xóa bỏ các quy định hạn chế về tái đầu tư, chuyển thu nhập về nước, quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời, đảm bảo tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp FDI bị trưng mua, trưng dụng thì nhà đầu tư được bồi thường thỏa đáng.

Nhìn chung, hầu hết các nước ASEAN sau khủng hoảng tài chính châu Á đều sửa đổi luật hoặc ban hành bổ sung các nghị định nới lỏng và đơn giản hóa các quy định, thủ tục liên quan đến FDI để cải thiện môi trường đầu tư trong nước, tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

2. Các hình thức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

Các nước ASEAN đều ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực mới, sử dụng công nghệ cao hoặc hướng về xuất khẩu; khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư

vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và/hoặc sử dụng nhiều lao động, vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối với các dự án thuộc danh mục ưu đãi đầu tư của các nước, các nhà đầu tư nước ngoài đều được hưởng nhiều ưu đãi miễn giảm tương đối cạnh tranh về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, ưu đãi về thuê đấtcùng nhiều hỗ trợ khác. Các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ này vừa nhằm tăng cường thu hút FDI vừa nhằm hướng nguồn FDI vào các lĩnh vực cũng như địa bàn mà các nước ưu tiên.

2.1. Ưu đãi về thuế

Các nước ASEAN sử dụng thuế như một phương tiện chủ chốt để thu hút FDI và hướng dòng FDI vào các ngành, khu vực trọng điểm.

Singapore được coi là một “thiên đường” về ưu đãi các loại thuế. Chính phủ Singapore đã đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp, các ngành sản xuất ưu tiên và đi cùng là các chế độ ưu đãi cụ thể nhằm hướng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Tùy theo lĩnh vực, địa bàn và quy mô hoạt động mà nhà đầu tư nước ngoài có thể được miễn toàn bộ thuế thu nhập, mức tối đa là trong thời gian 15 năm đối với các doanh nghiệp đầu tư trong ngành mũi nhọn hướng về xuất khẩu và có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ 100 triệu đôla Singapore trở lên. Các doanh nghiệp FDI đầu tư trong ngành mũi nhọn như ngành chế tạo và dịch vụ thiết yếu cho kinh doanh quốc tế được miễn toàn bộ mức thuế thu nhập doanh nghiệp (22%) trong 5 - 10 năm. Chính phủ miễn thuế thu nhập tương đương với một tỷ lệ nhất định (tới 50%) của vốn đầu tư cố định mới đối với các công ty hoạt động trong các ngành như chế tạo, dịch vụ, kỹ thuật, nghiên cứu và triển khai, xây dựng hoặc các dự án giảm tiêu dùng nước, với điều kiện công ty phải đầu tư một lượng nhất định vốn trong 5 năm. Nếu trong quá trình kinh doanh bị lỗ thì được xem xét để kéo dài thời gian miễn giảm thuế. Các doanh

nghiệp FDI nói chung đều được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư (Viện kinh tế và chính trị thế giới, 2004).

Tại Indonesia, các doanh nghiệp FDI được miễn thuế thu nhập từ 3-10 năm nếu đầu tư vào các ngành mới (22 ngành) tại các vùng đảo Java và Bali, và từ 5-12 năm nếu đầu tư vào các vùng khác. Miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các bộ phận dự phòng và thiết bị hỗ trợ, nguyên liệu thô phục vụ sản xuất trong 2 năm đầu hoạt động đối với những công ty đang hoạt động muốn mở rộng công suất của mình trên 30% công suất đã lắp đặt. Máy móc, thiết bị, phụ tùng được ủy ban đầu tư phê duyệt trong danh mục quy định cũng sẽ được miễn giảm thuế nhập khẩu. Indonesia có ưu đãi đặc biệt đối với FDI hướng vào xuất khẩu như miễn thuế VAT và thuế doanh thu đánh vào hàng xa xỉ hoặc nguyên liệu mua ở địa phương; hoàn thuế nhập khẩu hàng hóa và vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu không hạn chế nguyên liệu thô cần thiết không tính đến việc có hay không sản phẩm nội địa tương tự (Viện kinh tế và chính trị thế giới, 2004).

Campuchia miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) với thời hạn từ 3-9 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu cho hầu hết các dự án trong giai đoạn xây dựng và năm hoạt động đầu tiên, không thu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (Vietnamnet, 2005).

Các nước khác như Malaysia, Thái Lan, Philippin đều đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu,cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mới, sản xuất hướng về xuất khẩu. Malaysia miễn thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất cho các công ty trong các khu xuất khẩu và cho các dự án định hướng xuất khẩu, miễn/giảm thuế tối đa là 5 năm tính từ ngày sản xuất đối với các dự án vào lĩnh vực mới và miễn thuế trong thời hạn từ 5-10 năm đối với các dự án công nghệ cao. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án hướng ra xuất khẩu từ 3-8 năm tùy

địa bàn hoạt động; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu thiết yếu trong 5 năm cho các dự án đầu tư vào các địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư và xuất khẩu ít nhất 30% sản lượng. Philippin miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (trong thời hạn 4-8 năm) khi đầu tư vào các lĩnh vực mới, hướng ra xuất khẩu.

2.2. Các hình thức hỗ trợ đầu tư

Các nước ASEAN đều nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án nên các nước đã áp dụng cơ chế một cửa nhằm giúp nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần thông qua một đầu mối để có thể được hỗ trợ về mọi mặt. Nhiều nước đưa ra các hình thức hỗ trợ về đào tạo, về góp vốn tài sản, về khuyến khích các dịch vụ đầu tư

Các công ty đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh trong lĩnh vực mũi nhọn tại Singapore được EDB hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp. EDB thường mua không quá 30% vốn tự có của công ty, sau khi công ty làm ăn có lãi, EDB sẽ bán lại cổ phần cho công ty. EDB còn có chính sách hỗ trợ 80% kinh phí hoạt động cho các quỹ phát triển nguồn nhân lực nội bộ doanh nghiệp bằng việc lập Quỹ phát triển kỹ năng với nhiều chương trình đào tạo đa dạng (chương trình đào tạo công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, đào tạo cán bộ...) để giúp các doanh nghiệp FDI phát triển nguồn nhân lực (Bộ Thương mại, 2000). Malaysia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài như mở các trang web cung cấp thông tin về đầu tư, lập cơ quan giúp phát triển mối liên hệ giữa các TNCs và các nhà cung cấp địa phương, lập chế độ một cửa cấp visa và giấy phép hoạt động trong vòng 3 giờ, lập trung tâm dịch vụ đầu tư cung cấp các dịch vụ tư vấn... (Viện kinh tế và chính trị thế giới, 2004).

Nhìn chung, các nước ASEAN đều đang cố gắng xây dựng một chính sách đầu tư thông thoáng với nhiều ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này giúp cho môi trường đầu tư của các nước ASEAN ngày càng hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư.

III. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC‌

1. So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam với các nước ASEAN

1.1. Lợi thế của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút FDI của Trung Quốc

Chính trị ổn định, quy mô thị trường khá lớn với nhiều tiềm năng và vị trí địa lý chiến lược là lợi thế của Việt Nam so với nhiều nước ASEAN trong việc thu hút FDI của Trung Quốc.

* Về môi trường chính trị, xã hội: Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định và lành mạnh nhất khu vực. Công ty tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC) của Hồng Kông đã xếp Việt Nam vào vị trí số 1 về ổn định trong khu vực sau sự kiện khủng bố 11/9/2002 (Viện kinh tế và chính trị thế giới, 2004). So với các nước ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Myanma thì Việt Nam ít có các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc. Tại Indonesia, tình hình chính trị – xã hội bất ổn liên miên do phong trào ly khai Aceh và khủng bố từ các nhóm Hồi giáo cực đoan, mà đỉnh điểm là vụ ném bom đảo Bali (10/2002). Thái Lan thường xuyên diễn ra các vụ bạo động, đánh bom tại miền Nam do các nhóm Hồi giáo ly khai gây ra. Philippin với hệ thống chính trị đa Đảng chứa đựng nhiều bất ổn. Tại Myanma, biểu tình chống chế độ chính quyền quân phiệt liên tục diễn ra. Ngược lại, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất - Đảng Cộng Sản Việt Nam, hoạt động với mục tiêu "của dân, do dân và vì dân", được sự ủng hộ đồng tình của tất cả dân tộc, tôn giáo nên chính trị rất ổn định, đảm bảo an toàn cho dòng vốn FDI. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư nhỏ và vừa của Trung Quốc, kinh nghiệm và năng lực đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế thì môi trường chính trị ổn định để hoạt động kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu.

* Về quy mô thị trường: Việt Nam là một thị trường tương đối lớn tại Đông Nam Á, với quy mô dân số trên 85 triệu người (2005), có sức mua khá

lớn tại các thành phố chính, quá trình di dân và tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Xu hướng tiêu dùng đã có nhiều biến chuyển do tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu của Cục tình báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA), tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam trong những năm gần đây tương đương với GDP của Phillipin và Singapore, chỉ thấp hơn GDP của Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Đặc biệt, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực trong nhiều năm, trên 7%/năm (giai đoạn 2000-2005) (Thông tấn xã Việt Nam, 2007). Triển vọng kinh tế tích cực ở Việt Nam hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường của Trung Quốc.

* Về vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc, là cửa ngõ để Trung Quốc đẩy mạnh liên kết hợp tác với các nước ASEAN. Hơn nữa, Việt Nam còn có tiềm năng liên kết kinh tế Trung Quốc với khu vực và thế giới do có bờ biển dài thuận lợi phát triển giao thông biển. Trong khi đó, phần lớn các nước ASEAN đều có vị trí kém thuận lợi hơn so với Việt Nam do hầu hết đều nằm sâu trong nội địa, việc giao thương bằng đường biển phải thông qua Việt Nam và Singpapore. Đó là một ưu thế vượt trội trong việc thu hút FDI của Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế về chi phí lương công nhân thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia) (Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản, 2006). Hơn nữa, Trung Quốc và Việt Nam có sự tương đồng về chính trị. Cả hai nước đều đang trong giai đoạn quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Trung Quốc mở cửa nền kinh tế trước Việt Nam gần một thập kỷ đã giúp các công ty Trung Quốc tích lũy được kinh nghiệm trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như phát triển kỹ năng marketing, quản lý trong môi trường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Do đó, nhà đầu tư Trung Quốc khi đầu tư vào Việt Nam có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt được cách quản lý của Nhà nước, tâm lý người tiêu dùng

Ngày đăng: 01/05/2022