CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. LỢI THẾ CỦA QUẢNG NINH TRONG VẤN ĐỀ THU HÚT NGUỒN VỐN FDI
2.1.1. Các lợi thế về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Về vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, trung du ven biển, nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106026’ đến 108031’ kinh Đông và từ
20040’vĩ độ Bắc. Bề ngang từ Đông sang Tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía Đông là vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, phía Nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km, là vùng đất dài nhất so với các tỉnh bạn nằm trong vùng duyên hải châu thổ sông Hồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Chính Sách Thu Hút Và Nâng Cao Hiệu Quả Fdi Của Việt Nam
- Cơ Cấu Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Nghành1988-2005
- Kinh Nghiệm Thu Hút Fdi Của Thành Phố Hải Phòng
- Thực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Quảng Ninh
- Tình Hình Đầu Tư Fdi Vào Lĩnh Vực Du Lịch - Dịch Vụ Giai Đoạn 1993-2005
- Kết Quả Thu Hút Fdi Theo Ngành Đầu Tư Tại Địa Bàn Hạ Long
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 (phần đã xác định). Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2; vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km2. Tỉnh Quảng Ninh
có 14 đơn vị hành chính, trong đó có 3 thị xã (Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái) và thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Có hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn. Quảng Ninh có hai miền đất rõ rệt: Miền đất phía Đông và miền Tây. Miền Đông bao gồm các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, và thị xã Móng Cái.
2.1.1.2. Tài nguyên tự nhiên
+ Tài nguyên biển.
Quảng Ninh là một trong rất ít địa phương ở nước ta có tài nguyên biển cực kỳ đa dạng và phong phú. Tài nguyên biển Quảng Ninh có thể chia ra làm 3 loại : Động vật và thực vật trên cạn và dưới nước, tài nguyên du lịch, kinh tế cảng biển.
Với 250 km bờ biển và vùng lãnh hải trên 500km2, biển Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thích hợp với hầu hết các giống loài hải sản sinh sản và phát triển. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng khai thác cao, ổn định và đều phân bố gần bờ, quanh các đảo nên khai thác rất thuận lợi. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha vũng nông ven bờ, là môi truờng thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. Quảng Ninh có hơn 1000 loài cá được biết đến và trong đó có gần 800 loài đã được định tên. Biển Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các loại cá ngon mà biển nước ta có như chim, thu, nhụ, đé, vược, ngù, dò, đối, tráp, đục, trai, chuồn, và đặc sản của biển Quảng Ninh là cá song hoa, có giá trị kinh tế rất cao. Vùng ven bờ có các loại sò huyết, ngao, hến, sá sùng, bào ngư, hải sâm, mực ống, mực nang, tôm he, tôm hùm.
Nguồn lợi biển lớn hơn nhiều lần so với các tài nguyên biển khác mà Quảng Ninh có đó là tài nguyên du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Ninh một vịnh Hạ Long kỳ vĩ với diện tích 1.553 km2 và 1969 hòn đảo lớn nhỏ, hầu hết là các đảo đá, có dáng vẻ kỳ lạ và hàng trăm hang động huyền ảo và lộng lẫy. Cùng với nguồn hải sản tại chỗ phong phú, biển Quảng Ninh là điểm du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. UNESCO đã hai lần công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị thẩm mỹ(1994) và giá trị địa chất địa mạo năm 2002. Đây
cũng là một trong những nhân tố giúp cho du khách trong và ngoài nước đến với Hạ Long nhiều hơn và đem lại nguồn thu lớn cho Quảng Ninh.
Với hàng chục hải cảng, trong đó có hai cảng nước sâu vào loại lớn nhất cả nước là cảng Cửa Ông và cảng Cái Lân. Tiềm năng kinh tế cảng biển Quảng Ninh hết sức to lớn, nằm ở vị trí gần kề con đường hàng hải quốc tế, có biên giới trên biển với Trung Quốc. Cảng biển Quảng Ninh là một lợi thế để giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế, đem lại nguồn lợi kinh tế ngày càng lớn cho tỉnh và đất nước.
+ Tài nguyên rừng và đất rừng .
Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng với tổng trữ luợng gỗ 5,4 triệu m3. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu biển, lượng mưa lớn nên rừng ở Quảng Ninh rất thuận lợi cho cây cối phát triển. Rừng Quảng Ninh có nhiều loại gỗ và thảo dựơc quý hiếm đem lại giá trị kinh tế cao.
+ Tài nguyên khoáng sản.
Quảng Ninh có trữ lượng than lớn nhất cả nước với trữ lượng than khoảng 12 tỷ tấn. Trong đó tổng trữ lượng đã thăm dò, tìm kiếm và khai thác là 3 tỷ 633 triệu tấn. Than của Quảng Ninh với chất lượng tốt, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao.
Bên cạnh khoáng sản than có giá trị kinh tế lớn, Quảng Ninh còn nhiều loại khoáng sản quý khác như đá vôi, kim loại antimon, ti tan, ô- xít ti tan …cũng có giá trị kinh tế rất cao.
2.1.2. Các lợi thế về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
2.1.2.1. Nguồn lực xã hội và cơ sở hạ tầng
+ Nguồn nhân lực: Tính đến đầu năm 2005, dân số Quảng Ninh là
1.081.363 người, vào loại trung bình trong cả nước. Số người trong độ tuổi lao động là 643.527 người, chiếm 59,51% tổng dân số.
+ Cơ sở hạ tầng.
- Hệ thống cảng biển.
Hiện tại hệ thống cảng biển của Quảng Ninh hình thành và tập trung ở các khu vực: Hạ Long( Cảng Cái Lân, cảng dầu B12, Cảng tàu Du lịch, cảng than cầu trắng, cảng xi măng Hoành Bồ), Cẩm Phả( Cảng than Cửa Ông, vùng neo đậu Hòn Nét), Móng Cái và Tiên Yên (cảng Vạn Gia, cảng Mũi Chùa). Với các cảng nước sâu, hệ thống cảng biển hiện tại có thể tiếp nhận tầu từ 40.000 - 70.000 tấn. Lượng hàng hoá thông qua các cảng hàng năm gần 10 triệu tấn.
Ngoài ra, Quảng Ninh còn có hệ thống cảng sông như: Đền Công, Bạch Thái Bưởi, Tiên Yên, Dân Tiến… tạo điều kiện giao thông đường thuỷ thuận lợi giữa Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.
- Đường bộ: Đường 18A chạy dọc tỉnh dài 240 km nối Quảng Ninh với Hà Nội và các tỉnh Bắc bộ, đã được nâng cấp, mở rộng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Đường 10 nối với Hải Phòng và các tỉnh Đông Bắc Bộ, đường 4B nối với Lạng Sơn, Cao Bằng đã được hoàn thành. Dự án cầu Bãi Cháy sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2006. Cầu Bang nối cụm công nghiệp Hoành Bồ với thành phố Hạ Long, cầu Vân Đồn nối liền huyện Vân Đồn với đất liền đã hoàn thành, đường vào cụm công nghiệp Hoành Bồ ( Trới - Vũ Oai) dài 16,4 km cũng đã hoàn thành tạo cho huyết mạch giao thông trong tỉnh thuận tiện hơn.
- Đường sắt và sân bay:
Đường sắt từ Bãi Cháy sẽ cải tạo để vận chuyển hàng container từ cảng Cái Lân đến Yên Viên- Hà Nội.
Hiện có bãi đỗ sân bay trực thăng ở Hạ Long và Móng Cái . Dự án xây dựng sân bay quốc tế Hạ Long đã được Bộ giao thông vận tải trình Chính phủ phê duyệt.
- Hệ thống cung cấp điện.
Hiện tại lưới điện quốc gia đã đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh qua nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Để cung cấp điện cho các ngành công nghiệp, đường dây 220 kv Phả Lại - Hoành Bồ đã được xây dựng xong. Hiện tại, hệ thống cung cấp điện đáp ứng đủ cho tất cả các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống cung cấp nước.
Quảng Ninh đã xây dựng nhiều nhà máy nước sạch để cung cấp nước sinh hoạt cũng như sản xuất . Lượng nước sông khá phong phú, ước tính khoảng 8,776 tỷ m3.
- Hệ thống bưu chính viễn thông.
Hiện nay, hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể thoả mãn được bất cứ nhu cầu và hình thức thông tin nào của khách hàng. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại đa dịch vụ.
- Hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng ở Quảng Ninh có thể có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ là: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Quảng Ninh, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh, Ngân hàng Hàng Hải Quảng Ninh, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Bãi Cháy, Ngân hàng Ngoại Thương.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế
Nền kinh tế Quảng Ninh trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức độ cao và ổn định, GDP tăng bình quân hàng năm 12,7% đạt kế hoạch đề ra, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước; GDP bình quân đầu người năm 2005 ( tính bằng VND) bằng 2,07 lần so với năm 2000. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế của Quảng Ninh thuộc nhóm cao so với các địa phương khác trong cả nước và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,65% năm; khu vực kinh tế Nhà nước tăng 20,3%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 29,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,3%. Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp đa dạng cả về quy mô, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm.
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 7,85%/năm. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, giảm dần sản xuất thuần nông. Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục. Kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân nhiều vùng nông thôn được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Tổng giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 15,95%, chiếm tỷ trọng từ 38 - 41,7% trong GDP toàn tỉnh. Hoạt động thương mại phát triển phong phú đa dạng, tập trung chủ yếu ở thành phố Hạ Long, thị xã Móng Cái và các đô thị trong tỉnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và tiêu dùng xã hội tăng bình quân 19,15%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 23,1%/năm.Tổng lượng khách du lịch tăng bình quân 14,9%/năm, doanh thu du lịch tăng 41,1%/năm. Dịch vụ vận tải và kinh tế cảng biển phát triển mạnh, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng bình quân 15,75%, số tầu ra vào cảng tăng bình quân 30,6%/năm, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng bình quân 17,3%/năm, năm 2005 đạt trên 20 triệu tấn. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm phát triển, đảm bảo phục vụ nhu cầu của xã hội.
Cơ cấu ngành kinh tế của Quảng Ninh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư - nghiệp, điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm gần đây, trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng thuỷ sản tăng và tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm dần; cơ cấu sản xuất công nghiệp được chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường, tăng dần tỷ trọng các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến, cơ cấu các ngành dịch vụ chuyển dịch theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất - kinh doanh và đời sống dân cư, một số ngành dịch vụ truyền thống phát triển đa dạng, tạo được nhiều sản phẩm mới. Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch: Thành phố Hạ Long, thị xã Móng Cái, thị xã Cẩm Phả và một số đô thị khác tiếp tục phát huy vai trò trung tâm hành chính, văn hoá, công nghiệp, dịch vụ, thương mại của từng vùng và từng địa phương. Vùng đồng bằng tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chuyển dịch nhiều lao động sang sản xuất phi nông nghiệp. Vùng vên biển và hải đảo thực
hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội biển đảo; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng gắn kết với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ an ninh, lãnh hải của Tổ quốc; bước đầu hình thành một số cơ sở hậu cần cho phát triển kinh tế biển. Vùng núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc đã khai thác tốt hơn thế mạnh về đất rừng để phát triển cây công nghiệp, gỗ nguyên liệu, chăn nuôi gia súc, kinh tế trang trại và buôn bán tiểu ngạch.
Các thành phần kinh tế phát triển, kinh tế tập thể được củng cố và hoàn thiện theo Luật hợp tác xã, toàn tỉnh hiện có 274 hợp tác xã và 420 tổ hợp tác, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng sản xuất các mặt hàng kính xây dựng, gốm sứ xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ - du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển hạ tầng đô thị. Hoạt động kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) dành cho Quảng Ninh từ năm 2000 dến năm 2005 đạt trên 287 triệu USD, đã giải ngân được khoảng 200 triệu USD, đạt 69,6% so với vốn cam kết.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 10,2% năm, trong đó thu nội địa tăng 21,95%. Hoạt động tiền tệ, tín dụng phát triển; tập trung huy động tốt nguồn vốn tại chỗ, ngồn vốn huy động không ngừng tăng, bình quân tăng 22%/năm, tín dụng được mở rộng đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn phát triển của các thành phần kinh tế.
Tổng vốn đầu tư xã hội của Quảng Ninh từ năm 2000 - 2005 đạt 49.700 tỷ đồng, tăng bình quân 26,6%/ năm. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách bình quân chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư được tập trong chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng( hệ thống giao thông, bến cảng, phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc, các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường…)
2.1.2.3. Chính trị, an ninh - quốc phòng
Tình hình chính trị ổn định; an ninh quốc phòng được giữ vững. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai toàn diện, nghiêm túc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình
hình mới theo tinh thần các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước. Khu vực phòng thủ được quan tâm xây dựng vững chắc; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và sự phối kết hợp giữa các lực lượng trên địa bàn có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định từ cơ sở. Các lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được chăm lo xây dựng, chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp, đặc biệt là chất lượng chính trị và sức chiến đấu, khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Quảng Ninh thường xuyên nắm chắc tình hình biên giới biển đảo và nội địa. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình phân giới, cắm mốc đảm bảo chặt chẽ, thận trọng. Xây dựng, củng cố mối quan hệ với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) trong phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và bảo vệ biên giới và phối hợp phòng chống tội phạm, vừa đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa tạo môi trường thuận lợi để tăng cường hợp tác phát triển. Kết hợp tốt việc củng cố quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững an ninh chính trị nhất là ở khu vực biên giói và hải đảo. Bảo vệ vùng an ninh tôn giáo, dân tộc thiểu số, nông thôn, đô thị, du lịch; bảo vệ an ninh tư tưởng-văn hoá, chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, chủ động phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và làm thất bại nhiều âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Chủ động đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội.
Những kết quả đó đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2.4. Văn hoá xã hội
Hoạt động văn hoá thông tin: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư phát triển. Toàn tỉnh Quảng Ninh đã có 92,17% số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá. Các hoạt động lễ hội văn hoá, lễ hội du lịch được tổ chức thường xuyên, có tác dụng giáo dục tốt cho thế hệ trẻ. Hoạt động báo