Cơ Cấu Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Bđs Việt Nam Theo Các Chuyên Ngành Bđs ( Giai Đoạn Từ 1/1/1988 - 29/4/2008)


Hàn Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam về số vốn đăng ký. Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc có sự chuyển hướng mạnh mẽ. Trong khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam thì đầu tư vào BĐS chiếm tới 29% trong tổng cơ cấu các phân ngành khác. Càng ngày Hàn Quốc càng coi trọng, quan tâm đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam.


b,2.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp của tổng tất cả các nước vào lĩnh vực bất động sảnBĐS Việt Nam theo chuyên ngành


Bảng 45: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS Việt Nam theo các chuyên ngành BĐS ( giai đoạn từ 1/1/1988 - 29/4/2008)

Đơn vị: USD

Chuyên ngành

Số dự án

Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn thực hiện

Khách sạn- Du lịch

346

12,224,486,316

14,742,735,114

XD hạ tầng KCN-KCX

35

1,850,051,201

588,798,597

XD khu đô thị mới

10

4,475,326,672

1,226,689,500

XD Văn phòng- Căn hộ

228

13,194,464,449

4,645,807,760

Tổng

619

31,744,328,638

11,204,030,971

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam - 10

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch đầu tư)


Nhìn vào bảng trên nhận thấy tình hình chung đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam diễn ra như sau: đầu tư vào chuyên ngành khách sạn du-lịch chiếm nhiều dự án nhất hơn ba trăm dự án (346 dự án), tiếp đến là đầu tư xây dựng các văn phòng - căn hộ đây là mảng cung rất thiếu của thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có hơn hai trăm dự án xây dựng văn phòng- Căn hộ (228) chiếm 36,83% số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS Việt Nam. Số


dự án xây dựng KCN-KCX là 35 dự án trong khi dự án khu đô thị mới là thấp nhất 10 dự án nhưng tổng vốn đầu tư lại lớn hơn rất nhiều so với đầu tư vào các KCN-KCX. Tổng vốn đăng ký đầu tư vào khu đô thị mới đạt gần 5 tỷ USD, 10 dự án, nên trung bình mỗi dự án xây dựng khu đô thị khoảng 500 triệu USD. Còn mỗi dự án đầu tư KCN-KCX, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 1,8 tỷ USD với 35 dự án, trung bình mỗi dự án khoảng hơn 50 triệu USD. Như vậy mỗi dự án đầu tư cho Khu đô thị mới gấp mười lần giá trị vốn đăng ký đầu tư so với dự án xây dựng KCN-KCX; hai chuyên ngành thu hút nhiều vốn đầu tư FDI nhất là chuyên ngành BĐS du lịch và BĐS thương mại.


2.3c,Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐSbất

động sảnViệt Nam theo chuyên ngành

Bảng 65: Số dự án đầu tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam theo chuyên ngành đầu tư ( tính từ 1/1/1988-29/4/2008)

Đơn vị vốn: USD


Chuyên ngành

Số dự án

Tổng vốn đầu tư

Vốn thực hiện

Khách sạn – Du lịch

33

664,178,183

8,720,000

XD Khu đô thị mới

3

776,090,672

XD Văn phòng – Căn hộ

33

3,216,737,308

205,188,173

XD hạ tầng Khu chế xuất – Khu công nghiệp

5

239,450,000

25,701,250

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch đầu

tư)


Từ phân tích của bảng 4 sự vận động vốn đầu tư vào BĐS của Hàn Quốc theo các năm, năm 1993 có một dự án 5 triệu USD đầu tiên thì đến năm 2007 trung bình mỗi dự án đầu tư vào BĐS đều trên 100 triệu USD. Rõ ràng


việc thu hút vốn vào lĩnh vực BĐS từ các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có sự trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Vậy Hàn Quốc đầu tư vào từng phân ngành BĐS ra sao? Phân ngành nào là phân ngành chủ đạo của Hàn Quốc khi đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam. Từ những số liệu của bảng 6 trên đây có thể nhận thấy rằng Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản du lịch, xây dựng khách sạn và xây dựng văn phòng căn hộ với 33 dự án còn lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp khu chế xuất và khu đô thị mới rất ít chỉ là 5 và 3 dự án. Đây có thể xem là đặc trưng đầu tư của Hàn Quốc. Và điều này cũng phù hợp với tình hình đầu tư phát triển bất động sản nói chung, đơn giản bởi lẽ thị trường văn phòng căn hộ ở Việt Nam cung còn rất hạn chế và cầu là rất cao.

Theo thống kê của CBRE, trong năm 2007 Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành 31 cao ốc văn phòng, tổng diện tích sàn là 165.381m2. Dự kiến năm 2008 thành phố sẽ cung cấp thêm 261.949m2 sàn khi các cao ốc như: Gemadept, VPBank, Paragon, Happiness Square đi vào sử dụng. Cũng theo thống kê của CBRE, năm 2007 Hà Nội có 33 cao ốc, trong đó có 10 cao ốc hạng A và 23 cao ốc hạng B như: Opera Business Centre ( hạng A), Pacific Place (hạng A), Toà nhà Viglacera (hạng B), Toà nhà VIT (hạng B)…, tổng cung xấp xi 300.000m2. Dự kiến năm 2008 các toà nhà sẽ được thuê hết, và tiếp tục có nhiều cao ốc được xây dựng.

Tuy nhiên, do nguồn cung văn phòng tại các thành phố lớn còn hạn chế cho nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Chính vì thế giá thuê văn phòng tại các thành phố lớn tăng cao khoảng từ 20 - 30%. Dự kiến năm 2008 giá thuê văn phòng hạng A tại Hồ Chí Minh từ 65 - 70USD/m2. Theo các chuyên gia địa ốc thì thị trường văn phòng cho thuê tại Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh trong một vài năm tới. Nhu cầu thuê văn phòng của các doanh nghiệp sẽ tăng cao, đặc biệt là văn phòng cao cấp bởi theo cam kết gia nhập


WTO của Việt Nam thì các doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu nước ngoài sẽ được phép thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2009.

Các nhà đầu tư thì mong muốn kiếm được thật nhiều lợi nhuận, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Họ nhanh nhạy đầu tư sớm vào xây các khách sạn đẹp nhất những cao ốc, văn phòng, căn hộ tốt nhất để thu được nguồn lợi xứng đáng. Hàn Quốc có tới 33 dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ, với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 3,3 tỷ. Trung bình mỗi dự án xây dựng văn phòng căn hộ mà Hàn Quốc đầu tư lên tới gần 100 triệu. Mặc dù các dự án khách sạn du lịch cũng bằng số dự án xây cao ốc, văn phòng nhưng tổng số vốn đầu tư chưa đến 700 triệu USD. Nổi bật có thể kể đến là tập đoàn Keangnam đầu tư xây dựng Hanoi Landmark Tower - ngôi sao trên bầu trời châu Á, gồm 3 toà tháp, toà cao nhất là 70 tầng, 2 toà còn lại mỗi toà cao 47 tầng. Dự án tổ hợp này có tổng vốn đầu tư là 500 triêu USD. Khách sạn 5 sao luôn trong tình trạng thiếu phòng cho thuê. Theo điều tra của Công ty Tư vấn và Quản lý bất động sản (CBRE) Việt Nam, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3-5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80%-90%, với mức giá cho thuê khá đắt (126,26 USD/ngày phòng khách sạn 5 sao). Khách sạn Daewoo sừng sững giữa thủ đô Hà Nội là một minh chứng thành công từ rất sớm của nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam. Gần đây, công ty Daewoo đã tiến hành lễ động thổ dự án Thành phố Đa Phước và sân golf. Dự án 250 triệu USD này sẽ có 8.500 căn hộ, một khách sạn 5 sao, văn phòng và một sân golf 18 lỗ với diện tích 280ha đất xâm lấn biển. Đây là dự án thứ 2 của Daewon tại Thành phố miền Trung này sau dự án 30 triệu USD đang được xây dựng ở gần cầu Tuyên Sơn. Một công ty Hàn Quốc khác là Charmvit cũng đã khởi công xây dựng Dự án Hà Nội Plaza, với một khách sạn 5 sao 360 phòng và một cao ốc văn phòng cho thuê rộng 54.000 m2.

Tình hình xây dựng khu đô thị cũng đang được Hàn Quốc chú trọng hơn. Công ty POSCO Engineering và Contruction (POSCO E và C) của Hàn


Quốc vừa ký hợp đồng với Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) hợp tác đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc An Khánh rộng 264,4ha nằm bên cạnh đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, với tổng mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD. Trước đó, 5 "đại gia" khác của Hàn Quốc, trong đó có Tập đoàn Daewoo, đã nhận giấy phép đầu tư xây dựng Khu đô thị Tây Hồ Tây trên diện tích 207 ha với tổng mức đầu tư lên tới 314 triệu USD. Một số công ty nước ngoài khác cũng đang nghiên cứu đầu tư phát triển đô thị như Tập đoàn xây dựng Kumho và các Cty GS E&C, Booyoung, Lee&Co (đều của Hàn Quốc).

Dự án Hàn Quốc xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là rất ít chỉ năm dự án. Khu công nghiệp cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tiên ở Việt Nam đã có dự định vào khoảng năm 1996 nhưng bị hoãn do khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, 1998 nên mãi 10 năm sau đến tháng 11/2006 thì Bộ Công nghiệp Hàn Quốc và Bộ Kế hoạch đầu tư VN mới ký bản ghi nhớ về việc xây dựng khu công nghiệp đầu tiên dành cho doanh nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh Bắc Giang. Khu công nghiệp này có diện tích khoảng 256 ha, dự kiến khánh thành năm 2008, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư kinh doanh tại VN.

Như vậy có thể thấy rằng trong cơ cấu phân ngành của lĩnh vực BĐS thì Hàn Quốc đầu tư ít, có ít dự án vào phân ngành xây dựng khu công nghiệp khu chế xuất nhưng lại đầu tư rất lớn, rất nhiều cho phân ngành xây dựng khách sạn và các cao ốc, văn phòng, căn hộ. Đây là xu thế phù hợp với sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam đồng thời các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng thể hiện và vận dụng được những thế mạnh của mình.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦAHÀN QUỐC VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM.


Trong vòng hơn hai mươi năm qua, việc thu hút FDI của Hàn Quốc

vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả to lớnnhưng cũng gặp không ít vấn đề khó khăn, vướng mắc.

1. Những kết quả đạt được trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc vào lĩnhvực bất động sản Việt Nam

Hàn Quốc là đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Năm 2006 HànQuốc đã vượt qua những nhà đầu tư nước ngoài lớn như Mỹ, Nhật Bản,Singapore, Đài Loan để trở thành quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhấttại Việt Nam. Thêm nữa tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốcvào Việt Nam thì lĩnh vực BĐS chiếm lượng vốn lớn nhất đầu tư, hơn cả lĩnhvực công nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ mà Hàn Quốc đầu tư sớm hơn vàoViệt Nam. Hàn Quốc ngày càng khẳng định là đối tác hàng đầu của Việt Namtrên phương diện hợp tác, phát triển kinh tế.

Nguồn vốn FDI Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam giữ mộtvai trò rất quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực còn rất non trẻ này ở ViệtNam. Ngoài vai trò như một nguồn vốn đầu tư nước ngoài tác động vào lĩnh vựcBĐS Việt Nam như đã trình bày ở chương 1 gồm có 5 vai trò quan trọng là:

+ Bổ sung nguồn vốn trong nước

+ Tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo thị trường BĐS cạnh tranhhoàn hảo hơn

+Tiếp thu công nghệ, bí quyết quản lý

+Tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bất động sản

+ Tăng nguồn thu ngân sách

Ngoài những 5 vai trò đó ra thì các nhà đâu tư Hàn Quốc còn đóng gópnhiều vai trò tuyệt vời khác nữa, có thể kể đến 5 vai trò nữa như sau:

+Tăng tính thẩm mỹ ở những nơi mà Hàn Quốc đầu tư xây dựngkhách sạn,văn phòng thương mại, khu nghỉ dưỡng,…Với hai dự án lớn, dự án

đang triển khai đầu tư là khách sạn cao cấp 5, khu văn phòng, khu nhà ở của


tập đoàn Keangnam hứa hẹn sẽ cung cấp một cảnh quan hoành tráng, sangtrọng, cao cấp ở những sản phẩm mà Keangnam cung cấp. Keangnam tuyênbố rằng dự án này sẽ là niềm tự hào của tập đoàn này ở Việt Nam; hay như dựán xây dựng khu đô thị bên sông Hồng Tây Hồ Tây được ca ngơi như viênkim cương của Việt Nam, sánh với dự án nổi tiếng thành phố bên sông Hàncủa Hàn Quốc, mà các nhà đầu tư rất thành công. Mỗi năm thành phố bênsông Hàn đón nhiều triệu lượt du khách thăm quan. Dự án thành phố bên sôngHông này ở Việt Nam hứa hẹn sẽ làm thay đổi bộ mặt của thủ đô Hà Nội.

+Giảm sự căng thẳng trên thị trường BĐS vì thiếu cung, thừa cầuBĐS tại Việt Nam: Đây là một thực tế nữa cũng hết sức rõ ràng. Cầu về BĐS

ở Việt Nam, những khu đô thị, trung tâm giao lưu kinh tế là vô cùng lớnnhưng nguồn cung lại có hạn. Chính sự mất cân bằng trong cung cầu này gâynên rất nhiều bất cập không chỉ trên lĩnh vực BĐS không thôi mà nó còn gâynên nhưng vấn đề nghiêm trọng về xã hội. Cụ thể là trong việc giải quyết chỗ

ở cho những người làm việc, học tập, công tác ở các đô thị lớn trên cả nước.Vấn đề này đã giảm đi khi nhà đầu tư Hàn Quốc dùng tiền vốn của mình, bíquyết quản lý, kinh nghiệm xây dựng và chất xám thiết kế,.. đầu tư vào lĩnhvực BĐS Việt Nam.

+Nâng cao chất lượng cuộc sống của những cư dân tiêu dùng sảnphẩm của các công ty BĐS Hàn Quốc. Hàn Quốc là nước có kinh nghiệm xâydựng những công trình mang tầm cỡ quốc tế và chất lượng của những côngtrình của Hàn Quốc được cả thế giới công nhận, chất lượng cao. Khi nhà đầutư Hàn Quốc đến Việt Nam, xây dựng cho Việt Nam những căn phòng kháchsạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng, văn phòng thương mại hạng sang nhất Châu Ákhiến người dân Việt Nam tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ của Hàn Quốc-những sản phẩm dịch vụ mang phong cách lịch lãm, hiện đại chất lượng khiếnngười dân Việt Nam cảm thấy hài lòng, chất lượng cuộc sống của họ đượcnâng cao.


+Năng động hoá nền kinh tế: Đất nước Hàn Quốc vốn nổi tiếng vớikhẩu hiệu Dynamic Korea- một nền kinh tế năng động; doanh nghiệp FDIHàn Quốc đầu tư vào BĐS Việt Nam đều là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lựckinh tế, họ đã thổi một luồng tư duy mới, năng động, đầy nhiệt huyết và cungcách làm việc chuyên nghiệp, một kiểu làm ăn lớn mang tầm quốc tế. Đâynhư một hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp Việt Nam, những doanhnghiệp đang làm ăn manh mún, nhỏ lẻ. Chuông cảnh báo các doanh nghiệpViệt cần phải năng động, nhanh nhạy hơn nữa và cần thiết phải có tầm nhìnchiến lược trong dài hạn.

+Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam còngiúp tạo ra những sản phẩm hàng hoá BĐS chất lượng cao, sánh ngang vớitiêu chuẩn quốc tế. Vì những nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tưHàn Quốc nói riêng mang vốn, công nghệ và bí quyết kinh doanh của mìnhsang nước nhận đầu tư, để tạo lập các công trình bất động sản theo tiêu chuẩnthế giới, tạo ra những sản phẩm BĐS đạt tiêu chuẩn chung quốc tế, góp phần

đưa nền sản xuất hàng hoá BĐS Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuấthàng hoá bất động sản toàn cầu. Ví dụ dễ nhận thấy cho vai trò tham gia mạnglưới sản xuất toàn cầu này là: Những người nước ngoài muốn mua nhà để ở,hay đi nghỉ ở những khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp có thể nghĩ đến ViệtNam như là một trong các lựa chọn vì Việt Nam cũng có những căn nhà, khunghỉ dưỡng, khách sạn mang tầm vóc quốc tế, tiêu chuẩn quốc tế.

Vai trò của FDI Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam còn thể hiện ởnhiều khía cạnh, nhiều mặt khác nữa. Mỗi người có thể sẽ tự hận ra những vaitrò quan trọng của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam vì điều này phụ thuộc vào gócnhìn của mỗi cá nhân nhưng một điều khó có thể phủ nhận là: Vai trò của HànQuốc đang ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam nóichung và phát triển BĐS ở Việt Nam nói riêng. Làm sao để mối quan hệ của hai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022