Tình Hình Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Công Nghiệp Điện

(BOO) hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật, trong đó hình thức BOT là phổ biến hơn cả.

2.1.1. Đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập ngày 10/10/1994 theo Quyết định 562/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất của ba công ty Điện lực 1, 2, 3 thuộc Bộ Năng lượng (cũ). Sau khi Bộ Năng lượng sát nhập vào Bộ Công Nghiệp (cũ) thì EVN trực thuộc sự quản lý của Bộ này. Tập đoàn EVN là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 phụ trách toàn bộ lĩnh vực đầu tư và phát triển, sản xuất và kinh doanh về điện. EVN hiện có 14 đơn vị trực thuộc hoạt động theo cơ chế độc lập gồm: Công ty Điện lực 1, 2, 3; Điện lực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty xây lắp điện 1, 2, 3, 4; Công ty khảo sát thiết kế điện 1, 2; Công ty sản xuất thiết bị điện; Công ty Viễn thông điện lực và Công ty tài chính điện lực.

Tập đoàn EVN đã thực hiện được bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, cân bằng được tài chính. Năm 2008, doanh thu đạt trên 66 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2007, nộp ngân sách Nhà nước đạt 3.408 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định tăng nhanh, nguyên giá tài sản cố định cuối năm 2006 mới có trên 139 nghìn tỷ đồng, đến cuối năm 2008 đạt gần 172 nghìn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn tăng nhanh, năm 2006 là 49 nghìn tỷ đồng, đến năm 2008 đạt gần 72 nghìn tỷ đồng30.

Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong thời gian gần đây vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động đầu tư của mình, nổi rõ là: còn lúng túng khi xảy ra tình trạng thiếu điện. Năm 2008, việc cấp điện thiếu hụt kéo dài, xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, gây bức xúc cho người dân và các doanh nghiệp; EVN được giao nhiệm vụ đầu tư 22.748 MW điện mới trong Tổng sơ đồ VI, nhưng tiến độ triển khai rất chậm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho các năm qua mà có thể ảnh hưởng đến việc cấp điện cho các năm tới. Theo báo cáo mới nhất của EVN vào cuối tháng 2/2009, giai đoạn 2006 – 2008,


30 Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc của thường trực Chính phủ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành ngày 3/3/2009, www.thuvienphapluat.com/?CT=VC&LID=14F7F009

EVN đã hoàn thành và đưa vào vận hành 7 nguồn điện được xây dựng trong nước (tổng công suất 1.626 MW) và đang xây dựng 22 dự án (với tổng công suất 8.869 MW). Tổng vốn đầu tư trong 3 năm 2006 – 2008 đạt trên 96 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm trên 32 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nếu như tính cả 2.696 MW điện phải hoàn thành trong năm 2009 thì tới cuối năm 2009, nguồn điện mới mà EVN phát triển được mới là 4.322 MW, chỉ gần bằng 20% kế hoạch mà EVN cần đầu tư trong Tổng sơ đồ VI. Tính xa hơn, tới kế hoạch năm 2012, nguồn điện mới mà EVN đầu tư và đưa vào vận hành dự kiến là 10.495 MW. Tuy vậy, con số này cũng chỉ xấp xỉ 45% so với kế hoạch đặt ra cho riêng EVN trong Tổng sơ đồ VI. Còn lại 19 dự án với tổng công suất 12.253 MW, chiếm tỷ trọng gần 55% các dự án do EVN đảm trách trong Tổng sơ đồ VI, đã được EVN lên kế hoạch khởi công xây dựng trong năm 2009 là 4 dự án; năm 2010 là 4 dự án và số còn lại sẽ khởi công từ năm 2011 trở đi.

2.1.2. Đầu tư của nhà đầu tư ngoài EVN

Thị trường điện lực Việt Nam có sự tham gia của nhiều loại nhà đầu tư khác nhau ngoài EVN xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP) như: Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama, Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Vinashin,…), Liên doanh giữa công ty trong nước và nước ngoài, và các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn 100%. Cho đến thời điểm cuối năm 2008, tổng công suất đặt toàn hệ thống điện Việt Nam là 15.697 MW, tăng 16,16% so với năm 2007 (13.512 MW). Trong đó, tổng công suất đặt của các nhà máy điện ngoài EVN là 5.569 MW (chiếm 35,48%). Một số nhà máy điện ngoài EVN và thuộc sở hữu Nhà nước với tổng công suất là 313 MW (chưa kể nhà máy điện Cao Ngạn), trong đó 209 MW thuộc các dự án IPP cấp điện cho lưới điện quốc gia. Cụ thể như: Nhiệt điện than Na Dương (Lạng Sơn) công suất 110 MW (2 x 55 MW) và Nhiệt điện than Cao Ngạn (Thái Nguyên) công suất 100 MW (2 x 50 MW), do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đầu tư và vận hành. Tổng công suất các nhà máy điện hiện thuộc thành phần có đầu tư nước ngoài là 2.156 MW, chiếm 19,1% tổng công suất đặt hệ thống điện. Trong đó, chủ yếu là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

các là máy điện được đầu tư dưới hình thức BOT và BOO, bởi hiện tại chưa có một nhà máy điện nào ở Việt Nam được đầu tư với hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài hay các biến thể khác của BOT. Như vậy, hiện tại ngành điện Việt Nam đã có cạnh tranh trong khâu phát điện với sự tham gia của các nhà máy điện độc lập do các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển, đây là một bước tiến quan trọng giúp ngành điện nâng cao năng suất, huy động tiềm lực của các đơn vị phát điện. Các nhà máy này đã góp phần tạo ra động lực cạnh tranh mới cho hoạt động phát điện.

Về thực tế triển khai của các nguồn điện trong Tổng sơ đồ VI được thực hiện bởi các nhà đầu tư ngoài EVN cho thấy: Tiến độ thực hiện của các nhà đầu tư bên ngoài EVN chưa đúng kế hoạch. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2006 – 2015, các đơn vị ngoài EVN đầu tư 54 công trình với tổng công suất 36.715 MW, chiếm 61,7% tổng công suất nguồn điện mới cần xây dựng. Song, hiện nay mới có khoảng

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8

2.059 MW được đưa vào vận hành, đạt 5,6% kế hoạch so với Tổng sơ đồ điện VI cho các nhà đầu tư ngoài EVN. Các nhà đầu tư này đang xây dựng 23 dự án với tổng công suất 4.056 MW và đang chuẩn bị 16 dự án với tổng công suất 15.325 MW. Như vậy, vẫn còn tới 9 dự án có tổng công suất 15.275 MW chưa có chủ đầu tư. Theo đánh giá của EVN, trong số các dự án do các chủ đầu tư ngoài EVN thực hiện thì chỉ một số dự án có thể vận hành như đã định là Nhơn Trạch 2 (750 MW) và một số dự án thủy điện có tổng công suất 4.000 MW (gồm: Nậm Chiến 1, Nho Quế 3, Serepok 4, Đắc Mi 4, Sekaman 3). Các dự án nhiệt điện than quy mô lớn mới khởi động được quá trình chuẩn bị đầu tư. Thời điểm hoàn thành của các dự án này đang khó xác định bởi nhiều lý do như nguồn than, giá than lẫn khả năng tài chính của các chủ đầu tư với những dự án điện “tỷ USD”31. Điều này cho thấy trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc gây nên tình trạng thiếu điện này chưa rõ ràng.

2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện

Như đã trình bày ở trên, các chủ đầu tư nước ngoài xây dựng các dự án nhà máy điện ở Việt Nam dưới các hình thức đầu tư chủ yếu là BOT và BOO. Kể từ

31 Theo Bộ Công Thương, các nguồn điện cả nước nói chung và các nguồn điện do các chủ đầu tư ngoài EVN thực hiện nói riêng dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2009 – 2010 trên thực tế đều chậm từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí chậm 2 năm, http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=9&DocID=18343

năm 1997 cho tới nay, Việt Nam thu hút được 7 dự án điện IPP, trong đó chỉ có 2 dự án điện dưới hình thức BOT đi vào vận hành thương mại thành công với tổng công suất hơn 1.400 MW (Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2) và 5 dự án IPP khác có tổng công suất đạt 575 MW (Hiệp Phước, Amata, Formusa,…). Chủ đầu tư các dự án IPP đến từ các quốc gia như Đài Loan, Singapore, Pháp,… đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Khóa luận sẽ phân tích rõ quá trình thu hút và hiệu quả khai thác những dự án này.

2.2.1. Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện

Tại Điều 21, Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng có thể ký kết với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) và Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)”. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (tiếng Anh viết tắt là BOT) theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam là “Văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn này nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam”32. Hiện tại, các dự án BOT ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện trong ba lĩnh vực: điện, nước và giao thông vận tải. Trong đó, các dự án này tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong ngành điện. Các dự án BOT trong ngành điện đang tiến triển một cách tốt đẹp và đã đưa vào khai thác kinh doanh trong những năm gần đây.

Tính đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy phép đầu tư cho 9 dự án BOT nước ngoài với tổng vốn đạt hơn 1.746 triệu USD, trong đó có 3 dự án sản xuất điện: Warsila công suất 120 MW, Phú Mỹ 3 công suất 716,8 MW và Phú Mỹ

2.2 công suất 715 MW. Khóa luận sẽ tìm hiểu cả những thành công và thất bại của 3 dự án này.


32 Khoản 17, Điều 3, Luật Đầu tư 2005, ban hành ngày 29/11/2005.

2.2.1.1. Dự án nhà máy nhiệt điện WARTSILA

Wartsila là tập đoàn lớn tập trung vào 3 lĩnh vực là năng lượng cho tàu thủy (Ship Power) về nhà máy điện (Power Plant) và các dịch vụ liên quan tới năng lượng. Ra đời từ năm 1834, cho tới nay Wartsila có mạng lưới hoạt động toàn cầu với 130 cơ sở trên 70 nước, thuê 13.000 công nhân. Trụ sở chính tại Helsinki (Phần Lan).

Nhà máy điện Wartsila là nhà máy nhiệt điện chạy bằng diezel, cách Thành phố Hồ Chí Minh 130 km. Dự án Nhà máy điện Wartsila là dự án BOT đầu tiên của ngành điện đã được cấp Giấy phép đầu tư số 1990/GP với mục tiêu xây dựng quản lý và vận hành nhà máy nhiệt điện công suất 120 MW theo hình thức BOT tại xã Long Hương, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 110 triệu USD, vốn pháp định là 33,5 triệu USD. Thời gian hoạt động của công ty BOT kéo dài 20 năm. Theo tiến trình dự tính, công ty sẽ phải đưa vào vận hành 4 tổ máy tháng 4/1998 và hoàn thiện toàn bộ 8 tổ máy trong năm 1999. Chủ đầu tư của dự án là Công ty WARTSILA VIETNAM POWER INVESTMENT LTD. (Phần Lan) được đăng ký tại Grand Cayman Islands.

Sau khi dự án được cấp Giấy phép, Wartsila triển khai các công việc giải phóng mặt bằng, san nền công trường và đóng cọc móng nhà máy chính, cầu cảng theo thiết kế được duyệt (do Tổng Công ty lắp máy Việt Nam Lilama thực hiện), đồng thời thu xếp tài chính với Công ty Tài chính quốc tế (IFC). Tháng 6/1998, IFC đã đồng ý cho Wartsila vay tiền cho dự án (khoảng 70% của tổng vốn đầu tư 110 triệu USD toàn dự án) kèm theo các điều kiện bổ sung và sửa đổi Hợp đồng BOT.

Do dự án này được ký kết vào giai đoạn những năm 1990, thời điểm Việt Nam thiếu điện trầm trọng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chấp nhận ký kết hợp đồng mua điện với giá cao cho một nhà máy có công suất không lớn là 7,38 xu Mỹ/Kwh để dự án sớm đi vào hoạt động nhằm cung cấp điện cho khu vực TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Giá điện EVN cung cấp cho dân là 810 đồng/Kwh (tương đương 0,052 xu Mỹ). Tuy nhiên, do dự án không hoạt động đúng theo tiến độ và nhất là vào mùa khô năm 1999 như yêu cầu đề ra nên giá cả phải đàm phán lại. Tuy nhiên, cả phía EVN và Wartsila đều không thống nhất được giá.

Thêm vào đó, vào tháng 4 năm 2005, do không thu xếp được vốn triển khai tiếp tục dự án nên dự án Nhà máy điện Wartsila được đánh giá là không khả thi và Bộ Công nghiệp đã trình Chính phủ dừng dự án này. Mặc dù vẫn muốn triển khai dự án do không muốn lãng phí số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và có tính tới hình thức chuyển đổi nhà máy dùng nguyên liệu gas thay than đã nhưng cho tới nay dự án vẫn chưa có tiến triển thêm. Điều này cho thấy rằng, giá của hợp đồng bao tiêu sản phẩm và nguồn vốn để triển khai dự án ngành điện là những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với dự án BOT. Giá của hợp đồng bao tiêu sản phẩm hình thành nguồn thu và là căn cứ để cho dự án có thể huy động được vốn để khai thác.

2.2.1.2. Dự án nhà máy điện Phú Mỹ 3

Công ty BOT hình thành theo Giấy phép đầu tư số 2204/GP ngày 22/5/2001 nhằm xây dựng quản lý và vận hành nhà máy điện có công suất 716,8 MW theo hình thức BOT tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án nhà máy điện Phú Mỹ 3 đã tạo ra hàng nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người dân trong vùng và đặc biệt sản lượng điện của nhà máy điện BOT này chiếm gần 10% tổng công suất thiết kế của tất cả các nhà máy điện ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là dự án BOT với 100% vốn nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam. Dự án sẽ được khai thác trong vòng 20 năm.

Nhà máy điện Phú Mỹ 3 sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp của Siemens, tuabin loại Advanced V94.3A với công nghệ thiết kế F giảm nồng độ độc hại trong khói33 góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng nhiên liệu khí thay cho các nhiên liệu truyền thống. Đây là một dự án có quy mô lớn

do 3 công ty đầu tư: Công ty BP HOLDINGS BV (chi nhánh của Tập đoàn BP Anh Quốc), Công ty SEMBCORP UTILITIES PTE. LTD. (Singapore), tổ hợp nhà thầu KYUSHU ELECTRIC POWER Co., Inc và NISSHO IWAI (Nhật Bản), với nguồn vốn đầu tư là 412,85 triệu USD, số vốn mỗi bên là 33,33%. Theo quy định của Hợp đồng BOT, vốn pháp định của công ty sẽ phải chiếm 30% vốn đầu tư, tuy nhiên


33 Báo cáo Tổng kết công trình quan trọng quốc gia Khí – Điện – Đạm tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2007, tr.14.

theo yêu cầu của các nhà đầu tư số vốn pháp định đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh xuống 25% (103 triệu USD).

Tiến độ dự án điện Phú Mỹ 3 đã bị chậm khoảng 4 năm do phải chờ đợi cấp khí, quá trình chuẩn bị dự án và đàm phán với Nhà đầu tư nước ngoài kéo dài34. Dự án điện Phú Mỹ 3 đã chính thức vận hành thương mại vào ngày 1/3/2004 sau một thời gian vận hành thử và thảo luận với Bộ Công nghiệp và các Bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung Hợp đồng BOT và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn. Trong năm 2004, theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty lúc đó đang gặp khó khăn trong việc nợ nần của nhà thầu Mc Connel Dowell và được Văn phòng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất hướng xử lý. Việc đưa vào hoạt động thương mại thành công, Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 đã giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ khí của dự án Nam Côn Sơn và hoàn thiện chuỗi giá trị khí – bao gồm khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khí mà Công ty BP đã thực hiện tại Việt Nam.

Trong quá trình vận hành Nhà máy điện Phú Mỹ 3 tính đến nay đã xảy ra một số trục trặc như: Công suất 720 MW đã xảy ra 4 lần sự cố, mỗi lần mất khoảng một nửa công suất trong hơn một tháng từ đầu tháng 5/2005; Sự cố tổ máy GT 32 (công suất 360 MW), kéo dài từ 22/3/2007 và ngừng hoạt động để sửa chữa tổ máy GT 31 cùng công suất của Nhà máy Phú Mỹ 3 đã làm giảm sản lượng cung cấp cho hệ thống khoảng 160 triệu Kwh; Sự cố cháy máy biến áp xảy ra ngày 11/7/2007 đã làm sụt giảm một nửa sản lượng nhà máy điện Phú Mỹ 3 (công suất 360 MW) và sự cố này đã được Phú Mỹ 3 thuê máy khác đưa về dùng tạm từ tháng 1/2008, đến tháng 5/2008 máy 500 KV chính mới được sửa xong và đưa về để vận hành;… Không chỉ riêng Nhà máy điện Phú Mỹ 3 gặp sự cố mà có rất nhiều nhà máy điện khác (như: Phú Mỹ 2.2, Na Dương, Formosa, Hiệp Phước,…) cũng liên tiếp gặp sự cố gây nên tình trạng thiếu điện cho nền kinh tế. Trong thời gian tới, nhằm duy trì công suất tối đa, tăng sản lượng điện quốc gia, đơn vị sẽ đầu tư thêm khoảng 10 triệu USD cho dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy điện tại khu công nghiệp Phú


34 Báo cáo về công trình quan trọng quốc gia Khí – Điện – Đạm Bà Rịa – Vũng Tàu: Bản tóm tắt, http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=1529

Mỹ 1 (Vũng Tàu) vào tháng 9/2009. Sau khi thực hiện dự án với công nghệ của Siemens, công suất của nhà máy điện này dự kiến sẽ tăng khoảng 3% – 4%.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, một trong những yếu tố để thực hiện thành công một dự án điện BOT là vốn đầu tư. Dự án nhiệt điện Phú Mỹ 3 đã thành công trong việc thu xếp vốn triển khai dự án và vì thế đã chính thức vận hành thương mại vào năm 2004.

2.2.1.3. Dự án nhà máy điện Phú Mỹ 2.2

Dự án điện Phú Mỹ 2.2 được cấp Giấy phép đầu tư số 2226/GP ngày 18/9/2001 sẽ được công ty Năng lượng Mê Kông (MEKO) xây dựng quản lý và vận hành theo hình thức BOT, nhà máy điện xây mới có công suất 715 MW tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là dự án điện độc lập IPP thực hiện theo hình thức BOT nằm trong chương trình phát triển các nhà máy điện chạy bằng gas tại khu vực phía Nam, là dự án nhà máy điện đầu tiên được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tư nhân sau khi Việt Nam tiến hành mời thầu với hồ sơ do Ngân hàng Thế giới xây dựng. Đây là dự án có quy mô lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay (vốn đầu tư: 480 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 140 triệu USD) do tập đoàn Điện lực EDF International của Pháp góp 56,25%, hai công ty Nhật là Sumitomo Corporation góp 28,125% và TEPCO góp 15,625%. Dự án này sẽ được khai thác trong vòng 20 năm.

Dự án được khởi công xây dựng từ 1/12/2002 và đã chính thức hòa lưới điện quốc gia từ 4/2/2005. Quá trình chuẩn bị dự án và đàm phán hợp đồng mua bán điện với EVN phải mất đến 6 năm. Xếp theo thứ tự thời gian, đây là dự án BOT thứ 3 được đi vào vận hành thành công. Từ khi vận hành đến nay, nhà máy đã cung cấp khoảng 3 tỷ Kwh cho hệ thống điện.

Dự án Phú Mỹ 2.2 được đánh giá là một dự án thành công của Việt Nam trong lĩnh vực điện sau khi Wartsila bị rút Giấy phép. Được hoàn tất các thủ tục cần thiết vào ngày 20/12/2002, dự án này là dự án cơ sở hạ tầng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam trong đó các nhà đầu tư được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Một công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập tại Việt Nam bởi một tập đoàn tư nhân gồm EDF International (EDFI), Sumitomo Corporation and TEPCO

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022