Thực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Quảng Ninh


chí và phát thanh truyền hình có sự phát triển về mạng lưới, đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung chương trình. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng được quan tâm đầu tư. Các hoạt động văn hoá thông tin đã góp phần quan trọng tạo ra môi trường để phát triển kinh tế xã hội nhất là các ngành du lịch và dịch vụ.

Công tác giáo dục và đào tạo có những chuyển biến tích cực, quy mô trường lớp phát triển đa dạng, số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng. Đội ngũ giáo viên được tăng cường và chuẩn hoá. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Công tác xã hội hoá giáo dục có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế. Hệ thống các trường lớp dân lập phát triển, hệ thống trường đào tạo nghề, các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm được sắp xếp, củng cố, nâng cấp đã đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 21,2%. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tăng bình quân 14%/năm và chiếm 17% tổng chi ngân sách hàng năm. Bằng nhiều nguồn vốn, đã đầu tư xây dựng mới trên 1000 phòng học cao tầng và kiên cố nhằm phục vụ giáo viên và học sinh.

Trong vòng 5 năm từ 2000 đến 2005, bình quân mỗi năm Quảng Ninh giải quyết việc làm cho 2,1 vạn lao động, đã đưa gần 2500 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI QUẢNG NINH

Có thể nói, sau 16 năm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quảng Ninh đã thu được những kết quả quan trọng( mở rộng và tăng vốn đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách,...). Để thu được những thành quả đó, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1. Tình hình cấp giấy phép các dự án đầu tư trực tiếp nuớc ngoài


Có thể nói hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Ninh là một trong những hoạt động kinh tế sôi động và được các cấp các ngành có sự quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn 1990 - 2005 trên địa bàn tỉnh đã có 117 dự đầu tư trực tiếp nước được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 1.268.711.845 USD, Tính trung bình, mỗi năm có 8 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký bình quân là 84.580.789 USD/năm. Quy mô bình quân mỗi dự án đầu tư được cấp giấy phép trong thời kỳ này là 10.843.690 USD/dự án.

Tình hình cấp giấy phép đầu tư trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau:


Bảng 2.1. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép trên địa bàn Quảng Ninh 1990-2005

(tính cả những dự án đã hết hiệu lực pháp lý)



Năm

Cấp mới

Điều chỉnh


Tổng vốn thu hút(USD)


Dự án

Vốn đăng

ký(USD)


Dự án

Vốn đăng

ký (USD)

1990

2

1.710.000

0

0

1.710.000

1991

1

30.000.000



30.000.000

1992

0

0

0

0

0

1993

5

9.871.548

0

0

9.871.548

1994

3

59.000.000

0

0

59.000.000

1995

8

39.127.000

1

909.871

40.036.817

1996

6

364.571.023

3

13.660.000

378.231.023

1997

6

290.788.962

1

13.100.000

303.888.962

1998

6

61.683.000

3

3.071.035

64.754.035

1999

8

16.200.000

4

10.875.752

27.075.752

2000

5

5.550.000

1

2.500.000

8.050.000

2001

9

9.564.830

3

20.088.578

29.653.408

2002

14

41.092.400

6

26.726.000

67.818.400

2003

15

42.750.000

2

30.802.000

73.552.000

2004

11

80.134.900

4

14.750.000

94.884.900

2005

18

63.385.000

8

16.800.000

80.185.000

Cộng

117

1.115.428.663

32

153.283.182

1.268.711.845

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 7

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Có thể nói hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh là một trong lĩnh vực mới mẻ, mặc dù có sự khởi đầu chậm hơn so với một số địa phương khác nhưng 16 năm qua được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đặc biệt


là sự nỗ lực của lãnh đạo Tỉnh, Quảng Ninh đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong việc thu hút dòng vốn FDI, góp phần thúc đẩy thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước.

Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy rằng hoạt động thu hút FDI ở Quảng Ninh có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Giai đoạn (1990-1995) đây là thời kỳ xuất phát điểm, còn thiếu kinh nghiệm và còn nhiều hạn chế về yếu tố con người, công tác tuyên truyền và vận động đầu tư chưa được quan tâm đúng mực, do vậy trong giai đoạn này Quảng Ninh chỉ cấp giấy phép cho được 19 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 140.618.365 USD ( chiếm 16,23% tổng số dự án và 11,08% so với tổng số vốn đăng ký đầu tư tính đến cuối năm 2005). Giai đoạn 1996 -2000 Quảng Ninh đã cấp giấy phép cho 31 dự án với tổng số vốn đầu tư là 781.999.772 USD ( chiếm 26,49% số dự án và chiếm 61,64% so với tổng số vốn đăng ký đầu tư tính đến cuối năm 2005). Ta thấy rằng giai đoạn này hoạt động thu hút FDI tại Quảng Ninh có những bước tiến bộ vượt bậc, mức thu hút nguồn FDI bình quân trên 6 dự án và 156 triệu USD/ năm. Giai đoạn (2001-2005) đã có 67 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 346.093.708 USD ( chiếm 57,26% số dự án và chiếm 27,28% so với tổng số vốn đăng ký đầu tư tính đến cuối năm 2005). Mặc dù giai đoạn này có tổng số dự án lớn hơn hai lần so với giai đoạn (1995-2000) nhưng về tổng số vốn thu hút thì chỉ bằng một nửa, nguyên nhân chủ yếu là do các dự án trong giai đoạn này chủ yếu có quy mô đầu tư nhỏ.

Như vậy qua ba thời kỳ 1990 - 1995, 1996 - 2000, 2001 - 2005, cho ta thấy số dự án được cấp phép không ngừng tăng lên, trung bình 8 dự án được cấp phép / năm. Trong 117 dự án được cấp phép tính đến cuối năm 2005 thì đã có 41 dự án bị rút giấy phép và hết thời gian hoạt động, tính hết ngày 31/12/2005 thì Quảng Ninh còn 76 dự án còn hiệu lực pháp lý với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 513.770.023 USD, Trong đó vốn đầu tư thực hiện là 311.636.732 USD chiếm 60,65% trên tổng vốn đăng ký.


Bảng 2.2. Kết quả Vốn FDI Thực hiện Trên tổng vốn FDI đầu tư đăng ký

Năm

1990-1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Vốn đầu tư (USD)

914.568.137

8.050.000

29.653.408

67.818.400

73.552.000

94.884.900

80.185.000

Vốn đầu tư thực

hiện(USD)

160.000.000

1.500.000

17.000.000

3.000.000

25.000.000

40.000.000

60.200.000

Nguồn:Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh Về tình hình thực hiện các dự án được cấp giấy phép đầu tư trong tổng số 1.268.711.845 USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dăng ký đầu tư thì vốn đầu tư thực hiện được được là 306.700.000 USD chiếm 24,17% tổng vốn đăng ký đầu tư,

đây là tỷ lệ tương đối thấp .

2.2.2. Cơ cấu đối tác đầu tư

Tính đến hết năm 2005, có các Công ty và nhà đầu tư của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, các nhà đầu tư Châu Á ( Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia) chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư ( 443.385.123 USD tương ứng 86,30% ). Còn lại là các nhà đầu tư từ Châu Âu , Châu Mỹ (Ba Lan, Canada,, Nga, Pháp, Mỹ) với tổng số vốn đầu tư là 70.384.900 USD chiếm 13,67%. Quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp vào Quảng Ninh nhiều nhất là Trung Quốc với tổng số vốn đầu tư là 189.919.918 USD chiếm 36,966% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là Singapore với tổng số vốn đầu tư là 57.430.388 chiếm 11,8%, nước đứng thứ ba là Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư là 50.700.000 USD chiếm 9,87% và thứ tư là Đài Loan. Các nhà đầu tư Châu Á cũng là những nhà đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất. Tình hình này phản ánh mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Các nhà đầu tư Mỹ là các nhà đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh muộn nhất trong số 13 quốc gia. Điều này là tất yếu bởi lẽ các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam chỉ được bắt đầu khi Mỹ xoá bỏ chính sách cấm vận với Việt Nam và hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm 1995 và đặc biệt là việc Việc Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian tới.


Bảng 2.3. Đầu tư nước ngoài tại Quảng Ninh theo nước đầu tư

( tính đến hết tháng 12 năm 2005- chỉ tính những dự án còn hiệu lực)

STT

Nước đầu tư

Số dự án

Tổng vốn đầu tư(USD)

Tỷ lệ(%)

1

Trung Quốc

39

189.919.918

36,96

2

Singapore

1

57.430.388

11,18

3

Hàn Quốc

8

50.700.000

9,87

4

Đài Loan

7

47.775.000

9,3

5

Malaysia

1

42.300.000

8,23

6

Indonesia

1

30.000.000

5,84

7

Mỹ

3

25.500.000

4,96

8

Nga

3

17.434.900

3,39

9

Thái Lan

2

16.000.000

3,11

10

Canada

4

13.050.000

2,54

11

Ba Lan

1

11.000.000

2,14

12

Nhật

4

9.259.817

1,8

13

Pháp

2

3.400.000

0,68

Tổng

13

76

513.770.023

100

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

2.2.3. Cơ cấu ngành của các dự đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xem xét một cách tổng thể, cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh trong giai đoạn 1990 -2005 có sự lệch khá lớn giữa ngành Nông lâm ngư nghiệp với hai ngành còn lại.

Bảng 2.4. Cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai

đoạn 1990 - 2005

( tính đến hết tháng 12 năm 2005- chỉ tính những dự án còn hiệu lực)



Ngành

Dự án

Vốn đầu tư

Số dự án

Tỷ trọng (%)

Số vốn (triệu

USD)

Tỷ trọng (%)

Công nghiệp

30

39,47

203.246.675

39,57

Du Lịch-Dịch vụ

32

42,11

287.048.348

55,87

Nông Lâm Ngư

14

18,42

23.475.000

4,56

Tổng

76

100.00

513.770.023

100.00

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu ngành đầu tư FDI tại Quảng Ninh


4.56%


Công nghiệp Du lịch dịch vụ Nông lâm ngư nghiệp 39 57 55 87 Nguồn Ban quản lý 1

Công nghiệp Du lịch, dịch vụ

Nông, lâm ngư nghiệp

39.57%



55.87%


Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh, ngành du lịch- dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (42,1% tổng số dự án và 56,5% tổng vốn đăng ký), tiếp đó là ngành công nghiệp (39,47% tổng số dự án và 39,50% tổng vốn đăng ký) và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là ngành nông lâm ngư (18,42% tổng số dự án và 4,57% tổng vốn đăng ký). Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như vậy tương đối phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Trong ngành công nghiệp, nổi bật nhất là dự án khai thác than , sản xuất bột mỳ, sản xuất dầu thực vật. Hiện nay, tại Quảng Ninh có 1 dự án khai thác than với vốn đầu tư 30 triệu USD.

Trên đây là những đánh giá một cách tổng quát về cơ cấu ngành trong toàn bộ giai đoạn 1990 - 2005. Tiếp sau đây ta đi vào phân tích cụ thể thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào từng ngành cụ thể như sau:

* Lĩnh vực công nghiệp

Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển. Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cả về số dự án và và cơ cấu vốn đầu tư.

Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.5. Các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 1991-2005

( tính đến hết tháng 12 năm 2005- chỉ tính những dự án còn hiệu lực)

Năm Cấp

phép

TT

Tên dự án

Vốn đầu tư

(USD)

1991

1

HĐHTKD khai thác than Uông Thượng

30.000.000

1993

2

HĐHTKD sản xuất vật liệu lọc nước

2.059.817

1994

3

CTLD sản xuất Bột mỳ Vimaflour

42.300.000

1996

4

Công ty Dầu thực vật Cái Lân

57.430.388

1997

5

CTLD sản xuất thiết bị điện lực Vina-Takaoka

10.300.000

2000

6

CT TNHH Tam Hoàn Việt Nam

500.000


2001

7

CT TNHH Liên doanh Tiến Quốc

350.000

8

Công ty cao su Mã Thái

576.470

9

CT Khoa học kỹ thuậtCao su Viễn Động Việt Nam

1.380.000


2002

10

CTLD Bắc Vĩ

1.500.000

11

CT Đầu tư và thương mại Hoàn Cầu

1.550.000


2003

12

CT TNHH VTN - Quality

3.000.000

13

CT TNHH công nghiệp cao su Tân Quang

1.100.000

14

CT TNHH chế biến cao su Đông Bảo

1.500.000

15

Công ty Everbest Việt Nam Limited

7.500.000

16

Công ty KHKT cao su Thái Phát

2.500.000

17

Công ty tập đoàn PCCC Bình An

2.500.000

18

Công ty cao su Triệu Nghiệp

1.200.000

19

Công ty nến cao cấp AIDI Việt Nam

3.500.000


2004

20

CTLD Sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Cái Lân

4.600.000

21

Công ty TNHH Vina New Tarps

5.800.000

22

Công ty TNHH Thành Thánh Việt Nam

800.000

23

Công ty chế tạo thiết bị mỏ than Việt Quí

2.000.000

24

CTLD sản xuất phân hữu cơ vi sinh Thần Nông

Minh Châu

5.600.000


2005

25

Công ty TNHH cao su Trung Hưng

1.500.000

26

Công ty TNHH Royal

1.000.000

27

HĐHTKD sản xuất gỗ Yên Thọ

600.000

28

Công ty TNHH Tử Quảng

3.000.000

29

Công ty TNHH Sợi hoá học Thế kỷ mới Việt Nam

7.000.000

30

HĐHTKD gỗ Cửa Ông

600.000

Tæng céng

203.246.675

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí