Chính Sách Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Của Trung Quốc

trường Trung Quốc. Lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc ngày càng nhiều, cùng thặng dư thương mại liên tục trong nhiều năm khiến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng, đạt mức trên 1000 tỷ USD vào năm 2006 (Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2007). Lượng cung ngoại tệ lớn trên thị trường cũng gây sức ép tăng giá đồng Nhân dân tệ (RMB). Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vừa góp phần khai thác hiệu quả nguồn ngoại tệ khổng lồ vừa giảm bớt sức ép tăng giá đồng RMB.

Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, mục đích của Chính phủ Trung Quốc dần được thực hiện. Năng lực của các doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng đáng kể, Trung Quốc đã có 20 tập đoàn trong danh sách

500 tập đoàn lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune năm 2006 (China Economics Review, 2006). Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã xuất khẩu trở lại Trung Quốc 320.000 thùng dầu thô mỗi ngày (Eurasia Group, 2006). Như vậy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo đảm nguồn cung đầu vào khan hiếm, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc và khai thác hiệu quả lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ.

2.2. Nhân tố “đẩy” từ phía doanh nghiệp

Đầu tư ra nước ngoài không chỉ là định hướng của Chính phủ mà còn là nhu cầu cấp thiết của bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian gần đây. Có nhiều nhân tố đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài như các nhân tố liên quan đến thị trường (cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, tận dụng năng lực sản xuất nội địa, vượt qua các rào cản trong xuất khẩu trực tiếp) và nhân tố tài sản độc quyền của doanh nghiệp nước nhận đầu tư.

* Các nhân tố liên quan đến thị trường:

- Các doanh nghiệp nhận thấy cần phải tìm kiếm thị trường mới do cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ ngày càng gay gắt trong thị trường nội địa. Quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc kinh doanh

khiến cho thị trường nội địa trở nên chật hẹp và gia tăng sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp trong nước. Do đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải tiến hành đầu tư ra nước ngoài để có thể duy trì lợi thế của mình, mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận.

- Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng năng lực sản xuất nội địa: Trong nước, tình trạng sản xuất dư thừa một số mặt hàng chủ lực như đồ điện tử gia dụng, máy móc... đã tạo ra lượng cung vượt quá sức tiêu thụ của người dân Trung Quốc. Năng lực sản xuất thừa 30-40% đối với mặt hàng máy giặt, tủ lạnh và lò vi sóng, hơn 90% đối với mặt hàng tivi (Deutsche Bank, 2006). Thực tế đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua con đường xuất khẩu tư bản để khai thác sức tiêu dùng ở những thị trường tiềm năng khác. Ngoài ra, vấn đề đa dạng hóa thị trường để chuyển giao công nghệ đã lỗi thời sang các nước kém phát triển hơn, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, tăng doanh thu giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa năng lực sản xuất.

- Một nhân tố khác thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài đó là những nước phát triển như Mỹ và liên minh châu Âu (EU) đã lập nên nhiều rào cản đối với hàng dệt may xuất khẩu từ Trung Quốc khiến doanh nghiệp Trung Quốc phải chuyển cơ sở sản xuất sang các nước được tự do xuất khẩu với mức thuế suất ưu đãi hơn. Bên cạnh đó, đồng RMB tăng giá khoảng 18% kể từ năm 2005 khiến sản phẩm dệt may của Trung Quốc đắt đỏ hơn, cùng giá nhân công và nguyên vật liệu gia tăng khiến sản xuất trong nước bớt phần lợi thế so với sản xuất tại một số nước khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

* Tài sản độc quyền của doanh nghiệp nước nhận đầu tư: Bản thân doanh nghiệp Trung Quốc chưa thật sự mạnh so với các TNCs lớn trên thế giới. Công nghệ hiện đại tại Trung Quốc chủ yếu nằm trong tay các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc nhận thấy họ không thể cạnh tranh chỉ bằng giá cả thấp. Nhu cầu tiếp cận kiến thức quản lý, đạt được các tài sản độc quyền sẵn có của các doanh nghiệp khác tại các nước phát triển hơn như

công nghệ hiện đại, nhãn hiệu nổi tiếng, mạng lưới phân phối... đã hối thúc các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập (M & A). Hoạt động M & A tăng từ 60 triệu USD năm 1990 lên 1125 triệu USD năm 2004. Theo MOFCOM, M & A chiếm tới 80% tổng giá trị ODI trong nửa đầu năm 2005, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2004. Hoạt động M & A tại các nước phát triển nhằm tận dụng tài sản độc quyền sẽ vẫn tiếp tục là khuynh hướng chủ đạo cho dòng ODI của Trung Quốc trong thời gian tới.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 3

Thời kỳ bùng nổ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới dưới tác động của các nhân tố “đẩy” từ phía Nhà nước cũng như từ phía doanh nghiệp Trung Quốc. Theo dự đoán, trong tương lai, Trung Quốc sẽ trở thành nhà cung cấp vốn lớn ở nhiều nước trên thế giới. Gây dựng một nền tảng quan hệ đầu tư với Trung Quốc từ lúc này sẽ mang lại nhiều ích lợi cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

3. Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc

Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc thay đổi theo thời gian dựa trên các chiến lược liên quan đến ODI của từng thời kỳ và thông qua các quy định, biện pháp liên quan đến ODI.

* Về chiến lược: Chính phủ Trung Quốc chuyển từ cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài (trước năm 1985) sang công nhận và cho phép hoạt động đầu tư ra nước ngoài (trong những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ 20). Sang thập niên 90 của thế kỷ 20, Chính phủ Trung Quốc đã bước đầu khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đặc biệt là từ năm 2001, ODI chính thức được Nhà nước Trung Quốc quan tâm và khuyến khích.

- Trước năm 1978, các TNCs bị coi là công cụ của chủ nghĩa đế quốc trong việc bóc lột kinh tế và là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc. Do đó, mãi đến giữa thập niên 80 người ta vẫn còn hoài nghi về sự phù hợp của các TNCs với học thuyết chủ nghĩa xã hội, của hoạt động quốc tế của các công ty Trung Quốc với chiến lược phát triển cơ bản của quốc gia. Tuy

nhiên vai trò to lớn của các TNCs đối với nền kinh tế và chính trị các nước đang phát triển là không thể phủ nhận.

- Trước tình hình đó, đến năm 1985, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu công nhận hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực phi thương mại để tìm kiếm công nghệ, tài nguyên, thị trường và ngoại tệ. Sang năm 1988, trong chiến lược cải cách kinh tế toàn diện, Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế các vùng duyên hải hướng ra xuất khẩu và lần đầu tiên các doanh nghiệp quốc doanh lớn của Trung Quốc được phép đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng mối quan hệ quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các vùng này. Tháng 9 năm 1992, sau Đại hội Đảng lần thứ 14, Trung Quốc chính thức khuyến khích các hoạt động xuyên quốc gia nói chung cũng như hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng của các doanh nghiệp trong nước. Trong khoảng thời gian 1991-1997, nhà nước Trung Quốc đã thành lập một “đội quân quốc gia” (national team) gồm 120 doanh nghiệp có khả năng quốc tế hóa các doanh nghiệp Trung Quốc trong các ngành then chốt thuộc sở hữu Nhà nước như: sản xuất điện, khai mỏ, ôtô, điện tử, sắt thép, máy móc, hóa chất, xây dựng, giao thông, không gian vũ trụ, dược... (Friedrich Wu, 2005). Các doanh nghiệp này được Chính phủ bảo vệ và nhận được hỗ trợ lớn về mặt tài chính cũng như có quyền tự quyết về đầu tư, lợi nhuận giữ lại... để tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 15 năm 1998 đã nêu rõ phương hướng “tận dụng hai nguồn nguyên liệu, hai loại thị trường trong nước và quốc tế”, đánh dấu bước chuyển hướng tích cực cho chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc.

- Sang năm 2001, việc Trung Quốc gia nhập WTO cùng các nhu cầu cấp thiết trong nước đã thúc đẩy chính phủ Trung Quốc tạo dựng một hệ thống hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài. Chiến lược “hướng ra quốc tế” (going global) được chính thức tuyên bố trong “cương lĩnh phát triển 5 năm lần thứ 10” (2001-

2005). Chiến lược này khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có ưu thế thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành đầu tư ra nước ngoài.

* Về các quy định, biện pháp liên quan đến ODI: Chính phủ Trung Quốc đã dần dần bãi bỏ một số các quy định liên quan đến hạn chế đầu tư ra nước ngoài và có nhiều biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động ODI.

- Thủ tục cấp phép đầu tư, quản lý ngoại tệ liên tục được đơn giản hóa. Từ năm 2002, 6 tỉnh thành được thí điểm tự cấp phép về quản lý ngoại tệ thay cho Ủy ban quản lý ngoại hối Trung Quốc đối với các dự án dưới 1 triệu USD và được quyền quản lý tổng giá trị đầu tư lên đến 200 triệu USD. Từ tháng 4/2004, việc cấp phép đầu tư của Bộ Thương Mại cũng được giao lại cho các địa phương trừ các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước. Sang tháng 5/2005, cách quản lý hoạt động đầu tư mới được ứng dụng trên toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước với mức độ quản lý tổng vốn đầu tư của một địa phương lên đến 5 tỷ USD, giới hạn cho một dự án mà một địa phương có thể cấp lên đến 10 triệu USD. Đến tháng 6/2006, hạn ngạch đầu tư đối với các doanh nghiệp Trung Quốc được xóa bỏ. Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc đã ban hành quy định về “Biện pháp quản lý tạm thời trong cấp phép dự án đầu tư ra nước ngoài”, giúp các thủ tục cấp phép dự án đầu tư ra bên ngoài đơn giản hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô các dự án. Các doanh nghiệp trong nước nếu muốn đầu tư ra nước khác chỉ cần báo cáo xin phép thay vì làm đơn xin xét duyệt như trước đây và nội dung báo cáo cũng đơn giản hơn rất nhiều so với trước. Cũng theo quy định này, chỉ cần trình lên cấp Nhà nước những dự án có trị giá trên 30 triệu USD, còn lại do chính quyền địa phương cấp phép, thậm chí có những dự án có thể giao cho doanh nghiệp tự quyết định. Các quy định về việc giám sát ngoại hối cũng như việc bắt buộc chuyển lợi nhuận về nước được dỡ bỏ, thủ tục kiểm tra nguồn gốc ngoại tệ được giảm bớt, các điều kiện mua ngoại tệ để đầu tư ra

nước ngoài được nới rộng, và việc chuyển các tài sản hợp pháp ra nước ngoài được Nhà nước cho phép (Bank of Tokyo, 2006).

- Hệ thống các biện pháp hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài cũng được mở rộng. Tháng 3/2003, Bộ Thương Mại đã mở một trang web hỗ trợ, chấp nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và thông báo phê chuẩn qua mạng, cung cấp thông tin công khai về chính sách của chính phủ, môi trường đầu tư của các nước, danh sách các tổ chức hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài,... Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường ngoại hối và tích cực phát triển các sản phẩm ngân hàng để trợ giúp các doanh nghiệp quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái. Không chỉ có vậy, việc hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp từ các tổ chức tài chính của Nhà nước, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là những chính sách có tác động tích cực đến hoạt động đầu tư. Tháng 7/2004 Bộ Thương Mại và Bộ Ngoại Giao công bố danh sách các ngành nghề khuyến khích đầu tư ra nước ngoài gồm 5 lĩnh vực: Nông nghiệp, thức ăn gia súc, nghề cá; công nghiệp mỏ; công nghiệp chế tạo; ngành dịch vụ và một số ngành khác. Nhà nước bắt đầu đưa ra hàng loạt các hỗ trợ về vốn, thuế, kinh doanh, ngoại hối,... (Bank of Tokyo, 2006).

Đối với ngành khai khoáng, Chính phủ Trung Quốc tạo mọi điều kiện cho các nhà máy, xí nghiệp trong nước ra nước ngoài liên doanh liên kết để thăm dò, khai thác các loại khoáng sản đưa về Trung Quốc chế biến. Trung Quốc có chủ trương cho phép các loại phương tiện vận chuyển chuyên chở khoáng sản qua các cửa khẩu chỉ cần có giấy giới thiệu của nơi tiêu thụ thì Hải quan Trung Quốc sẽ ưu tiên cho phép nhập quặng về mà không bị lực lượng nào kiểm tra (Trịnh Thị Hậu, 2007). Về ngành dầu mỏ, Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đầu tư bằng cách tăng cường quan hệ thương mại song phương, cấp hỗ trợ phát triển chính thức, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới thông tin cho nước nhận đầu tư. Chính sách “ngoại giao đôla” (dollar diplomacy) này đã mở đường cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà

nước dễ dàng tiếp cận với nguồn tài nguyên ở các nước nhận đầu tư. Ngoài ra, Nhà nước còn bảo hiểm cho những loại hình rủi ro như chiến tranh, bạo loạn, bị Chính phủ nước nhận đầu tư trưng thu tài sản và những rủi ro phi thương mại khác mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi đầu tư ở nước ngoài.

Với doanh nghiệp gia công, lắp ráp, Trung Quốc có những chính sách đặc biệt ưu tiên. Về vốn, Ngân hàng sẽ ưu tiên xem xét cấp tín dụng xuất khẩu đối với các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đầu tư như máy móc, công nghệ, linh kiện, nguyên vật liệu. Về thuế, doanh nghiệp sẽ được hoàn lại với những tài sản dùng để góp vốn căn cứ vào giấy chứng nhận của Bộ Thương mại và hợp đồng hợp tác kinh doanh

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong nước Chính phủ Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đưa ra các chính sách ưu đãi và kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư ra nước ngoài. Điều này hứa hẹn nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới và là cơ hội không thể bỏ qua cho các nước ASEAN.

II. CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA ASEAN

Thực tế cho thấy FDI là một nguồn cung vốn ngoại tệ không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của FDI, các nước ASEAN đều sớm ban hành các luật điều chỉnh đầu tư nước ngoài và luôn sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước và những biến chuyển trong xu hướng kinh tế thế giới.

1. Chính sách tự do hóa thu hút FDI

1.1. Nới lỏng các hạn chế đầu tư

Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội mà các nước ASEAN có mức độ mở cửa trong các ngành, các lĩnh vực cho nhà đầu tư nước ngoài khác nhau. Nhìn chung, sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997, các nước ASEAN hầu hết đều nới lỏng các quy định về sự tham gia của nguồn

vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực trước đây còn hn chế, giảm các ngành trong danh mục hạn chế sở hữu 100% vốn nước ngoài. Danh mục các lĩnh vực hạn chế đầu tư ngày càng được rút ngắn và tỷ lệ sở hữu vốn trong các ngành này cũng được gia tăng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Singapore có một khung pháp lý hoàn chỉnh và thông thoáng, rất ít ngành hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài kể cả dịch vụ, viễn thông. Thậm chí Singapore còn khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực dịch vụ thiết yếu cho kinh doanh quốc tế như tài chính, vận tải biển... Singapore cho phép nhà đầu tư nước ngoài tự do đầu tư trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm, có quyền tự quyết trong quy mô đầu tư. Như vậy các nhà đầu tư khi đầu tư vào Singapore không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn, có thể sở hữu 100% vốn trong tất cả các lĩnh vực không bị cấm, không bị yêu cầu phải đầu tư một mức tỷ lệ tối thiểu.Tại Indonesia, từ tháng 7/1998, danh sách các ngành đóng cửa đối với vốn đầu tư nước ngoài trước đây (như điện lực, hải cảng, thông tin, bất động sản...) đã được thu hẹp và tỷ lệ sở hữu tối đa của vốn nước ngoài được nâng lên 95% thay vì 49% như trước (Viện kinh tế và chính trị thế giới, 2004). Indonesia xóa bỏ những quy định về tỷ lệ sở hữu tối thiểu đối với các dự án nước ngoài đầu tư vào các ngành dịch vụ như viễn thông, bán buôn bán lẻ, phân phối và hàng không thương mại. Trong lĩnh vực tài chính, Chính phủ Indonesia cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư cổ phần trong các ngân hàng thương mại với tỷ lệ tối đa là 49% (Viện kinh tế và chính trị thế giới, 2004). Xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu chủ yếu của Indonesia nên Chính phủ nước này khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí.

Myanma có chiến lược phát triển dài hạn dựa trên tăng thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu các tài nguyên sẵn có như dầu lửa, khí đốt, đá quý, các loại quặng,... Do đó, Chính phủ Myanma cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào việc thăm dò và khai thác các loại tài nguyên nói trên dưới hình thức

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí