Tình Hình Đầu Tư Fdi Vào Lĩnh Vực Du Lịch - Dịch Vụ Giai Đoạn 1993-2005


Theo bảng số liệu 2.4 các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp còn hiệu lực tính từ 1991 đến hết năm 2005 có 30 dự án chiếm 39,47% trên tổng số 76 dự án của tất cả các ngành với vốn đầu tư đạt 203.246.675 USD chiếm 39,50 trên tổng vốn 513.770.023 USD của tất cả các dự án còn hiệu lực. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997, đặc biệt là sau năm 2000, sau hai năm liên tiếp Quảng Ninh không thu hút được một dự án nào về lĩnh vực công nghiệp thì tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp có tín hiệu phục hồi và liên tục tăng mạnh qua các năm sau. Đến năm 2005, vốn đầu tư thu hút trong lĩnh vực công nghiệp đã có bước tiến nhảy vọt, đạt 13.700.000 USD so với năm 2000 (chỉ đạt 500.000 USD) tăng hơn 27 lần. Đây là tín hiệu khả quan chứng tỏ sự hiệu quả trong nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài .

Tuy nhiên, giai đoạn 1993-2000 cũng chứng kiến sự không ổn định trong việc thu hút và triển khai dự án đầu tư nước ngoài không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, kết quả thu hút là khả quan, nhưng số dự án không triển khai được hoặc triển khai không hiệu quả là khá lớn. Giai đoạn 1993 -2000 có 20 dự án bị rút giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 573.374.072 USD. Đặc biệt, trong giai đoạn này có hai dự án lớn về công nghiệp xi măng tại huyện Hoành Bồ với tổng số vốn đầu tư là 510.000.000 USD không triển khai được, ở đây có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp trong giai đoạn vừa qua phản ánh rõ nét cả về mặt khó khăn và thuận lợi của Quảng Ninh.

Về mặt thuận lợi, trước hết là môi trường chính trị, xã hội ổn định, điều này tạo điều kiện cao nhất cho việc đầu tư và kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, của các nhà đầu tư nước ngoài. Để đạt được thành quả nói trên, Quảng Ninh đang cùng với cả nước nỗ lực thực hiện chính sách phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, giữ vững ổn định kinh tế xã hội.

Thứ hai, phải kể đến điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh. Quảng Ninh có vị trí chiến lược nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc, có cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc.


Thứ ba, dân số Quảng Ninh là trên 1 triệu người, trong đó số lượng người đang trong độ tuổi lao động có trí thức, tay nghề và kinh nghiệm là khá lớn có thể đáp ứng mọi yêu cầu về tuyển dụng lao động cho các dự án. Đồng thời, Việt Nam cũng là một thị trường tiêu thụ không nhỏ các sản phẩm.

Thứ tư, Quảng Ninh giàu có về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản , đây là tiềm năng cho các ngành công nghiệp chế biến, khai thác, cơ khí, đóng tàu. Quảng Ninh cũng là một tỉnh có truyền thống về khai thác khoáng sản than .

Thứ năm, hệ thống chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như nhận thức về tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được sự quan tâm đặc biệt của các cấp các ngành. Điều này tạo cơ sở pháp lý cũng như tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và Tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, tỉnh Quảng Ninh cũng đang gặp phải những vấn đề khó khăn rất lớn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp. Có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

Về nguyên nhân khách quan phải kể đến tình hình chính trị thế giới bất ổn định. Thị trường đầu tư có xu hướng giảm đối với thị trường một số nước truyền thống như Singapore, Đài Loan.

Về nguyên nhân chủ quan, chính sách về thu hút đầu tư chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, nhận thức của các cấp các ngành chưa nhất quán do đó gây nhiều khó khăn cho công tác xúc tiến và thu hút đầu tư.

Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế cộng với năng lực cán bộ chưa ngang tầm với đòi hỏi, yêu cầu đặt ra của công việc. Các thủ tục hành chính tuy đã được cải cách nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để làm ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư.

Đã có rất nhiều nhà đầu tư đến Quảng Ninh để tìm cơ hội đầu tư nhưng không thành do thiếu quỹ đất cho dự án. Ví dụ một nhà đầu tư Hàn Quốc có ý định đầu tư một nhà máy cán thép không gỉ với số vốn đầu tư trên 100 triệu USD nhưng không thể thực hiện được do không có đất ( khoảng 15-20 ha) và còn rất nhiều nhà đầu tư khác cũng có chung tình trạng như vậy.

* Lĩnh vực du lịch - dịch vụ


Tính đến thời điểm ngày 31/12/2005 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 32 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch và dịch vụ còn hiệu lực pháp pháp lý chiếm 42,11% tổng số dự án, với tổng số vốn đầu tư là 290.348.348 USD chiếm 56,50% tổng vốn đầu tư FDI còn hiệu lực pháp lý. Đây là lĩnh vực có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện tại đã có 21 dự án đi vào hoạt động chính thức, 09 dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, 02 dự án chưa triển khai kể từ khi được cấp giấy phép đầu tư. Đã có 6 khách sạn và 1 khu biệt thự được đưa vào hoạt động, với 2.900 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Ngoài ra các doanh nghiệp FDI cũng đầu tư vào các hoạt động dịch vụ phục vụ cho việc thu hút khách du lịch như: Khu vui chơi giải trí có thưởng giành cho người nước ngoài ( Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia, Công ty liên doanh Hải Ninh Lợi Lai), khu công viên ngoài trời ( Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia, Công ty liên doanh khách sạn Hồng Vận), du lịch sinh thái, du lịch lưu trú trên vịnh ,đã góp phần làm đa dạng các loại hình dịch vụ tạo ra sức hút đối với khách du lịch. Hầu hết các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực du lịch hoạt động ổn định đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động với thu nhập ổn định, khai thác được các lợi thế của tỉnh phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Bảng 2.6. Tình hình đầu tư FDI vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ giai đoạn 1993-2005

(tính đến hết tháng 12 năm 2005- chỉ tính những dự án còn hiệu lực)


Năm

Số dự án

Tổng vốn đầu tư (USD)

1993

2

30.751.048

1994

1

46.000.000

1995

2

22.000.000

1998

1

9.500.000

2000

2

3.550.000

2001

1

576.000

2002

6

77.695.400

2003

4

30.500.000

2004

8

61.484.900

2005

5

38.800.000

Tổng

32

290.348.348

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 8


Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Để có được kết quả thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ Quảng Ninh đã biết tận dụng những mặt thuận lợi và bên cạnh đó cũng có những khó khăn cụ thể như sau:

Về mặt thuận lợi có những điểm nổi bật như sau:

- Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Nước ta đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam hiện nay đã là thành viên của của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như: ASEAN, APEC,đặc biệt chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (7/11/2006). Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và ngành du lịch dịch vụ nói riêng.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương đang được nâng cấp hoàn thiện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Đường quốc lộ 18 A Hà Nội

- Hạ Long, hệ thống cảng biển, cầu Bãi Cháy đang được gấp rút hoàn thành đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm tin tưởng vào khả năng phát triển của Quảng Ninh và mạnh dạn đầu tư vào địa phương.


- Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch và dịch vụ hấp dẫn. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nhiều di tích có giá trị lịch sử, văn hoá nghệ thuật nổi tiếng tạo khả năng mở các tuyến du lịch cả trên biển và đất liền.

Về mặt khó khăn.

- Quản lý nhà nước: Các doanh nghiệp FDI trong ngành du lịch ngày càng phát triển về quy mô, nhiều doanh nghiệp mới được hình thành trải dài trên các huyện thị trong tỉnh, các loại hình dịch vụ du lịch mới được phát triển đa dạng đã tạo ra không ít khó khăn trong việc quản lý của các cơ quan nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp : Các thủ tục hành chính đã từng bước được cải cách nhưng vẫn còn phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp đi tới nhiều ngành, nhiều cấp mới được cấp giấy phép hoạt động. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch...

* Lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Được thiên nhiên ưu đãi, Quảng Ninh cũng đã được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, cụ thể là các dự án đầu tư nước ngoài như sau :

Bảng 2.7. Các dự án FDI đầu tư và lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp giai đoạn

1990-2005

( tính đến hết tháng 12 năm 2005- chỉ tính những dự án còn hiệu lực)


Năm

cấp phép


STT


Tên dự án

Vốn đầu tư(USD)

1990

1

CTLD Thuỷ sản xuất khẩu Quảng Ninh

1.200.000

1997

2

CTLD TNHH Ngọc Trai Hạ Long

2.000.000

1999

3

CT TNHH Taiheiyo Shinju- Việt Nam

1.500.000

4

Công ty Centre Way (Holdings) Limited Việt Nam

1.500.000

5

CT TNHH Khai phát khoa nghiên Hồng Hải

500.000

2000

6

CT TNHH Ngọc Trai Phương Đông

500.000

2001

7

CTLD thuỷ sản G&A

1.800.000




8

HĐHTKD nuôi trai cấy ngọc

1.500.000

2003

9

HĐHTKD Trồng măng tre xuất khẩu

5.000.000

10

CT XNK thuỷ sản Thành Phong

1.500.000


2005

11

Công ty liên doanh Vica-Aquatech

4.500.000

12

Công ty HH Đài Hải

500.000

13

Công ty TNHH thế giới hải sản Việt Can

1.000.000

14

HĐHTKD nuôi cá rô phi đơn tính

475.000

Tổng

23.475.000

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh thu hút được 14 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp với tổng số vốn đầu tư 23.475.000 USD chiếm 18,42% số dự án và 4,75% tổng vốn đầu tư FDI của toàn tỉnh. Mục tiêu của các dự án chủ yếu là nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu trong đó có: Tôm, sò, cá, ngọc trailà ngành có tốc độ phát triển khả quan và đem lại giá trị xuất khẩu cao. Nông lâm nghiệp hiện còn duy nhất một dự án có hiệu lực (HĐHTKD Trồng măng tre xuất khẩu) với tổng vốn đầu tư là 5.000.000 USD. Từ kết quả thu hút vốn FDI vào lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp ta thấy rằng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Quảng Ninh.

Quảng Ninh có những thuận lợi trong việc thu hút FDI vào ngành nông lâm ngư nghiệp như: Nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng được phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, điều kiện khí hậu thích hợp thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi phát triển, tiềm năng về đất đai còn nhiều, có thể đầu tư khai thác đưa và sản xuất. Lực lượng lao động ở nông thôn và khu vực phi nông nghiệp còn dôi thừa rất lớn, đủ điều kiện để cung cấp lao động cho các dự án . Dự án đầu tư vào Quảng Ninh sẽ rất thuận lợi trong việc xuất khẩu những sản phẩm vì Quảng Ninh có cửa khẩu biên giới Móng Cái nối liền với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Trung ương và địa phương luôn giành những chính sach ưu đãi nhất đối với những dự án giải quyết được nhiều lao động và bảo vệ môi trường.


Những khó khăn: Việc nuôi trồng và khai thác phải gắn liền với bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Đây là một vấn đề nhạy cảm vì quá trình nuôi trồng thuỷ sản sẽ thải ra môi trương những chất ô nhiễm tới nguồn nước. Xuất phát điểm của ngành sản xuất nông nghiệp còn thấp, sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp, tốc độ tăng trưởng chậm. Chưa hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các vùng chuyên canh, thâm canh. Ruộng đất còn hoang hoá còn nhiều. Hệ thống công nghiệp chế biến - dịch vụ nông thôn chư hình thành, sản phẩm nông nghiệp hầu như chưa qua chế biến công nghiệp nên giá trị hàng hoá thấp.

2.2.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh

Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam phải thực hiện theo một trong ba hình thức: Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần này sẽ làm sáng tỏ tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ 1991 - 2005, xu hướng biến động tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm và tình hình chuyển đổi hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Mặc dù theo Luật đầu tư nước ngoài, cả ba hình thức đầu tư đều được bình đẳng, nhưng trong thực tế hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, tỷ trọng của các hình thức này rất khác nhau. Bảng

2.7 cho thấy cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh trong giai đoạn 1991 - 2005 theo hình thức đầu tư.

Bảng 2.8. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 1991 - 2005 (chỉ tính những dự án còn hiệu lực)


Hình thức

Dự án

Vốn đầu tư

Số dự án

Tỷ trọng (%)

Số vốn (USD)

Tỷ trọng (%)

Liên doanh

31

40,79

371.207.906

72,25

100% VĐT NN

29

38,16

91.510.300

17,81

HĐHTKD

16

21,05

51.051.817

9,94

Tổng

76

100.00

513.770.023

100.00


Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Về hình thức đầu tư, liên doanh là hình thức chủ yếu của các hình thức đầu tư nước ngoài mà Quảng Ninh thu hút được. Tính đến thời điểm cuối năm 2005 trên địa bàn toàn tỉnh có đến 31 dự án trên 76 dự án dưới hình thức liên doanh chiếm 40,79% trên tổng số dự án, vốn đầu tư thu hút đạt 371.207.906 USD chiếm 72,25% tổng vốn đầu tư. Hình thức 100% Quảng Ninh thu hút được 29 dự án chiếm 38,16% tổng số dự án, với 91.510.300 USD chiếm 17,81%. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về số lượng dự án thu hút đựơc 16 dự án chiếm 21,05% số dự án, tổng số vốn thu hút là 51.051.817 USD chỉ chiếm 9,94%.

Nhìn nhận một cách tổng quát ta thấy rằng, hình thức liên doanh là hình thức phổ biến, chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn tạo nên sự chênh lệch với hai hình thức còn lại. Mặc dù số dự án thành lập theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với quy mô vốn đầu tư chưa lớn nhưng trong những năm gần đây có sự gia tăng về tỷ trọng dự án đầu tư. Hình thức ít được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, chỉ có duy nhất một dự án theo hình thức này có tổng vốn đầu tư lớn là 30.000.000 USD ( HĐHTKD khai thác than Uông Thượng) còn lại hầu hết đều có quy mô dưới 2 triệu USD.

2.2.5. Cơ cấu đầu tư theo địa bàn

Trải qua 15 năm thu hút dòng vốn FDI, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tập trung vào 8 huyện, thị và thành phố gồm: Tành phố Hạ Long, Yên Hưng, Uông Bí, Vân Đồn, Móng Cái, Cẩm Phả, Đông Triều.

Bảng 2.9. Kết quả thu hút vốn FDI theo địa bàn đầu tư giai đoạn 1990-2005

(chỉ tính những dự án còn hiệu lực)

Địa bàn đầu tư

Số dự án

Tổng vốn thu hút(USD)

Thành phố Hạ Long

34

256.936.736

Thị Xã Cẩm Phả

07

50.906.100

Thị Xã Móng Cái

17

118.829.830

Thị Xã Uông Bí

09

38.000.000

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023