Đánh Giá Thực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Điện

International (TEPCI). EDF là một trong những tập đoàn điện lực lớn trên thế giới có công suất lắp đặt lên tới trên 100GW. TEPCO là tập đoàn điện lực tư nhân lớn trên thế giới và là một trong những công ty lớn nhất đăng ký tại thị trường chứng khoán Tokyo. Công ty Sumitomo – một thành viên của Nhóm tập đoàn Sumitomo là một trong những hãng thương mại hàng đầu ở Nhật Bản. Dự án điện Phú Mỹ 2.2

này đã góp phần giúp cho Việt Nam thu hút được các nguồn vốn tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng35.

Tổng vốn đầu tư cho dự án Phú Mỹ 2.2 vào khoảng 480 triệu USD. Dự án được tài trợ thông qua việc kết hợp vốn tự có và vốn vay, bao gồm vốn tự có 140 triệu USD và khoản vay 340 triệu USD. Cơ cấu khoản vay 340 triệu USD gồm khoản vay 75 triệu USD do Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) bảo lãnh; khoản vay trực tiếp 50 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); khoản vay 25 triệu USD bảo hiểm rủi ro chính trị do ADB với tư cách là nhà bảo lãnh; khoản vay trực tiếp 150 triệu USD của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và khoản vay trực tiếp 40 triệu USD của Propaco. Các công ty đầu tư dự án ủy nhiệm cho tập đoàn gồm ba Ngân hàng quốc tế (Ngân hàng đầu tư ANZ, Societe Generale và Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui) bảo lãnh và thu xếp khoản vay được IDA bảo lãnh và các khoản vay khác. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ dự án quan trọng này thông qua hai phương thức: i) cho vay tài chính và ii) bảo lãnh rủi ro chính trị. Ngân hàng thế giới sẽ chi trả những khoản vay không có khả năng thanh toán, cả phần gốc và phần lãi trong phần vay được IDA bảo lãnh. Thông qua việc bảo lãnh các nghĩa vụ hợp đồng của Chính phủ và các đơn vị trong dự án, bảo lãnh rủi ro một phần của Hiệp hội có thể giảm nhẹ các rủi ro về chính trị và chủ quyền cho các bên cho vay thương mại, thông qua đó tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn vốn vay dài hạn cần thiết để thực hiện dự án và đưa ra một biểu giá cạnh tranh. Bảo lãnh rủi ro một phần của Hiệp hội đặc biệt thích hợp để giúp các Chính phủ chuyển từ đầu tư vốn công cộng sang nguồn vốn tư nhân thông qua việc giảm

35 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải đánh giá: “Dự án Phú Mỹ 2.2 sẽ giúp Việt Nam huy động được các nguồn vốn tư nhân để phát triển hạ tầng cơ sở bổ sung nguồn vốn tài chính công cộng hạn hẹp và phù hợp với chiến lược của Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân”, Hoàn tất văn bản tài chính dự án điện tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, theo Liên đoàn Lao động TP.HCM, http://www.nld.com.vn/86028P0C1002/khoi-cong-xay-dung-cong-trinh-thuy-ien-tuyen-quang.htm

rủi ro chính trị và chia sẻ rủi ro một cách hiệu quả với các nhà tài trợ dự án và các bên cho vay. Bằng cách xúc tiến tài chính thương mại, bảo lãnh rủi ro một phần của Hiệp hội sẽ giảm đầu tư bằng nguồn vốn của Chính phủ vào các dự án hạ tầng cơ sở thiết yếu như dự án này và dành các nguồn vốn đó để đầu tư vào các dự án xã hội khác.

Trong quá trình hoạt động vận hành, cũng giống như Nhà máy điện Phú Mỹ 3, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 cũng gặp nhiều sự cố như: Năm 2005, Phú Mỹ 2.2 (720 MW) đã 10 lần xảy ra sự cố chỉ trong hơn một tháng và mỗi lần mất từ một nửa công suất đến toàn bộ công suất đặt của nhà máy; Từ ngày 31/3/2007, Nhà máy Phú Mỹ 2.2 phải lần lượt dừng từng tổ máy với công suất 360 MW để kiểm tra; Vào hồi 4h40‟ sáng 13/8/2007, tổ máy số 2 Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 công suất 360 MW phải ngừng hoạt động do máy biến áp gặp sự cố tăng áp. Vào thời điểm đó, công suất khả dụng của toàn hệ thống chỉ có từ 10.200 – 10.500 MW nên với sự cố Phú Mỹ 2.2 này sẽ càng làm cho công suất hệ thống điện quốc gia bị thiếu hụt.

Qua dự án nhiệt điện Phú Mỹ 2.2, ta thấy được thách thức đối với cấu trúc tài chính của một dự án là phải thiết lập hỗn hợp vay, vốn cổ phần và vốn vay có thể chuyển đổi một cách hợp lý sao cho vừa sử dụng tối ưu được các nguồn vốn vừa đảm bảo được cấu trúc tài chính lành mạnh cho dự án. Do đó, khi tham gia đấu thầu dự án, nhà tài trợ cần phải cân nhắc và sử dụng các khoản vốn tự có, vốn vay và vốn vay có thể chuyển đổi một cách hiệu quả nhất.

2.2.2. Các dự án khác vào ngành điện

Về mặt lý thuyết, ngoài hình thức BOT thì còn các loại hình thức đầu tư khác như: Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, các biến thể của hình thức đầu tư BOT (BTO, BT, BOOT, BOO),… Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, ngoài 2 dự án điện BOT thì các tất cả 5 dự án điện còn lại có vốn FDI đều được đầu tư dưới hình thức BOO. Mặc dù các dự án BOO ngành điện đã xuất hiện trong một thời gian nhất định nhưng cho đến nay Việt Nam chưa có một Nghị định nào của Chính phủ về phương thức BOO bởi hình thức này chưa phổ biến trong đầu tư nói chung ở Việt Nam. Mặc dù vậy, các dự án BOO thực tế được thực hiện ở Việt Nam vẫn tuân theo những quy định chung, đó là Văn bản được ký kết giữa cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự sở hữu công trình đó, vận hành để kinh doanh mà không có thời hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Khóa luận sẽ đề cập đến 2 dự án BOO điển hình ở Việt Nam là: dự án điện Hiệp Phước với công suất 375 MW và dự án điện Amata với công suất 100 MW để có thể thấy được thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư dưới hình thức này.

2.2.2.1. Dự án nhà máy điện Hiệp Phước

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 9

Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan) về lĩnh vực phát điện và truyền tải, phân phối điện đặt tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án nhà máy điện Hiệp Phước được đầu tư dưới hình thức BOO. Nhà máy điện này đã hoạt động vận hành phát điện thương mại từ năm 1998. Nhà máy này hiện nay gồm 3 tổ máy nhiệt điện dầu có công suất 375 MW, cung cấp điện cho KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và hòa vào lưới điện quốc gia mỗi năm trên 1 tỷ Kwh. Cho tới nay, trung bình mỗi năm phát khoảng 2 tỷ Kwh điện. Quá trình hoạt động của nhà máy Hiệp Phước về cơ bản là hiệu quả. Nói về nhà máy điện Hiệp Phước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: “Đây là dự án đầu tư có muôn vàn khó khăn nhưng cũng là một dự án thành công và những hiệu quả đạt được đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành điện Việt Nam”36. Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến các khó khăn mà nhà máy điện Hiệp Phước đã và đang gặp phải và những mặt trái mà sự phát triển dự án này gây ra cho xã hội.

Nhà máy điện Hiệp Phước đã phải đối mặt với vấn đề xung đột lợi ích với Tập đoàn Điện lực EVN. Trong thời gian đầu hoạt động, do nhà máy điện Hiệp Phước chưa đảm bảo được tiến độ thi công công trình nên đã xảy ra tình trạng thiếu điện cho các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi phát điện theo hợp đồng của Hiệp Phước. Chính vì thế mà EVN đã tham gia phát điện vào phạm vi này để cung cấp cho các doanh nghiệp đó. Và thực tế đã xảy ra xung đột lợi ích giữa chủ đầu tư nhà máy điện Hiệp Phước với Tập đoàn EVN khi Hiệp Phước đã đủ công suất cung


36 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các dự án đầu tư tại TP.HCM của tập đoàn CT&D, Nguyễn Thu Tuyết, http://www.sggp.org.vn/batdongsan/2006/12/76923/

cấp cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi cung cấp điện của mình rồi nhưng EVN vẫn không chịu ngừng cung cấp điện ở khu vực này. Cuộc tranh cãi giải quyết vấn đề này đã diễn ra trong một thời gian dài sau đó.

Cơ chế độc quyền của EVN đã gây cản trở đáng kể đến hoạt động của nhà máy điện Hiệp Phước. Vào năm 2007, nhà máy điện Hiệp Phước do thừa công suất nên đã đàm phán với EVN để phát lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, sau một thời gian dài đàm phán, EVN mặc dù thiếu điện nhưng vẫn không có thiện chí mua điện của Hiệp Phước, trong khi EVN đang phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá không hề rẻ37.

Việc không ổn định giá nguyên liệu đầu vào đã gây ảnh hưởng đến giá bán điện của Hiệp Phước. Theo hợp đồng được ký giữa Hiệp Phước và EVN thì giá điện mà nhà máy này sẽ bán cho EVN là theo giá dầu. Chính điều này đã gây nhiều tranh cãi bởi giá dầu thế giới biến động không lường trước được. Điển hình trong năm 2007, do giá dầu nhiên liệu dùng cho phát điện của nhà máy Hiệp Phước tăng, đạt khoảng 700 USD/tấn nên giá thành sản xuất khoảng 2.856 đồng/Kwh điện. Vì thế, nhà máy điện này đã tăng giá điện lên 25% (tăng hơn 200 đồng/Kwh giờ bình thường) so với mức giá trước đó là 815 đồng/Kwh (chưa tính thuế giá trị gia tăng) – mức giá mà Hiệp Phước đang phải chịu lỗ. Thời gian áp dụng kể từ ngày 1/9/2008. Ngoài ra, nhà máy Hiệp Phước cũng áp dụng chế độ giá điện theo thời gian (điện ba giá) vào giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm.

Tình trạng ô nhiễm môi trường mà nhà máy điện Hiệp Phước gây ra trong quá trình hoạt động vận hành cho thấy hiệu quả hoạt động thực tế chưa tốt38.

Qua việc nghiên cứu dự án nhà máy điện Hiệp Phước, ta thấy rằng việc đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện giữa nhà đầu tư với Tập đoàn EVN một cách đầy đủ, rõ ràng và minh bạch trước khi tiến hành xây dựng công


37 EVN: Thiếu điện nhưng không “thèm” mua?, Công Thắng, http://vietbao.vn/Kinh-te/EVN-Thieu-dien- nhung-khong-them-mua/65114583/87/

38 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đến kiểm tra việc thực hiện quy định bảo vệ môi trường tại đây.

Theo kết quả kiểm tra, nhà máy đã dùng dầu FO làm nhiên liệu sử dụng cho lò hơi và dùng chất phụ gia nhằm tăng hiệu quả đốt, chống ăn mòn thiết bị,… Kết quả quan trắc và phân tích môi trường nhà máy Hiệp Phước cho thấy nồng độ SO2 trong khí thải (tại ống khói) đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 6 lần theo TCVN 5939:1995, loại B,

http://www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=214&idmid=&ItemID=11190

trình nhà máy điện là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tránh được những xung đột lợi ích với EVN. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng phải cân nhắc việc lựa chọn nguồn nhiên liệu đầu vào cho nhà máy điện để tránh phải đối mặt với những biến động giá cả đầu vào và gây ô nhiễm môi trường mà nhà máy điện Hiệp Phước gặp phải.

2.2.2.2. Dự án nhà máy nhiệt điện Amata

Dự án nhà máy điện Amata có công suất 100 MW, là dự án điện độc lập, được đầu tư dưới hình thức BOO. Chủ đầu tư của dự án là Công ty AMATA POWER LTD. (Thái Lan). Dự án được xây dựng tại khu chế xuất Amata – Thủ Đức và sử dụng khí thiên nhiên từ bể Nam Côn Sơn thông qua đường ống dẫn khí Phú Mỹ – Thành phố Hồ Chí Minh. Kinh phí di dân, giải tỏa đền bù đoạn Nhơn Trạch – Thành phố Hồ Chí Minh quá lớn, thêm vào đó dự án ống dẫn khí Phú Mỹ – TP.HCM không thực hiện đúng tiến độ, vì vậy chủ đầu tư không thực hiện thủ tục xin đầu tư. Dự án nhà máy điện Amata thuộc các dự án kinh tế thuần túy nên vấn đề hiệu quả cũng được các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy, khi những tính toán về hiệu quả kinh tế không được như mong muốn, chủ đầu tư của dự án này đã không tiếp tục triển khai nữa. Điều này cho thấy rằng, việc nghiên cứu kỹ các kinh phí di dân, giải tỏa đền bù trước khi tiến hành một dự án nguồn điện nào đó là rất quan trọng bởi điều này sẽ đảm bảo tính khả thi cho dự án đó.‌

III. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện

1. Kết quả của việc thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện

Mặc dù đầu tư vào nguồn điện là lĩnh vực hấp dẫn, được đánh giá cao bởi triển vọng “đầu ra” luôn được đảm bảo (có lợi thế về cầu) nhưng việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nguồn điện cho đến nay vẫn rất khó khăn. Trong giai đoạn 2000 – 2005, Chính phủ đã tiến hành kêu gọi đầu tư nước ngoài vào ngành điện nhưng các nhà đầu tư mới vẫn ngoảnh mặt. Chỉ có một số ít nhà đầu tư nước ngoài trước năm 2000 đi đầu trong việc đầu tư vào các dự án nguồn điện ở Việt Nam là vẫn cầm cự được cho đến nay. Tính đến nay, Việt Nam đã có 7 nhà máy điện do các chủ đầu tư đến từ các quốc gia như: Pháp, Singapore, Anh, Nhật, Đài Loan, Thái Lan,… xây dựng và vận hành với tổng công suất lắp đặt đã đạt hơn 2.000 MW, dưới 2 hình

thức đầu tư chủ yếu là BOT và BOO. Từ năm 1997 đến nay, sau 2 nhà máy nhiệt điện khí lớn nhất được đầu tư theo hình thức BOT là Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3, thì mới chỉ có 1 dự án BOT đang trong quá trình đàm phán trước khi đi tới cấp phép là Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương (công suất 1.200 MW) tại Quảng Ninh do Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) thực hiện. Bên cạnh đó có một số dự án IPP khác đóng góp đến 575 MW như: Nhà máy điện Hiệp Phước (375 MW) và một số dự án nhỏ khác (VEDAN, Bourbone,…). Từ năm 2004 có thêm dự án IPP Formusa (150 MW), dự án IPP Nomura Hải Phòng (50 MW) hòa lưới điện,… Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành này tuy chưa được như mong đợi nhưng các dự án này đã góp một phần không nhỏ vào việc bổ sung thêm nguồn phát điện mới.

Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện mà chưa triển khai các nhà máy thủy điện, nhiệt điện than do họ rất e ngại bởi thời gian xây dựng lâu, thu hồi vốn chậm, lợi nhuận ít do giá bán của các nguồn điện này rẻ hơn nhiều so với giá bán điện sản xuất bằng dầu và khí. Ngoài ra, nguồn điện gió cũng không được đầu tư, một nguồn năng lượng mà theo Tổ chức khí tượng thế giới là rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam nhất là ở vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Sở dĩ như vậy là vì hai lý do chính, đó là giá mua điện của EVN thấp hơn 4 cent/Kwh và chúng ta cũng chưa có hành lang pháp lý về vấn đề này nên hầu hết các công ty nước ngoài đã không đầu tư vào nguồn năng lượng này của Việt Nam.

Thông qua các dự án điện có sử dụng vốn FDI, nguồn nhân lực trong ngành này có cơ hội được đào tạo và tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Nhờ đó mà họ được tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn và năng suất lao động được cải thiện.

2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điện

2.1. Những vấn đề tồn tại

- Việt Nam chưa thu hút được nhiều dự án điện IPP: Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ thu hút được tổng cộng 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện dưới hình thức dự án BOT (Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2) và hình thức dự án BOO với công suất nhỏ (Hiệp Phước, Amata,…). Một dự án BOT không thành công là dự án

nhà máy điện Wartsila Bà Rịa do không đạt được thỏa thuận điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng nên vào ngày 7/7/2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thông báo số 4218/BKH-NN về việc thu hồi Giấy phép. Còn hai dự án nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 tuy thành công nhưng nói chung, số lượng các dự án IPP ngành điện ở Việt Nam quá ít và mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động với một khoảng thời gian quá ngắn. Điều này đã dẫn đến thực tế là cung điện luôn trong tình trạng căng thẳng hàng năm. Chính vì thế mà khi có một vài nhà máy điện gặp trục trặc về kỹ thuật (như: sự cố về máy biến áp hay phải sửa chữa các thiết bị khác) thì đã xảy ra tình trạng thiếu điện trong cả nước, gây ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Theo Bộ Công Thương, từ trước tới nay đã có hàng chục nhà đầu tư lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á đã nộp hồ sơ xin đầu tư nhưng không thực hiện được ý định đầu tư của mình. Hơn thế nữa hiệu quả hoạt động của những dự án hiện nay chưa cao. Điều này thể hiện nhà đầu tư ngoài EVN nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng đã gặp phải những khó khăn nhất định khi đầu tư vào ngành điện Việt Nam.

- Tuy các dự án BOT ngành điện đều đạt được yêu cầu về chất lượng do chủ đầu tư đặt ra nhưng tiến độ thực hiện của hầu hết các dự án này nói chung đều bị chậm, không đạt theo tiến độ đã đề ra. Ví dụ như dự án Wartsila mất 5 năm, dự án điện Phú Mỹ 3 đã bị chậm khoảng 4 năm do phải chờ đợi cấp khí và quá trình chuẩn bị dự án và đàm phán kéo dài, quá trình chuẩn bị dự án và đàm phán Hợp

đồng mua bán điện với EVN của dự án Phú Mỹ 2.2 mất đến 6 năm39. Thậm chí cho

tới nay, qua nhiều kỳ họp dường như vẫn chưa có được giải pháp nào mang tính đột phá để khắc phục “căn bệnh kinh niên” này của ngành điện. Tổng vốn đầu tư cho điện thường lớn nhất trong các ngành kinh tế. Chính vì thế, việc chậm tiến độ công trình là sự lãng phí, làm giảm hiệu quả đầu tư và thậm chí gây nên nỗi nghi ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào ngành điện Việt Nam dưới hình thức IPP.

- Ngoài ra, trong quá trình triển khai các dự án điện còn có một số tồn tại khác như: Trong quá trình hoạt động vận hành thương mại, đã xảy ra rất nhiều tranh

39 Báo cáo về chính sách đầu tư tại Việt Nam của Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc, 11/2007, tr.5.

chấp về lợi ích giữa các nhà máy điện của chủ đầu tư nước ngoài với Tập đoàn EVN; Thêm vào đó, tình trạng khí thải gây ô nhiễm môi trường đã diễn ra ở một số nhà máy, điển hình là nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước.

2.2. Nguyên nhân

Mặc dù cho đến nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài khá lớn vào ngành điện nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này:

- Cơ cấu của ngành điện chưa đảm bảo tính minh bạch: Tập đoàn EVN hiện nay vẫn đang nắm giữ khâu mua bán điện. Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị lập kế hoạch huy động công suất và theo dõi biểu đồ phụ tải đều thuộc quyền quản lý của EVN. Vì vậy, EVN sẽ có xu hướng ưu tiên huy động các nguồn điện của EVN trước, sau đó mới huy động từ các nguồn điện IPP. Do đó mới xảy ra tình trạng huy động không hết công suất nguồn giữa EVN với các nhà máy điện IPP. Bên cạnh đó, những khó khăn trong quá trình đàm phán giá điện cũng nảy sinh. Bởi vì, người mua (EVN) luôn muốn trả giá thấp, người bán (các công ty phát điện ngoài EVN) lại muốn bán giá cao. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện được việc đầu tư vào ngành điện Việt Nam một phần là do việc đàm phán giá mua, bán điện của họ với EVN được ghi nhận là vô cùng căng thẳng. Và cũng vì thế, kết quả tất yếu là nhiều trường hợp, thời gian đàm phán hợp đồng giữa nhà đầu tư với EVN kéo dài gần 2 năm mà vẫn chưa đi đến ký kết. Nếu không cải thiện tình hình này thì việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh đúng nghĩa khó có thể hình thành.

- Vị thế độc quyền của EVN còn thể hiện ở vấn đề điểm đấu nối40. Theo Luật

điện lực thì khi nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong công trình thì EVN có trách nhiệm tiến hành kéo đường dây điện tới “hàng rào” nhà máy điện. Tuy nhiên, trong thực tế thì EVN lại thường dựa vị thế độc quyền của mình để căn cứ vào 4 thông số rất khó xác định chuẩn sau để gây cản trở nhà đầu tư trong việc cung cấp điện vào


40 Điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của đơn vị phát điện vào hệ thống điện quốc gia, Khoản 1, Điều 2 Quy định yêu cầu kỹ thuật trang thiết bị đo đếm điện năng đối với các nhà máy điện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022