Kết Qủa Thu Hút Vốn Fdi Theo Ngành Tại Địa Bàn Móng Cái


Chợ Móng Cái là một trong những trợ buôn bán sầm uất nhất trong tỉnh, trong đó 25% sạp hàng là của thương lái Trung Quốc.

Cơ sở hạ tầng: Móng Cái có hệ thống đường bộ, đường biển giao lưu trong nước và quốc tế thuận lợi. Móng Cái đã có một sân bay nhỏ có thể nâng cấp việc phục vụ đi lại bằng hàng không. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng như hệ thống thông tin viễn thông, lưới điện 110KV, đường 18A nối với thành phố Hạ Long, cảng biển Vạn Gia, chợ, trung tâm hội trợ triển lãm, công viên, đã được đầu tư nâng cấp.

* Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại thị xã Móng Cái:

Tính đến năm 2005, trên địa bàn Móng Cái đã thu hút được 17 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 118.829.830USD.

Phân theo lĩnh vực đầu tư:

Bảng 2.12. Kết qủa thu hút vốn FDI theo ngành tại địa bàn Móng Cái


STT

Lĩnh vực

Số dự án

VĐT(USD)

Tỷ lệ VĐT

(%)

1

Công nghiệp

6

18.529.830

15,56

2

Nông,lâm, ngư nghiệp

01

5.800.000

4,88

3

Du lịch, dịch vụ

10

94.500.000

79,53


Tổng:

17

118.829.830

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh - 10

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh


Số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm 06 dự án (chiếm 35,29%), vốn đầu tư 18.529.830 USD (chiếm 15,56%). Trong lĩnh vực này các dự án chủ yếu đầu tư vào chế biến cao su nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái (có 4/6 dự án). Hầu hết các dự án này có thời gian đầu tư tương đối ngắn (các dự án chế biến cao su khoảng 10 năm) vì tính chất còn mang tính thời vụ. Trong thời gian này, thị trường cao su Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn và cửa khẩu Móng Cái là địa điểm lý tưởng để các nhà đầu tư chọn để xây dựng các nhà máy chế biến cao su xuất khẩu.


Tuy nhiên lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là du lịch, dịch vụ với 10 dự án (chiếm 58,82 %) và tổng vốn đầu tư 94.500.000 USD (chiếm79,53 %). Các dự án trong lĩnh vực này chủ yếu đầu tư vào kinh doanh khách sạn, các dịch vụ vui chơi giải trí cho khách trong và ngoài nước, gian hàng cho thuê. Nguyên nhân là hàng năm lượng khách du lịch đến Móng Cái rất đông, khách trong nước sau khi thăm Hạ Long thường có nhu cầu đến Móng Cái và khách Trung Quốc thường sang Việt Nam bằng con đường này. Trong khi đó về cơ sở hạ tầng về du lịch khi chưa có đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hầu như là con số không, các tiềm năng du lịch chỉ khai thác ở mức thấp nhất. Sự xuất hiện của khách sạn lớn, các khu trung tâm thương mại đã mang lại cho thị xã Móng Cái một diện mạo lớn, một diện mạo của một thành phố du lịch, dịch vụ trong tương lai.

Dự án trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm ít nhất với 1 dự án (chiếm 5,82%) và 5.800.000 USD vốn đầu tư (chiếm 4,88%). Dự án trong lĩnh vực này là dự án chế biến hải sản.

2.2.5.5. Huyện Đông Triều

Vị trí: Huyện Đông Triều nằm ở phía Tây của tỉnh, Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, Tây giáp với huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, Đông giáp với thị xã Uông Bí, Nam giáp với huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Tiềm năng: Là huyện có nhiều truyền thống về nghề thủ công: Gốm, sứ,... có thế mạnh về công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác than và cơ khí; đất dài rộng, bằng phẳng phát triển cho các hình thức trang trại: Nuôi bò sữa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Huyện cũng có tiền năng phát triển về lĩnh vực du lịch.

Cơ sở hạ tầng: bao gồm cả giao thông thuỷ và bộ, địa bàn huyện có đường quốc lộ 18 chạy qua. Từ trung tâm huyện có thể đi Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, đường thuỷ có các bến xà lan.

* Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại Đông Triều

Cho đến nay, huyện Đông Triều đã thu hút 02 dự án, với tổng số tiền đầu tư là 17.322.357 USD

Bảng 2.13. Các dự án FDI còn hiệu lực tại địa bàn Đông Triều



STT

Tên dự án

Vốn đầu tư (USD)

Bên nước ngoài

1

Công ty Du thuyền Bảo Ngọc

8.245.700

Pháp

2

Công ty tập đoàn phòng cháy

chữa cháy Bình An

9.076.657

Trung Quốc

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Đây là những dự án mới được cấp phép đầu tư, các dự án đang tiến hành triển khai xây dựng cơ bản, trong đó dự án Công ty du thuyền Bảo Ngọc là dự án về lĩnh vực du lịch, xây dựng trạm dừng chân để đưa đón khách, còn dự án Công ty tập đoàn phòng cháy chữa cháy Bình An là dự án về lĩnh vực công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm về phòng cháy, chữa cháy, để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

* Những khó khăn trong thu hút đầu tư

Giao thông trong địa bàn huyện còn chưa được thuận lợi, cả huyện chỉ có 1 tuyến đường quốc lộ chính chạy qua, các tuyến đường khác của huyện chủ yếu là đường nhỏ liên xã, thôn.

Hạ tầng cơ sở còn yếu kém, chưa đồng bộ. Bên cạnh hệ thống giao thông lạc hậu là các điều kiện về cấp điện, nước, bưu chính viễn thông chưa được đầu tư đồng bộ. Các cơ sở vui chơi, giải trí,dịch vụ cũng chưa được phát triển nên không tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Nguồn lao động của địa phương chưa được ổn định, số lao động qua đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng khi có dự án lớn triển khai.

Một số dự án lớn có nhu cầu nhiều về đất đai, điều này huyện chưa đáp ứng được, hoặc có đáp ứng nhưng chưa có hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, nhiều trường hợp nhà đầu tư muốn có mặt bằng đầy đủ nhưng không có và họ phải chuyển sang các địa bàn khác.

Địa phương chưa có cơ chế quản lý cụ thể, việc phân công cán bộ theo dõi lĩnh vực này còn làm chưa tốt. Việc xúc tiến quảng bá, kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa được quan tâm.


Nhận thức của các cấp lãnh đạo và một bộ phận cán bộ quản lý đối với tầm quan trọng của dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

Nguồn ngân sách dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dành cho huyện Đông Triều còn hạn chế nên chỉ đầu tư vào một vài công trình trọng điểm nhưng tiến độ còn chậm, không theo kịp nhu cầu của các nhà đầu tư.

2.2.5.6. Huyện Yên Hưng

Huyện Yên Hưng có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. Nhận biết được những lợi thế đó trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng trong đầu tư phát triển cũng như đẩy mạnh khai thác các nguồn lực trong dân và cả các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế.

Về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Yên Hưng.

Cho đến nay huyện Hưng Yên đã thu hút được 4 dự án trên 76 dự án của toàn Tỉnh chiếm 5,26% số lượng dự án. Tổng số vốn đầu tư đạt 5.275.000.(USD) trên tổng số 513.770.023 USD. Các dự án chủ yếu về lĩnh vực thuỷ hải sản, du lịch. Có 1 dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Cũng giống như các huyện Đông Triều, Yên Hưng, cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hiệu quả đạt được chỉ mới bắt đầu một, hai năm trở lại đây. Các dự án chủ yếu tập chung trong lĩnh vực thuỷ sản - là một thế mạnh của huyện có quy mô và vốn đầu tư nhỏ.

Tình hình triển khai các dự án đã được cấp phép cũng gặp rất nhiều khó khăn trục trặc, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án do công tác giải phóng mặt bằng chậm đã làm mất cơ hội đầu tư. Các dự án cũng chưa mang lại hiệu quả kinh tế xã hội nhiều cho địa phương, đóng góp cho ngân sách nhà nước chưa đáng kể. Các nguyên nhân khác có thể kể đến đó là địa phương chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể và bước đi thích hợp cho công tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có thể thấy cơ sở hạ tầng của huyện còn thấp kém. Quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch các khu


cụm công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất cho các dự án ở địa phương chưa hoàn chỉnh nên chưa có cơ sở để định hướng và thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra còn phải kể đến những tác động của các yếu tố khách quan từ bên ngoài như tình hình kinh tế của cả nước và khu vực trên thế giới. Một số các dự án ngoài ra cũng cho thấy sự yếu kém về năng lực của các chủ đầu tư về chuyên môn, công nghệ, tài chính. Sự bất động trên thị trường quốc tế gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường của các dự án thuỷ sản. Đồng thời các dự án nuôi trồng và chế biến thuỷ sản cũng gặp phải rủi ro do thời tiết bất thường ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp địa phương cũng như trên toàn quốc đang phải đối mặt với việc phải giảm lợi nhuận do luật chống bán phá giá các mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu do Mỹ áp đặt.

2.2.5.7. Thị xã Uông Bí

Thị xã Uông Bí nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cũng như tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên các tiềm năng sẽ vẫn chỉ là tiềm năng nếu không được đầu tư khai thác. Nhận biết được điều đó, thị xã Uông Bí đã rất nỗ lực trong việc huy động mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển, trong đó có cả vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế.

Về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn thị xã Uông Bí thì tính đến cuối năm 2005 thị xã đã thu hút được 09 dự án với tổng số vốn đầu tư là

38.000.000 USD. Các dự án chủ yếu về lĩnh vực công nghiệp, 1 dự án về lĩnh vực du lịch.

Ngay từ khi rất sớm, thị xã Uông Bí đã thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có dự án với số vốn đầu tư khá lớn, 30 triệu USD. Dự án của lĩnh vực công nghiệp khai thác than Uông Thượng. Sau một thời gian ngành than gặp khủng hoảng, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện nay công việc kinh doanh của công ty đã ổn đinh và phát triển.

Đánh giá chung về công tác thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn thị xã Uông Bí đó là kết quả thu được chưa xứng với tiềm năng của thị xã.


Uông Bí là một thị xã công nghiệp có vị trí rất thận lợi, có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế so với các địa bàn khác của tỉnh. Dân số trên địa bàn đông, có trình độ học vấn và tay nghề cao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các dự án. Tiềm năng đầu tư vào thị xã Uông Bí vẫn còn đang rộng mở và thị xã sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến tìm cơ hội sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những thuận lợi thị xã cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Về khách quan, cùng với khó khăn của toàn tỉnh, đó là tình hình suy thoái kinh tế khủng hoảng tài chính, tiền tệ của các nước Châu Á đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đầu tư nước ngoài. Thị trường xuất khẩu truyền thống bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng tiên tệ, tài chính của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình khó khăn của Công ty Vietmindo giai đoạn trước.

Về mặt chủ quan việc xúc tiến, thu hút đầu tư còn chậm và chưa hiệu quả và còn thiếu quan tâm theo dõi của lãnh đạo đại phương, của các ban ngành địa phương và của người công tác quản lý. Một phần là do địa phương chưa ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó mảng đầu tư nước ngoài như bị bỏ quên, hầu như thị xã không có một hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá thu hút đầu tư nào.

Quy hoạch phát triển kinh tế của thị xã chưa đầy đủ rõ ràng, xuất phát điểm kinh tế thấp, là thị xã công nghiệp nhưng mang tính chất nhỏ lẻ, giá trị thấp, đặc biệt là các giá trị về công nghệ.

Thị xã cũng gặp khó khăn về quỹ đất cho các dự án. Những lô đất có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thì ít hoặc đã được giao đất cho các dự án nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Đối với các lô đất thì tại xã trung tâm, ở vùng đồi núi không có đủ cơ sở hạ tầng nên không có sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

Mặt khác, một số dự án khi triển khai đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đề bù giải phóng mặt bằng đã làm mất cơ hội đầu tư. Chính điều này đã dẫn đến


việc các dự án triển khai chậm và đến khi vận hành rồi thì không có hiệu quả mong muốn.

2.2.6. Một số Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Quảng Ninh đã thực hiện.

Để có được kết quả trong công tác thu hút nguồn vốn FDI, Quảng Ninh đã có những chính sách thu hút độc đáo, được thể hiện thông qua Quyết định số 3467/2002/QĐ-UB ngày 30/9/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quyết định số 4047/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài những chính sách ưu đãi do Chính phủ Việt Nam quy định, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh còn được hưởng thêm các ưu đãi cụ thể như sau:

Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Những dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 triệu USD trở lên và các dự án đầu tư vào các khu vực đã được qui hoạch để hình thành các khu công nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp thuộc vùng nông thôn được UBND tỉnh Quảng Ninh bảo đảm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào doanh nghiệp.

Trong trường hợp chủ đầu tư tự xây dựng các công trình hạ tầng đến hàng rào doanh nghiệp sẽ được hoàn trả bằng cách tính trừ dần các chi phí đầu tư đó vào tiền sử dụng các dịch vụ tương ứng cho đến lúc bù đắp đủ chi phí đã bỏ ra (ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh) hoặc được thanh toán bằng tiền.

Việc hoàn trả chi phí cho chủ đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc:

Căn cứ vào dự toán công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nếu dự toán công trình chưa được UBND tỉnh phê duyệt thì căn cứ vào định mức xây dựng cơ bản hiện hành.

Căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án.

UBND tỉnh đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào công trình trên diện tích đất thuê đối với các dự án sau:


Nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông, lâm nghiệp có qui mô sử dụng đất, mặt nước từ 80 ha hoặc 3 triệu USD trở lên.

Sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới và các dự án áp dụng công nghệ cao khác.

Bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ:

UBND tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng diện tích đất mà chủ đầu tư thuê để thực hiện dự án và giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi có dự án đầu tư lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Đối với các dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 triệu USD trở lên và các dự án đầu tư vào các khu vực đã được qui hoạch để hình thành các khu công nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp thuộc vùng nông thôn được hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí rà phá vật cản, vật nổ trên diện tích đất thuê để thực hiện dự án, cụ thể như sau:

Hỗ trợ 100% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí rà phá vật cản, vật nổ đối với dự án thuộc vùng trung du, miền núi.

Hỗ trợ 50% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí rà phá vật cản, vật nổ đối với dự án sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng nông thôn.

Các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn sẽ được áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất và được miễn tiền thuê đất thêm 3 năm ngoài thời hạn qui định chung.

Các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được áp dụng giá thuê đất bằng 50% mức thấp nhất và được miễn tiền thuê đất thêm 05 năm ngoài thời hạn qui định chung.

Các dự án khuyến khích đầu tư và đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được áp dụng giá thuê đất bằng 50% mức thấp nhất và được miễn tiền thuê đất thêm 07 năm ngoài thời hạn qui định chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023