Giúp Lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng như hành lang pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế - mà cụ thể là quyền đôn đốc thu nợ và cưỡng chế về Thuế.
(iv) Thanh tra, kiểm tra:
Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các ĐTNT trên cơ sở thông tin Thuế đã được thu thập, và phân tích theo quy trình, và đồng thời dựa trên cơ sở nguồn lực của bộ phận để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo kế hoạch đã được lãnh đạo duyệt, Bộ phận thanh tra, kiểm tra (có thể) phối hợp với các Phòng chức năng của Cục, cũng như các cơ quan ban ngành tại địa phương để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra ĐTNT theo quy trình thanh tra, kiểm tra Thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằm tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ sở theo quyết định về thanh tra, kiểm tra đúng với các qui định tại quy trình thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuế ban hành.
Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết hoặc đề nghị cơ quan chức năng khởi tố theo quy định của Pháp luật đối với các ĐTNT vi phạm nghiêm trọng Pháp luật Thuế.
Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế của các ĐTNT, dự thảo quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhập số thuế được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quyết định.
Thực hiện xác minh và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.
1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp và quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
Mặc dù cho tới nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng cơ sở lý thuyết cũng như tên gọi của loại thuế này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Ở Việt Nam, trước đây, năm 1951, thuế đánh vào lợi tức của các doanh nghiệp nằm trong thuế công-thương nghiệp chung với thuế môn bài, thuế buôn chuyến,… và lúc đó được đặt tên là Thuế thực lãi với thuế suất lũ y tiến từ 5% đến 27%. Sau đó, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VIII 06/1990, Luật Thuế lợi tức được thông qua.
Tại kỳ họp IX ngày 10/05/1997, thay cho Luật Thuế lợi tức bị bãi bỏ là Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Kể từ đó đến nay, qua hơn 9 năm thực hiện, loại thuế này tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội, không chỉ mang lại số thu tăng hơn nhiều so với Thuế lợi tức trước đây mà còn góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng từ 01/01/2004 đến 31/12/2008
Tại kỳ họp III của Quốc hội khóa XI, Luật Thuế TNDN sửa đổi đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Nội dung của luật thuế này bao gồm:
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng nộp thuế:
Theo điều 1, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ (gọi là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN: Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sant xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế TNDN (trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ).
Về căn cứ tính thuế:
Theo điều 5 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
Trong đó:
= | Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế | - | Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế | + | Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà nội - thực trạng và giải pháp - 1
- Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà nội - thực trạng và giải pháp - 2
- Khái Niệm Và Các Hình Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Các Cải Cách Chủ Yếu Của Cơ Quan Thuế Anh Quốc
- Cơ Chế Quản Lý Thuế Đối Với Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Hà Nội Từ Năm 2004 Đến Nay
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài. Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyền quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.
Doanh thu: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Thuế suất: Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh là 28%; đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50%.
Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế:
Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các TSCĐ được trích khấu hao hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:
- TSCĐ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh
- TSCĐ đó phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ và giấy từ hợp pháp chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
- TSCĐ phải được quản lý, theo dõi hạch toán theo chế độ quản lý và hạch toán hiện hành.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng thực tế vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của Bộ Lao động, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinh doanh và thu nhập của sang lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng chế, cải tiến; y tế; đào tạo lao động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục.
Chi phí mua ngoài: điện, nước, điện thoại; sửa chữa TSCĐ;tiền thuê TSCĐ; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sang chế, giấy phép công nghệ không thuộc TSCĐ; dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác.
Các khoản chi cho lao động nữ; chi bảo hộ lao động hoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh;…
Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế khác. Chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi xuất thực tế nhưng không quá 1,2 lần mức lãi xuất cảu ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với cơ sở kinh doanh tại thời điểm vay.
Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định.
Trợ cấp thôi việc cho người lao động
Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí.
Các khoản thuế, lệ phi, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý.
Chi phí sản xuất kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam.
Chi phí mau hàng, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không có hóa đơn chứng từ do Chính phủ quy định.
Miễn thuế, giảm thuế:
Dự án đầu tư thành lập sơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%.
Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là 7 năm tiếp theo.
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của cơ sở kinh doanh như sau:
- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
- Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật.
- Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
- Thu nhập của hợp tác xã, hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập thấp theo quy định của Chính phủ.
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn bằng bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật; giảm thuế cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng giá trị phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam.
Giảm thuế TNDN cho cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của Chính phủ.
Giảm thuế TNDN cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ; miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động dạy nghề danh riêng cho người dân tộc thiểu số.
1.2.1.2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng từ 01/01/2009
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, được Quốc hội thông qua vào đầu tháng 6/2008 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009 giảm mức thuế suất chung để giúp doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị,... Cụ thể, Luật Thuế TNDN 2008 có một số điểm mới như sau:
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng nộp thuế:
Đối tượng nộp thuế TNDN trong Luật Thuế TNDN 2008 chỉ còn là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức được lập theo Luật Hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp được thành lập hợp pháp ở Việt Nam và tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn của Chính phủ.
Riêng đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh đang nộp thuế TNDN sẽ được chuyển sang nộp thuế theo Luật thuế Thu nhập cá nhân cũng có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009.
Về thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế và thu nhập tính thuế:
Luật Thuế TNDN năm 2008 cũng có cách xác định thu nhập chịu thuế giống như Luật Thuế TNDN 2003, tuy nhiên phần thu nhập khác trong thu nhập chịu thuế có một số bổ sung bao gồm:
(i) thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quy định này có phạm vi rộng hơn quy định về thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán như trước đây. Với quy định này, các thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn khác không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Chứng khoán cũng bị điều chỉnh như các trường hợp chuyển nhượng vốn theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;
(ii) thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, việc bổ sung này là phù hợp với thực tế thị trường và hoạt động kinh doanh bất động sản, xác định rõ nguồn thu
từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nguồn thu từ kinh doanh nhà trên đất...
So với khoản 2, điều 19 Luật Thuế TNDN 2003, thì thu nhập được miễn thuế trong Luật Thuế TNDN 2008 lần này được xác định cụ thể hơn ở điều 4 như thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của các hợp tác xã, hoặc có ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp, bổ sung một số đối tượng chính sách như người sau cai nghiện, người nhiễm HIV cũng thuộc diện miễn giảm,...
Về các khoản chi phí được trừ và các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Một trong những điểm mới là Luật Thuế TNDN 2008 đã áp dụng nguyên tắc loại trừ khi xác định các khoản chi phí của doanh nghiệp. Các khoản chi chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo khoản 1, điều 9 là chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Đồng thời, các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN cũng được xác định cụ thể trong khoản 2, điều 9.
Cách quy định này là phù hợp với thực tiễn, đề cao quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự đối chiếu để kê khai theo quy định của Luật Quản lý thuế, pháp luật về kế toán, kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản và tính tuân thủ pháp luật.
Về thuế suất:
Luật Thuế TNDN 2008 đã giảm thuế suất phổ thông từ 28% xuống còn 25%. Một số trường hợp kinh doanh đặc thù như khai thác dầu khí, tài nguyên quý giá thì áp dụng thuế suất từ 32-50% (trước đây là 28-50% theo Luật Thuế TNDN năm 2003). Đối với các ưu đãi về thuế suất, Luật thuế TNDN 2008 đã bỏ mức thuế suất ưu đãi 15%, chỉ còn mức thuế suất ưu đãi là 10%, 20%.
Về cách xử lý đối với các trường hợp đang được hưởng ưu đãi theo Luật Thuế TNDN 2003:
Nhằm bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo Luật Thuế TNDN 2003, luật có quy định vẫn duy trì và bảo đảm các ưu đãi, trong trường hợp các ưu đãi của Luật Thuế TNDN 2008 cao hơn thì áp dụng cho thời gian còn lại. Riêng những trường hợp được miễn thuế, giảm thuế nhưng chưa có thu nhập chịu thuế thì việc miễn giảm thuế được tính theo quy định của Luật Thuế TNDN 2008 và từ khi luật này có hiệu lực thi hành.
1.2.1.3. Quy định về đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp:
Các cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với đăng ký thuế giá trị gia tăng. Các cơ sở kinh doanh khi đăng ký thuế phải khai rõ cả các đơn vị trực thuộc hạch toán kinh doanh độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ.
Các đơn vị hạch toán độc lập có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế riêng. Các đơn vị hạch toán báo sổ phụ thuộc cơ sở kinh doanh đăng ký thuế địa phương không có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế tại địa phương. Cơ sở kinh đoanh chính có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế cho hoạt động kinh doanh của mình và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hằng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 25/01. Nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. Trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm và từng quý.
Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành nghề do cơ quan thuế quy định.
Nộp thuế:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo hàng quý, chậm nhất là ngày cuối quý.
Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ phải nộp thuế vào NSNN hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn