Kinh Nghiệm Thu Hút Và Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Công Nghiệp Điện Của Một Số Nước Và Bài Học Đối Với Việt Nam

lưới điện quốc gia: i) Đặc tính phụ tải, ii) Công suất phụ tải, iii) Hệ số lấp đầy và iv) Thời gian lấp đầy.

- Khả năng thu hút vốn đầu tư vào các dự án điện ở Việt Nam luôn gặp khó khăn: Yếu tố vốn đầu tư trong các dự án điện đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của dự án đó. Các dự án nguồn điện ở Việt Nam đều gặp khó khăn nhất định về thu hút vốn đầu tư. Thực tế cho thấy, hầu hết các chủ đầu tư thường chỉ chủ động được 10% – 20% vốn cho dự án, phần còn lại hầu hết trông chờ vào các nguồn vay thương mại trong nước hoặc huy động từ các cổ đông. Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước thường không đáp ứng đủ hạn mức vay của chủ đầu tư. Việc huy động vốn từ các cổ đông cũng gặp khó khăn do cổ phần các nhà máy điện vừa và nhỏ không mấy hấp dẫn các nhà đầu tư nên có tính thanh khoản yếu.

- Các điều khoản của hợp đồng với Tập đoàn EVN gây bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà máy điện độc lập (có vốn đầu tư trong nước cũng như vốn đầu tư nước ngoài) ngoài hệ thống của EVN đang phát triển ngày càng nhiều, chiếm gần 40% lượng điện cung cấp, nhưng họ bị trói buộc về nhiều mặt bởi cơ chế độc quyền của EVN. Các nhà máy độc lập này, cũng như hàng triệu khách hàng pháp nhân và thể nhân khác, luôn bị EVN áp đặt bởi vị trí độc tôn của họ trên thị trường. Điều này đã gây cản trở rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành điện ở Việt Nam. Việc xảy ra những tranh chấp, xung đột lợi ích một phần do hợp đồng mua bán điện được ký kết giữa chủ đầu tư (người bán) với EVN (người mua) có nhiều Điều khoản chưa rõ ràng, chưa xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên. Tuy nhiên, khi xảy ra những sự cố ngoài tầm dự liệu của nhà đầu tư trong thực tế hoạt động thì lợi thế bao giờ cũng thuộc về Tập đoàn EVN.

- Các rủi ro chưa được quản lý và phân bổ hợp lý giữa các bên: Một dự án BOT có thể chứa đựng rất nhiều rủi ro, ngay cả khi một dự án BOT khả thi về mặt tài chính và thực tế nhất có thể không hấp dẫn với các nhà tài trợ và người cho vay nếu như các rủi ro quốc gia được những bên tham gia nhận thức là quá lớn. Việc tài trợ cho dự án, mặc dù với điều khoản hợp lý, cũng có thể là không thể thực hiện được đối với một nước có hệ số tín dụng (xếp hạng tín dụng) thấp hoặc thậm chí

không có hệ số tín dụng (Việt Nam hiện nay được đánh giá là nước chưa có hệ số tín dụng). Sự bất ổn về chính trị và những thay đổi pháp luật có thể làm cho các nhà đầu tư tư nhân lo ngại và do vậy không quyết định đầu tư. Chẳng hạn như dự án Phú Mỹ 3 đã được ADB và MIGA nhận bảo lãnh rủi ro chính trị lên tới 170 triệu USD, nghĩa là xấp xỉ 41% giá trị dự án41. Bên cạnh lý do quản lý và phân bổ rủi ro chưa hợp lý, còn một nguyên nhân khác là do chúng ta chưa có được các dự án mẫu để làm căn cứ cho việc phát triển, chưa thực sự tạo được môi trường thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư vào các dự án loại này. Điều này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trước giai đoạn 2000 – 2005, những dự án BOT được mua điện theo sản lượng với mức giá cố định tính bằng USD: Phú Mỹ

2.2 là 4,04 cent/Kwh và Phú Mỹ 3 là 4,09 cent/Kwh và nhà đầu tư còn được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Vì vậy, những nhà đầu tư này có thể ít nhiều “ung dung tự tại mà làm”. Tuy nhiên, theo đánh giá của một vị lãnh đạo EVN, hình thức BOT sau quá trình triển khai tại Việt Nam lại cho thấy khó phù hợp nhất là khi xây dựng thị trường điện bởi chính việc áp theo giá cam kết cố định.

- Thủ tục đầu tư vào ngành điện Việt Nam còn rườm rà, phức tạp: Hiện nay, đã có Văn bản pháp luật quy định về quy chế đối với các dự án điện độc lập, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 30/08/2006 (thay thế cho Quyết định số 50/2002/QĐ-BCN ngày 25/11/2002) về việc ban hành quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập nhằm hệ thống hóa lại các quy trình và thủ tục. Mặc dù vậy, theo Quyết định này thì các nhà đầu tư vào các dự án IPP nói chung và thông qua hình thức đầu tư BOT nói riêng phải đưa ra những cam kết nhiều hơn như: chủ đầu tư các công trình điện độc lập phải có vốn chiếm tỷ lệ trên 30%, có Văn bản chấp thuận mua điện của EVN hoặc đơn vị bán buôn, bán lẻ điện. Ngoài ra, dự án chỉ được phép khởi công khi đã có thiết kế kỹ thuật hạng mục khởi công được duyệt và đã thu xếp đủ vốn cho công trình. Điều này ít nhiều gây nên vướng mắc trong quá trình thu hút đầu tư tư nhân của ngành điện Việt Nam.


41 Cơ sở lý luận và thực tiễn tài trợ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam dưới hình thức BOT, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Tuyển Cử, Nguyễn Thị Thu Trà, Vũ Cường, 2004, tr.66–67.

- Yếu tố con người chưa đạt yêu cầu: Rất nhiều nhà máy điện trong quá trình hoạt động vận hành đều gặp sự cố. Một trong những nguyên nhân là do yếu tố con người. Do yêu cầu xây dựng các nhà máy đều cấp bách để chủ động khắc phục tình trạng thiếu điện nên thời gian đầu công tác chuẩn bị nguồn nhân lực chưa kịp đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành các tổ máy. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của các dự án là trình độ quản lý dự án còn thấp của các Chủ đầu tư dẫn đến việc kiểm soát, đôn đốc, nhắc nhở Tổng thầu còn hạn chế, sự phối hợp giữa các đơn vị thấp, không có những đề xuất và quyết định kịp thời. Ngoài ra, với một lượng không nhỏ nhân lực làm việc trong các nhà máy điện BOT này là những người có ít kinh nghiệm nên sự tiếp cận, làm chủ kỹ thuật công nghệ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là công tác bảo trì, sửa chữa. Hầu hết các vấn đề liên quan đến quản lý kỹ thuật đều phải phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài. Điều này không chỉ khiến chi phí bảo trì hàng năm cao mà các nhà máy này còn luôn bị động khi thiết bị gặp trục trặc hay sự cố bất ngờ, gây kéo dài thời gian sửa chữa làm xảy ra tình trạng thiếu điện cho cả nước trong trường hợp các nhà máy phát điện này bị trục trặc trong cùng một khoảng thời gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư của các dự án gặp nhiều khó khăn: Các cơ chế và chính sách của Việt Nam trong xây dựng cơ bản, đặc biệt đối với các dự án ngành điện chưa được hình thành hoặc không còn phù hợp cần đầu tư nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong khi các dự án luôn trong tình trạng chịu sức ép của tiến độ. Điều này đã góp phần làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

Việc gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cho thấy quá trình hoạt động của các nhà máy này chưa được tuân theo một quy định khắt khe, chưa sử dụng đúng nguồn nhiên liệu quy định, trình độ của nhà thầu chưa được đảm bảo và ý thức của người lao động chưa cao.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 10

* * * * * * * * * * * *

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại. Các lĩnh vực thu hút FDI tuy đang trở nên đa dạng hơn

nhưng lượng vốn đầu tư vào ngành điện ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau giải thích cho tình trạng này, điển hình là tính minh bạch của cơ cấu ngành điện Việt Nam chưa được cải thiện với sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, các rủi ro chưa được quản lý và phân bổ hợp lý giữa các bên, hay thủ tục đầu tư còn rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài,... Khóa luận đã đề cập đến 3 dự án BOT (Wartsila, Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2) và 2 dự án BOO (Hiệp Phước, Amata) để minh chứng cho điều này.

Chương III của Khóa luận sẽ đưa ra những kinh nghiệm của Ấn Độ và Bahrain – hai quốc gia đã rất thành công trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành điện, kết hợp với thực trạng thu hút FDI vào ngành điện Việt Nam (đã được nghiên cứu trong Chương II) để đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng FDI vào lĩnh vực công nghiệp điện hiệu quả.

CHƯƠNG III‌

GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM


I. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện của một số nước và bài học đối với Việt Nam

Việt Nam đang là quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhưng số lượng các dự án đầu tư vào ngành điện dưới hình thức IPP lại rất hiếm hoi và dễ đổ vỡ . Vì vậy, việc nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia đã thành công trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp điện là điều cần thiết. Khóa luận sẽ đề cập tới kinh nghiệm của hai quốc gia Ấn Độ và Bahrain, bởi:

- Trong chính sách phát triển ngành điện, Ấn Độ đặc biệt coi trọng việc thu hút nguồn vốn tư nhân cả trong và ngoài nước vào ngành này thông qua các dự án IPP. Ngành điện của quốc gia này có những khởi điểm khá tương đồng với Việt Nam và trên thực tế đã gặt hái được nhiều thành công đáng để học hỏi.

- Vương quốc Bahrain là một quốc gia nằm ở vùng Trung Đông đã có nhiều thành công đáng kể trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện đặc biệt thông qua dự án BOT. Và điều này sẽ giúp Việt Nam có được nhiều kinh nghiệm học hỏi.

1. Kinh nghiệm của Ấn Độ về thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành điện năng thông qua dự án IPP

Ấn Độ là ngôi nhà chung của trên 1,1 tỷ dân, điều này khiến Ấn Độ trở thành nước đông dân thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc42. Theo dự báo thì Ấn Độ sẽ sớm trở thành nước đông dân nhất thế giới sau năm 203043. Ấn Độ có 28 bang và 7 khu vực lãnh thổ, diện tích của cả nước lên tới 3.287.590 km2. Ấn Độ hiện nay là


42 Ngành điện Ấn Độ: Tập trung phát triển nguồn nhiệt điện và thủy điện, Bộ Công Thương, http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=15&id=1087

43 Điện khí hóa toàn quốc – Thách thức lớn đối với Ấn Độ, Công ty điện lực TP.HCM, http://www.hcmpc.com.vn/dienluc/view/index.jsp?uid=17&cid=59090

nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, GDP đạt 4,2 nghìn tỷ USD44. Từ năm 2000, kinh tế Ấn Độ tăng rất nhanh, trung bình khoảng 7%/năm. Năm 2006, GDP tăng 9,7%, phù hợp với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2007 – 2012) của chính phủ là tăng trưởng kinh tế ở mức 9%/năm. Như ta có thể dự đoán, mức tăng trưởng kinh tế đều đặn này, kết hợp với tốc độ gia tăng dân số cao đang tạo ra ảnh hưởng sâu rộng tới nhu cầu điện năng của đất nước.

1.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ

Các chính sách kinh tế của Ấn Độ, trong đó có chính sách về đầu tư, nhằm thu hút vốn của doanh nhân nước ngoài vào guồng máy kinh tế Ấn Độ, đồng thời khuyến khích sự hợp tác về công nghệ giữa các đơn vị kinh tế của Ấn Độ với các đối tác nước ngoài. Chính phủ Ấn Độ hoan nghênh mọi hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Ấn Độ trên đa số lĩnh vực, ngoại trừ một vài lĩnh vực “nhạy cảm” như: quốc phòng, vận tải đường sắt, năng lượng nguyên tử. Đơn vị được Chính phủ Ấn Độ giao trách nhiệm phụ trách lĩnh vực đầu tư là Hội đồng xúc tiến đầu tư nước ngoài FIPB (Foreign Investment Promotion Board) hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc sau đây:

Không đòi hỏi có sự chuẩn y của Chính phủ đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, ngoại trừ một danh sách nhỏ do Chính phủ ấn định. FIPB phụ trách cứu xét những dự án đầu tư không được dự liệu trong thành phần các dự án được đương nhiên chấp nhận.

Mọi trường hợp cứu xét đơn xin đầu tư (những dự án không được đương nhiên chấp nhận) được hoàn tất trong vòng 30 ngày.

Các nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển vốn và lợi nhuận về nước, được sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài để bán hàng hóa trên thị trường Ấn Độ.

Ấn Độ mở rộng thị trường tư bản cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Các công ty của Ấn Độ được phép gây quỹ từ thị trường tư bản quốc tế.

Ấn Độ đã ký thỏa hiệp tránh đánh thuế hai lần với 88 quốc gia trên thế giới và 37 thỏa hiệp bảo hộ đầu tư song phương.

Chế độ “một cửa” và “dịch vụ bảo vệ nhà đầu tư” được nhiều bang tại Ấn Độ áp dụng nhằm đơn giản hóa các thủ tục chuẩn y các dự án liên doanh mới.

Nhờ những cải cách kinh tế về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà lượng đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ tăng rõ rệt trong những năm qua, hứa hẹn sẽ là một mảnh đất “màu mỡ” cho bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào.

1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các dự án IPP vào ngành

điện ở Ấn Độ

Ấn Độ có ngành điện lớn thứ năm trên thế giới với tổng công suất lắp đặt nguồn điện là 141 GW, tính tại thời điểm tháng 1/200845. Phần lớn ngành điện Ấn Độ vẫn thuộc sở hữu Nhà nước.

Hình 4: Sơ đồ quản lý ngành điện của Ấn Độ


Qua sơ đồ quản lý ngành điện của Ấn Độ (Hình 3), ta thấy: ngành điện của các Bang của Ấn Độ do Bộ Điện lực của từng Bang đó quản lý. Do đó, Ấn Độ có 28 Bộ Điện lực tương ứng với 28 Bang. Nhờ vậy mà Ấn Độ có thể kiểm soát và quản

lý chặt chẽ ngành điện. Nguồn điện của từng Bang bao gồm các nhà máy điện thuộc sở hữu Nhà nước và các nhà máy điện IPP (kiểm soát 13% tổng công suất lắp đặt). Các công ty phân phối điện có 2 loại: một loại phân phối điện cho các nhà máy điện IPP, một loại phân phối điện cho các nhà máy điện thuộc sở hữu Nhà nước. Các nhà máy điện này bán điện cho khách hàng thông qua các công ty phân phối hoặc bán trực tiếp cho những khách hàng lớn.

Cũng giống như Việt Nam, tình trạng thiếu điện, điện áp và tần số không ổn định là chuyện thường tình ở Ấn Độ, mà căn nguyên là do thiếu đầu tư cho nguồn công suất mới cũng như tính năng kém của các trang thiết bị hiện có. Theo ước tính của Chính phủ Ấn Độ thì lượng thiếu hụt điện hiện nay ở mức gần 9%, lúc cao điểm tăng lên đến 14%46. Ngành phân phối điện ở Ấn Độ là khâu yếu nhất trong dây chuyền cung cấp điện. Mức tổn thất trong truyền tải và phân phối điện ở Ấn Độ thuộc loại cao nhất thế giới. Nguyên nhân của những tổn thất này là do đầu tư không đủ, bảo dưỡng đường dây kém và nạn ăn cắp.

Chính phủ Ấn Độ hiện đang tiếp tục theo đuổi chính sách cải cách thị trường điện trong nước nhằm giải quyết những khó khăn kinh niên về thiếu đầu tư và chất lượng dịch vụ kém. Cho đến nay, Văn bản pháp luật quan trọng nhất đã ban hành là Luật Điện lực 2003, mở đầu cho công cuộc cải cách ngành điện được chờ đợi bấy lâu nay. Bộ luật này thống nhất các luật liên quan đến sản xuất, truyền tải, phân phối, mua bán và sử dụng điện, theo đó khuyến khích cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng điện. Bộ luật này cũng đặt ra các kế hoạch nhằm hợp lý hóa biểu giá điện, mặc dù chưa có lộ trình thời gian cụ thể nào được đưa ra nhằm xóa bỏ trợ cấp mà cho đến nay vẫn ở mức rất cao. Các điều khoản trong bộ luật cũng chấm dứt nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài phải bán điện cho một bên mua duy nhất. Bộ luật này làm rõ phần nào vai trò của các tổ chức khác nhau và tạo điều kiện để quản lý tốt hơn các ủy ban điều tiết. Nó cũng cho phép tiếp cận rộng rãi các hệ thống truyền tải và phân phối để khuyến khích thị trường điện cạnh tranh phát triển


46 Ấn Độ khủng hoảng thiếu điện, T. Huyền, http://vietbao.vn/The-gioi/An-Do-khung-hoang-thieu- dien/10911646/159/

Ngày đăng: 04/05/2022