Nhiệm Vụ Của Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú.

Với cán bộ, nhân viên: đảm bảo đủ cán bộ về hành chính phục vụ và thư viện, thiết bị, cứ 50 học sinh bán trú thì biên chế 01 nhân viên phụ trách nuôi dưỡng.

1.4.4. Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú.

Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:

Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;

Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;

Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

1.4.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường phổ thông dân tộc bán trú.

Trường phổ thông dân tộc bán trú có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có:

Nhà ở, giường nằm, nhà tắm và công trình vệ sinh cho học sinh bán trú; Nhà bếp, phòng ăn, công trình nước sạch cùng các trang thiết bị kèm theo;

Các dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, báo chí, văn hóa phẩm ... phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho học sinh bán trú.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

1.4.6. Chính sách đối với trường phổ thông dân tộc bán trú

Trường PTDTBT được hưởng chính sách như đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập, ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh bán trú theo quy định.

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 5

Cán bộ quản lý và giáo viên được hưởng chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập, trường PTDTBT được hợp đồng thêm nhân viên làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo vệ theo hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Học sinh bán trú được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

1.4.7. Đối tượng xét duyệt.

Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở có đủ các điều kiện:

Bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;

Do điều kiện nhà ở xa trường hoặc do địa hình cách trở, giao thông khó khăn, học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Tỷ lệ học sinh dân tộc Kinh không quá 10% chỉ tiêu học sinh bán trú hàng năm của trường PTDTBT.

Đối với học sinh THCS có khoảng cách từ nhà đến trường tối thiểu là 6km trở lên.

1.4.8. Hoạt động dạy học và giáo dục.

* Trường PTDTBT tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc.

* Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ

sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh.

Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh. Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu.

Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.

1.5. Một số vấn đề lý luận về đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số

1.5.1. Mục tiêu đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số

Đánh giá thực trạng mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số nhằm đánh giá lại toàn bộ cơ chế, chính sách của đảng và nhà nước đối với loại hình trường này bao gồm các nguồn kinh phí đầu tư về chế độ đãi ngộ, lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, họat động dạy và học, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và của toàn xã hội. Đặt vào hoạt động thực tế chung của nhà trường từ đó đánh giá xem xét mức độ phù hợp với quy mô phát triển và hoạt động chung của nhà trường nhằm mục địch thúc đẩy và phát huy tối đa hiệu quả của mô hình này, tìm ra những điểm hạn chế, bất cập. Từ đó đánh giá và đề xuất các biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém, phát huy những mặt ưu điểm, mở rộng quy mô mạng loại hình trường này đối với những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thúc đẩy giáo dục đào tạo phát triển.

1.5.2. Nội dung, công cụ đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số

Hiện tại chưa có quy định nào ban hành về các tiêu chí đánh giá về mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông, vì vậy tác giả luận văn dựa trên Thông tư 24/TT-BGDĐT[3], ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT. Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trung học Phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá với các mặt nội dung sau:

Tiêu chuẩn 1 - Điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tổ chức bộ máy, nguồn lực tài chính:

1. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành.

2. Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt. phải đảm bảo có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;

3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

Đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;

Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.

Các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Quy định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học; Thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi ...; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;

Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Có đầy đủ văn phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, nhà kho.

Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.

Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;

Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;

Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh;

Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

Tiêu chuẩn 2: Công tác tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong trường PTDTBT

a. Hoạt động dạy và học

Thực hiện nội dung dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT quy định, bổ sung kiến thức địa phương, văn hóa dân tộc, tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, chú trọng các hoạt động nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện học sinh bán trú, tổ chức phân loại chất lượng học sinh hợp lý, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục ý thức, thái độ, tinh thần tự học, tự quản của học sinh.

Tổ chức dạy học hai buổi/ ngày.

b. Hoạt động giáo dục lao động, văn hóa thể thao.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống, lưu giữ phát huy truyền thống văn hóa bản địa theo đặc thù dân tộc.

c. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú.

Đảm bảo tốt điều kiện chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng học sinh bán trú an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ chất dinh dưỡng theo định mức hỗ trợ của nhà nước, đảm bảo 8 học sinh/phòng ở nội trú.

Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục

Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.

+ Học lực:

Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên; Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên; Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%;

+ Hạnh kiểm:

Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên; Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%;

+ Các hoạt động giáo dục:

Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

Tiêu chuẩn 4 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Đảm bảo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên theo thông tư 29, 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên ban hành năm 2009.

Giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Tiêu chuẩn 5 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú.

Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Ngoài ra còn các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng học sinh bán trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ chất dinh dưỡng, giáo dục kỹ năng sống tại trường học. Chế độ chính sách đối với cán bộ quán lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. Đối tượng học sinh được xét duyệt hưởng chế độ bán trú đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

1.5.3. Phương pháp đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả thiết kế hệ thống bảng hỏi (phụ lục số 1,2,3,4,5,6) để khảo sát ý kiến đánh giá CBQL, GV, HS, cán bộ cấp ủy chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, chuyên gia để làm sáng tỏ lý luận về đánh giá mô hình bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số.

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cán bộ cấp ủy chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh đánh giá về chế độ chính sách, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, điều kiện sinh hoạt, điều kiện dạy và học trong môi trường bán trú.

Phương pháp quan sát: Tác giá tiến hành quan sát tại 10 trường PTDTBT trong huyện từ các hoạt động từ quản lý, dạy và học của giáo viên và học sinh, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thu thập thông tin thực tế tại cơ sở giáo dục, từ đó đánh giá nhận xét dựa trên khung tiêu chuẩn nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động đánh giá.

Sử dụng toán thống kê để sử lý số liệu thực trạng của phiếu hỏi, cách xử lý số liệu điều tra: Tính tỷ lệ % giá trị trung bình, ước lượng, kiểm định… trên tổng số các đối tượng được khảo sát

Trong các phiếu hỏi ý kiến đánh giá, mỗi nội dung được hỏi được quy định mức thang điểm đánh giá như sau:

Tốt: 4 điểm Khá: 3 điểm Trung bình: 2 điểm Yếu: 1 điểm

Từ kết quả thu thập được tác giả tính toán, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa đưa ra những kết luận phù hợp đến hoạt động của mô hình trường PTDTBT.

Ngoài ra tác giả xin ý kiến đánh giá, nhận xét các chuyên gia và nhà quản lý giáo dục đánh giá thực trạng quá trình tổ chức hoạt động của trường PTDTBT

1.5.4. Hình thức đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số

Đánh giá thường xuyên: Là quá trình nhà quản lý thu nhận thông tin liên tục và có hệ thống về hoạt động của mô hình bán trú trong quá trình tổ chức thực hiện mô hình này nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho hệ thống quản lý để điều chỉnh, cải thiện hoạt động, hướng dẫn giáo viên và nhân viên thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của mô hình bán trú.

Đánh giá định kỳ theo giai đoạn: là quá trình nhà quản lý thu thập các thông tin mang tính chất tổng hợp về tất cả các mặt hoạt động của mô hình bán trú sau một khoảng thời gian tương đối dài (3 năm đến 5 năm) nhằm đánh giá một các tổng thể việc thực hiện mô hình bán trú, tổng kết kinh nghiệm và xác nhận kết quả của mô hình bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, đề xuất hoàn thiện các chính sách và mô hình hoạt động trên.

1.5.5. Xử lý kết quả đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số

Đây là hoạt động nhằm so sánh, đối chiếu kết quả đạt được trước khi chưa có và sau khi tổ chức mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số, từ đó rút ra những hạn chế yếu kém đề xuất các giải pháp, phương án cải tiến nhằm thay đổi hiện trạng để hướng tới kết quả như mong muốn phù hợp với thực tế của địa phương. Kết quả đánh giá được thể hiện ở: Báo cáo thực trạng tổ chức mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số; Báo cáo đề xuất hoàn thiện chính sách cho các trường PTDTBT; Báo cáo đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của trường PTDTBT

1.6. Nhiệm vụ của hiệu trưởng trong hoạt động đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số.

Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong hoạt động đánh giá, lập kế hoạch đánh giá chi tiết cụ thể để thực hiện chức năng quản lý. Đội ngũ CB, GV, NV tham gia giúp việc cho hiệu trưởng là rất quan trọng. Cho nên việc thành lập ban kiểm tra giám sát, đánh giá ngay từ đầu năm

Ngày đăng: 22/06/2023