Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số

học là việc làm cần thiết và có sự phân công cụ thể theo chức trách nhiệm vụ để tránh sự chồng chéo khi tổ chức thực hiện.

Hiệu trưởng: phụ trách chung xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ công tác quản lý nhà trường và các hoạt động trong trường bán trú;

Phó hiệu trưởng, GV phụ trách công tác học tập, tự quản để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện;

Kế toán: phụ trách công tác chế độ chính sách, phân bổ khẩu phần ăn cho bán trú hàng ngày công bằng và đầy đủ;

Chủ tịch công Đoàn, TPTĐ: phụ trách công tác tăng gia sản xuất, TDTT, lao động vệ sinh và an ninh trật tự trong trong trường học.

1.6.1. Lập kế hoạch đánh giá

Xây dựng kế hoạch là công việc đầu tiên của hoạt động quản lý, là tiền đề quan trọng để tổ chức quản lý đạt đến chất lượng, hiệu quả. Do đó trong quản lý đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người DTTS thì việc xây dựng kế hoạch đánh giá có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả quản lý đánh giá.

Lập kế hoạch đánh giá hành động đầu tiên của người quản lý, là việc làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Trong quản lý, đây là căn cứ mang tính pháp lí quy định hành động của cả tổ chức. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý.

Để lập kế hoạch đánh giá, đòi hỏi nhà quản lý phải xác định được những căn cứ, dự kiến được các nội dung cơ bản, các thông tin cần thiết để xây dụng thành kế hoạch hoàn chỉnh chỉ dẫn các hành động quản lý tiếp theo.

Những căn cứ để xây dựng kế hoạch đánh giá gồm: xác định rõ mục tiêu đánh giá, những quyết định sẽ được đưa ra sau khi đánh giá; xác định rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, hình thức đánh giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nội dung trong bản kế hoạch đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người DTTS thường bao gồm:

Xác định những công việc chính và thứ tự thực hiện các công việc đó; Xác định thời gian thực hiện (triển khai, kết thúc) từng công việc; Xác định nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính bảo đảm; Phân công cụ thể công việc cho từng thành viên, người phụ trách; Quy định hợp đồng, phối hợp giữa các lực lượng;

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 6

Quy định việc kiểm tra, chế độ báo cáo kết quả thực hiện từng công việc; Quy định việc tổng kết, rút kinh nghiệm;

Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận.

Như vậy, kế hoạch đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người DTTS được coi là bản thiết kế thu nhỏ của nhà quản lý sử dụng trong tổ chức và kiểm tra thực hiện. Do đó nắm chắc và điều hành tốt các nội dung của kế hoạch là nhà quản lý đã thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.

1.6.2. Tổ chức hoạt động đánh giá

Tổ chức (nhân sự, bộ máy) để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Có thể nói, việc xây dựng các vai trò, nhiệm vụ là chức năng tổ chức trong quản lý.

Như vậy, chức năng trong tổ chức quản lý trong đánh mô hình bán trú cho học sinh người DTTS là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu quản lý đánh giá. Đồng thời thực hiện chức năng này còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ - người vận hành các bộ phận của hoạt động đánh giá.

Nội dung tổ chức đánh giá gồm:

Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đánh giá. Đây là những căn cứ pháp lí nhằm thống nhất nhận thức, hành động của các lực

lượng tham gia. Hệ thống văn bản hướng dẫn chỉ đạo đánh giá xác định trách nhiệm quyền hạn của mỗi người tham gia vào hoạt động đánh giá.

Tổ chức bộ máy, phân công phục vụ nhiệm vụ đánh giá. Theo chúng tôi, cần có một bộ phận thực hiện nhiệm vụ này và người quản lý cao nhất ở nhà trường là hiệu trưởng, các cán bộ quản lý cấp dưới (phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) là những người tổ chức thu thập các minh chứng đánh giá theo sự phân công.

1.6.3. Chỉ đạo hoạt động đánh giá

Lãnh đạo (chỉ đạo, tổ chức thực hiện) hoạt động đánh giá là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến, mang đậm dấu ấn và năng lực của nhà quản lý. Đây là quá trình nhà quản lý sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý (con người, các bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Trong quản lý đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người DTTS có nhiều loại quyết định khác nhau đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc và hiểu rõ những yêu cầu khi ra các quyết định quản lý, cùng với đó nhà quản lý phải vận dụng khéo các phương pháp và nghệ thuật quản lý trong tổ chức thực hiện quyết định đạt đến mục tiêu mong muốn.

Nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người DTTS gồm:

Xác định phương hướng đánh giá. Lãnh đạo, chỉ đạo thực chất là sự tác động thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để thực hiện các mục tiêu quản lý, vì vậy để lãnh đạo, chỉ đạo đánh giá việc làm đầu tiên của nhà quản lý phải xác định được những chủ trương, phương hướng đánh giá.

Ra các quyết định quản lý và tổ chức chỉ đạo các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá thực hiện các quyết định đó.

Lựa chọn các hình thức tác động để nắm thông tin, kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý, đánh giá để động viên, khuyến khích vật chất,

cũng như tinh thần khiến họ thực hiện và giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ đạt hiệu xuất tối đa trong thực hiện nhiệm vụ đánh giá.

Tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện những các nội dung trong quá trình quản lý, tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động đánh giá kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích kết quả tốt; nhắc nhở, phê bình kiểm điểm những cá nhân, bộ phận chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp.

1.6.4. Kiểm tra hoạt động đánh giá

Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản lý, chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Ngoài ra, kiểm tra còn có thể hiểu là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp trong quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn.

Nội dung kiểm tra trong quản lý đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người DTTS được tiến hành toàn diện với mọi đối tượng quản lý, mọi hoạt động quản lý, song tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, qui chế, qui định trong tổ chức hoạt động đánh giá .

Đo đạc kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của các thành viên trong tổ chức đặc biệt coi trọng xem xét toàn bộ tiến trình thực tế của quá trình đánh giá xem mức độ phù hợp với các quyết định quản lý, với kế hoạch đã được xây dựng.

So sánh những kết quả đạt được của hoạt động đánh giá với mục tiêu quản lý đã xác định, phát hiện những sai lệch của quá trình đánh giá so với yêu cầu của các quyết định quản lý đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục đồng thời phát hiện và phổ biến các kinh nghiệm trong đánh giá.

Kiểm tra trong đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người DTTS phải tuân thủ tốt các nguyên tắc và kết hợp nhiều hình thức như kiểm tra toàn diện,

kiểm tra định kì và đột xuất, kiểm tra từng mặt, từng hoạt động, từng bộ phận, cá nhân với kiểm tra toàn bộ các bước của quá trình quản lý đánh giá.

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số

1.7.1. Năng lực của hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người đứng đầu tập thể sư phạm nhà trường có ba vai trò: người nhạc trưởng, người chỉ huy đơn vị, người huấn luyện viên. Đồng thời, người hiệu trưởng có ba chức năng: người lãnh đạo bao quát tổng thể công việc nhà trường, người quản lý cụ thể việc giáo dục-dạy học để xã hội có nhân cách mới, người quản trị tỉ mỉ các nguồn vốn xã hội giao cho trường để chuyển hóa nhân cách thành năng lực. Như vậy hiệu trưởng phải có năng lực trong việc lập kế hoạch đánh giá, tổ chức kế hoạch, chỉ đạo các thành viên trong nhà trường cùng tham gia đánh giá, kiểm tra hoạt động đánh giá, vì thế hiệu trưởng phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý từ đó đề xuất, xây dựng nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục.

1.7.2. Năng lực của đội ngũ tham gia đánh giá

Đội ngũ tham gia đánh là những người giá giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, lực lượng này bao gồm các phó hiệu trưởng phụ trách từng bộ phận như chuyên môn, công tác bán trú, chế độ chính sách, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Đội ngũ tham gia đánh giá được bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản để thực hiệm nhiệm vụ như nắm vững hệ thống văn bản chỉ đạo của nhà nước, tỉnh, huyện, phòng GD&ĐT về loại hình trường bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, lành mạnh, đánh giá công tâm khách quan.

1.7.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú

Đây là toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy, quy định về cơ cấu tổ chức, các cế độ chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của đơn vị nhà trường. Văn bản quy phạm pháp luật là loại “văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; Luật số 17/2008/QH12 của Quốc hội:[23] Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đến nay, quy định này đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, thay thế (vào các năm 2002, năm 2004 và năm 2008)].

Như vậy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, tổ chức hoạt động chức năng, quyền hạn của trường PTDTBT bao gồm: Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, và Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Nghị định số 116/2016/NĐ- CP ngày 18/07/2016 của Chính phủ đã Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã thôn đặc biệt khó khăn [8]; Quyết định số: 06/2011/QĐ- UBND [28]ngày 03/3/ 2011 về việc ban hành Quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND [28] ngày 19/3/2012 Quyết định quy định chi tiết một số nội dung xét duyệt học sinh bán trú theo thông tư 24/2010/TT-BGDĐT của bộ GD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên[28] ngày 10/8/2017 về việc Quy định về khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

1.7.4. Đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số

1.7.4.1. Đặc điểm về đời sống xã hội

Ở các xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Đại đa số nhân dân ở đây đều thuộc người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán vẫn còn lạc hậu, tỷ lệ sinh con thứ ba cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và dựa vào rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh. Tỷ

lệ hộ nghèo chiếm đa số, nhiều gia đình còn nằm trong diện thiếu đói nên các điều kiện sống của nhân dân rất khó khăn. Định cư xa khu trung tâm nên học sinh con em người dân tộc chịu ít nhiều thiệt thòi so với học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Các em không được tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền hình, phim ảnh, Internet,... Thậm chí, vẫn có nhiều học sinh ăn còn chưa được đủ no, mặc chưa đủ ấm nên vẫn còn một tỷ lệ nhất định học sinh phát triển toàn diện chậm. Môi trường sống gần thiên nhiên, ít va chạm nên các em sống trầm tính hơn, ít hoà đồng trong các hoạt động tập thể,...Tất cả những điều kiện ngoại cảnh ấy tác động và gây ảnh hưởng tới đời sống tâm lý học sinh DTTS.

1.7.4.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc Mông

Học sinh dân tộc Mông đi học tại trường PTDTBT nhà cách xa trung tâm xã, một số nơi điều kiện địa hình phức tạp, việc đi lại xa xôi, khó khăn cách trở nên thường nhút nhát và tự ti. Đa số các em là con em hộ nghèo và sống trong khu vực miền núi thưa dân nên các em rất thiếu vốn từ tiếng Việt và kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp trong môi trường tập thể. Nhiều học sinh tiểu học, THCS đầu cấp còn chưa có khả năng vệ sinh cá nhân. Các em rất hay tự ái và nếu không thích học là trốn về nhà, một số học sinh lớn tuổi THCS có biểu hiện quan hệ tình dục tự do và sớm hơn học sinh phổ thông khác nên khó gần và lầm lì. Học sinh THCS người Mông là các em trong độ tuổi từ 11- 15 tuổi, nắm được lứa tuổi của học sinh THCS sẽ giúp cho chúng ta làm tốt vai trò của mình trong công tác quản lý và giáo dục học sinh hiệu quả.

1.7.4.3. Đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc Mông

Tiếng phổ thông đối với các em chỉ là ngôn ngữ thứ hai, cho nên các em còn gặp nhiều khó khăn trong nói và viết, nhất là khi giao tiếp với người ở vùng xuôi lên. Trong quá trình học tập và rèn luyện nếu có những nội dung liên quan đến đặc điểm phong tục tập quán của dân tộc mình, các em học tập và tham gia hoạt động rất tích cực. Đặc điểm chung của HSDTTS thường ít nói, dụt dè, hay xấu hổ và thiếu có ý chí tiến thủ.

1.7.4.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số

Ở học sinh THCS người dân tộc thiểu số có đầy đủ các đặc điểm lứa tuổi của HSTHCS nêu trên, song ở các em còn có một số đặc điểm tâm lý đặc thù theo vùng miền dễ nhận diện:

+ Về tình cảm: Học sinh dân tộc có tình cảm chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, biểu hiện tình cảm thường thầm kín ít bộc lộ ra bên ngoài. Các em sống vốn gắn bó với gia đình bản làng và người thân. Coi trọng tình cảm và giải quyết các vấn đề bằng tình cảm.

+Về lối sống: Hồn nhiên, giản dị, chất phác, thật thà. Có lòng tự trọng cao, có trách nhiệm với công việc nhưng còn có tính bảo thủ và tự ty, gặp khó khăn khi phải thích nghi với hoàn cảnh mới và môi trường thay đổi. HSDT rất thích tập và diễn văn nghệ, nhất là những điệu múa của dân tộc các em.

+ Về đặc điểm tư duy nhận thức của học sinh dân tộc: vốn từ khi còn bé, sống trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của học sinh dân tộc phát triển rất tốt. Cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo riêng, tuy nhiên còn thiếu tính toàn diện. Cảm tính, mơ hồ, không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng mà chủ yếu nhận ra dấu hiệu của sự vật hiện tượng. Quá trình tri giác thường gắn với hoạt động trực tiếp, sờ mó, gắn với màu sắc hấp dẫn của sự vật đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở học sinh. Đối tượng tri giác của học sinh dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi, cây cỏ, thiên nhiên xung quanh. Đặc biệt hơn do vốn từ Tiếng Việt của các em còn rất hạn chế nên quá trình nhận thức của các em gặp nhiều khó khăn. Có nhiều câu các em đọc lên nhưng chưa thật hiểu, hoặc hiểu thì cũng còn mơ hồ, cho nên là tư duy dễ dẫn đến sự vênh lệch. Nét nổi bật trong nhận sinh dân tộc là khả năng tư duy bằng trực quan - hình ảnh. Tuy nhiên các em dễ thừa nhận điều người khác nói, ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến hoặc hậu quả của sự vật, hiện tượng. Sự linh hoạt trong tư duy, thay đổi dự kiến còn chậm, năng lực phân tích tổng hợp, khái quát hóa còn hạn chế, nên thiếu toàn diện.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí