Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

3.4.1. Mục đích 91

3.4.2. Đối tượng xin ý kiến 91

3.4.3. Nội dung và hình thức xin ý kiến 91

3.4.4. Kết quả xin ý kiến 91

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

2. Khuyến nghị 96

2.1. Với lãnh đạo tỉnh Điện Biên 96

2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên 96

2.3. Với chính quyền huyện, xã có trường bán trú 97

2.4. Với các phòng Giáo dục và đào tạo 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

BTDN

Bán trú dân nuôi

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

DTTS

Dân tộc thiểu số

4

GD

Giáo dục

5

GV

Giáo viên

6

HSBT

Học sinh bán trú

7

NV

Nhân viên

8

PTBT

Phổ thông bán trú

9

PTDTBT

Phổ thông dân tộc bán trú

10

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

11

QL

Quản lý

12

QLGD

Quản lý giáo dục

13

TDTT

Thể dục thể thao

14

TH&THCS

Tiểu học và trung học cơ sở

15

THCS

Trung học cơ sở

16

TPT

Tổng phụ trách

17

UBND

Ủy ban nhân dân

18

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng và đối tượng khảo sát, nghiên cứu 40

Bảng 2.2. Đánh giá của học sinh người dân tộc Mông về mức độ đáp ứng

của mô hình bán trú 42

Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu học sinh bán trú người dân tộc Mông 43

Bảng 2.4. Tổng hợp chất lượng học sinh bán trú người dân tộc Mông 44

Bảng 2.5 Tổng hợp chất lượng học sinh bán trú người dân tộc Mông 44

Bảng 2.6 Tổng hợp chất lượng học sinh bán trú người dân tộc Mông đạt

giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ năm 2013 - 2018 44

Bảng 2.7. Tổng hợp chất lượng học sinh bán trú người dân tộc Mông thi đỗ phổ thông dân tộc nội trú, đi học THPT, học Trung cấp

chuyên nghiệp 45

Bảng 2.8. Đánh giá, nhân xét của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về

mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông 46

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ hài lòng của phụ huynh đối với mô hình bán

trú cho học sinh người dân tộc Mông 51

Bảng 2.10. Đánh giá của cấp ủy chính quyền địa phương về hiệu quả của

mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông 52

Bảng 2.11. Tổng hợp số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 10 trường có

học sinh bán trú người dân tộc Mông 56

Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng năng lực quản lý về tổ chức đời sống cho

học sinh bán trú dân tộc Mông 58

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp hoàn thiện mô hình bán trú cho học

sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ 92

DANH MỤC CÁC HÌNH


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả các chức năng quản lý 11

Sơ đồ 3.1. Mô tả mối quan hệ của các lực lượng trong giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú 87

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng yếu kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững.

Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế trí thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến dộng của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giá dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI [1], với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra “…Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,

định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…”

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất lẫn tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kỹ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, Giáo dục và Đào tạo tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức do nhận thức của người dân chưa quan tâm đến nhiệm vụ hoc tập của con cái, cơ sở vật chất trường lớp học, các công trình phụ trợ như nhà ở nội trú học sinh, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị dạy và học còn rất thiếu. Hủ tục lạc hậu, cha mẹ chưa quan tâm đến trẻ em gái, mất công bằng về giới tính, nạn tảo hôn là những rào cản bước chân học sinh tới trường. Chính vì vậy, Giáo dục học sinh dân tộc, sự công bằng trong chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Công bằng trong giáo dục được Nhà nước ta đầu tư quan tâm đặc biệt, hàng loạt chính sách về giáo dục được ban hành như: Giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, giáo dục cho người dân tộc thiểu số, giáo dục cho người nghèo với hàng loạt chính sách thiết thực như cho sinh viên, học sinh được vay vốn để trang trải chi phí cho học tập. Học sinh, sinh viên nghèo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được miễn, giảm học phí, được

cung cấp các trang thiết bị học tập, được hỗ trợ tiền ăn, gạo, hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi thể hệ trẻ người dân tộc thiểu số có đủ điều kiện và cơ hội được tham gia hoc tập tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc học mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp.

Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên là 149.559,12 ha, có đường biên giới Quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩu phụ thông sang nước Cộng hòa dân chủ Lào. Dân số 50.752 người, huyện có 8 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18%; tiếp đến là dân tộc Thái 18,50%; dân tộc Dao 4,15%; dân tộc Kinh 3,21%; 5% còn lại là các dân tộc Khơ Mú; dân tộc Hoa; dân tộc Kháng; dân tộc Cống. Tổng số hộ 9.655 hộ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 còn 67,97%. Bà con sinh sống dải dác trên địa bàn toàn huyện; tập quán canh tác chủ yếu là làm nương, ruộng bậc thang theo mùa vụ và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với đặc thù miền núi địa hình bị chia cắt bởi suối sâu, vực cao, với đặc thù dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18% sống dựa chủ yếu vào rừng, nên phân bố dân cư ở các vùng, xã, thôn, bản không tập trung, dân cư sống dải dác tại các khe suối, bìa rừng, sườn núi tại nương dãy... Sự phân bố này ảnh hưởng rất lớn đến huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phần lớn học sinh phải đi học xa nhà từ 6 km trở lên, thậm chí có em xa nhà đến 30 km. Khoảng cách này là rào cản rất lớn để huy động các em đến trường học tập, nâng cao tỷ lệ chuyên cần, đảm bảo chất lượng giáo dục. Để huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi học sinh Tiểu học, THCS đến trường và đảm bảo tính chuyên cần học sinh trên lớp, nâng cao chất lượng giáo dục cho các xã đặc biệt khó khăn. Mô hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông được hình thành và phát triển mạnh, mô hình này được đại đa số nhân dân đồng thuận, được cấp ủy chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Đây thực sự là giải pháp hữu hiệu đế nâng

cao chất lương dạy và học, nâng cao tỷ lệ chuyên cần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn người dân tộc nói chung và học sinh dân tộc Mông nói riêng. Tuy nhiên trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục học sinh bán trú tại mỗi đơn vị trường còn nhiều lúng túng, còn mang tính chủ quan của cán bộ quản lý, gia đình học sinh phó mặc cho nhà trường và các thầy cô giáo, cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm.

Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, trước thực tiễn yêu cầu phải nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số người Mông trên địa bàn huyện Nậm Pồ, để góp phần quan trọng vào nhiệm vụ đổi mới giáo dục chung của ngành thành công, đáp ứng nhu cầu về giáo dục ngày càng cao của xã hội, tạo sự cân bằng trong giáo dục giữa các dân tộc trong địa bàn huyện Nậm Pồ với mục tiêu đào tạo lực lượng lao động có chất lượng và xây dựng nguồn cán bộ cho các xã trong huyện. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ” để nghiên cứu, với mong muốn đánh giá hiệu quả mô hình bán trú cho học sinh người Mông trong những năm qua về công tác quản lý, chỉ đạo, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục...của học sinh bán trú người Mông, góp phần vào mục tiêu nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện của huyện một cách bền vững. Tiếp đó đề xuất các phương án đánh giá, quản lý, xây dựng, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dướng, giáo dục học sinh bán trú thật hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Nậm Pồ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý, tổ chức, đánh giá phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng nuôi - dạy tại các trường bán trú cho học sinh người Mông, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn một huyện Nậm Pồ nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí