Thực Trạng Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Tn Của Học Sinh Bán Trú Trong Các Trường Thpt Khu Vực Phía Tây Tỉnh Yên Bái

Việc chỉ đạo triển khai càng sát sao nghiêm túc thì tính hiệu quả của hoạt động TN càng cao. Hoạt động TN được thực hiện với nhiều nội dung đòi hỏi sự kết hợp, liên quan tới nhiều nguồn lực giáo dục mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Các cán bộ quản lý mà đặc biệt là người đứng đầu là hiệu trưởng luôn ý thức rõ điều này. Vì thế trong các văn bản, kế hoạch chỉ đạo được lưu lại chỉ ra rất rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của các lực lượng phối hợp trong quá trình thực hiện nội dung. Qua bảng khảo sát chúng tôi thu được các mức độ đánh giá như sau:

Ở nội dung (1) chỉ đạo, phối hợp với tổ chức Đoàn trường trong thực hiện hoạt động TN mức độ rất thường xuyên và thường xuyên đạt 78%. Mức độ chưa thường xuyên (20%), mức độ không thực hiện (2%). Kết quả này là hoàn toàn khách quan vì các hoạt động TN đều nằm trong nội dung hoạt đông của tổ chức Đoàn. Việc phát động các phong trào đều do tổ chức Đoàn trực tiếp chỉ đạo hoặc tham gia hỗ trợ một cách thật đắc lực. Tuy nhiên, cần phải chỉ đạo sát sao và liên kết phối hợp giữa các bộ phận cần tốt hơn nữa.

Nội dung thứ (2) Chỉ đạo phối hợp GVCN và các tổ chuyên môn thực hiện hoạt động TNST. Mức độ rất thường xuyên và thường xuyên đạt ở mức khá cao là (78%), mức độ chưa thường xuyên là (22%). Trong đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Chính họ sẽ là người trực tiếp chỉ đạo học sinh và cùng với học sinh thực hiện. Giáo viên nào có tâm huyết, kỹ năng thì kết quả giáo dục của lớp đó có độ thành công cao.

Ở nội dung thứ (3), việc phối hợp với hội cha mẹ học sinh đạt ở mức không cao, trong đó mức chưa thường xuyên chiếm 56%, mức độ không thực hiện là 8%. Thực tế, các học sinh bán trú thường là các em ở rất xa gia đình, mọi sinh hoạt đều thực hiện tại nhà trường. Các bậc cha mẹ ít có điều kiện thăm nom, chăm sóc con cái. Cha mẹ ít thể hiện được vai trò của mình trong việc liên kết tham gia các hoạt động của nhà trường.

Việc liên kết các TT giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh trong quá trình chỉ đạo triển khai hoạt động được đánh giá ở mức rất thường xuyên và thường xuyên đạt (54%). Thực tế, các trung tâm và các nhà trường chuyên nghiệp chủ động liên kết, đặt vấn đề để được hỗ trợ sắp xếp

gặp mặt và tư vấn tuyển sinh cho học sinh vào nhiều dịp trong năm đặc biệt là sang học kỳ 2 của mỗi năm học. Không chỉ học sinh lớp 12 mà học sinh của toàn thể nhà trường đều được tham gia.

Ở mục (5), mời chuyên gia giỏi đến các diễn đàn mức độ rất thường xuyên và thường xuyên đạt (42%), mức độ chưa thường xuyên chiếm (52%), mức độ chưa thực hiện là (6%). Việc chỉ đạo triển khai liên kết Liên kết trung tâm văn hóa và du lịch, di tích lịch sử, chính quyền địa phương cũng có thực trạng tương tự. Điều này hoàn toàn trùng khớp với nội dung thực hiện cũng chưa được đánh giá cao.

Mức độ chỉ đạo triển khai phối hợp với các lực lượng trong nhà trường được đánh giá ở mức cao, mức độ rất thường xuyên và thường xuyên đạt (83%). Qua đây thấy được sự đông thuận cao trong nhà trường. Vai trò và chức năng của các lực lượng giáo dục được phân công nhiệm vụ và được phát huy cao trong quá trình tổ chức hoạt động TN cho học sinh. Như vậy, trong 7 nội dung được khảo sát còn tồn tại 4 nội dung chưa đạt mức trung bình với những lý do khác nhau. Trên đây là căn cứ để đề xuất các giải pháp sao cho có hiệu quả cao.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động TN của học sinh bán trú trong các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Kiểm tra, đánh giá là sự so sánh đối chiếu trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được hình thành ở học sinh với những yêu cầu xác định của mục tiêu thực hiện hoạt động trải nghiệm. Mục tiêu này chi phối toàn bộ quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh người, từ việc xác định mục đích kiểm ta, đánh giá đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, yêu cầu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình dạy học, song cũng có thể xem là bước khởi đầu cho chu trình tiếp theo với chất lượng mới hơn của cả một quá trình. Xét thấy vai trò của quá trình kiểm tra đánh giá chúng tôi đã có bảng khảo sát như sau:

Để khảo sát về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1với giáo viên đã thu được kết quả ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBGV về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động TN cho học sinh bán trú ở trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái


Nội dung

Mức độ thực hiện


X

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Không thực hiện

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

(1) Kiểm tra đánh giá

việc xây dựng kế hoạch hoạt động TNST


20


40


20


40


10


30


0


0


3,20

(2) Kiểm tra, đánh giá việc chỉ đạo triển khai hoạt động TNST trong

nhà trường


22


44


20


40


8


16


0


0


3,28

(3) Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp GVCN, tổ chức Đoàn, Cha mẹ HS,

các tổ chức xã hội…)


20


40


23


46


7


14


4


8


3,09

(4) Kiểm tra, đánh giá việc liên kết các TT giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường chuyên nghiệp

trong và ngoài tỉnh


15


30


19


39


15


30


1


2


2,96

(5) Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh sau mỗi lần

tham gia hoạt động


18


36


20


40


10


20


2


4


3,08

(6) Kiểm tra, đánh giá

việc đánh giá kết quả của giáo viên


20


40


23


46


7


14


0


0

3,26

(7) Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động TNST

của nhà trường


21


42


22


44


7


14


0


0


3,28

Điểm trung bình của nhóm

3,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái - 11

Thông qua bảng khảo sát 2.9 về các hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường thu được kết quả như sau:

Điểm trung bình của nhóm là (3,16). Điểm số trung bình cao nhất ở nội dung 2 và 7 ( X = 3,28), mức thứ tự các nội dung còn lại như sau: nội dung 6 ( X = 3,26); nội dung 1 ( X = 3,20). Các nội dung chưa đạt mức trung bình: nội dung 3 ( X = 3,09); nội dung 5 ( X = 3,08 ); nội dung 4 ( X = 2,96).

Kết hợp với phân tích tỉ lệ % để bổ sung đánh giá với kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn tại như sau:

Điển hình là ở hoạt động (1), (2), (3), (6) và (7) được đánh giá ở mức rất thường xuyên và thường xuyên đều đạt ở mức trên (80%). Các nội dung còn lại đều đạt ở mức từ (70%) trở lên. Mức không thực hiện vẫn còn tồn tại nhưng không đáng kể. Trao đổi với Ban giám hiệu trường THPT Nậm Búng, THPT Miền Tây chúng tôi được biết quan điểm nhận thức và chỉ đạo như sau: Giáo viên ngoài giờ lên lớp còn có rất nhiều công việc khác, đời sống thực tế còn nhiều khó khăn. Một số giáo viên ngại kiêm nhiệm thêm các hoạt động tập thể, ngại làm, ngại sáng tạo. Chính vì thế ban giám hiệu phải chỉ đạo rất sát sao mới có thể huy động các lực lượng trong nhà trường tham gia một cách tích cực.

Mức chưa thường xuyên không cao, mức không thực hiện vẫn tồn tại ở nội dung

(3) là (8%), nội dung (4) là (2%), nội dung 5 là (4%). Nhìn chung khâu kiểm tra, đánh giá trước khi thực hiện được chú trọng và đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá sau khi thực hiện chưa thực sự được chú trọng. Như vậy quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm chỉ với mục tiêu là hoàn thành các đầu mục công việc. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả thường chưa cụ thể, còn chung chung, hình thức. Trong đó, việc đánh giá kết quả đạt được của học sinh là quan trọng nhất lại thực hiện ở mức thấp nhất. Khi trao đổi trực tiếp với giáo viên về công tác đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo của giáo viên chúng tôi thu được những thông tin sau: Việc đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh chưa có công cụ đánh giá riêng, chưa có tiêu chí cụ thể, chưa được tiến hành một cách khoa học phần lớn mới chỉ tập trung đánh giá kết quả dạy học (thông qua chất lượng thi cuối kỳ, cuối năm, qua các bài kiểm tra thường xuyên) và rèn luyện của học sinh, thái độ tham gia hoạt động của học sinh, chưa đánh giá được nhận thức, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm. Việc đánh giá thực hiện mục tiêu, nội dung hoạt động TN chưa có chuẩn đánh giá vì vậy giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đánh

giá sự tiến bộ của mỗi học sinh trong lớp mà chủ yếu đánh giá nhận xét chung về tinh thần ý thức, thái độ tham gia hoạt động của học sinh.

Còn tồn tại nội dung (3), (4), (5) chưa đạt mức trung bình, với những lý do khác nhau. Để các nội dung trên đạthiệu quả cao hơn cần đề ra các biện pháp thích hợp. Việc thực hiện tốt chức năng đánh giá kết quả giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả công tác tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Để khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1 đã thu được kết quả ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBGV về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng


X

Rất nhiều

ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ít

Ảnh hưởng

Không

ảnh hưởng

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

(1) Nhận thức của CBGV

20

40

22

44

8

16



3,24

(2) Năng lực quản lý, tổ chức của

hiệu trưởng

23

46

21

42

6

12

0

0


3,34

(3) Năng lực tổ chức hoạt động của

giáo viên

23

46

20

40

7

14

0

0


3,32

(4) Nội dung hoạt động trải nghiệm

20

40

21

42

8

16

0

0

3,24

(5) Điều kiện về tài chính và cơ sở

vật chất

18

36

20

40

10

20

2

4


3,08

(6) Việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường


16


32


23


36


8


16


3


6


3,04

Điểm trung bình của nhóm

3,19

Kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy: có 6 nội dung được các khách thể điều tra đề cập đến. Điểm trung bình của nhóm là (3,19). Điểm số trung bình cao nhất ở

nội dung 2 ( X = 3,34), mức thứ tự các nội dung còn lại như sau: nội dung 4 ( X = 3,24); nội dung 3 ( X = 3,22). Các nội dung chưa đạt mức trung bình: nội dung 5 ( X = 3,08); nội dung 5 ( X = 3,08 ); nội dung 6 ( X = 3,04).

Kết hợp với phân tích tỉ lệ % để bổ sung đánh giá với kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn tại như sau

Qua bảng khảo sát trên, chúng tôi đánh giá được các yếu tố đều có ảnh hưởng quan trọng tới việc tới quản lý hoạt động trải nghiệm của các nhà trường. ở nội dung (1), (2), (3), (4) mức độ rất nhiều ảnh hưởng và ảnh hưởng đều đạt từ 80% trở lên. Số (%) còn lại ở mức độ rất ảnh hưởng. Yếu tố con người là vô cùng quan trọng, vì chính chúng ta đề ra mục tiêu, nội dung và biện pháp thực hiện... Ở nội dung (5) và (6) ở mức độ rất nhiều ảnh hưởng và ảnh hưởng đều đạt trên (70%) trở lên. Tuy nhiên, ở mức độ không ảnh hưởng ở nội dung (5) là (4%), nội dung (6) là (6%). Vẫn có CBGV chưa nhận thức hết tầm quan trọng của 2 nội dung này.

Như vậy, vấn đề nhận thức và năng lực của trong quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vô cùng quan trọng. Vì nguồn lực con người luôn mang tính quyết định, mang đến những thành công trong quá trình thực hiện. Những nội dung còn lại đều có vai trò quan trọng, tuy nhiên mức đánh giá có khác nhau: Kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo, CSVC, kinh phí phục vụ. Việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng làm căn cứ để chúng ta đánh giá sự tác động của nó đối với quá trình hoạt động trải nghiệm. Đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp cụ thể, gắn với điều kiện thực tiễn để chất lượng giáo dục được nâng cao.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

2.6.1. Những kết quả đạt được

- Cũng từ năm 2010 - 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bảo lồng ghép nội dung hoạt động TNST vào các môn học. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động TN cho học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp các nội dung TN qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông với nội dung khá đa dạng và

phong phú. Trong đó, học sinh bán trú được đặc biệt quan tâm. Về nhận thức đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng về hoạt động TN mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. Song các hoạt động của cán bộ quản lý và các thầy cô giáo đều có sự đồng thuận cao, cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu của hoạt động TN đạt kết quả cao trong nhà trường. Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên của các nhà trường đều rất trăn trở, làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để tạo ra một môi trường giáo dục tin cậy cho phụ huynh học sinh về mọi mặt. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà nhà trường phải thực hiện trong từng năm học.Về phía xã hội và các lực lượng có liên quan, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về vấn đề này. Đây là một thuận lợi lớn cho nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động TN.

Hoạt động TN cho học sinh bán trú các trường THPT ở miền tây tỉnh Yên Bái đã được quan tâm tổ chức, nhà trường đã tiến hành các loại hình hoạt động triển khai các nội dung hoạt động như hoạt động theo chủ điểm, chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao, hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động tình nguyện, hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo vv... rất phong phú và đa dạng. Thông qua những nội dung trên, học sinh có cơ hội trải nghiệm, khám phá chính mình và hình thành được những năng lực cần thiết để phát triển bản thân. Những kết quả đạt được đều cho thấy những tiến bộ rõ rệt về nhận thức, tư duy và hành động của học sinh. Các em tự chủ, độc lập và tự giác cao hơn trong học tập và cuộc sống.

Về quản lý hoạt động TN đã được cán bộ quản lý của các nhà trường quan tâm thực hiện trên các nội dung như quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động, quản lý hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh, quản lý chỉ đạo triển khai tổ chức hoạt động, các nguồn lực tham gia để tổ chức hoạt động và quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Trong quá trình quản lý đã đảm bảo những nguyên tắc căn bản như: Đảm bảo vai trò người lãnh đạo, nguyên tắc dân chủ, sáng tạo, thực hiện nghiêm quy định của người đứng đầu… Thông qua đó các nguồn lực giáo dục được kết nối, phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu giúp cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao hơn, đạt các mục tiêu giáo dục đề ra.

2.6.2. Những hạn chế

Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động TN chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên các nội dung chưa được tiến hành đồng bộ mà còn thiên về một số nội dung có tính chất truyền thống, các nội dung nghiên cứu khoa học và sáng tạo, nội dung hướng nghiệp và nội dung sinh hoạt câu lạc bộ chưa được quan tâm thường xuyên. Các hình thức tổ chức hoạt động TN chưa được đa dạng hóa, còn nhiều hình thức chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa thường xuyên đó là tham quan dã ngoại, mời chuyên gia nói chuyện diễn đàn, nghiên cứu khoa học vv…

Trong quản lý hoạt động TN nhiều nội dung quản lý chưa đươc quan tâm thường xuyên như là quản lý mục tiêu, nội dung theo từng chủ đề hoạt động, quản lý các hình thức tổ chức hoạt động, các nguồn lực tham gia, quản lý về các nguyên tắc thực hiện, quản lý việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xây dựng cơ chế chính sách cho hoạt động và phối hợp các lực lượng để tổ chức tốt hoạt động TN. Vì khi thực hiện hoạt động TN CBGV còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể. Hoạt động TN có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng có nhiều nguyên nhân khác nhau: năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động TN còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn chưa đầy đủ, cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng về hoạt động TN, chưa tích cực phối hợp tham gia, nguyên nhân về thiếu nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động, chưa có những chính sách cụ thể cho việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài nhà trường.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Hoạt động TN cho học sinh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung. Đối với học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái bên cạnh những thành tích đạt được còn tồn tại một số hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế đó như sau:

Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí