Tiểu kết chương 1
Thông qua nghiên cứu lý luận, phân tích giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hoạt động đánh giá của nhà trường đã cho thấy mô hình bán trú cho học sinh người Mông có cơ sở khoa học giữa lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Xuất phát từ các văn bản của Nhà nước có liên quan đến giáo dục dân tộc và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tại các trường PTDTBT và trường THCS có học sinh bán trú nói chung. Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường PTDTBT có học sinh người dân tộc thiểu số đã xác lập được cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện việc đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên thông qua những nhận xét cơ bản sau đây:
Thứ nhất là, Loại hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ là loại hình phù hợp với chủ trương của nhà nước, tạo công bằng trong giáo dục, phù hợp điều kiện kinh tế của địa phương, đồng thuận của phụ huynh học sinh và của toàn xã hội, nhưng hiện tại chưa có cơ chế, tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của nó đem lại. Đặc biệt là chế độ nuôi dưỡng và các chính sách hỗ trợ cho học sinh còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội.
Thứ hai là, Mô hình bán trú cho học sinh người DTTS ở trường PTDTBT, THCS có thể được coi là biện pháp khả thi nhất để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục có tính đặc thù hơn so với các trường THCS bình thường, do vậy đòi hỏi về nội dung, hình thức, phương pháp quản lý, cách thức tổ chức và các điều kiện quản lý phải có sự tương ứng.
Thứ ba là, kết quả giáo dục toàn diện cho học sinh người Mông tại trường PTDTBT THCS phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: đội ngũ CBQL, GV, NV, CSVC cũng như các điều kiện hỗ trợ khác.
Thứ tư là, hoạt động đánh giá của các trường PTDTBTTHCS về các mặt động, tổ chức, quản lý, giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh bán trú, sự phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Các luận điểm trên đây sẽ là cơ sở để nhìn nhận, phân tích và đánh giá thực trạng mô hình bán trú cho học sinh người Mông tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên hiện nay và qua đó đề xuất phương án xây dựng hoàn thiện mô hình bán trú cho học sinh người Mông tại các xã đặc biệt kho khăn của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
Chương 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔ HÌNH BÁN TRÚ CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG TẠI HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Đặc điểm các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ được hình thành từ những năm 2000, trước đây thuộc địa giới hành chính của huyện Mường Chà và Mường Nhé. Vì các em học sinh cấp THCS nhà xa trường từ 6 km trở lên, có em đi xa đến 40 km, không thể đi học và trở về nhà trong ngày. Phụ huynh học sinh từng điểm bản đã tự nguyện huy động vật liệu cùng nhau dựng nhà tạm bằng tre, nứa, lợp lá cọ xung quanh trường để con em trọ học. Các em học sinh THCS cuối tuần về nhà lấy gạo và thực phẩm mang xuống trường góp gạo tổ chức nấu ăn theo từng gia đình. Đây là mô hình giáo dục mang lại hiệu quả thiết thực tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Với hiệu quả thiết thực nâng cao hiệu quả duy trì sĩ số và chất lượng giáo dục, các đơn vị nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương huy động nhân lực và kinh phí, vật liệu tại chỗ, nhân dân đóng góp công sức dựng nhà nội trú cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở tập trung theo hình thức nhà gỗ lợp proximăng. Từ năm 2011 các trường THCS có số lượng học sinh ở bán trú chiếm từ 50% số học sinh toàn trường trong đó học sinh người Mông chiếm đa số được UBND huyện ban hành Quyết định chuyển đổi thành trường PTDTBT.
Từ khi thành lập huyện Nậm Pồ năm 2013 đến nay, cấp ủy chính quyền địa phương và các cấp quản lý đặc biệt quan tâm đầu tư cho mô hình giáo dục bán trú cho học sinh người dân tộc Mông. Được thừa hưởng hỗ trợ của chương trình dự án 135, 30a kiên cố hóa trường lớp học, nhà nội trú học sinh được đầu tư xây dựng kiên cố khang trang. Mô hình này đã khắc phục được tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học, nâng cao tỷ lệ chuyên cần học sinh trên lớp, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc Mông.
2.2. Khảo sát thực trạng mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.2.1. Tiến trình khảo sát đối tượng
Nghiên cứu thực trạng tại 10 trường phổ thông dân tộc bán trú học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên về các hoạt động quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh. Từ đó đề xuất giải pháp cải tiến mô hình bán trú cho hoc sinh người dân tộc Mông.
2.2.2. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý mô hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để áp dụng vào thực tiễn huyện Nậm Pồ trong thời gian tới.
Đánh giá hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú người dân tộc Mông, từ đó đề xuất các giải pháp, phương án phù hợp với đặc thù của huyện, áp dụng vào các trường phổ thông dân tộc bán trú.
2.2.3. Đối tượng
Đối tượng là CBQL phòng GD, QL nhà trường, CB chính quyền địa phương, Phụ huynh học sinh, giáo viên, học sinh. Số lượng cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số lượng và đối tượng khảo sát, nghiên cứu
Đơn vị tính: Người
Đối tượng khảo sát | Số lượng | |
1 | Cán bộ PGD&ĐT Nậm Pồ | 12 |
2 | Cán bộ quản lí các trường có HS bán trú là người dân tộc Mông | 15 |
3 | Giáo viên các trường HS bán trú là người dân tộc Mông | 161 |
4 | Cán bộ chính quyền địa phương | 151 |
5 | Phụ huynh HSBT | 450 |
6 | Học sinh bán trú người dân tộc Mông | 500 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số.
- Nhiệm Vụ Của Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số
- Tổng Hợp Chất Lượng Học Sinh Bán Trú Người Dân Tộc Mông Thi Đỗ Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Đi Học Thpt, Học Trung Cấp Chuyên Nghiệp
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông
- Một Số Nguyên Tắc Chung Đánh Giá Mô Hình Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Mông Tại Huyện Nậm Pồ
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
2.2.4. Nội dung khảo sát
Thực trạng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh của mô hình bán trú cho dân tộc Mông.
Thực trạng hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong môi trường bán trú.
Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học trong trường PTDTBT.
Mức độ đáp ứng nhu cầu của học sinh người dân tộc Mông khi học tại trường PTDTBT.
Mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh, cấp ủy chính quyền địa phương và dư luận xã hội đối với mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông.
Sau khi hoàn thành công việc quan sát, khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, tác giả tiến hành phân tích, xử lý số liệu.
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Đánh giá thực trạng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông
2.3.1.1. Thực trạng mức độ đáp ứng của mô hình bán trú
Để khảo sát mức độ đáp ứng của mô hình bán trú đối với nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của học sinh người Mông, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của 500 học sinh thuộc 10 trường PTDTBTTHCS tại câu hỏi số 1(phụ lục 1) và thu được kết quả như sau (bảng 2.2).
Bảng tổng hợp số liệu 2.2 dưới đây cho thấy, tổng số nội dung trả lời của 500 em học sinh bán trú người Mông tại 8 nội dung được hỏi với 4000 lượt trả lời có 24,6% HS được hỏi đánh giá tốt về mức độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng, có tới 1,9% đánh giá yếu về nội dung này, có 42,7% đánh giá đạt mức độ khá, 30,8% ở mức độ trung bình. Như vậy có thể thấy các nhà trường cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, đầu tư nhiều hơn nữa về cả vật lực và nhân lực, đầu tư giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực người học, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho học sinh người dân tộc Mông để hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đạt được kết quả đánh giá,
đáp ứng tốt nhu cầu chính đáng từ phía học sinh góp phần huy động tối da học sinh người dân tộc Mông ra lớp, đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9, giáo dục ý thức lao động, đảm bảo xây dựng khu nội trú, nhà trường an toàn, thân thiện, giáo dục tình đoàn kết giữa các dân tộc trong trường, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện.
Bảng 2.2. Đánh giá của học sinh người dân tộc Mông về mức độ đáp ứng nhu cầu của mô hình bán trú
Các nội dung | Mức độ đánh giá (N= 500) | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
1 | Học sinh bán trú người dân tộc Mông đã được nhà trường chăm sóc tốt về sức khỏe thông qua công tác khám chữa bệnh định kỳ và thường xuyên | - | - | 315 | 63 | 115 | 23 | 5 | 4,6 |
2 | Học sinh bán trú người dân tộc Mông đã được nhà trường nuôi dưỡng hàng ngày đảm bảo về chế độ dinh dưỡng tốt hơn ở nhà | 315 | 63 | 115 | 23 | 70 | 14 | ||
3 | Học sinh bán trú người dân tộc Mông được nhà trường tổ chức để tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT thường xuyên | 285 | 57 | 195 | 39 | 20 | 4 | ||
4 | Học sinh bán trú người dân tộc Mông đã được nhà trường tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp về kỹ năng sống tốt | 121 | 24,2 | 211 | 42,2 | 150 | 30 | 18 | 3,6 |
5 | Hoạt động học tập đảm bảo đủ nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng. | 178 | 35,6 | 205 | 41 | 97 | 19,4 | 20 | 4 |
6 | Học sinh bán trú người dân tộc Mông nhận được sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ, nhà trường và các cấp, các ngành | 109 | 21,8 | 197 | 39,4 | 183 | 36,6 | 11 | 2,2 |
7 | Học sinh bán trú người dân tộc Mông được GD kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế để biết lao động tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống hàng ngày. | 146 | 29,2 | 183 | 36,6 | 171 | 34,2 | ||
8 | Học sinh được tham gia học tập, phụ đạo, học hai buổi/ngày. | 117 | 23,4 | 196 | 39,2 | 187 | 37,4 | ||
Tổng cộng | 986 | 24,6 | 1707 | 42,7 | 1168 | 30,8 | 74 | 1,9 |
2.3.1.2. Thực trạng chất lượng giáo dục toàn diện học sinh bán trú người dân tộc Mông
Tác giả tiến hành tổng hợp, thống kế số liệu các bản báo cáo tổng kết từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018 của phòng GD&ĐT Nậm Pồ[19]. Được thể hiện tại bảng 2.3; 2.4; 2.5; 2.6; 2.7. Qua thu thập số liệu, quy mô mạng lưới trường lớp, tỷ lệ huy động học sinh được củng cố và tăng nhanh trong các năm học, số lượng học sinh được duy trì vững chắc, chất lượng, số lượng đội ngũ CBQL, GV, NV được duy trì ổn định. Chất lượng học lực, hạnh kiểm của học sinh người dân tộc Mông qua các năm học có tiến bộ rõ rệt, qua đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của đảng bộ huyện đã đề ra trong nhiệm kỳ 2013-2018. Cụ thể:
Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu học sinh bán trú người dân tộc Mông
Năm học | Tổng số HS | Học sinh Nữ | Số lượng học sinh | ||||
Trong đó lớp | |||||||
6 | 7 | 8 | 9 | ||||
1 | 2013-2014 | 3859 | 1351 | 878 | 1021 | 989 | 971 |
2 | 2014-2015 | 3791 | 1426 | 921 | 871 | 1018 | 981 |
3 | 2015-2016 | 3772 | 1510 | 968 | 918 | 875 | 1011 |
4 | 2016-2017 | 3775 | 1549 | 1021 | 971 | 905 | 878 |
5 | 2017-2018 | 3942 | 1571 | 1031 | 1018 | 981 | 912 |
Tổng cộng | 19139 | 7407 | 4819 | 4799 | 4768 | 4753 |
Qua bảng 2.3 cho thấy, quy mô phát triển số lượng học sinh người dân tộc Mông đồng đều giữa các năm, đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì và giữ vững, nâng cao tỷ lệ học sinh chuyên cần trên lớp, hạn chế tối đa học sinh nghỉ học, bỏ học giữa chừng.
Bảng 2.4. Tổng hợp chất lượng học sinh bán trú người dân tộc Mông
Năm học | Tổng số HS | HS Nữ | Xếp loại hạnh kiểm | ||||
Tốt | Khá | Tb | Yếu | ||||
1 | 2013-2014 | 3859 | 1351 | 1351 | 1896 | 612 | 0 |
2 | 2014-2015 | 3791 | 1426 | 1530 | 1936 | 325 | 0 |
3 | 2015-2016 | 3772 | 1510 | 1612 | 1785 | 375 | 0 |
4 | 2016-2017 | 3775 | 1549 | 1681 | 1543 | 551 | 0 |
5 | 2017-2018 | 3942 | 1571 | 1639 | 1785 | 518 | 0 |
Tổng cộng | 19139 | 7407 | 7813 | 8945 | 2381 | 0 |
Bảng 2.5 Tổng hợp chất lượng học sinh bán trú người dân tộc Mông
Năm học | Tổng số HS | HS Nữ | Xếp loại học lực | ||||
Giỏi | Khá | Tb | Yếu | ||||
1 | 2013-2014 | 3859 | 1351 | 245 | 1121 | 2463 | 30 |
2 | 2014-2015 | 3791 | 1426 | 261 | 1235 | 2269 | 26 |
3 | 2015-2016 | 3772 | 1510 | 272 | 1240 | 2236 | 24 |
4 | 2016-2017 | 3775 | 1549 | 281 | 1221 | 2252 | 21 |
5 | 2017-2018 | 3942 | 1571 | 286 | 1390 | 2239 | 27 |
Tổng cộng | 19139 | 7407 | 1345 | 6207 | 11459 | 128 |
Bảng 2.6 Tổng hợp chất lượng học sinh bán trú người dân tộc Mông đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ năm 2013 - 2018
Đạt giải trong các hội thi | Số lượng | |
1 | Học sinh giỏi văn hóa cấp huyện | 513 |
2 | Học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh | 46 |
3 | Đạt giải Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh | 12 |
4 | Đạt giải khoa học cấp Quốc gia | 1 |
5 | Đạt giải giai điệu tuổi hồng cấp huyện | 48 |
6 | Đạt giải giai điệu tuổi hồng cấp tỉnh | 6 |
7 | Đạt giải máy tính cầm tay cấp huyện | 179 |
8 | Đạt giải máy tính cầm tay cấp tỉnh | 12 |