Cơ Sở Lý Luận Về Đánh Giá Mô Hình Trường Bán Trú Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình đánh giá mô hình trường bán trú cho học sinh người Mông

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động đánh giá, tổ chức mô hình trường bán trú cho học sinh người Mông tại các trường PTDTBT THCS tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

4. Giả thuyết khoa học

Mô hình bán trú cho học sinh người Mông tại huyện Nậm Pồ đã được chú trọng triển khai trong những năm gần đây, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên thực tiễn còn nhiều vấn đề khó khăn, bất cập, hiệu quả giáo dục chưa cao. Nếu xây dựng được những biện pháp quản lí hoạt động của mô hình bán trú phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng của mô hình này tại địa phương, phát huy tối đa tính ưu thế của mô hình này đối với thực tiễn giáo dục của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số.

5.2 Thực trạng đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người người Mông trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

5.3 Đề xuất các biện pháp đánh giá và hoàn thiện mô hình bán trú cho học người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Đề xuất và khảo nghiệm các phương án khả thi trong tổ chức, chỉ đạo, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp trong đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông tại huyện Nậm Pồ.

Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 3

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1 Đề tài tiến hành nghiên cứu mô hình bán trú cho học sinh người Mông cấp THCS của huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

6.2 Đề tài tiến hành khảo sát tại 10 trường PTDTBTTHCS của các xã Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Phìn Hồ, Nậm Khăn, Chà Tở, Pa Tần, Tân Phong có học sinh người Mông học tập tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp lí luận

Thu thập và nghiên cứu các tài liệu lý luận, hệ thống văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về đánh giá nhà trường nói chung và đánh giá hiệu quả của mô hình trường PTDTBTTHCS nói riêng, từ đó hình thành nên cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin từ thực tiễn hoạt động tổ chức, quản lý các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục HSBT ở trường PTDTBTTHCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Phương pháp điều tra bằng bộ phiếu hỏi: Sử dụng mẫu phiếu kháo sát để xin ý kiến CB Phòng GD&ĐT Nậm Pồ, CBQL, GV 10 trường PTDTBTTHCS, phụ huynh, học sinh ở BT đánh giá về hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú là người dân tộc Mông.

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia, các nhà quản lý về hoạt động tổ chức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh bán trú người dân tộc Mông.

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL, GV, PHHS, HS, lãnh đạo địa phương để làm rõ thực trạng mô hình trường PTDTBT học sinh người dân tộc Mông tại huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

7.3. Phương pháp bổ trợ

Thống kê toán học, xử lý số liệu để định hướng chính xác cho từng nội dung khảo sát thực trạng và các nội dung lấy ý kiến chuyên gia;

Phân tích, đánh giá nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính cụ thể của dữ liệu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá mô hình trường bán trú cho học sinh người dân tộc thiểu số.

Chương 2: Đánh giá thực trạng mô hình bán trú cho học sinh người Mông tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Đề xuất các biện pháp đánh giá và hoàn thiện mô hình bán trú cho học người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRƯỜNG BÁN TRÚ CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ‌

1.1. Lich sử nghiên cứu vấn đề

Huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi Tiểu học, THCS đến trường và đảm bảo duy trì sĩ số, cải thiện chất lượng giáo dục và đảm bảo duy trì tốt các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý giáo dục địa phương, các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đặc biệt quan tâm. Những trường THCS có học sinh bán trú theo quy định đã và đang được hình thành và phát triển tại địa bàn của các xã đặc biệt khó khăn trên phạm vi cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực và được nhiều địa phương áp dụng. Đây là giải pháp tối ưu, mang tính đột phá để việc cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Qua nghiên cứu tài liệu trong nước, bản thân tôi đã nhận thấy có một số công trình nghiên cứu bài viết, tài liệu tập trung phát triển trường PTDTBT như:

Tài liệu tại Hội nghị về trường PTDTBT dân nuôi [26], ngày 17/7/2009, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị về trường PTDTBT tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tại Hội nghị Phó Thủ tướng đánh giá cao về giải pháp thực hiện mô hình bán trú dân nuôi của tỉnh Điện Biên, đồng thời chỉ đạo bắt đầu từ năm học 2009-2010, phải tập trung thực hiện ngay phương châm: “ba đủ” (đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở) cho học sinh miền núi đến trường.

Hội nghị đã mở ra một cơ hội “3 đủ” để học tập cho con em các dân tộc ít người thuộc vùng núi được thụ hưởng chính sách ưu việt và yên tâm đến trường. Sau Hội nghị Thông tư số 24/2010-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế và tổ chức hoạt động trường PTDTBT, Quyết định

số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT đã được ban hành.

Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Mã Lương [12] “ Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung quản lý, tổ chức, nền nếp học tập, sinh hoạt ăn ở, lao động tăng gia sản xuất và vui chơi giải trí của học sinh bán trú dân nuôi tại trường THCS Đồng Sơn, qua đó đề xuất tới các cấp quản lý để có sự quan tâm và có cơ chế quản lý đối với loại hình trường THCS ở xã đặc biệt khó khăn có HS ở BTDN mà không thuộc loại hình trường PTDTBT THCS. Đây là công trình nghiên cứu có phạm vi nhỏ chỉ tập trung và hoạt động quản lý học sinh bán trú trong một đơn vị trường THCS, chưa đề cập đến vấn đề tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục.

Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Huy Trà [20]“ Mô hình quản lý trường PTDTBT ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang” tập trung về đánh giá thực trạng công tác tổ chức hoạt động các lớp bán trú dân nuôi cấp Tiểu học và THCS thông qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý trường PTDTBT dân nuôi tại các xã đặc biệt khó khăn. Tại công trình nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về mô hình quản lý và tổ chức hoạt động của mô hình trường bán trú dân nuôi, chưa tập trung vào đánh giá hiệu quả đối với học sinh người dân tộc thiểu số.

Đề án “Củng cố, phát triển hệ thống trường PTDTBT giai đoạn 2016- 2025” [5] Tài liệu tại Hội thảo về phát triển hệ thống trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT vùng dân tộc thiểu số miền núi tại Đà Nẵng ngày 10/6/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tập trung đánh giá công tác nuôi dạy, quản lý mô hình trường PTDTBT, Quản lý hoạt động tự học của học sinh các trường bán trú, Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên các trường bán trú, Giáo dục học sinh bán trú thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho trường PTDTBT...

Tuy vậy, chưa có các tài liệu có tính khoa học, có giá trị cao về hình thức đánh giá hiệu quả mô hình bán trú dành riêng cho một dân tộc thiểu số mang tính đặc thù. Chưa có các đề xuất, giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý, đánh giá của Hiệu trưởng ở các nội dung hoạt động của nhà trường như cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên và học sinh, phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục học sinh, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, hoạt động dạy học, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú một cách toàn diện. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá mô hình bán trú cho học sinh người dân tộc Mông huyện Nậm Pồ” để nghiên cứu nhằm xây dựng, hoàn thiện, đề xuất công cụ, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của mô hình bán trú cho học sinh dân tộc Mông, từ đó đề xuất một số biện pháp trong quản lý, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục loại hình trường này tại địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Khái niệm mô hình

Về mặt ngữ nghĩa, “Mô hình nghĩa hẹp là mẫu khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (Của nguyên mẫu hay cái được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất”. Nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả, v.v...) ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hiện tượng).

Khái niệm “Mô hình” được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau: Trước tiên về mặt triết học, mô hình được hiểu là “sự hiển thị mối quan hệ giữa tri thức của con người về các khách thể và bản thân các khách thể đó. Mô hình không chỉ là phương tiện mà còn là một trong những hình thức của sự nhận thức của tri thức, là bản thân tri thức. Trong quan hệ với lý thuyết, mô hình không chỉ là công cụ tìm kiếm những khả năng thực hiện lý thuyết mà còn là công cụ để kiểm tra các mối liên hệ, quan hệ, cấu trúc, tính qui luật được diễn đạt trong lý thuyết ấy có tồn tại thực hay không”.

Ở góc độ thuật ngữ khoa học, mô hình được hiểu: “Là một đối tượng tạo ra cái tương tự với đối tượng khác về một số mặt nào đó. Nếu ta gọi a là mô hình của A, thì a là cái thể hiện, còn A là cái được thể hiện. Giữa cái thể hiện và cái được thể hiện có một sự phản ánh không đầy đủ”.

1.2.2 Mô hình bán trú

Mô hình bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có tính chất chuyên biệt, đặc thù, do điều kiện vị trí địa lí, giao thông khó khăn, cách trở, khoảng cách từ nhà đến trường từ 6km-30 km, do vậy học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Vì vậy các em được tổ chức sinh hoạt ăn ở, nuôi dưỡng, học tập tại trường từ thứ hai đến thứ bẩy theo quy định hỗ trợ của nhà nước.

Từ cách hiểu trên tên tác giả luận văn quan niệm: Mô hình bán trú là mô hình hoạt động giáo dục tổ chức cho học sinh học tập và ăn ở sinh hoạt tại trường.

1.2.3. Đánh giá trong quản lý giáo dục.

Đánh giá là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm thu thập thông tin, xử lý những kết quả của quá trình vận hành và tổ chức.

Chức năng trên được hệ thống hóa bằng sơ đồ sau:



Đối tượng quản lý (Khách thể)

Kế hoạch

Kiểm tra

Tổ chức

Chỉ đạo


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả các chức năng quản lý

Như vậy kiểm tra (đánh giá) là một trong 4 chức năng chính của hệ thống quản lý giáo dục. Từ quản điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý có thể khái quát một số chức năng sau:

+ Kế hoạch

+ Tổ chức

+ Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp)

+ Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát, kiểm kê, đánh giá)

Các chức năng này gắn bó mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau, khi thực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng khác ở các mức độ khác nhau. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của QLGD được thực hiện. Trong mọi hoạt động QLGD, thông tin QLGD đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như là “mạch máu”của hoạt động quản lý giáo dục.

Như vậy, quá trình quản lý giáo dục là quá trình thực hiện 4 chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá nhằm đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu đã đặt ra - đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch (bao gồm đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, báo cáo trước tập thể, nghành GD&ĐT và các cơ quan quản lý GD cấp trên) đây là giai đoạn đánh giá so với mục tiêu của kế hoạch đã đề ra những kết quả nào đã đạt được? những kết quả nào chưa đạt được? những điểm cần rút kinh nghiệm trong thực hiện kế hoạch là gì? Sản phẩm của giai đoạn đánh giá, tổng kết thực hiện kế hoạch là bản báo cáo về các kết quả đã đạt được trong đó chỉ rõ cách đo lường, đánh giá và các bài học rút ra trong quá trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị cho quá trình quản lý tiếp theo.

Chức năng đánh giá là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Từ những đặc trưng trên của đánh giá tác giả luận văn có thể định nghĩa đánh giá trong quản lý như sau:

Đánh giá trong quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý giáo dục xem xét từ thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng giáo dục, dạy

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí